Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Nội dung nghiên cứu thị trường dự án Viện dưỡng lão cao cấp Phú Xuyên (1) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.08 KB, 9 trang )

Nội dung nghiên cứu thị trường dự án Viện dưỡng lão cao cấp Phú
Xuyên
I. Phân tích tổng thể hiện trạng cung- cầu Viện dưỡng lão
1. Hiện trạng cầu dịch vụ Viện dưỡng lão
Trong những năm gần đây, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
do đó nhu cầu về dịch vụ dưỡng lão đang ngày càng trở thành thiết yếu của một bộ
phận lớn dân cư. Yêu cầu đang ngày càng đa dạng hơn,chất lượng phục vụ cao
hơn, thời gian nghỉ dưỡng lâu hơn.
Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, Ủy ban Quốc gia Dân số Kế hoạch
hóa Gia đình và Quỹ Dân số Liên hiệp quốc, trong 20 năm tới (2009-2029),
dân số Việt Nam sẽ già hóa với tỷ lệ người già chiếm 17% dân số (khoảng 16,5
triệu người). Hiện tại, cả nước có khoảng 800.000 người già có nhu cầu được chăm
sóc, nhưng thực tế, số nhà dưỡng lão chưa nhiều (1-3 trung tâm/tỉnh). Những con
số trên cho thấy mô hình nhà dưỡng lão do Nhà nước bảo trợ sẽ không đáp ứng đủ
nhu cầu xã hội trong hiện tại và trong tương lai, nhất là đối với những người có thu
nhập khá trở lên
Bảng 1: Người cao tuổi ở Việt Nam
Năm Số dân
cả nước
(triệu)
NCT
(triệu)
Tỷ lệ
NCT/số dân
cả nước (%)
1979 53,74 3,71 6,90
1989 64,41 4,64 7,20
1999 76,32 6,19 8,12
2002 79,73 6,47 8,65
2004 82,03 7,34 8,95
2009 85.79 7.72 9.00


Số liệu của tổng cục thống kê
Hiện nay, nước ta cũng bắt đầu bước vào thời kỳ già hóa dân số. Chỉ số già
hóa (biểu thị bằng số người từ 60 tuổi trở lên trên 100 người dưới 15 tuổi) đã tăng
11,4 điểm phần trăm sau 10 năm (từ 24,5% năm 1999 lên 35,9% năm 2009). Chỉ
số già hóa của Việt Nam hiện nay cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Nam
Á (30%), tương đương mức già hóa của Indonesia, Philippine, nhưng thấp hơn
Singapore (85%), và ThaiLand (52%). Như vậy, trong thời kỳ dân số vàng này,
Việt Nam cũng cần có những chính sách phù hợp với sự già hóa dân số để đảm bảo
an sinh xã hội cho người già, vì nhóm dân số già dễ bị tổn thương trước những khó
khăn trong cuộc sống. Cùng với mức chết giảm, tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh
của người Việt Nam đã tăng lên. Sau 10 năm(1999-2009)trung bình của người Việt
Nam tăng 3,7 tuổi lên 72,8 tuổi (nam đạt 70,2 tuổi, nữ đạt 75,6 tuổi).
Sự phát triển kinh tế xã hội khu vực đô thị quá nóng gây những ảnh
hưởng tới đạo đức, lối sống cũng như tập tục văn hóa người VN
Dự báo dân số theo nhóm tuổi, 2010-2050
Đơn vị:1000 ngườl
2010 2015 2020 2025 2030 2035 2040 2045
88.749 94.325 99.086 103.219 106.654 109.594 111.874 113.252
6.977 7.228 7.329 6.966 6.453 6.101 5.984 5.961
6.976 7.019 7.223 7.314 6.974 6.481 6.126 5.992
7.619 7.039 7.017 7.220 7.332 7.011 6.513 6.137
8.766 7.670 7.041 7.010 7.235 7.362 7.039 6.520
9.064 8.795 7.645 7.001 7.004 7.244 7.374 7.032
8.648 9.089 8.764 7.598 6.978 7.007 7.249 7.361
7.406 8.665 9.052 8.706 7.568 6.974 7.005 7.230
6.710 7.404 8.614 8.978 8.660 7.553 6.962 6.976
6.010 6.688 7.338 8.523 8.910 8.625 7.525 6.920
5.655 5.958 6.596 7.225 8.422 8.839 8.561 7.453
4.598 5.565 5.834 6.450 7.094 8.307 8.725 8.434
3.178 4.476 5.393 5.649 6.274 6.933 8.131 8.528

