Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mại
LỜI MỞ ĐẦU
Nhượng quyền thương mại (Franchising) là một trong những khái niệm
khá mới mẻ trong khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn kinh doanh ở Việt
Nam. Mặc dù hoạt động này đã xuất hiện ở Việt Nam gần 10 năm và cũng có
một số văn bản luật điều chỉnh. Tuy nhiên để hiểu được thế nào là franchising?
Và phương thức này hoạt động ra sao thì còn là cả một vấn đề lớn mà hiện tại
Việt Nam vẫn chưa có một trường lớp hay khóa đào tạo nào giảng dạy bài bản
về frangchise. Sách chuyên môn bằng tiếng Việt cũng không thấy ở các nhà
sách. Kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang áp dụng
hình thức franchise chỉ đếm trên đầu ngón tay và vẫn còn trong giai đoạn mày
mò, vừa làm vừa học. Trong khi đó, nhượng quyền thương mai tại một số thị
trường khác trên thế giới lại hết sức sôi động. Người tiêu dùng trên toàn thế
giới không còn xa lạ gì với những thương hiệu nổi tiếng như đồ ăn nhanh Mc
Donald’s, Lotteria, KFC; hệ thống siêu thị Metro… Đây là những thương hiệu
sử dụng nhượng quyền thương mại làm phương thức kinh doanh. Theo ước
tính, nhượng quyền kinh doanh thương hiệu ở Châu Á đã đạt 50 tỉ USD/năm.
Chỉ tính riêng ở Trung Quốc, sau thời điểm gia nhập WTO, đã có 50 ngành
hàng thực hiện kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại, tốc độ
tăng trưởng của lĩnh vực này đạt 40%/ năm. Đối với Việt Nam, trên con đường
hội nhập WTO, việc nghiên cứu, xem xét, đánh giá những phương thức kinh
doanh thương mại đặc biệt như franchising là rất quan trọng, góp phần hoàn
thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, cũng như xem xét
thực tiễn phát triển của phương thức này trên thực tiễn của Việt Nam.
Với mục đích trên tôi đã chọn đề tài “Nhượng quyền thương mại khi
Việt Nam gia nhập WTO, pháp luật và thực tiễn áp dụng”. Trong khi làm đề tài
tôi được sự hướng dẫn rất nhiệt tình của Tiến sĩ Nguyễn Hợp Toàn, xin chân
thành cảm ơn thầy đã giúp tôi hoàn thành bài viết này.
Nguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn
1
Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mại
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHƯỢNG QUYỀN
THƯƠNG MẠI
I. Khái niệm
1. Khái niệm nhượng quyền thương mại ở một số nước
Nhượng quyền thương mại là hình thức kinh doanh đã được nhiều nước
trên thế giới áp ụng và đã rất thành công. Do vậy đã có rất nhiều khái niệm
nhượng quyền thương mại được đưa ra. Trong đó có các khái niệm:
Khái niệm của hiệp hội Nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (the
International Franchise Association). Đây là hiệp hội lớn nhất nước Mĩ và thế
giới đã nêu ra khái niệm nhượng quyền thương mại như sau: “nhượng quyền
thương mại là mối quan hệ hợp đồng giữa bên giao và bên nhận quyền, theo đó
bên giao theo đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp
của bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân viên;
bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa về phương thức, phương pháp
kinh doanh do bên giao sở hữu hoặc kiểm soát và bên nhận đang hoặc sẽ đầu tư
đáng kể nguồn vốn vào Doanh nghiệp bằng các nguồn nhân lực của mình”.
Khái niệm nhượng quyền thương mại của Cộng đồng chung Châu Âu
EC (nay là liên minh Châu Âu- EU): nhượng quyền thương mại là một tập hợp
những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng
hóa, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản
quyền tác giả, bí quyết hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm hoặc
cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng”. Nhượng quyền thương mại có
nghĩa là việc chuyển nhượng quyền thương mại được định nghĩa ở trên.
Khái niệm nhượng quyền thương mại của Mêxicô. Luật sở hữu công
nghiệp của Mêxicô có hiệu lực từ 6/1991 quy định: “nhượng quyền thương mại
tồn tại khi với một li xăng cấp quyền sử dụng một thương hiệu nhất định, có sự
chuyển giao kiến thức công nghệ, hoặc hỗ trợ kỹ thuật để một người sản xuất,
chế tạo hoặc bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ đồng bộ với các phương
Nguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn
2
Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mại
pháp vận hành, các hoạt động thương mại hoặc hành chính đã được chủ thương
hiệu thiết lập với chất lượng, danh tiếng, hình ảnh của sản phẩm hoặc dịch vụ
đã tạo dựng được thương hiệu đó”
2. Khái niệm về nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam
Tại Việt Nam Luật thương mại 2006 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006) lần đầu
tiên quy định về nhượng quyền thương mại tại Mục 8 như sau: “nhượng quyền
thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và
yêu cầu bên nhận nhượng quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách
thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn
bó với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu
hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng
quyền.
