Luận văn tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
Bưu chính viễn thông là ngành kinh tế kỹ thuật thuộc lĩnh vực kết cấu
hạ tầng của nền kinh tế và là công cụ thông tin liên lạc phục vụ sự phát triển
của tất cả các Ngành nghề, dịch vụ. Sự phát triển của Bưu chính viễn thông,
đặc biệt là công nghệ viễn thông giúp chúng ta có thể tiếp cận với thế giới
trên mọi phương diện một cách nhanh chóng. Có thể khẳng định rằng quốc
gia nào có trình độ công nghệ viễn thông càng hiện đại thì cơ hội thúc đẩy
nền kinh tế tăng trưởng, nâng cao mức sống của công dân càng lớn. Chính
vì vậy, đầu tư cho công nghệ viễn thông luôn được chú trọng trong chính
sách phát triển của Việt Nam nói riêng và của các quốc gia trên thế giới nói
chung và đó là xu thế tất yếu.
Tuy vậy để hoạt động đầu tư có hiệu quả nhằm tăng cường cơ sở vật
chất - kỹ thuật, tăng năng lực sản xuất cho doanh nghiệp, góp phần tăng
năng suất lao động và hạ giá thành dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho
xã hội thì phải có những dự án đầu tư mang tính khả thi cao. Do vậy, việc
phân tích đánh giá công tác lập dự án để nâng cao chất lượng công tác lập
dự án đầu tư mạng viễn thông là thực sự cần thiết.
Chính vì lý do đó, sau thời gian thực tập, tìm hiểu tài liệu tại Công ty
em đã lựa chọn đề tài "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công
tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Bưu
điện” với mục đích là có thể nói rõ hơn về thực trạng lập dự án đầu tư mạng
viễn thông tại Công ty để rút ra những ưu điểm, nhược điểm từ đó đưa ra
một vài giải pháp kiến nghị để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác lập dự
án đầu tư của Công ty.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Từ Quang Phương, người trực tiếp
hướng dẫn em và các thầy cô trong bộ môn đã hướng dẫn, hỗ trợ em về kiến
thức, tài liệu để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề của mình. Nhân đây
cũng xin được trân trọng cảm ơn các bác, cô chú lãnh đạo, các anh chị kỹ
sư, chuyên viên trong Công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực
Lê Thị Phương Anh - KTĐT 44A 1
Luận văn tốt nghiệp
tập và giúp em những ý kiến, kinh nghiệm quý báu trong quá trình nghiên
cứu và viết đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Lê Thị Phương Anh - KTĐT 44A 2
Luận văn tốt nghiệp
PHẦN I
CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ MẠNG VIỄN THÔNG TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN.
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1. Quá trình hình thành.
Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Bưu Điện (tên giao dịch
quốc tế là Post and Telecommunications Investment and Construction
Consulting Joint - Stock Company - viết tắt là PTICC), là doanh nghiệp
được thành lập dưới hình thức chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành
Công ty cổ phần, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp do
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Khóa X kỳ họp thứ 5 thông qua ngày
12 tháng 6 năm 1999 (có sự sửa đổi vào năm 2003).
Tiền thân đầu tiên của Công ty là Tổ thiết kế của Tổng cục Bưu Điện
được thành lập năm 1954 với chức năng chính là tham gia thiết kế những
công trình đầu tiên của ngành Bưu Điện Việt Nam. Tiếp đến tháng 10 năm
1960, chuyển thành Phòng Thiết kế thuộc Tổng cục Bưu Điện. Đến ngày 15
tháng 2 năm 1962 Công ty Thiết kế Bưu Điện và Truyền thanh ra đời. Mặc
dù lúc này Công ty đã có bộ máy tổ chức tương đối hoàn chỉnh nhưng phải
tính đến ngày 15 tháng 7 năm 1969 khi chuyển thành Viện Thiết kế Bưu
Điện trực thuộc Tổng cục Bưu Điện Công ty mới chính thức là một đơn vị
kinh doanh hạch toán độc lập. Sau đó Công ty được đổi tên thành Công ty
Thiết kế Bưu Điện, một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng cục Bưu
Điện, chuyên làm công tác khảo sát thiết kế các công trình thông tin và tư
vấn đầu tư xây dựng. Sau này, khi các Tổng công ty mạnh được thành lập
theo quyết định 91/ CP thì Công ty Thiết kế Bưu Điện được chuyển sang
trực thuộc Tổng Công ty Bưu Chính -Viễn thông Việt Nam. Để thúc đẩy sự
lớn mạnh của mình và đáp ứng được tốc độ phát triển nhanh chóng của
Lê Thị Phương Anh - KTĐT 44A 3
Luận văn tốt nghiệp
Ngành trong kế hoạch tăng tốc giai đoạn II (1996-2000), năm 1997 Công ty
đã mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động kinh doanh và đổi tên thành Công ty
Tư vấn Xây dựng và phát triển Bưu Điện. Trước khi chuyển đổi thành Công
ty cổ phần như hiện nay Công ty đã có bề dày 50 năm kinh nghiệm trong
lĩnh vực tư vấn xây dựng, khảo sát thiết kế chuyên ngành bưu chính, viễn
thông và tin học (nhà trạm, tổng đài, mạng cáp, trruyền dẫn vi ba, mạng
LAN, internet,...) với địa bàn hoạt động trên khắp 67 tỉnh, thành phố trong
cả nước. Đội ngũ chuyên gia, kỹ sư tư vấn có trình độ chuyên môn cao,
nhiều kinh nghiệm. Với các trang thiết bị hiện đại, phần mềm chuyên dụng,
công ty cung cấp những sản phẩm tư vấn thiết kế đạt chất lượng cao, đáp
ứng yêu cầu và mong đợi của khác hàng.
Không dừng lại ở việc cung cấp các dịch vụ tư vấn, thiết kế các công
trình của mạng lưới bưu chính viễn thông tin học toàn quốc, Công ty đã và
đang thực hiện tư vấn các công trình ngoài ngành và tiến hành các hoạt động
hợp tác quốc tế.
Phương châm hành động của Công ty tuân là thủ 10 tiêu chuẩn đạo
đức nghề nghiệp của Hiệp hội tư vấn xây dựng Việt Nam với khẩu hiệu "Trí
tuệ - Trung thực - Chất lượng - Hiệu quả", xây dựng văn hoá kinh doanh và
hội nhập quốc tế.
2. Sự phát triển của Công ty sau khi tiến hành cổ phần hóa.
Năm 2005, Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Bưu điện
(PTICC) chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần. Trong năm
qua, Công ty đã xây dựng cho mình mục tiêu phát triển bám sát mục tiêu
định hướng đầu tư phát triển, hiện đại hoá mạng lưới của Tổng Công ty Bưu
chính Viễn thông Việt Nam.
