Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Các quy tắc khi ứng tuyển nội bộ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.88 KB, 3 trang )

Các quy tắc khi ứng tuyển nội bộ
Xu hướng tuyển dụng mới thường khuyến khích việc ứng tuyển nội
bộ, nhất là trong các công ty lớn. Dù vậy, lợi thế về kinh nghiệm làm
việc và hiểu biết sâu rộng về hoạt động công ty chưa chắc đã đảm
bảo thành công cho bạn khi chuyển việc nội bộ.
Vậy đâu là lý do thất bại khi bạn có nhiều lợi thế hơn hẳn so với các
ứng viên “tay ngang” khác? Một trong những nguyên nhân thường
thấy là các nhân viên hay ỷ lại, và vì thế, “xuề xòa” trong khâu chuẩn
bị. Là “gà nhà”, nhưng dù gì bạn cũng đang ở vị trí ứng viên, trong
tầm ngắm của nhà tuyển dụng, có những quy tắc, chuẩn mực riêng
mà bạn cần tuân thủ. Một số lời khuyên sau sẽ giúp bạn “đánh đâu
thắng đó” khi quyết định chuyển việc nội bộ.

Không nên ứng tuyển vào tất cả các vị trí đang có

Bạn sẽ không được đánh giá cao nếu cứ mỗi lần có vị trí ứng tuyển
nào đó là bạn lại nộp hồ sơ, dù bạn muốn thay đổi công việc hiện tại
lắm rồi. Bạn cần có lý do thuyết phục khi quyết định ứng tuyển cho
một vị trí nào đó, chứ không chỉ dựa vào ý muốn nhất thời hay sự
chênh lệch nhỏ về phúc lợi. Nếu cơ hội nghề nghiệp xuất hiện cho vị
trí/ tại phòng ban mà bạn đã nhắm đến từ lâu và cảm thấy có cơ hội
phát triển hoặc học hỏi thêm, bạn cần nhanh chóng nắm lấy.

Không qua loa với CV và thư xin việc

Rất nhiều ứng viên khi ứng tuyển nội bộ không dành thời gian cập
nhật CV, vì cho rằng bộ phận nhân sự hiểu biết khá rõ về bạn, và
công việc mới cũng không đòi hỏi gì quá sức so với năng lực của
bạn. Trên thực tế, bạn cần chăm chút hơn cho CV, nhất là phần
thành tích và kỹ năng gặt hái được từ khi gia nhập công ty.
Hãy hình dung sếp của phòng ban nào đó đang cần tuyển trợ lý mới


và vị sếp này từ lâu đã biết tới bạn.

Tuy nhiên, dù sếp biết bạn rõ đến đâu đi nữa, bạn thân với sếp như
thế nào đi nữa, bạn cũng cần “đầu tư” cho thư xin việc, viết theo lối
trang trọng, chi tiết, để chứng tỏ sự chuyên nghiệp của mình. Có thể
vị sếp nọ biết bạn là anh A/ cô B, nhưng chưa hẳn đã bị thuyết phục
rằng bạn sẽ là anh A/ cô B – “siêu trợ lý” vì sếp chưa có điều kiện
biết nhiều về chuyên môn và kinh nghiệm trước đây của bạn.

Cho sếp hiện tại biết quyết định ứng tuyển

Hẳn nhiên là bạn không muốn sếp hiện tại biết bạn đang “tăm tia”
muốn tìm cơ hội nghề nghiệp tại phòng ban khác của công ty. Nhưng
thực tế là ở vị trí của mình, sếp bạn có thể “đánh hơi” và nhanh
chóng biết được bạn đang làm gì. Tâm lý chung của các sếp đều
không thích bị “qua mặt” nên bạn cần thành thật về quyết định của
mình, đồng thời chia sẻ với sếp lý do bạn ứng tuyển. Trong một số
trường hợp, sếp bạn còn có thể tiến cử bạn với nhiều lời nhận xét tốt
đẹp nữa đấy.

Thiết lập “hệ thống hỗ trợ nội bộ”

Nếu bạn không biết nhiều về phòng ban mà bạn đang ứng tuyển, và
nhất là các sếp trong bộ phận đó, bạn có thể nhờ cậy các đồng
nghiệp tại đó cung cấp thêm thông tin hoặc nói những lời tốt đẹp về
bạn trước mặt sếp.

Viết thư cảm ơn

Dù ứng tuyển nội bộ, bạn vẫn đang là người xin việc nên cần thể

hiện tác phong chuyên nghiệp và lịch sự bằng cách viết thư cảm ơn
sau buổi phỏng vấn. Điều này cũng giúp bạn để lại ấn tượng đẹp đối
với bộ phận nhân sự và sếp của các phòng ban khác.

Nếu không là người được chọn

Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân mình không được chọn bằng cách
lắng nghe phản hồi từ bộ phận nhân sự. Hãy biến thất bại này thành
cơ hội để tự đánh giá mình và lên kế hoạch “nâng cấp” bản thân để
chắn chắn thành công trong lần ứng tuyển kế tiếp, dù là nội bộ hay
bên ngoài.

×