2.058 3.033 4.257 5.130 5.402 6.034 6.684 7.837
1496 1908 2.758 3.948 4.786 5.075 5.689 6.305
1354 1313 1684 2.488 3.533 4.319 4.606 5.178
1053 1091 1065 1385 2.074 2.987 3.682 3.951
687 751 771 785 1.049 1.599 2.337 2.905
339 421 452 508 517 713 1.108 1.645
156 211 253 335 389 429 575 888
Tổng cục DS-KHHGĐ
=>>Kết luận: xét từ phía cầu, có thể khẳng định nhu cầu dịch vụ nghỉ
dưỡng là rất lớn…Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi không theo kịp nhu cầu
2. Hiện trạng cung dịch vụ Viện dưỡng lão
Xét về cung thì Dịch vụ dưỡng lão còn thiếu và yếu.
 Một số trung tâm dưỡng lão cả nước thời điểm năm 2010
Hiện nay có rất nhiều trung tâm chăm sóc cho người cao tuổi với rất nhiều
mô hình khác nhau (đa số là do các giáo xứ đạo thiên chúa hay cơ đốc hoặc các
chùa phật giáo lập nên) để nuôi dưỡng và giúp đở người cao tuổi. Nhưng nổi trội
hơn hết là 4 trung tâm sau (vì được đa số mọi người hay các tổ chức nhà nước hoặc
các công ty "tài trợ" nhiều nhất )
1 - Viện Dưỡng lão nghệ sĩ TPHCM : nằm sâu trong hẻm 314 (khoản 200m) cuối
đường Âu Dương Lân, quận 8 (TP.HCM) > đây là viện dưỡng lão được "chăm
sóc" nhiều nhất vì đa số các "nhà hảo tâm tài trợ" đều "muốn tài trợ phi lợi nhuận"
tại đây.
2 - Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè: 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quận Bình
Thạnh > trung tâm dưỡng lão này đa số là các cáng bộ về hưu và được "chăm
sóc" tận tình của Xở Thương Binh và Xã Hội TP HCM. Đôi khi các trường Đại
Học và Trung Học cũng tổ chức các tour "tham quan" viện dưỡng lão này.
3 - Viện dưỡng lão Tân Quy, Hóc Môn, TPHCM (08.37121155 gặp sơ Mari
Lựu): thuộc giáo xứ Tân Quy và được hỗ trợ từ quỷ cứu đói giảm nghèo và quỹ
riêng của hiệp hội tôn giáo.
4 - Trung tâm Nuôi dưỡng - Bảo trợ người già Chánh Phú Hòa : Km 16, TL

751, xã Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương > được các doanh
nghiệp Bì Dương thường xuyên "viếng thăm" và được sở Thương Binh và Xã Hội
TP HCM "chăm lo chu đáo"
5 - Trung tâm Nuôi dưỡng - Bảo trợ người già Thạnh Lộc :Số 3E Tô Ngọc
Vân, phường Thạnh Xuân, quận 12, Điện thoại: (08) 8919007
6 - Trung tâm nuôi dưỡng Bảo trợ Người già Tàn Tật 3 phường Tân Xuân,
Quận 12. (08.3.891 9007)
7 - Trung Tâm Thiên Ân : Tỉnh lộ 43 - đường số 8, Phú Châu – Tam Phú,
quận Thủ Đức (08.3.8971548)
8 - Chùa Bình An : B7/10 ấp 2 xã Tân tạo Huyện Bình Chánh (3750501)
9 - Trung tâm Hỗ trợ xã hội : Số 463 Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình
Thạnh, Điện thoại: (08) 8432333
10 - Trung tâm Hỗ trợ xã hội Tân Hiệp : Số 463 Nơ Trang Long, phường 13,
quận Bình Thạnh, Điện thoại: (08) 5531527
• Ở HN có
1- Trung tâm chăm sóc người cao tuổi - Minh Khai, Xã Tây Tựu, huyện Từ
Liêm Hà nội
2- Trung tâm chăm sóc người cao tuổi, hưu trí Phù Đổng (Gia Lâm).
3- Các cơ sở dưỡng lão tư nhân tại Hà Nội: Nhà tuổi Vàng, Trung tâm Dưỡng lão
Nhân Ái (huyện Từ Liêm, Hà Nội)
Đa số các mô hình nhà dưỡng lão ở Việt Nam đều được Nhà nước bảo trợ. Ở
TP.HCM có 2 trung tâm nuôi dưỡng nhiều người già nhất cả nước là Thị Nghè
(quận Bình Thạnh) và Thạnh Lộc (Hóc Môn). Tuy nhiên, 2 trung tâm này chỉ nhận
những người già neo đơn, bị bỏ rơi hay thuộc diện chính sách. Trung tâm Thạnh
Lộc hiện có hơn 150 người già với kinh phí được hỗ trợ từ 180.000 - 300.000
đồng/người/tháng.
ở hà nội thì chỉ có 3 DN kinh doanh linh vực này là
- Trung tâm chăm sóc người cao tuổi - Minh Khai, Xã Tây Tựu, huyện Từ
Liêm Hà nội
- Trung tâm chăm sóc người cao tuổi, hưu trí Phù Đổng (Gia Lâm).