Sau khi chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần, Công ty tiến hành tổ
chức hoạt động sản xuất kinh doanh bằng vốn hoạt động của mình bao gồm
Lê Thị Phương Anh - KTĐT 44A 4
Luận văn tốt nghiệp
vốn điều lệ, vốn huy động, vốn tích luỹ và vốn khác. Trong đó vốn điều lệ là
13 tỷ đồng và được phân theo cơ cấu chử sở hữu như bảng sau (Bảng 1)
BẢNG 1: CƠ CẤU VỐN THEO CHỦ SỞ HỮU
Chủ sở hữu Trị giá (VND) Tỷ lệ phần trăm
Vốn Nhà nước (VNPT) 6.630.000.000 51%
Vốn của CBCNV trong Công
ty
5.512.000.000 42,4%
Vốn của Cổ đông khác 858.000.000 6,6%
(Nguồn tài liệu từ Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Bưu Điện)
Vốn điều lệ sử dụng với mục đích:
- Mua sắm tài sản cố định, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt
động của Công ty, cung cấp vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh
doanh.
- Phát triển kỹ thuật nghiệp vụ.
- Thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Mua Cổ phiếu, Trái phiếu và các loại chứng khoán khác, góp vốn
liên doanh.
- Các dữ trữ cần thiết về động sản và bất động sản.
Vốn huy động của Công ty được huy động dưới nhiều hình thức:
- Phát hành chứng khoán khi có đủ điều kiện và được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cho phép.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
- Các hình thức huy động vốn khác được pháp luật cho phép.
Vốn tích lũy hình thành từ kết quả kinh doanh và được sử dụng để mở
rộng và phát triển Công ty, góp vốn liên doanh với cá nhân và các tổ chức
kinh tế trong và ngoài nước.
Lê Thị Phương Anh - KTĐT 44A 5
Luận văn tốt nghiệp
Trong quá trình phát triển, Công ty không ngừng đẩy mạnh các hoạt
động kinh doanh, dịch vụ của mình nhằm tối đa hoá các nguồn lợi nhuận,
đảm bảo lợi ích của các cổ đông, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu
nhập, mức sống cho người lao động trong Công ty đồng thời thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác Lập dự án đầu tư
tại Công ty
3.1. Các nhân tố khách quan.
3.1.1 Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
Đây là nhân tố ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công tác lập dự án
đầu tư của Công ty. Nếu đề án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội được
xây dựng một cách khoa học, cụ thể, chi tiết và thận trọng thì sẽ tạo điều
kiện cho các dự án đầu tư triển khai thuận lợi, mang lại hiệu quả đầu tư cao.
Ngược lại, chất lượng quy hoạch thấp sẽ làm cho các dự án trong quá trình
triển khai thực hiện phải dời đi, dời lại gây tổn thất và lãng phí.
Đề án quy hoạch phải được xây dựng và trình duyệt trước làm căn cứ,
cơ sở phát hiện các cơ hội đầu tư nhưng trên thực tế, tại Ngành Bưu chính
Viễn thông nói riêng và các Ngành khác trong cơ cấu nền kinh tế nói chung,
công tác quy hoạch chưa thực sự đi trước một bước. Chính vì vậy, các dự án
được lập thường thoát khỏi quy hoạch, thiếu chính xác từ đó làm cho các dự
án đầu tư mang tính khả thi thấp so với dự kiến.
Do sự ảnh hưởng lớn của nhân tố này, trong quá trình lập dự án đầu tư
Công ty luôn quan tâm nghiên cứu, xem xét một cách thoả đáng quy hoạch
của cả nước và của Ngành nhằm phát huy các tiềm năng, tận dụng những ưu
đãi, tránh những rào cản từ đó đảm bảo thành công cho dự án đã lập.
3.1.2 Môi trường pháp lý (Quy định của Nhà nước và của Ngành liên
quan đến hoạt động đầu tư phát triển)
Lê Thị Phương Anh - KTĐT 44A 6
Luận văn tốt nghiệp
Mặc dù được đánh giá là một quốc gia có sự ổn định về môi trường chính
trị, nhưng sự thay đổi liên tục các quy định, chế tài cũng như các chính sách
trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội nói chung và lĩnh vực đầu tư nói
riêng của nước ta hiện nay đang gây nhiều khó khăn nhiều cho giới đầu tư
trong và ngoài nước. Nếu đảm bảo được tính chính xác, sự ổn định trong các
văn bản pháp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp, các ngành có định hướng rõ ràng
trong quy hoạch phát triển của mình và điều này thực sự quan trọng thu hút
được nguồn đầu tư có qui mô lớn từ các quốc gia phát triển.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng
Bưu Điện trực tiếp tạo ra các dự án đầu tư thì nhân tố này mà cụ thể là các
văn bản quy định của Nhà nước, của Ngành về phương pháp lập dự án, thủ
tục đầu tư, định mức xây dựng, quy định mức lương... ảnh hưởng không
nhỏ tới chất lượng của công tác lập dự án của Công ty. Mặc dù là đơn vị tư
vấn đầu tư chủ lực được hưởng các ưu đãi từ phía Tổng công ty trong việc
cập nhật các quy định mới, hướng dẫn thực hiện cụ thể, tập huấn nghiệp vụ
nhưng hiện nay, nhân tố này cũng đang gây nhiều khó khăn cho hoạt động
của Công ty. Bởi lẽ, Công ty tiến hành lập các dự án đầu tư căn cứ vào các
quy định hiện tại, nhưng khi dự án triển khai vận hành thi lại có sự thay đổi
và điều đó sẽ dẫn đến dự án đầu tư đạt chất lượng không cao, trường hợp
xấu nhất có thể phải thay đổi kế hoạch đầu tư. Thông thường là sự thay đổi
các văn bản quy định về phân tích tài chính. Các quy định về nguồn vốn, chi
phí, thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng...áp dụng khi tiến hành lập dự án lại
không được sử dụng nữa khi dự án đi vào hoạt động buộc chủ đầu tư phải
đánh giá lại tính khả thi của dự căn cứ vào khả năng tài chính của mình.
3.1.3 Các nhân tố khác.
Xét đến các nhân tố này ta thấy rằng mặc dù khâu dự báo trong quá trình
tiến hành lập dự án đầu tư luôn được Công ty chú ý và thực hiện một cách
khoa học nhằm giảm thiểu rủi ro một cách tốt nhất nhưng nền kinh tế trong
nước và trên thế giới luôn biến động không ngừng nên sự ảnh hưởng của các
Lê Thị Phương Anh - KTĐT 44A 7
Luận văn tốt nghiệp
nhân tố từ môi trường kinh tế vĩ mô đến chất lượng của công tác lập dự án
đầu là không thể tránh khỏi.