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền
trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Tất cả các khái niệm về nhượng quyền thương mại trên đây đều dựa trên
quan điểm cụ thê của các nhà làm luật tại mỗi nước. Tuy nhiên có thể thấy rằng
các điểm chung trong tất cả các khái niệm này là việc một bên độc lập (bên
nhận) phân phối (marketing) sản phẩm, dịch vụ dưới nhãn hiệu hàng hóa, các
đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ và hệ thống kinh doanh đồng bộ do
một bên khác (bên giao) phát triển và sở hữu để được phép làm việc này, bên
nhận phải trả những phí và chấp nhận một số hạn chế do bên giao quy định.
II. Những đặc trưng cơ bản của nhượng quyền thương mại
Dựa trên khái niệm đã được phân tích trên đây, hoạt động nhượng quyền
thương mại có một số đặc trưng riêng biệt, có thể phân biệt dễ dàng với một số
hoạt động thương mại cùng loại khác.
Nguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn
3
Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mại
1. Về mặt chủ thể
Bên nhượng quyền bắt buộc phải có một hệ thống và cơ sở kinh doanh
có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hệ thống kinh doanh này phải có sự trải
nghiệm thị trường đủ để tạo ra một giá trị “quyền tài sản hợp lý” và tạo niềm
tin cho bên nhận quyền. Bên nhận quyền là một doanh nghiệp độc lập về mặt
pháp lý, tài chính và đầu tư đồng thời chịu nhận rủi ro đối với vốn bỏ ra để thực
hiện việc tham gia vào hệ thống nhượng quyền của bên nhượng quyền thương
mại
2. Về mặt hình thức biểu hiện
Nhượng quyền thương mại hiện đại có thể bao gồm nhượng quyền độc
quyền thương mại (một bên nhượng quyền thương mại cho một bên nhận
quyền duy nhất); nhượng quyền cho nhiều cơ sở nhượng quyền lại hoặc
nhượng quyền chung quyền thương mại (nhiều bên nhượng quyền nhượng
quyền thương mại cho một bên nhận quyền); nhượng quyền thương mại phát
triển khu vực; liên kết nhượng quyền thương mại; nhượng quyền thương mại
thương mại khác nhau (nhượng quyền thương mại cùng một lúc)
3. Về mặt nội dung của khái niệm “quyền thương mại” – đối tượng của hoạt
động nhượng quyền thương mại - cũng phát triển rất phong phú, bao gồm hàng
tiêu dùng, công việc kinh doanh, dịch vụ, dịch vụ chuyên môn, dịch vụ đặc biệt
(thuộc Chính phủ), các phương thức kinh doanh…
Nội dung của quyền thương mại có thể bao gồm một số hoặc toàn bộ các
quyền sau:
- Quyền nhượng quyền thông thường: quyền được bên nhượng quyền
cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh
doanh cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo một hệ thống do bên
nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu, hàng hóa, tên
thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo
của bên nhượng quyền thương mại
Nguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn
4
Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mại
Ví dụ: A => B
Quyền nhượng quyền thông thường
A: bên nhượng quyền
B: bên nhận quyền không được chuyển nhượng quyền
Giả sử công ty Cà phê Trung Nguyên nhượng quyền cho một thương
nhân theo hợp đồng nhượng quyền thông thường thì cà phê Trung
Nguyên sẽ cho phép thương nhân đó tiến hành các hoạt động kinh
doanh bằng việc gắn nhãn hiệu, tên thương mại, các biểu tượng kinh
doanh, dấu hiệu kinh doanh của công ty. Ngoài ra còn chuyển giao cả
bí quyết pha chế, cung cấp sản phẩm cũng như cách trang trí không
gian của cửa hàng và huấn luyện cho nhân viên và có quyền thu phí
chuyển nhượng. Còn đối với thương nhân nhận quyền có quyền sử
dụng thương hiệu đó để kinh doanh và có nghĩa vụ trả phí. Nhưng
chủ cửa hàng không có quyền chuyển nhượng cho bên thứ ba.
- Quyền thương mại chung là quyền được bên nhượng quyền cấp cho
bên nhận quyền
Ví dụ: A => B
Quyền thương mại chung
A: bên nhượng quyền
B: bên nhận quyền được quyền chuyển nhượng
Cũng như tương tự nhưng nếu là hợp đồng nhượng quyền thương mại
chung thì chủ cửa hàng có quyền chuyển nhượng cho bên thứ ba.