- Các cơ sở dưỡng lão tư nhân tại Hà Nội: Nhà tuổi Vàng, Trung tâm Dưỡng lão
Nhân Ái (huyện Từ Liêm, Hà Nội)
Tháng 4-2008, công ty THHH Nhân Ái (TP.HCM) đã được thành lập với
mô hình chuyên chăm sóc người bệnh, người cao tuổi, đặc biệt là người già mắc
các bệnh lâm sàng. Ông Huỳnh Nhân, Giám đốc Công ty cho biết: “Chi phí chăm
sóc ở đây là 70.000 -150.000 đồng/ngày/người”. Sau hơn 4 tháng hoạt động, công
ty nhận khoảng 360 hợp đồng. Tuy nhiên con số này còn quá nhỏ so với nhu cầu
thực tế.

 Giá tại Trung tâm chăm sóc người cao tuổi - Minh Khai là:
STT SỐ NGƯỜI MỨC PHÍ / 1 THÁNG / 1 NGƯỜI
1 Phòng 1 người 8.000.000
2 Phòng 2 người
+ Phòng loại 1
6.000.000
+ Phòng loại 2 4.800.000
3 Phòng 3 người 3.700.000
4 Phòng 4 người 3.000.000
5
Phòng chăm tích cực 6.000.000
Nếu phát sinh:
+ Ăn qua xông
+ Mở nội khí quản
+ Chăm sóc các ổ lỡ
loét
Cộng thêm:
300.000
450.000
Dao động: 500.000 ÷ 1.000.000
6 Khu chăm sóc đặc biệt

4.000.000
1. Mức lệ phí trên dành cho các cụ khoẻ mạnh, minh mẫn, tự đi lại, tự vệ
sinh cá nhân được.
2. Đối với các cụ cần người trợ giúp: Ngoài khoản phí trên còn thu thêm phí
trợ giúp dao động từ khoảng 500.000
VNĐ
÷ 1.000.000
VNĐ
/ 1 tháng/ 1 người, tuỳ
thuộc vào mức độ trợ giúp.
3. Mỗi cụ mới vào Trung tâm chăm sóc người cao tuổi sẽ phải đóng khoản
ký quỹ là 5.000.000
VNĐ
. Số tiền này sẽ được sử dụng trong trường hợp người đến ở
tại Trung tâm phải đi bệnh viện cấp cứu hay điều trị tại bệnh viện khi gia đình chưa
có mặt kịp thời. Nếu không sử dụng tới, Trung tâm có trách nhiệm thanh toán trả
lại số tiền trên khi chấm dứt hợp đồng.
4. Xoa bóp bấm huyệt hàng ngày và các loại thuốc bổ như B
1
, B
6
, C , các
loại thuốc chữa bệnh như nhức đầu, đau bụng được tính trong phí chăm sóc.
5. Các loại thuốc như thuốc bắc, thuỷ châm, điện châm, kháng sinh chữa
các bệnh mãn tính, thuốc đặc trị thì gia đình phải chi trả theo tháng hoặc tự mua.
Lưu ý: Mức lệ phí trên có thể sẽ thay đổi theo biến động giá cả thị trường.
=>> Kết luận: Cung chưa đáp ứng được cầu. Trong khi cầu là quá lớn
thì cung còn manh mún nhỏ lẻ.
2. Phân tích dự báo cung cầu về viện dưỡng lão
2.1. Đối tượng phục vụ của dự án