Các nhân tố này bao gồm: Tốc độ tăng trưởng; Lãi suất; Tỷ lệ lạm phát;
Tình hình ngoại thương và các chế định có liên quan; Tình hình thâm hụt
Ngân sách; Hệ thống kinh tế và các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà
nước...Và chỉ cần một nhân tố thay đổi cũng làm cho hiệu quả đầu tư thay
đổi từ đó chất lượng của dự án đầu tư cũng thay đổi. Chẳng hạn, khi lãi suất
thị trường tăng lên, chi phí sử dụng vốn của dự án cũng tăng lên dẫn đến
phần thuyết minh tài chính dự án thay đổi và chúng ta không chắc chắn
được rằng dự án đầu tư còn mang tính khả thi hay không? Hoặc khi tốc độ
tăng trưởng của nền kinh tế tăng, thu nhập người tiêu dùng tăng, nhu cầu sử
dụng điện thoại (bao gồm cả điện thoại cố định và điện thoại di động) tăng
vượt quá khả năng đáp ứng của dự án. Để có thể triển khai, vận hành được
dự án, cần phải bổ sung thêm một tiểu dự án khác và công việc này gây tốn
kém cho chủ đầu tư. Nhưng nếu nền kinh tế suy thoái, nhu cầu giảm sút và
năng lực mạng cung cấp dư thừa, gây lãng phí.
3.2. Các nhân tố chủ quan.
3.2.1 Năng lực đội ngũ lao động
Nguồn nhân lực luôn là nhân tố đóng vai trò quan trọng quyết định
tính hiệu quả, chất lượng của các dự án đầu tư mà Công ty tiến hành lập.
Hiện nay, tổng số lao động của Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng Bưu Điện
tính đến hết ngày 31.12.2005 là 256 người, trong đó có 105 nữ chiếm 41%.
- Nếu phân theo độ tuổi:
+ Dưới 30 tuổi : 136 người chiếm 53,1%
+ Từ 30 tuổi đến 45 tuổi : 57người chiếm 22,3%
+ Trên 45 tuổi : 63 người chiếm 24,6%
Nhân lực của Công ty phần lớn là lao động trẻ được đào tạo cơ bản và
nâng cao. Đây là một trong những thuận lợi trong việc tiếp cận, cập nhật
những công nghệ mới trên thế giới. Cùng với đó, những lao động lâu năm,
Lê Thị Phương Anh - KTĐT 44A 8
Luận văn tốt nghiệp
nhiều kinh nghiệm cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Sự kết hợp này tạo cho
Công ty một đội ngũ cán bộ trẻ, năng động và nhiều kinh nghiệm trong
nghiệp vụ của mình. Những kỹ năng thực hiện công việc và sự tận tâm
trong nghề nghiệp của họ luôn đảm bảo mang lại cho khách hàng những dự
án khả thi, hoàn hảo.
- Nếu phân theo trình độ: Ta có thể xem bảng 2
B ẢNG 2 : TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CỦA CÔNG NHÂN VIÊN
Trình độ So với toàn Công ty So với số cán bộ tư vấn
Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%)
Trên đại học 10 3,9 6 3,5
Đại học, Cao Đẳng 187 73,0 150 88,3
Trung cấp 35 13,7 14 8,2
Sơ cấp, CN, phục vụ 24 9,4
Tổng cộng 256 170
(Nguồn tài liệu từ Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Bưư điện)
Trình độ của cán bộ công nhân là một nhân tố vô cùng quan trọng
quyết định hiệu quả của dự án đầu tư. Không chỉ xét về độ tuổi mà xét theo
trình độ chuyên môn cũng là một trong những thế mạnh của Công ty trong
quá trình tiến hành công tác lập dự án đầu tư. Trình độ Đại học và Cao đẳng
chiếm 73% so với nội bộ Công ty, và chiếm tới 88,3% so với số lượng cán
bộ tư vấn trong cả nước. Sự vững vàng về chuyên môn giúp Công ty tiến
hành hoạt động lập dự án nhanh chóng, mang lại hiệu quả cho các dự án đầu
tư.
3.2.2 Năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến
chất lượng của các dự án đầu tư. Nếu các thiết bị phục vụ được trang bị
hiện đại, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng sẽ hỗ trợ cho việc lập dự án một
cách nhanh chóng, chính xác. Chính vì vậy Công ty luôn cố gắng chú ý
trang bị đầy đủ các thiết bị, cập nhật công nghệ, cải tạo cơ sở làm việc phục
vụ công tác lập dự án đầu tư.
Lê Thị Phương Anh - KTĐT 44A 9
Luận văn tốt nghiệp
Tính đến hết ngày 31.12.2005, tổng nguyên giá tài sản cố định của
Công ty là: 13.560.183.779 đồng. Trong đó:
- Nếu phân chia theo nguồn hình thành:
+ Nguồn vốn ngân sách : 1.360.064.754 đồng
+ Nguồn vốn tái đầu tư của Công ty : 5.891.229.912 đồng
Từ quỹ đầu tư phát triển : 5.051.301.025 đồng
Từ nguồn khấu hao để lại : 3.016.958.836 đồng
+ Nguồn vốn vay Tổng công ty : 4.123.999.164 đồng
+ Nguồn vốn phúc lợi : 7.860.000 đồng
- Nếu phân chia theo kết cấu tài sản:
+ Nhà cửa, vật kiến trúc : 1.337.828.309 đồng
+ Máy móc, thiết bị : 1.928.469.688 đồng
+ Phương tiện vận tải, truyền dẫn : 4.171.574.835 đồng
+ Thiết bị, dụng cụ quản lý : 6.024.707.667 đồng
Cơ sở vật chất quan trọn nhất trong Công ty chính là các loại máy
móc như máy tính, máy khoan, máy trắc đạc phục vụ công tác khảo sát và
tiến hành thiết kế bản vẽ, lập dự án đầu tư, quản lý dự án được quy đổi ra
tiền mặt như trên. Với cơ sở vật chất như vậy đảm bảo cho Công ty có thể
tiếp nhận và tiến hành lập dự án cho những công trình, dự án với qui mô lớn
đem lại nguồn thu lớn cho Công ty đồng thời mang lại những dự án hiệu quả
cho Ngành và các chủ đầu tư ngoài Ngành.
3.2.3 Năng lực tài chính và quản lý tài chính
Tận dụng những năng lực về lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật cùng
với việc cập nhật những yêu cầu của thị trường, chuyển hướng đúng đắn, kịp
thời, linh hoạt nên hiệu quả sản xuất của Công ty ngày càng cao. Từ đó
Công ty không những có thể hoàn lại được vốn cho mình mà còn tăng nguồn
vốn tích luỹ đảm bảo cho hoạt động tái sản xuất mở rộng.
Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2004 thể hiện khá rõ nét sự phát triển của
Công ty về mặt tài chính (bảng 3)
Lê Thị Phương Anh - KTĐT 44A 10
Luận văn tốt nghiệp
B ẢNG 3 : CƠ CẤU VỐN PHÂN THEO THỜI KỲ CHU CHUYỂN
Đơn vị: Tr.đ
Năm
Số vốn
2000 2001 2002 2003 2004
Vốn lưu động
Vốn cố định
1.588
4.674
1.588
5.755
1.588
5.999
1.588
6.552
1.588
7.955
Tổng số 2.262 7.343 7.587 8.140 9.543
(Nguồn tài liệu từ Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Bưu Điện)
Đây là nguồn vốn kinh doanh của Công ty phân theo thời gian chu
chuyển. Nếu năm 2000 số vốn mới chỉ là 2.262 triệu đồng thì đến năm 2004
tăng lên 9.543 triệu đồng (gấp 4,2 lần). Sự tăng lên trong nguồn vốn kinh
doanh là cơ sở để Công ty mở rộng, phát triển kinh doanh của mình. Bên
cạnh đó sẽ góp phần hỗ trợ hơn nữa cơ sở vật chất, cũng như trang thiết bị
cho hoạt động lập dự án hiệu quả và chất lượng.
Nguồn tài chính mạnh đã giúp Công ty chủ động trong hoạt động của
mình, tiến hành các nghiệp vụ phục vụ công tác lập dự án một cánh thuận
lợi, chính xác và hiệu quả. Từ đó chất lượng công tác lập dự án đầu tư của
Công ty được đảm bảo hơn.
3.2.4 Năng lực tổ chức sản xuất
Đáp ứng nhu cầu của thị trường trong thời đại công nghệ thông tin,
qui trình đang áp dụng hiên nay tại Công ty là chuyên môn hoá theo đặc
điểm công nghệ: có đơn vị làm các dự án về chuyển mạch, có đơn vị làm về
cáp quang, cáp đồng, có đơn vị làm về vi ba, có đơn vị làm về kiến trúc...
Tất cả các đơn vị này đều tuân theo qui trình hoạt động chính của Công ty:
Bắt đầu từ việc liên hệ tìm đối tác và ký kết hợp đồng, sau đó tiến hành khảo
sát hiện trường và lập dự án. Sau khi dự án được duyệt đơn vị chức năng sẽ
tiến hành lập thiết kế tổng dự toán và trình duyệt. Công việc cuối cùng là
tiến hành thanh, quyết toán công trình. Như vậy việc lập một dự án đầu tư
mạng viễn thông được chia nhỏ thành các tiểu dự án và điều này giúp cho
Lê Thị Phương Anh - KTĐT 44A 11
Luận văn tốt nghiệp
hoạt động lập dự án của Công ty mang tính chuyên nghiệp hơn và hiệu quả
của dự án tổng thể chắc chắn sẽ đạt kết quả cao hơn.
II. Công tác lập dự án đầu tư mạng viễn thông tại Công ty
1. Phân loại dự án đầu tư mạng viễn thông.
Có nhiều cách để phân loại các dự án đầu tư trong ngành Bưu chính
Viễn thông. Có thể phân theo nguồn vốn đầu tư, quy mô vốn đầu tư, khu
vực đầu tư, tính chất dự án đầu tư... Trong đó, ở Việt Nam hiện nay việc
phân loại các dự án đầu tư theo tính chất của dự án là chiếm ưu thế bao
gồm:
+ Dự án mạng tính chiến lược quốc gia, quốc tế: Đó là những dự án
tối quan trọng trong cấu trúc mạng viễn thông. Căn cứ v ào đề án quy hoạch
phát triển Ngành của cả nước, các dự án này sẽ góp phần quyết định chiến
lược phát triển của quốc gia ở hiện tại và trong tương lai. Những dự án này
đòi hỏi nguồn vốn lớn và cần có sự hỗ trợ từ nguồn vốn Ngân sách phát
triển của Nhà nước.
+ Dự án đầu tư đi trước về lĩnh vực công nghệ: Các dự án này mang
tính chất "đi trước đón đầu" về công nghệ vì vậy khả năng rủi ro là không
thể tránh khỏi. Lý do là do cơ sở hạ tầng chưa đủ điều kiện đáp ứng cũng
như trình độ của công chúng chưa thể tiếp cận và ứng dụng trong cuộc sống.
Nhưng đó là bước đi đột phá thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của quốc gia
trong lĩnh vực công nghệ viễn thông. Và những dự án này thực sự quan
trọng và rất cần thiết cho chúng ta trong xu thế hội nhập.
+ Dự án mang tính chất thử nghiệm dịch vụ mới...
Các dự án này được đầu tư với hai mục tiêu cơ bản là để kinh doanh
thu lợi nhuận hay mang tính chất phục vụ. Căn cứ vào hai mục tiêu đó chủ
đầu tư sẽ có chiến lược đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư cụ thể, phù hợp cho từng
loại dự án.
2 Quan điểm hình thành một dự án đầu tư mạng viễn thông.
Lê Thị Phương Anh - KTĐT 44A 12
Luận văn tốt nghiệp
Để đảm bảo cho các dự đầu tư mạng viễn thông mang lại hiệu quả
cho nền kinh tế cũng như sự phát triển của Ngành thì việc đánh giá để đưa ra
ý tưởng một dự án đầu tư hợp lý là thực sự cần thiết. Công việc này được
xem xét thông qua tính "linh hồn" của dự án. Trên lý thuyết chúng ta không
có khái niệm "linh hồn" của dự án nhưng trên thực tế thì cần phải xem xét
dự án có "linh hồn" hay không? Thực chất là xem xét, đánh giá tính khả thi
chắc chắn của dự án. Không phải là dự án có thực hiện, có triển khai được
hay không mà là một dự án đảm bảo có khả năng kinh doanh thực sự. Trong
các dự án này, cán bộ lập dự án quan tâm đến các thông số sau:
Đề án quy hoạch ảnh hưởng đến tính hiệu quả của dự án
Đánh giá nhu cầu của dự án trong tương lai.
Lập dự báo
Các vấn đề thuộc về công nghệ
Xây dựng các giải pháp cấu trúc tổng thể
Xem xét vấn đề về tiến độ đầu tư, nguồn vốn đầu tư
Các phương án thực hiện dự án như hình thức, phương thức tổ chức
thực hiện dự án, nhịp độ đầu tư...
Triển khai, tổ chức, quản lý vận hành một dự án
Khả năng kinh doanh của dự án.
Đây chính là những thông số "linh hồn" quan trọng, cốt lõi để đánh giá
một dự án đầu tư có mang tính hoàn thiện hay không? có phải là một chỉnh
thể thống nhất hay không?
Công việc cuối cùng là đi vào xây dựng các giải pháp về mặt kinh tế,
tiến hành tổng hợp và phân tích hiệu quả kinh tế của dự án. Chỉ khi các yếu
tố này được xâu chuỗi với nhau và đảm bảo mục tiêu của chủ đầu tư thì một
thực thể sống hay chính là một dự án đầu tư khả thi mới được hình thành!