- Quyền nhượng quyền thứ cấp: là quyền được bên nhượng quyền thứ
cấp cấp lại cho bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền
thương mại chung.
Ví dụ: A => B => C
Quyền thương mại chung quyền thương mại thứ cấp
A: bên nhượng quyền
B: bên nhận quyền sơ cấp
Nguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn
5
Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mại
C: bên nhận quyền thứ cấp
- Hợp đồng phát triển quyền thương mại: Quyền được bên nhượng
quyền cấp cho bên nhận quyền thương mại theo hợp đồng phát triển
quyền thương mại.
Ví dụ: A => B => B’
Quyền thương mại hợp đồng phát triển quyền thương mại
A: bên nhượng quyền
B: bên nhận quyền
B’: chi nhánh của B
Sự mở rộng của hình thức cũng như đối tượng của nhượng quyền thương
mại phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế - xã hội từng quốc gia
cũng như khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên càng được khuyến khích mở
rộng, quan hệ nhượng quyền thương mại càng chứa đựng những khả năng gây
ra tranh chấp thương mại. Bản thân “quyền thương mại” đã liên quan trực tiếp
tới lợi ích thiết thân của một nhà kinh doanh, việc phát triển “quyền thương
mại” đồng nghĩa với việc nâng cao vị thế cạnh tranh của nhà kinh doanh đó
trên thị trường và quyết định mức tăng về doanh thu về lợi nhuận. Việc nhượng
lại quyền thiết thân này do một chủ thể kinh doanh khác để cùng kinh doanh,
cùng chia sẻ những lợi thế mà “quyền kinh doanh” đem lại, vì thế, chắc chắn sẽ
gây ra không ít tranh chấp pháp luật Chính vì đặc điểm này mà hợp đồng
nhượng quyền thương mại phải được coi là một hợp đồng thương mại đặc biệt,
được điều chỉnh bằng một luật riêng biệt nhằm giảm thiểu những kẽ hở trong
thỏa thuận mà các bên có thể bỏ qua trong quá trình giao kết. Có thể nói, đối
với từng khu vực, từng quốc gia khác nhau, sự vận hành tốt của hoạt động
nhượng quyền thương mại phụ thuộc vào việc pháp luật có những cơ chế điều
chỉnh hệ quả như thế nào. Thực tế của quá trình sản xuất kinh doanh sẽ sản sinh
ra hoạt động nhượng quyền thương mại một cách tự nhiên, mà nếu không có sự
hỗ trợ của pháp luật, các bên trong quan hệ thương mại nhượng quyền sẽ không
Nguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn
6
Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mại
có cơ sơ pháp lý để tiếp tục duy trì và mở rộng hoạt động này ngay cả khi
chúng mang lại lợi ích cho các bên và cho nền kinh tế - xã hội.
Trong tương quan so sánh với những mối liên hệ khác liên quan đến
“quyền thương mại”, quan hệ nhượng quyền thương mại có những điểm khác
biệt. Trước tiên phải kể đến những đặc trưng khác biệt của nhượng quyền
thương mại so với việc chuyển nhượng hoàn toàn thương hiệu, quyền kinh
doanh. Nếu như hậu quả pháp lý của việc chuyển nhượng hoàn toàn quyền kinh
doanh đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định là bên chuyển quyền
(nhượng) sẽ chấm dứt kinh doanh với loại hàng hóa, dịch vụ đó thì việc
nhượng quyền thương mại sẽ dẫn đến tình trạng cả bên chuyển nhượng và bên
nhận chuyển nhượng cùng tiến hành song song các hoạt động kinh doanh. Hoạt
động nhượng quyền thương mại cũng khác với một số hoạt động thuê hoặc
mướn thương hiệu thông thường khác ở hậu quả pháp lý.
