Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.32 KB, 3 trang )
Presentation skill – Những điểm cần chú ý
Đầu tiên bạn phải xác định mục đích của buổi thuyết trình, ai là khán
thính giả của buổi thuyết trình. Nhìn nhận chính xác mục đích sẽ làm
cho buổi thuyết trình hấp dẫn hơn, không gây nhàm chán. Bạn nên
xem mình là người nghe mà xem xét mình nên thuyết trình theo
hướng nào.
Thứ hai, thực hiện xác định những điểm chính mà bạn muốn truyền
tải đến người nghe. Nên sắp xếp bài thuyết trình một cách chặt chẽ,
ngắn gọn không quá lang mang dễ gây nhàm chán. Tiếp theo là phải
xác định thời gian cho từng phần thuyết trình một cách logic, tránh
kéo dài quá lâu. Nếu thời gian hạn hẹp thì bạn nên chú trọng vào
phần trung tâm của chủ đề cần nói. Việc phân bố thời lượng để đi
sâu vào trọng tâm của bài thuyết trình trong thời gian hạn hẹp là rất
quan trọng.
Thứ ba, đó là địa điểm tổ chức bài thuyết trình, nên có nơi hợp lý với
số người tham gia thuyết trình. Bạn nên tập trước tại nơi bạn sẽ
thuyết trình, sẽ giúp mình có thể điều chỉnh âm lượng cho phù hợp,
tránh nói quá lớn hay quá nhỏ. Cần chú ý ánh sang phù hợp giúp mọi
người có thể đọc được các ghi chú hay slide mà bạn cung cấp. Tiếp
theo phải chuẩn bị slide cho phù hợp, tránh quá màu mè , quá nhiều
hiệu ứng gây phản cảm và khó khăn cho người tham gia. Nên kiểm
tra trước các thiết bị hỗ trợ cho thuyết trình như máy chiếu, laptop,
micro cho thiệt tốt cho buổi thuyết trình.
Cuối cùng là thực tập trước bài thuyết trình. Khi luyện tập phải chú ý
giọng nói, điệu bộ, cử chỉ, những phần nào cần nhấn mạnh thì nên
nhấn giọng. Nên điều chỉnh giọng nói của bạn để thu hút người nghe.
Nên luyện tập trước các tình huống xử lý câu hỏi, những tình huống
bất ngờ có thể xảy ra khi thuyết trình. Rèn luyện sự tự tin khi nói
trước nhiều người sẽ rất có ích cho bạn.
Và một điều nữa cần lưu ý khi thuyết trình là chọn tranh phục cho
phù hợp, dễ gây thiện cảm cho mọi người. Phải luyện tập trước khi