3 Phương pháp lập một dự án đầu tư nói chung.
Lê Thị Phương Anh - KTĐT 44A 13
Luận văn tốt nghiệp
Một dự án đầu tư nói chung phải trải qua 3 cấp độ nghiên cứu: Nghiên
cứu và phát hiện các cơ hội đầu tư; Nghiên cứu tiền khả thi; Nghiên cứu khả
thi.
+ Nghiên cứu và phát hiện các cơ hội đầu tư: Đây là bước nghiên
cứu sơ bộ để xem xét nhu cầu và khả năng tiến hành một dự án đầu tư. Đồng
thời xem xét các kết quả và hiệu quả sẽ đạt được nếu dự án đầu tư được tiến
hành. Nghiên cứu cơ hội đầu tư được tiến hành thường xuyên để cung cấp
các dự án sơ bộ cho nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi, từ đó xác
định được danh mục các dự án đầu tư cần thực hiện trong từng thời kỳ kế
hoạch.
+ Nghiên cứu tiền khả thi: là giai đoạn trung gian giữa nghiên cứu
cơ hội đầu tư và nghiên cứu khả thi. Đối với các dự án có quy mô đầu tư
lớn, các giải pháp kỹ thuật phức tạp, thời gian thu hồi vốn lâu...thì công việc
nghiên cứu khả thi sẽ rất tốn kém về tiền bạc và thời gian. Vì vậy, chỉ khi có
kết luận về nghiên cứu tiền khả thi có hiệu quả mới bắt đầu giai đoạn nghiên
cứu khả thi. Còn đối với các cơ hội đầu tư có quy mô nhỏ, không phức tạp
về mặt kỹ thuật và triển vọng đem lại hiệu quả là rõ ràng thì có thể tiến hành
cấp độ Nghiên cứu khả thi luôn sau khi đã nghiên cứu cơ hội đầu tư một
cách chắc chắn.
Sản phẩm cuối cùng của giai đoạn này chính là Báo cáo Nghiên cứu
tiền khả thi. bao gồm các nội dung sau:
(1) Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó
khăn.
(2) Dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư.
(3) Chọn khu vực địa điểm xây dựng và dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng
đất trên cơ sở giảm tới mức tối đa việc sử dụng đất và những ảnh hưởng
về môi trường, xã hội và tái định cư (có phân tích, đánh giá cụ thể).
Lê Thị Phương Anh - KTĐT 44A 14
Luận văn tốt nghiệp
(4) Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật (bao gồm cả cây
trồng, vật nuôi nếu có) và các điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên
liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng.
(5) Phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng
(6) Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn,
khả năng hoàn trả vốn và trả nợ, thu lãi.
(7) Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội của dự án.
(8) Xác định tính độc lập khi vận hành, khai thác của các dự án thành phần
hoặc tiểu dự án (nếu có).
Các vấn đề nghiên cứu trên đây ở giai đoạn này là chưa chi tiết, vẫn
dừng lại ở trạng thái tĩnh, mọi yếu tố đầu vào, đầu ra, mọi khía cạnh kỹ
thuật, tài chính, kinh tế của cơ hội đầu tư và toàn bộ quá trình thực hiện
đầu tư vận hành kết quả đầu tư đạt mức độ chính xác chưa cao.
+ Nghiên cứu khả thi: Đây là cấp độ nghiên cứu cuối cùng để lựa
chọn ra một dự án đầu tư tối ưu. Nghiên cứu khả thi để chỉ ra cơ hội đầu tư
có khả thi hay không? có vững chắc và hiệu quả hay không?
Ở giai đoạn này, nội dung nghiên cứu như giai đoạn Nghiên cứu tiền
khả thi nhưng mức độ chi tiết hơn, chính xác hơn và được xem xét ở trạng
thái động (xem xét sự tác động của các yếu tố bất định và đưa ra các biện
pháp đảm bảo cho dự án có hiệu quả)
Nội dung nghiên cứu ở cấp độ này được cụ thể hóa qua Báo cáo Nghiên
cứu khả thi:
(1) Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư
(2) Lựa chọn hình thức đầu tư.
(3) Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng (đối với các dự án
có sản xuất)
Lê Thị Phương Anh - KTĐT 44A 15
Luận văn tốt nghiệp
(4) Các phương án địa điểm cụ thể phù hợp với quy hoạch xây dựng
(bao gồm cả tài liệu về sự lựa chọn địa điểm trong đó có đề xuất giải
pháp hạn chế mức tối thiểu ảnh hưởng đối với môi trường và xã hội)
(5) Phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư (nếu có)
(6) Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ (bao gồm cả cây
trồng, vật nuôi nếu có)
(7) Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ các
phương án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường.
(8) Xác định rõ nguồn vốn (hoặc hai nguồn vốn), khả năng tài chính,
tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn theo tiến độ. Phương án hoàn trả
vốn đầu tư (đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư)
(9) Phương án quản lý, khai thác dự án và sử dụng lao động.
(10) Phân tích hiệu quả đầu tư
(11) Các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư. Dự án nhóm C phải lập
ngay kế hoạch đấu thầu. Dự án nhóm A, B có thể lập kế hoạch đấu
thầu sau khi có quyết định đầu tư (tùy điều kiện cụ thể của dự án).
Thời gian khởi công (chậm nhất), thời hạn hoàn thành đưa ra công
trình vào khai thác sử dụng (chậm nhất).
(12)Kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án
(13)Xác định chủ đầu tư
(14)Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến dự án.
Như vậy Nghiên cứu khả thi là xem xét lần cuối cùng nhằm đi đến
những kết luận xác đáng về mọi vấn đề cơ bản của dự án bằng các số liệu đã
được tính toán cẩn thận, chi tiết, các đề án kinh tế kỹ thuật, các lịch biểu và
tiến độ thực hiện dự án trước khi quyết định đầu tư chính thức.
4 Phương pháp lập một dự án đầu tư mạng viễn thông tại Công ty
Lê Thị Phương Anh - KTĐT 44A 16
Luận văn tốt nghiệp
Công tác lập dự án đầu tư của Công ty được tiến hành tuân theo quy
định của Nhà nước và của Ngành. Tuy nhiên, ở cấp độ thứ nhất và thứ hai
là Nghiên cứu cơ hội đầu tư và Nghiên cứu tiền khả thi thông thường do
Chủ đầu tư là Tổng công ty Bưu chính Viễn thông tiến hành, Công ty chỉ
thực hiện cấp độ thứ ba là Nghiên cứu khả thi và sản phẩm cuối cùng Công
ty tạo ra chính là hồ sơ các dự án đầu tư cụ thể.