4. Phân loại nhượng quyền thương mại
4.1. Phân loại theo tiêu chí lãnh thổ
- Nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam như KFC, siêu thị Metro…
- Nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài như trường hợp phở 24 của
tập đoàn An Nam ở Philippin, Indonexia hay cà phê Trung Nguyên tại Nhật…
- Nhượng quyền trong nước: là trường hợp bên nhượng quyền và bên
nhận quyền đều mang quốc tịch Việt Nam và hoạt động này diễn ra tại Việt
Nam, chẳng hạn như cà phê Trung Nguyên, phở 24…
4.2. Phân loại theo ngành nghề
- Nhượng quyền phân phối: hệ thống siêu thị mini 7 – Eleven, Wal –
Mart
- Nhượng quyền dịch vụ: hệ thống nhà hàng Về sản phẩm Nucci đồ ăn
Italia
- Nhượng quyền sản xuất: hệ thống Desk Gear, InC với nhãn hiệu bàn
ghế và đồ dùng văn phòng mang nhãn hiệu Flume
Nguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn
7
Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mại
- Nhượng quyền hỗn hợp: sản xuất – phân phối - dịch vụ
III. Ý nghĩa của việc hoạt động nhượng quyền thương mại.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy 90% công ty theo hợp đồng nhượng
quyền thương mại tại Hoa Kỳ đã tiếp tục hoạt động sau 10 năm, trong khi 82
công ty độc lập phải đóng cửa và cũng chỉ có 5% công ty theo hợp đồng
nhượng quyền thương mại thất bại trong năm đầu tiên so với 38% công ty độc
lập pháp luật.
Có nhiều cách để tiến hành hoạt động kinh doanh, tại sao phải là nhượng
quyền? Và hoạt động nhượng quyền có ý nghĩa gì đối với các bên?
1. Đối với bên nhận quyền
Trước hết, đó là hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ giúp giảm thiểu
rủi ro: mục đích chủ yếu của nhượng quyền là giảm thiểu rủi ro.
Việc mở rộng cửa hàng, cơ sở kinh doanh mới có rất nhiều rủi ro và tỷ lệ
thất bại cao. Lý do chính của tỷ lệ thất bại cao là do người quản lý là những
người mới bước vào nghề, không có kinh nghiệm và phải mất thời gian để học
hỏi các đặc trưng riêng của từng loại hình kinh doanh.
Khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được huấn
luyện đào tạo và truyền đạt kinh nghiệm quản lý, bí quyết thành công của các
loại hình kinh doanh đặc thù mà bên nhượng quyền đã tích lũy được từ nhiều
lần trải nghiệm trên thị trường. Bên nhận quyền không phải trải qua giai đoạn
xây dựng và phát triển ban đầu. Nhượng quyền sẽ hướng dẫn bên nhận quyền
các nguyên tắc chung.
Thứ hai, bên nhận quyền sẽ được sử dụng thương hiệu của bên nhượng
quyền thương mại. Ngày nay trên thị trường có hàng ngàn sản phẩm và dịch vụ
có cùng giá trị sử dụng nhưng được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau.
Do đó để cố gắng tạo dựng một thương hiệu nổi tiếng, được khách hàng tin cậy
và nhớ đến là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp.
Nguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn
8
Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mại
Thứ ba, bên nhận quyền sẽ tận dụng được các nguồn lực. Bên nhận
quyền chỉ tập trung vào việc điều hành hoạt động kinh doanh, phần còn lại như
xây dựng chiến lược tiếp thị, quy trình vận hành, chiến lược kinh doanh sẽ do
bên nhượng quyền đảm trách và chuyển giao.
Thứ tư, bên nhận quyền sẽ được mua nguyên liệu với giá ưu đãi. Bên
nhượng quyền luôn có những ưu đãi đặc biệt về cung cấp sản phẩm hoặc
nguyên liệu với khối lượng lớn theo một tỷ lệ khấu hao đầy hấp dẫn.
Giá của nguyên liệu đầu vào thấp là một trong những lợi thế cạnh tranh
lớn. Nếu trên thị trường có biến động lớn như việc khan hiếm nguồn hàng thì
bên nhượng quyền sẽ ưu tiên phân phối cho bên nhận quyền trước . Điều này
giúp cho bên nhận quyền ổn định đầu vào, tránh tổn thất từ việc biến động của
thị trường.
2. Ý nghĩa đối với bên nhượng quyền thương mại
Vốn luôn là mối lo ngại lớn nhất khi muốn mở rộng sản xuất kinh doanh.
Nhưng trong hệ thống nhượng quyền, người bỏ vốn ra để mở rộng hoạt động
kinh doanh lại chính là bên nnhượng quyền thương mại
Điều này giúp cho bên nhượng quyền có thể mở rộng hoạt động kinh
doanh bằng chính đồng vốn của người khác và giảm chi phí cho việc thâm
nhập thị trường. Đồng thời việc phải bỏ vốn kinh doanh là động lực thúc đẩy
bên nhận quyền phải cố gắng hoạt động có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận
hơn cho bên nhượng quyền thương mại
Thứ hai, hoạt động nhượng quyền giúp mở rộng hoạt động kinh doanh
một cách nhanh chóng. Ngày nay những sự thay đổi trên thị trường diễn ra rất
nhanh. Lẽ dĩ nhiên là nếu các bạn không thay đổi, phát triển và mở rộng cùng
với thị trường thì bạn sẽ bị các đối thủ cạnh tranh qua mặt, những kế hoạch
kinh doanh sẽ trôi qua tầm tay. Thật may, hình thức nhượng quyền sẽ giúp bạn
mở rộng hoạt động kinh doanh, xây dựng sự hiện diện ở khắp nơi một cách
Nguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn
9
Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mại
nhanh chóng với hàng trăm cửa hàng trong và ngoài nước mà không có hình
thức kinh doanh nào có thể làm được.