a. Thị trường mục tiêu
Qua việc nghiên cứu thị trường về viện dưỡng lão, dự án sẽ tập trung vào
các đối tượng khách hàng sau:
- Người cao tuổi ở địa phương: dự án xây dựng ở Phú Xuyên, Hà Nội
do đó đương nhiên đối tượng khách hàng đầu tiên hướng tới sẽ là người cao tuổi
trên địa bàn dự án
- Người cao tuổi ở nội thành Hà Nội và các vùng lân cận: đây là đối
tượng khách hàng chính của dự án. Khách hàng này bản thân hoặc gia đình có thu
nhập khá, có khả năng chi tiêu lớn, nhắm tới dịch vụ trọn gói hoặc bán thời gian
lâu dài. Ngày nay, viện dưỡng lão cũng là một nhu cầu cần thiết và thỏa đáng cho
những hộ gia đình ở nội thành không có nhiều điều kiện thời gian chăm sóc cho
người cao tuổi
- Việt Kiều cao tuổi về nước: một đối tượng tiềm năng khác của dự án.
Như đã biết số lượng Việt kiều hồi hương mỗi năm là không nhỏ, trong số đó có
rất nhiều người mong muốn sống ở quê hương nhưng không có đất đai sẵn có, nên
viện dưỡng lão cao cấp với không gian, địa điểm lưu trú đẹp và gần nội thành cũng
là một lựa chọn cho họ.
b. Thị trường tiềm năng
Trong tương lai với tình hình nền Kinh tế quốc gia ngày càng phát triển,
những quan điểm truyền thống cũ kỹ sẽ dần thay đổi thì Viện dưỡng lão sẽ có một
cái nhìn thông thoáng hơn từ phía xã hội. Nếu thành công những năm đầu, dự án
dự định triển khai mở rộng thêm quy mô để phục vụ tốt nhất nhu cầu từ phía xã hội
dành cho người cao tuổi. Vẫn là những khách hàng cũ và nhắm sâu hơn vào đối
tượng người cao tuổi gia đình có thu nhập cao.
2.2. Phân tích và dự báo
a. Phân tích cầu:
Nghiên cứu về dự án Viện dưỡng lão theo một số tiêu chí:
• Theo độ tuổi
- Người cao tuổi từ 50 – 65 tuổi: các cụ ở tuổi này thường sức khỏe vẫn
còn tốt và minh mẫn. Ngoài các dịch vụ cơ bản như phòng ở, ăn uống, khám định

kỳ thì thường có những nhu cầu ngoài như chơi cây cảnh, câu cá, đi thăm quan các
địa điểm khác… Cần có nhiều hoạt động để các cụ không cảm thấy nhàm chán.
- Người cao tuổi trên 65 tuổi: sức khỏe một số cụ không còn tốt, cần
đặc biệt quan tâm tới các dịch vụ ăn, nghỉ, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh…
Thường ngày cũng nên có những hoạt động khác để các cụ thấy vui tươi, nhận
được sự quan tâm của mọi người.
• Theo thu nhập hộ gia đình của người cao tuổi
- Hộ gia đình có thu nhập trung bình: từ 5 triệu – 8 triệu đồng/ tháng:
cơ bản
- Hộ gia đình có thu nhập cao hơn 8 triệu đồng/tháng: những hộ này có
khả năng chi tiêu lớn, sẵn sàng chi trả để sử dụng những dịch vụ có chất lượng cao,
phần lớn có thể sử dụng dịch vụ phòng đơn hoặc dịch vụ đưa rước, đi – về khá
nhiều
• Theo địa phương:
- Khách trong địa bàn dự án: cơ bản
- Khách Hà Nội: có thể sử dụng dịch vụ bán thời gian hoặc lưu trú lâu
dài, có thể sử dụng nhiều dịch vụ thăm quan, đưa rước …
- Khách Việt Kiều: tương tự khách Hà Nội, nhu cầu đi lại, tìm hiểu về
các làng nghề, các địa điểm thú vị khác sẽ cao hơn, các dịch vụ ăn uống chất lượng
b. Dự báo cầu
- Dân số Việt Nam đang già hóa với tỉ lệ 12% , ngoài ra còn đón nhận
thêm những người Việt kiều từ các quốc gia trên thế giới về quê hương sinh sống,
đặc biệt là những người có quê hương tại Hà Nội và vùng lân cận
- Số người già cần được chăm sóc ngày càng lớn. Trong khi số trung
tâm chăm sóc cho người già thì còn rất hạn chế với số lượng ít ỏi.
- Thu nhập các hộ gia đình ngày càng cao, nhu cầu sử dụng các dịch vụ
và khả năng chi trả cũng ngày càng tăng theo
- Giao thông vận tải ngày càng phát triển: sự di chuyển giữa các vùng
ngày càng thuận tiện
2.3. Dự báo cung

Dự án viện dưỡng lão là một dự án kinh doanh nhưng đồng thời cũng là một
dự án mang tính xã hội, nhân văn. Những quan niệm truyền thống, cái nhìn cũ đối
với mô hình dưỡng lão là một trở ngại đối với những đối tượng khách hàng. Có thể
thấy dự án về viện dưỡng lão vẫn còn là một cơ hội đầu tư còn bỏ ngỏ với số lượng
các trung tâm chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi còn rất ít ỏi. Trong khi đây
thực sự là mô hình cần thiết cho xã hội, và đã rất phát triển ở nhiều quốc gia trên
thế giới. Dự án này rất cần sự quan tâm đầu tư từ Nhà nước và các tổ chức trong xã
hội. Dự báo cung trong tương lai sẽ tăng, nhưng tăng rất ít nên dự án được triển
khai sẽ đáp ứng thêm một phần nào đó nhu cầu xã hội

×