4.1 Các căn cứ để lập một dự án đầu tư mạng viễn thông tại Công ty
Ngoài các văn bản quy định, hướng dẫn công tác lập dự án đầu tư chung của
Nhà nước cho tất cả các Ngành, các lĩnh vực quy gồm:
+) Nghị định số 52/1999/NĐ - BXD ngày 8/7/1999 của Chính phủ ban
hành Quy chế quản lý Đầu tư và Xây dựng;
+) Nghị định số 12/2000/ NĐ - CP ngày 5/5/2000 và Nghị định số
07/2003/ NĐ - CP ngày 30/1/2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quy chế quản lý Đầu tư và Xây dựng, ban hành kèm theo Nghị định số
52/1999/NĐ - BXD ngày 8/7/1999 của Chính phủ
+) Quy chuẩn xây dựng của Bộ Xây dựng theo quyết định số 439/ BXD
- CSXD ngày 25/ 9/1997
Công tác lập dự đầu tư mạng viễn thông của Công ty còn phải căn cứ vào
các văn bản quy định riêng của Ngành sau:
+) Các tiêu chuẩn kỹ thuật của Ngành Bưu điện
+) Lập kế hoạch phát triển mạng viễn thông - Nhà xuất bản Bưu điện
+) Hướng dẫn thực hiện quản lý Đầu tư, Xây dựng và Đấu thầu - Tổng
công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
+) Các hồ sơ mẫu về lập dự án đầu tư, đấu thầu - Tổng công ty Bưu
chính Viễn thông Việt Nam
+) Niên giám thống kê về địa lý, dân số, khí tượng thủy văn của từng
vùng.
Lê Thị Phương Anh - KTĐT 44A 17
Luận văn tốt nghiệp
+) Đơn giá xây dựng cơ bản của các Tỉnh tại thời điểm lập dự án đầu
tư.
+) Đơn giá Xây dựng cơ bản chuyên ngành Bưu điện...
4.2 Các bước tiến hành lập dự án đầu tư tại Công ty.
Khác với các dự án đầu tư khác, dự án đầu tư mạng viễn thông là một
chỉnh thể thống nhất gồm nhiều các dự án xâu chuỗi với nhau. Dự án mạng
viễn thông chỉ có thể được đưa vào khai thác khi tất cả các tiểu dự án đồng
loạt vận hành. Chính vì vậy, để lập được một dự án đầu tư mạng viễn thông
cụ thể, căn cứ vào quy hoạch mạng lưới viễn thông, Công ty sẽ tiến hành lập
dự án đầu tư cho các tiểu dự án theo các lĩnh vực gồm:
a) Dự án đầu tư Hệ thống chuyển mạch: Dự án này sẽ xây dựng các nút
mạng làm chức năng Transit (tổng đài Toll) của các vùng địa lý và các tổng
đài nội hạt (Local)
b) Dự án đầu tư Hệ thống truyền dẫn: Các dự án đầu tư thuộc loại này
truyền tải lưu lượng tín hiệu thoại và phi thoại (số liệu, truyền hình …) kết
nối giữa các tổng đài khác nhau trong một vùng hoặc nhiều vùng (mang tính
chất liên vùng) với nhau. Hiện nay các dự án thuộc loại này thường sử dụng
môi trường truyền dẫn là cáp sợi quanq ứng dụng công nghệ thiết bị SDH
(Synchronous Digital Hierrachy). Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn sử dụng môi
trường truyền dẫn vi ba (Microwave) với công nghệ SDH hoặc PDH
(Plesiochronous Digital Hierrachy) chủ yếu để dự phòng như là phương
thức truyền dẫn thứ hai trên mỗi hướng tuyến. Khó khăn hiện nay đối với
các dự án này chính là tính dị biệt hóa sản phẩm của các nhà cung cấp làm
cho các thiết bị cùng loại của các nhà cung cấp khác nhau không làm việc
được với nhau, vì vậy các dự án này đều phải tăng chi phí đầu tư cho việc
mua các thiết bị dự phòng.
Lê Thị Phương Anh - KTĐT 44A 18
Luận văn tốt nghiệp
c) Dự án đầu tư Mạng ngoại vi trong phạm vi một vùng: các dự án này
với chức năng là mở rộng dung lượng thuê bao phục vụ khách hàng thường
được triển khai thực hiện trên địa bàn các Bưu điện tỉnh, thành phố.
d) Các dự án bổ trợ khác như: hệ thống chống sét; cột anten; kiến trúc
xây dựng... Thông thường các dự án này chỉ là một hạng mục trong các dự
án đầu tư mạng viễn thông lớn nhưng nó lại đóng vai trò rất quan trọng. Bảo
đảm các dự án bổ trợ hoạt động tốt cũng chính là biện pháp hữu hiệu bảo
đảm cho dự án mạng viễn thông được vận hành liên tục ngay cả trong điều
kiện thời tiết không được thuận lợi.
Sau khi phân rõ các tiểu dự án, quy trình lập dự án mạng viễn thông mà
cụ thể là quy trình chung để lập các tiểu dự án áp dụng tại Công ty gồm 2
bước:
+ Bước 1: Khảo sát và lập hồ sơ khảo sát lập dự án đầu tư
+ Bước 2: Lập dự án đầu tư
4.2.1 Khảo sát và lập hồ sơ khảo sát lập dự án đầu tư.
Trước khi tiến hành lập dự án đầu tư, công việc quan trọng cần phải thực
hiện là tiến hành khảo sát thu thập các số liệu cần thiết cho dự án.Các xí
nghiệp tiến hành việc khảo sát lập dự án theo các nội dung sau.
Thứ nhất: Chuẩn bị tài liệu đi khảo sát. Bao gồm
- Cấu hình mạng viễn thông đã được Tổng công ty Bưu chính viễn thông
Việt nam phê duyệt.
- Kế hoạch phân bổ vốn cho năm thực hiện dự án
- Các tài liệu cần thiết cho từng dự án cụ thể. Ví dụ
+) Dự án chuyển mạch cần thêm các tài liệu sau:
* Xem xét các yêu cầu của bên A và các đơn vị liên quan
Lê Thị Phương Anh - KTĐT 44A 19
Luận văn tốt nghiệp
* Tìm hiểu phương án công nghệ, xác định các chỉ tiêu kỹ thuật sơ bộ
của các thiết bị được lắp đặt trong chương trình như: Các chỉ tiêu về năng
lực xử lý của thiết bị; Các giao tiếp liên kết với mạng hiện có và các khả
năng hỗ trợ các chuẩn giao tiếp mở rộng; Các thông số môi trường liên quan
của thiết bị; Các thông số về kích thước, trọng lượng thiết bị.
+ Dự án truyền dẫn quang cần thiết phải có thêm Bản đồ hành chính khu
vực lập dự án ( tỷ lệ 1/ 5.000 hoặc 1/ 10.000 - 1/ 25.000)...