Thứ ba, thúc đẩy việc quảng bá thuơng hiệu. Khi sử dụng hình thức
nhượng quyền, bên nhượng quyền sẽ tạo được những lợi thế trong việc quảng
cáo, quảng bá thương hiệu. Khi sử dụng hình thức nhượng quyền thì sẽ mở
rộng kinh doanh và sự xuất hiện ở khắp nơi của chuỗi cửa hàng sẽ đưa hình ảnh
về sản phẩm đi sâu vào tâm trí khách hàng một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó
nhiều chi phí quảng cáo sẽ được trải rộng cho rất nhiều cửa hàng, cho nên chi
phí quảng cáo cho một đơn vị kinh doanh là rất nhỏ. Điều này giúp bên nhượng
quyền xây dựng được một ngân sách quảng cáo lớn. Đây là một lợi thế cạnh
tranh khó mà có đối thủ cạnh tranh nào có khả năng vượt qua.
Hoạt động quảng cáo càng hiệu quả, hình ảnh về sản phẩm, thương hiệu
càng được nâng cao, giá trị vô hình của công ty càng lớn sẽ mang lại nhiều
thuận lợi cho bên nhượng quyền khi sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của bên
nhượng quyền thương mại Và như vậy cả bên nhượng quyền và bên nhận
quyền ngày càng thu được nhiều lợi nhuận từ việc áp dụng hình thức kinh
doanh nhượng quyền thương mại
Thứ tư, giúp bên nhượng quyền tối đa hóa thu nhập. Khi nhượng quyền
bên nhận quyền phải trả tiền thuê bản quyền, thuê thương hiệu và tiền phí để
được kinh doanh với tên và hệ thống của bên nhượng quyền thương mại. Đồng
thời bên nhận quyền phải mua sản phẩm, nguyên liệu của bên nhượng quyền,
nhờ đó mà bên nhượng quyền có thể tối đa hóa thu nhập của mình.
Thứ năm, tận dụng nguồn lực. Bên nhận quyền sẽ là người bỏ vốn ra
kinh doanh và đây là động lực để thúc đẩy họ làm việc tốt hơn. Vì khi người
nhận quyền là chủ nên họ có trách nhiệm hơn. Nhờ vậy, bên nhượng quyền tận
dụng được nguồn lực từ phía nhận quyền.
Ngoài ra, bên nhận quyền có thể tiếp cận những địa điểm mà bên nhượng
quyền không thể tiếp cận được và họ có thể nắm vững thông tin địa phương
hơn bên nhượng quyền thương mại.
Nguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn
10
Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mại
3. Ý nghĩa đối với nền kinh tế - xã hội
Dựa trên cơ chế hoạt động của mình nhượng quyền thương mại không chỉ
mang lại lợi ích cho các bên trong quan hệ, mà nó còn giúp người tiêu dùng thuận
lợi hơn trong việc tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ với một hệ thống bán hàng hoặc
cung cấp dịch vụ đồ sộ. Mặt khác, nền kinh tế theo đó cũng phát triển được cả về
bề rộng và chiều sâu. Bên nhượng quyền ngày càng mở rộng hệ thống kinh doanh
và ngày càng tiếp cận thêm nhiều bên nhận quyền mà đó là những doanh nghiệp
nhỏ lẻ, những doanh nghiệp không thể tự mình gây dựng một thương hiệu để
tham gia thị trường. Vì thế, sự sôi động của nền kinh tế càng được thúc đẩy bởi sự
gắn bó, sự liên kết bằng lợi ích giữa các chủ thể kinh doanh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại
IV. Lịch sử phát triển của nhượng quyền thương mại
1. Lịch sử nhượng quyền thương mại trên thế giới
Nhượng quyền thương mại được thế giới nhìn nhận là khởi nguồn tại Mỹ
nhưng thực tế đã hình thành trước đó tại Trung Quốc với hình thức hai đến ba
điểm bán lẻ cùng hình thức tại một số địa điểm khác nhau cùng kinh doanh.