Thứ 2. Lập đề cương đi khảo sát.
Trước khi tiến hành khảo sát, đơn vị lập dự án trong Công ty sẽ tiến hành
xây dựng kế hoạch quản lý kinh doanh cho dự án và lập đề cương công tác
với việc dự kiến các công việc tiến hành, dự tính thời gian thực hiện và dự
trù kinh phí
Thứ 3. Triển khai công tác với chủ đầu tư (bên A) với hai công việc
chính:
* Họp với bên A
- Xác định lại quy mô vốn và mục tiêu đầu tư.
- Thống nhất các số liệu bên A sẽ cung cấp ngay hoặc sau này sẽ gửi
về cơ quan.
- Thống nhất với các đơn vị có liên quan để phối hợp cùng khảo sát.
* Thu thập tài liệu ở mỗi khu vực lập dự án
Bất kỳ một dự án đầu tư mạng viễn thông nào thì cũng cần phải thu thập đầy
đủ các số liệu sau:
Số liệu về điều kiện tự nhiên:
Số liệu về điều kiện xã hội, tình hình phát triển kinh tế của địa
phương, vùng dự án:
Số liệu về tình hình kinh doanh của Bưu điện Tỉnh (hoặc của các
công ty)
Lê Thị Phương Anh - KTĐT 44A 20
Luận văn tốt nghiệp
Số liệu về dịch vụ, phát triển máy của Bưu điện tỉnh (hoặc của các
công ty)
Số lượng về hạ tầng cơ sở của khu vực dự án:
Số liệu về hiện trạng thiết bị thông tin, công nghệ, dịch vụ:
Số liệu về tình hình phát triển công nghệ, dịch vụ, của thế giới và
trong nước các năm trước.
Thứ 4. Lập biên bản khảo sát lập dự án (theo mẫu qui định của Công ty)
Tất cả các đơn vị lập dự án trong Công ty sau khi tiến hành khảo sát sẽ
lập biên bản khảo sát theo mẫu quy định của Công ty, trong đó thống nhất
các vấn đề sau:
+ Tình hình doanh thu viễn thông, vốn đầu tư các năm trước
+ Thỏa thuận về dự báo nhu cầu viễn thông, phát triển công nghệ và dịch
vụ tại vùng dự án
+ Thỏa thuận về hiện trạng hạ tầng, nhà trạm, trang thiết bị, công nghệ,
dịch vụ.
+ Thỏa thuận về quy mô, nội dung, hình thức đầu tư.
+ Thỏa thuận về giải pháp xây dựng.
+ Thỏa thuận về giải pháp quản lý bố trí lao động.
+ Thỏa thuận về giải pháp sử dụng hạ tầng cơ sở, nhà trạm, vị trí tuyến,
vị trí lắp đặt thiết bị, giải pháp xây dựng, sử dụng các trang thiết bị phụ trợ
(nguồn điện, điều hòa, chiếu sáng, chống sét), sử dụng các trang thiết bị
thông tin hiện có như máy tính, chuyển mạch truyền dẫn, cột anten...
Biên bản khảo sát sẽ được đính kèm với dự án đầu tư khi tiến hành trình
duyệt dự án để tiện cho công tác thẩm định dự án của các cấp có thẩm
quyền.
Công tác khảo sát dự án đầu tư là một bước quan trọng đối với các dự
đầu tư mạng viễn thông. Tính chất kỹ thuật - công nghệ của dự án đòi hỏi số
Lê Thị Phương Anh - KTĐT 44A 21
Luận văn tốt nghiệp
liệu thu thập cần phải chính xác, đúng mục tiêu, trọng tâm. Tuy vậy, công
tác khảo sát một vài dự án do Công ty thực hiện còn tiến hành một cách sơ
sài, chung chung, thiếu tính khách quan, thực tế. Đặc biệt là các dự án của
các Bưu điện tỉnh do Tổng công ty ủy quyền thực hiện thì số liệu về điều
kiện tự nhiên, tình hình kinh doanh của Bưu điện tỉnh, khu vực triển khai dự
án là hầu như không có.
4.2.2 Lập dự án đầu tư mạng viễn thông. Nội dung chủ yếu của một dự án
viễn thông:
Những căn cứ xác định sự cần thiết đầu tư
- Trước khi thuyết minh sự cần thiết đầu tư, cũng như các dự án khác
trong dự án đầu tư mạng viễn thông cũng nêu rõ các văn bản làm căn cứ
trong quá trình thực hiện dự án bao gồm các văn bản định hướng và quy
hoạch phát triển mạng viễn thông của địa phương; các văn bản về việc triển
khai cụ thể các kế hoạch kinh tế của địa phương và các văn bản liên quan
đến các dự án cụ thể. Ví dụ như trong dự án đầu tư " Mở rộng hệ thống tổng
đài EWSD thêm 13.824 số Bưu điện tỉnh Cà Mau, bổ sung giai đoạn 2003 -
2005 lần 2", các văn bản liên quan bao gồm:
+) Văn bản số 4084/2003/QĐ - VT ngày 10/11/2003 của Tổng giám
đốc về việc phê duyệt cấu trúc tổng thể mạng viễn thông Bưu điện tỉnh Cà
Mau giai đoạn (2003 -2005)
+) Công văn số 5421/ĐTPT ngày 8/9/2004 của Tổng công ty Bưu
chính - Viễn thông về việc thông báo chỉ tiêu bổ sung dung lượng chuyển
mạch giai đoạn (2003 -2005) lần 2.
+) Biên bản khảo sát giữa công ty tư vấn xây dựng và phát triển Bưu
điện (nay là Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát triển Bưu điện) với Bưu
điện tỉnh Cà Mau ngày 26/8/2004
+) Hợp đồng kinh tế số 739.2004/HĐKT ngày 10/9/2004 giữa Bưu
điện tỉnh Cà Mau với công ty tư vấn xây dựng và phát triển Bưu điện (nay là
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát triển Bưu điện)
Lê Thị Phương Anh - KTĐT 44A 22
Luận văn tốt nghiệp
+) Các hệ thống quản lý chất lượng của Công ty theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000
- Khi thuyết minh sự cần thiết phải đầu tư của một dự án đầu tư mạng
viễn thông, Công ty sẽ căn cứ vào báo cáo khảo sát lập dự án đầu tư để nêu
rõ các số liệu thống kê liên quan đế tình hình kinh tế - xã hội của toàn tỉnh
và của khu vực cần đầu tư (hiện tại và dự báo cho tương lai) như các dự án
đầu tư khác và các số liệu đặc trưng của mạng viễn thông gồm: Tình hình
kinh doanh của Bưu điện tỉnh , thành phố nói chung và khu vực cần đầu tư
nói riêng; Hiện trạng mạng lưới viễn thông tại từng khu vực cần đầu tư.
Trong đó:
+) Tình hình kinh tế - xã hội của toàn tỉnh và của khu vực cần đầu tư
trình bày các đặc điểm địa lý, khí tượng thủy văn; các số liệu thống kê về
dân số, diện tích, định hướng phát triển kinh tế...So với các dự án khác thì
việc thu thập và trình bày các số liệu về tình hình khí tượng thủy văn, đặc
điểm địa hình, tính chất đất trong các dự án mạng viễn thông là chi tiết hơn
và không thể thiếu. Bởi vì các số liệu này rất quan trọng, nó sẽ quyết định
phương án xây dựng đường trục, phương án công nghệ cũng như xây dựng
hệ thống chống sét...của dự án.
+) Tình hình kinh doanh của Bưu địên tỉnh, thành phố nói chung và
của khu vực đầu tư nói riêng nêu rõ tình hình phát triển các dịch vụ, tình
hình doanh thu qua các năm theo kế hoạch được giao và thực tế thực hiện.
+) Hiện trạng mạng lưới viễn thông tại từng khu vực cần đầu tư trình
bày cấu trúc mạng lưới (chuyển mạch, truyền dẫn, ngoại vi...) sau đó dự báo
nhu cầu mạng viễn thông trong quá trình khai thác vận hành dự án.
- Thông thường trong các dự án đầu tư, phần thuyết minh sự cần thiết
đầu tư cần phải nói rõ tính cạnh tranh của sản phẩm của dự án. Tuy vậy, đây
là các dự án mạng viễn thông mà chủ đầu tư là Tổng công ty Bưu chính viễn
thông với thị phần chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trên thị trường nên tính
cạnh tranh không được đề cập đến trong dự án.
Lê Thị Phương Anh - KTĐT 44A 23
Luận văn tốt nghiệp
Ví dụ: Thuyết minh sự cần thiết phải đầu tư dự án "Mở rộng hệ thống
tổng đài EWSD thêm 13.824 số Bưu điện tỉnh Cà Mau (bổ sung giai đoạn
2003-2005 lần 2) (nguồn số liệu Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Bưu
Điện)
(1) Tổng quát tình hình kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Cà Mau
- Tỉnh Cà Mau nằm ở cực Nam của tổ quốc, thuộc bán đảo Cà Mau với
diện tích là 5.211 km
2
; số dân là 1,125 triệu người.
- Hai mặt giáp biển nằm kẹp giữa bờ biển Đông và vịnh Thái Lan, có
300km bờ biển, hàng năm được phù sa của các con sông và kênh rạch (nội
tỉnh) bồi đắp lần ra biển hàng trăm m. Tỉnh Cà Mau nằm trong vùng cận
nhiệt đới xích đạo, nên thời tiết khí hậu ôn hòa ( cả năm chỉ có hai mùa
chính là mùa mưa và mua nắng). Đồng thời mạng sông ngòi, kênh rạch
chằng chịt, mênh mông với 400.000 ha.
- Bên cạnh hệ thống sông , kênh rạch và ven dải bờ biển là những ao hồ,
đầm lầy và những bãi bồi rộng lớn, rất thuận lợi cho quá trình phát triển
rừng ngập mặn và cũng tạo điều kiện sinh sông của những loại thủy sản và
các loại sinh vật vùng miền có giá trị kinh tế cao (gồm 125.000 ha rừng
ngập mặn, chủ yếu là rừng Đước và 50.000 ha rừng Tràm) đều là thuộc loại
rừng quý hiếm phải được bảo vệ trong đó gồm có 15 họ thực vật, 16 giống
và 30 loại cây quý hiếm.
- Đặc điểm tổ chức hành chính:
+) Tỉnh lỵ: Thành phố Cà Mau
+) 6 huyện: Đầm Dơi; Cái Nước; Ngọc Hiển; Trần Văn Thời; Thới Bình;
U Minh.
+) 8 thị trấn: Thới Bình; Trần Văn Thời; Đầm Dơi; U Minh; Sông Đốc
A; Năm Căn (Ngọc Hiển) và Cái Đôi Vàm
+) 8 phường và 57 xã, ngoài ra còn có hai hòn đảo là Hòn Khoai và Hòn
Chuối.
- Đặc điểm giao thông:
Lê Thị Phương Anh - KTĐT 44A 24
Luận văn tốt nghiệp
+) Cà Mau là tỉnh cuối cùng trên tuyến quốc lộ 1A, là giao điểm giữa
tuyến quốc lộ 1A và tuyến quốc lộ 63 đi Rạch Giá của tỉnh Kiên Giang.
+) Cà Mau có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với tổng chiều
dài lên tới 7.000km bao gồm 7 hệ thống sông chính: Ông Đốc, Bảy Háp, Cái
Lớn, Gáng Hào, Đầm Dơi, Trèm Trẹm, Bạch Ngưu. Ngoài phần đất liền, Cà
Mau còn có vùng biển rộng lớn nằm ở phía Đông và phía Tây.
- Đặc điểm về kinh tế:
+) Do được tự nhiên ưu đãi với những đặc điểm như trên, điều này tác
động đến nền kinh tế của tỉnh Cà Mau về nông - lâm - ngư nghiệp và thương
mại, công nghiệp , chế biến hải sản cũng đang được dần phát triển mạnh, đã
thu được một số kết quả như sau:
Tổng số lượng lương thực đạt: 600 nghìn tấn
Kim ngạch Xuất khẩu đạt: 155 triệu USD
Nộp cho ngân sách Nhà nước: 230,4 tỷ đồng
Chỉ số GDP (tính bình quân cho đầu người): 450 USD/ năm
+) Nền kinh tế của toàn tỉnh đã được định hướng từng bước thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, phát triển toàn diện
Nông - Lâm -Ngư - Công nghiệp - Dịch vụ chế biến xuất khẩu, tạo điều kiện
cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh.
(2) Tổng quát tình hình kinh tế - xã hội của khu vực cần đầu tư.
TT Tên khu vực
Dân số
(người)
Cấp HC Đặc điểm kinh tế
1 TP. Cà Mau 176.848 Thành phố Công nghiệp - Thương mại
2 Phường 8 13.149 Phường Kinh tế - Chính trị - Xã hội
3 Phường 9 8.696 Phường Nông nghiệp
4 Thới Bình 9.808 Thị trấn Thương mại
5 Tr.Văn Thời 9.210 Thị trấn Thương mại
6 Cái Nước 12.506 Thị trấn Thương mại
7 Đầm Dơi 7.362 Thị trấn Thương mại
8 U Minh 5.015 Thị trấn Thương mại
9 Sông Đốc A 26.420 Thị trấn Nông-Ngư nghiệp, Thương mại
10 Sông Đốc B Nông - Ngư nghiệp, Thương mại
11 Năm Căn 17.477 Thị trấn Thương mại
Lê Thị Phương Anh - KTĐT 44A 25