Năm 1840 các nhà sản xuất bia của Đức cho phép một vài quán bia quyền bán
sản phẩm của họ. Năm 1851, lần đầu tiên trên thế giới nhà máy sản xuất máy
khâu Singer ở Mỹ kí cho thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại. Singer
đã kí hợp đồng nhượng quyền và trở thành người tiên phong trong việc thỏa
thuận hình thức nhượng quyền thương mại. Năm 1880 bắt đầu nhượng quyền
bán sản phẩm cho các đại lý độc quyền trong lĩnh vực dầu lửa, gas. Trong thời
gian này phạm vi hoạt động nhượng quyền chỉ là chuyển quyền phân phối và
bán sản phẩm của các nhà sản xuất. Sau chiến tranh thế giới thứ II, hình thức
này đã thực sự phát triển mạnh mẽ, sự bùng nổ dân số sau chiến tranh đã kéo
theo sự tăng vọt nhu cầu về các loại sản phẩm và dịch vụ và lúc này, nhượng
quyền đã trở thành mô hình kinh doanh thích hợp để phát triển nhanh chóng trong
ngành công nghiệp thức ăn nhanh và khách sạn. Vào thập niên 60 – 70, nhượng
Nguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn
11
Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mại
quyền bùng nổ và phát triển mạnh mẽ ở Mỹ, Anh và một số nước khác. Hiện nay
nó đã trở thành một phương thức kinh doanh được các doanh nghiệp rất ưa
chuộng.
2. Lịch sử phát triển của nhượng quyền thương mại Việt Nam
Tại Việt Nam, nhượng quyền thương mại bắt đầu xuất hiện từ sau năm 1995
và phát triển với những bước đi không ấn tượng suốt 10 năm qua. Nói đến nhượng
quyền thương mại ở Việt Nam, không thể không nhắc đến một doanh nghiệp đi đầu
trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại và nhờ vào những đặc trưng của phương
thức này mà doanh nghiệp đã có một hệ thống các cửa hàng kinh doanh rộng lớn,
có thể xếp vào hạng nhất của Việt Nam. Đó là công ty cà phê Trung Nguyên, với
hơn 500 hệ thống cửa hàng trong cả nước mang thương hiệu cà phê Trung Nguyên
cùng với các cửa hàng nhượng quyền tại Thái Lan, Cămpuchia, Nhật Bản… Cùng
với Trung Nguyên công ty Kinh Đô Berbery cũng bắt đầu trở thành một thương
hiệu lớn. Họ cũng bắt đầu nhượng quyền thương mại vào năm 2004. Tháng 10 năm
2004 cửa hàng nhượng quyền chính thức đầu tiên đi vào hoạt động. Mục tiêu của
Kinh Đô là có 100 cửa hàng nhượng quyền trong ba năm tới. Tiếp đến phải kể đến
phở 24 của tập đoàn An Nam nhượng quyền tại các tỉnh, thành phố trong cả nước
và hiện đã có mặt tại Philipin, Indonexia, tiếp theo là ở Nhật Bản và Hàn Quốc
trong thời gian tới. Bên cạnh đó, hoạt động nhượng quyền còn sôi động hơn bởi sự
có mặt của các thương hiệu hàng đầu thế giới, ví dụ như hãng cung cấp thực phẩm
như gà rán Kenturky, đồ ăn nhanh Mc Donald’s, Lotteria, trà Qualitea, trà Dimah…
Thông qua việc các doanh nghiệp Việt Nam nhận “quyền thương mại” của các
hãng này để kinh doanh tại Việt Nam. Có thể nói hoạt động nhượng quyền thương
mại Việt Nam mới chỉ phát triển ở lĩnh vực cung cấp thực phẩm.
Tóm lại, nhượng quyền thương mại tại Việt Nam mới ở trong giai đoạn đầu
của quá trình phát triển, chúng ta gần như vừa học vừa làm, do vậy ở giai đoạn này
rất cần có một hành lang pháp lý đầy đủ để điều chỉnh hoạt động này.
Nguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn
12
Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mại
PHẦN II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI KHI GIA NHẬP WTO
I. Quá trình hình thành và phát triển, nguồn luật điều chỉnh hoạt
động nhượng quyền thương mại và các khái niệm cơ bản
1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về nhượng
quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam, được xem
là manh nha xuất hiện vào giữa thập niên 90, khi mà đồng loạt xuất hiện hệ
thống các quán cà phê Trung Nguyên trên khắp mọi miền đất nước. Mặc dù,
cách làm này của Trung Nguyên lúc đó không hoàn toàn là nhượng quyền
thương mại, nhưng cũng phần nào thể hiện được những đặc trưng cơ bản của
phương thức nhượng quyền thương mại.
Trong thời gian đó, nhượng quyền thương mại gần như xa lạ, chưa được
luật hóa. Năm 1998, lần đầu tiên thông tư số 1254/1998/TT- BKHCN hướng
dẫn Nghị định số 45/1998/NĐ- CP về chuyển giao công nghệ, tại mục 4.11 có
nhắc tới cụm từ “hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh – tiếng Anh gọi là
franchise”.
Để thực hiện thành công việc đàm phán song phương cũng như đa
phương với các nước thành viên WTO, thì một trong những yêu cầu là chúng ta
phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật để phù hợp với các hiệp định
của WTO. Do đó kể từ năm 2005 hàng loạt các văn băn pháp luật đã được ban
hành trong đó có pháp luật về nhượng quyền thương mại.
Tháng 2 năm 2005, Chính phủ ban hành nghị định số 11/2005/NĐ-CP về
chuyển giao công nghệ, trong đó có nhắc tới việc cấp giấy phép đặc quyền kinh
doanh cũng được xem là chuyển giao công nghệ, do đó chịu sự diều chỉnh của
nghị định này. Tiếp đến tại điều 755 của Bộ Luật Dân Sự năm 2005 qui định
Nguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn
13
Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mại
rằng hành vi cấp phép đặc quyền kinh doanh là một trong các đối tượng chuyển
giao công nghệ.
Kể từ năm 2006, Nhượng quyền thương mại chính thức được luật hóa và
công nhận. Luật Thương mại năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2006) đã dành
nguyên mục 8 chương VI để qui định về hoạt động nhượng quyền thương mại.
Đồng thời chính phủ đã ban hành nghị định số 35/2006/ĐN-CP ngày 31/3/2006
qui định chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, đến
ngày 25/5/2006 thì Bộ Thương Mại ban hành thông tư số 09/2006/TT-BTM
hướng dẫn đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại. Đây chính là căn cứ
pháp lý cơ bản nhất, tương đối đầy đủ để tạo điều kiện cho nhượng quyền
thương mại tại Việt Nam phát triển.
2. Nguồn luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại
Tuy là một khái niệm pháp lí mới nhưng pháp luật Việt Nam cũng đã có
những văn bản qui định để điều chỉnh, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO thì
một trong các yêu cầu khi đàm phán với các nước là họ yêu cầu ta phải hoàn
thiện hệ thống pháp luật. Nguồn luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền
thương mại bao gồm:
-Bộ Luật Dân Sự 2005 được qui định tại chương chuyển giao công nghệ.
-Luật Thương mại 2005 tại mục 8 chương VI, Luật chuyển giao công
nghệ 2006, Luật sở hữu trí tuệ 2005
-Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 qui định chi tiết Luật
Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại
-Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006 hướng dẫn đăng kí hoạt
động nhượng quyền thương mại
Ngoài pháp luật trong nước, khi Việt Nam gia nhập WTO, thì chúng ta
còn những cam kết với quốc tế, trong đó có cam kết về dịch vụ nhượng quyền
thương mại trong thương mại dịch vụ thuộc ngành dịch vụ phân phối.
Nguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn
14
Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mại
Nguyên tắc áp dụng luật
Hoạt động nhượng quyền thương mại phải tuân theo Luật Thương mại
và pháp luật có liên quan.
Hoạt động nhượng quyền thương mại không được qui định trong Luật
Thương mại và trong các luật khác thì áp dụng qui định của Bộ luật Dân sự.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có qui định áp dụng luật nước ngoài, tập quán quốc tế về nhượng
quyền thương mại hoặc có qui định khác với luật này thì áp dụng điều ước
quốc tế đó.
3. Các khái niệm cơ bản về hoạt động nhượng quyền thương mại theo pháp
luật Việt Nam
“Bên nhượng quyền” là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả
bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với bên nhận quyền thứ cấp.
“Bên nhận quyền” là thương nhân nhận được quyền thương mại, bao
gồm cả bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với bên nhượng quyền thứ
cấp “Bên nhượng quyền thứ cấp” là thương nhân có quyền cấp lại quyền
thương mại mà mình đã nhận từ bên nhượng quyền ban đầu cho bên nhận
quyền thứ cấp.
“Bên nhận quyền sơ cấp” là thương nhân nhận quyền thương mại từ bên
nhượng quyền ban đầu.Bên nhận quyền sơ cấp là bên nhượng quyền thứ cấp
trong mối quan hệ với bên nhận quyền thứ cấp.
“Bên nhận quyền thứ cấp” là thương nhân nhận lại quyền thương mại từ
bên nhượng quyền thứ cấp.
“Quyền thương mại” bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau
đây:
- Quyền được bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự
mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo một
hệ thống do bên nhượng quyền qui định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa,
Nguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn
15
Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mại
tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của
bên nhượng quyền thương mại.
- Quyền được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền sơ cấp quyền
thương mại chung.
- Quyền được bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho bên nhận quyền thứ
cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung.
- Quyền được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền thương
mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.
“Kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại” là hợp
đồng nhượng quyền thương mại theo đó bên nhượng quyền cấp cho bên nhận
quyền quyền được phép thành lập nhiều hơn một cơ sở của mình để kinh doanh
theo phương thức nhượng quyền thương mại trong phạm vi một khu vực địa lí
nhất định.
“Quyền thương mại chung” là quyền do bên nhượng quyền trao
cho bên nhượng quyền thứ cấp được phép cấp lại quyền thương mại cho các
bên nhận quyền thứ cấp. Bên nhận quyền thứ cấp không được phép cấp lại
quyền thương mại chung đó nữa.
“Hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp” là hợp đồng
nhượng quyền thương mại kí giữa bên nhượng quyền thứ cấp và bên nhận
quyền thứ cấp theo quyền thương mại chung.
II. Chế độ pháp lí về hoạt động nhượng quyền thương mại
1 .Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại
Trước tiên các chủ thể tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại
phải là thương nhân theo qui định của pháp luật. Theo qui định tại điểm 1 Điều
6 Luật Thương mại 2005 của Việt Nam thì: ”thương nhân bao gồm tổ chức
kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc
lập , thường xuyên và có đăng kí kinh doanh”. Tuy nhiên khi đã là một thương
nhân họ còn phải đáp ứng các điều kiện
Nguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn
16
Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mại
1.1. Điều kiện đối với bên nhượng quyền
Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều
kiện sau đây:
1) Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt
động ít nhất một năm.
Trường hợp thương nhân Việt Nam là bên nhận quyền sơ cấp từ bên
nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo
phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất một năm ở Việt Nam trước đó
khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
2) Đã đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm
quyền theo qui định tại Điều 18 của nghị định 35
3) Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại
không vi phạm qui định tại điều 7 của nghị định 35.
1.2 Điều kiện đối với bên nhận quyền
Thương nhân dược phép nhận nhượng quyền thương mại khi có đăng kí kinh
doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.
1.3. Điều kiện đối với hàng hóa, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền
thương mại
Hàng hóa, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là
hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh
theo qui định của pháp luật Việt Nam
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế
kinh doanh, danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ
được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lí ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy
tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.
2. Trách nhiệm cung cấp thông tin
2.1. Trách nhiệm cung cấp thông tin của bên nhượng quyền
Nguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn
17
Đề án môn học Luật TM Pháp luật về nhượng quyền thương mại
Bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp bản sao hợp đồng nhượng
quyền thương mại mẫu và bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại của
mình cho bên dự kiến nhận quyền ít nhất 15 ngày làm việc trước khi kí kết hợp
đồng nhượng quyền thương mại nếu các bên không có thỏa thuận khác.Các nội
dung bắt buộc của bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại do Bộ Thương
mại qui định và công bố.
Bên nhượng quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho tất cả các bên
nhận quyền về mọi thay đổi quan trọng trong hệ thống nhượng quyền thương
mại làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền
thương mại của bên nnhượng quyền thương mại
Nếu quyền thương mại là quyền thương mại chung thì ngoài việc cung
cấp thông tin theo qui định tại Khoản 1 Điều 8 của nghị định 35, bên nhượng
quyền thứ cấp còn phải cung cấp cho bên dự kiến nhận quyền bằng văn bản các
nội dung sau đây:
- Thông tin về Bên nhượng quyền đã cấp quyền thương mại cho mình
- Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại chung
- Cách xử lí các hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp trong
trường hợp chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại chung.(Đ8 NĐ35)
2.2. Trách nhiệm cung cấp thông tin của bên dự kiến nnhượng quyền thương
mại
Bên dự kiến nhận quyền phải cung cấp cho bên nhượng quyền các thông
tin mà bên nhượng quyền yêu cầu một cách hợp lí để quyết định việc trao
quyền thương mại cho bên dự kiến nhận quyền (Đ9 NĐ35)
3. Hợp đồng nhượng quyền thương mại
3.1. Chủ thể của hoạt động nhượng quyền thương mại
Bên nhượng quyền là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả
bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với bên nhận quyền thứ cấp
Nguyễn Văn Hiệp GV hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn
18