Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

khóa luận tốt nghiệp thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.99 KB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
o0o




KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI
CỤC HẢI QUAN THANH HOÁ



: Sinh viên thực hiện : La Thị Huyền
: Lớp : Anh 3 - KTĐN
: Khóa : 45A
: Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Tăng Văn Nghĩa





Hà Nội, tháng 5 năm 2010
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THUẾ XNK 3
I. Tổng quan về thuế XNK và hoạt động quản lí thu thuế XNK của Hải quan 3


1. Khái niệm thuế XNK 3
1.1. Định nghĩa thuế XNK 3
1.2. Vài nét về thuế xuất khẩu 4
1.3.Vài nét về thuế nhập khẩu 5
2. Thuế XNK trong giai đoạn hiện nay 6
II. Vai trò của thuế XNK đối với nền kinh tế Việt Nam 8
1. Sự ra đời của thuế XNK ở Việt Nam 8
2.Vai trò của thuế XNK đối với nền kinh tế Việt Nam 10
2.1.Thuế XNK là một nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước 11
2.2.Thuế XNK góp phần bảo hộ và phát triển sản xuất trong nước 11
2.3.Thuế XNK góp phần hướng dẫn tiêu dùng trong nước 12
2.4.Thuế XNK góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước 13
3.Tình hình thu thuế XNK ở Việt Nam 13
3.1.Thực tế quá trình thực hiện thu thuế XNK ở Việt Nam 13
3.2.Kết quả thu thuế XNK những năm gần đây 14
III. Kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK tại một số nước trên thế giới 14
1. Kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK ở Hoa Kỳ 15
1.1. Các loại thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ 15
1.2. Các mức thuế suất nhập khẩu của Hoa Kỳ 16
1.3. Hiệu quả thu được từ chính sách thuế XNK của Hoa Kỳ 18
2. Kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK ở Trung Quốc 20
2.1. Loại hình thuế XNK được áp dụng ở Trung Quốc 20
2.2. Các mức thuế suất nhập khẩu của Trung Quốc 20
2.3. Hiệu quả từ chính sách thuế XNK của Trung Quốc 22
3. Nhận xét 23
3.1. Về chính sách thuế XNK 23
3.2.Về biểu thuế XNK 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ THU THUẾ XNK TẠI CỤC
HẢI QUAN THANH HOÁ 25
I. Tổng quan về Cục Hải quan Thanh Hóa 25

1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Cục Hải quan Thanh Hoá
25
1.1. Vị trí địa lí 25
1.2. Qúa trình hình thành, phát triển 25
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 28
2. Khái quát về tình hình hoạt động XNK trên địa bàn quản lí của Cục Hải quan
Thanh Hoá 28
2.1. Kết quả, số liệu Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện trong giai
đoạn 2005-2008 29
2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh XNK của các doanh nghiệp
trên địa bàn quản lí của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 31
II. Thực trạng công tác quản lí thu thuế XNK tại Cục Hải quan Thanh Hoá 33
1. Tình hình tính thuế và thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 33
1.1. Công tác quản lí lượng hàng hoá XNK 33
1.2. Công tác quản lí giá tính thuế hàng hoá XNK 34
1.3. Công tác quản lí thuế suất, áp mã hàng hoá và tỉ giá ngoại tệ áp dụng cho
việc xác định thuế hàng hoá XNK 37
1.4. Công tác quản lí thu thuế, thu nợ thuế XNK 41
2. Về công tác kiểm tra, giám sát, quản lí hải quan đối với hàng hóa XNK tại
Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 42
2.1. Công tác giám sát quản lí 42
2.2. Công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại 44
3. Kết quả thu được trong công tác thu thuế XNK những năm trở lại đây tại
Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 45
4. Đánh giá chung về công tác thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá
47
4.1. Một số mặt mạnh 47
4.2.Những mặt hạn chế 48
III. Những vấn đề đặt ra trong việc quản lí thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh
Thanh Hoá 49

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÍ THU THUẾ
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH THANH HOÁ 51
I. Yêu cầu đặt ra đối với công tác thu thuế XNK của Nhà nước 51
II. Kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK của một số Cục Hải quan địa phương 53
1. Bài học kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK của Cục Hải quan Thành phố Hồ
Chí Minh 53
2. Bài học kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK của Cục Hải quan Hà Nội 55
3. Bài học kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK của Cục Hải quan Hải Phòng 58
3.1. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp 58
3.2. Chú trọng nhiệm vụ giảm nợ thuế 59
4. Nhận xét chung 60
III. Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng quản lí thu thuế XNK tại
cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 61
1. Đối với cơ quan có thẩm quyền liên quan 61
2. Đối với Tổng cục Hải quan 62
3. Đối với Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 63
3.1. Tăng cường công tác quản lí phân loại hàng hóa, trị giá tính thuế, xuất
xứ hàng hóa, đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ 63
3.2. Tăng cường các biện pháp chống thất thu thuế do gian lận thương mại 65
3.3. Tăng cường hoạt động kiểm soát chống buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới và phòng chống ma túy 65
3.4. Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế 66
3.5. Nâng cao trình độ cho cán bộ cơ sở 67
4. Những giải pháp đối với Doanh nghiệp 70
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT

1. ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
2. CBCC: Cán bộ công chức
3. CEPT: Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung của các nước

ASEAN
4. C/O: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá
5. GATT: Hiệp ước chung về thuế quan và thương mại
6. GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
7. GTGT: Giá trị gia tăng
8. HS: Hệ thống hài hoà trong mô tả và quy tắc đánh số thứ tự hàng hoá
9. HTS: Biểu thuế Nhập khẩu của Hoa Kỳ
10. MFN: Tối huệ quốc
11. Non – MFN: Phi tối huệ quốc
12. XNK: Xuất nhập khẩu
13. WCO: Tổ chức Hải quan Thế giới
14. WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Kim ngạch hàng hóa XNK trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (2005-2008)
(trang 29)
Bảng 2: Kim ngạch hàng hóa XNK trên địa bàn Ninh Bình – Hà Nam (2005-2008)
(trang 30)
Bảng 3: Kim ngạch hàng hóa XNK trên địa bàn tỉnh Nam Định (2005-2008)
(trang 31)
Bảng 4: Kim ngạch hàng hóa XNK trên địa bàn 4 tỉnh do Cục Hải quan tỉnh Thanh
Hóa quản lí (2003-2009) (trang 43)
Bảng 5: Kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại của Cục Hải quan tỉnh Thanh
Hóa (2003-2009) (trang 44)
Bảng 6: Số thu thuế từ hoạt động XNK của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa (2003-
2009) (trang 45)
Bảng 7: Bảng đối chiếu số thu thuế XNK và các loại hình thu khác tại Cục Hải
quan tỉnh Thanh Hóa (2006-2009) (trang 46)
1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của
ngành Hải quan được nhận thức ngày càng đầy đủ, sâu sắc hơn và phù hợp với quy
luật phát triển của nền kinh tế. Ngành Hải quan là cơ quan bảo vệ lợi ích và chủ
quyền của mọi quốc gia độc lập, là “binh chủng” đặc biệt trên mặt trận kinh tế.
Ngành Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa,
phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên
giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lí Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ngành
Hải quan là bảo đảm thực hiện quy định của Nhà nước về quản lí thu thuế hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá và các nghĩa vụ khác trong phạm vi thẩm quyền do
pháp luật quy định. Ngành Hải quan không chỉ hoạt động ở cửa khẩu biên giới mà
hoạt động dọc biên giới, cả trong nội địa ở những nơi có yêu cầu làm thủ tục kiểm
tra, giám sát, kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu (XNK); không chỉ phối hợp với
các lực lượng có liên quan trong nước mà còn phải hợp tác chặt chẽ với tổ chức Hải
quan quốc tế và khu vực.
Các biện pháp thu thuế hàng hoá XNK của Ngành Hải quan nói chung và tại
Cục Hải quan Thanh Hoá nói riêng tác động trực tiếp đến lĩnh vực kinh tế đối ngoại
của nước ta trong thời kỳ đổi mới. Do đó, việc nghiên cứu để đề ra các biện pháp
quản lí thu thuế đối với hàng hoá XNK của ngành Hải quan nói chung và của Cục
Hải quan Thanh Hoá nói riêng là việc làm hết sức cần thiết. Nhận thức rõ điều đó,
người viết đã chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng
quản lí thu thuế XNK tại Cục Hải quan Thanh Hoá” làm đề tài Khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu một số vấn đề lí luận cơ bản về thuế xuất khẩu, thuế
2

nhập khẩu từ đó đánh giá thực trạng của công tác quản lí thu thuế XNK tại Cục Hải
quan tỉnh Thanh Hóa, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí
thu thuế XNK góp phần đẩy mạnh công tác thu ngân sách cho Nhà nước phục vụ
cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng công tác quản lí thu thuế XNK
tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá những năm gần đây và một số giải pháp nâng cao
chất lượng quản lí thu thuế XNK trong thời gian tới.
Phạm vi nghiên cứu là địa bàn do Cục Hải quan Thanh Hóa quản lí.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin. Đề tài còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản như : thu thập,
phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá…
5. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần Mục lục, Danh mục các thuật ngữ và chữ viết tắt, Danh mục
bảng biểu, Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, khóa luận được
kết cấu thành 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lí luận về thuế XNK
Chương II: Thực trạng công tác quản lí thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh
Thanh Hóa
Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lí thu thuế XNK tại
Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa
Người viết xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Tăng Văn Nghĩa đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ người viết hoàn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời người
viết cũng xin gửi lời cám ơn đặc biệt tới Phòng Nghiệp vụ - Cục Hải quan tỉnh
Thanh Hóa đã cung cấp tài liệu và tạo điều kiện cho người viết trong suốt quá trình
viết khóa luận.


3

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THUẾ XNK
I. Tổng quan về thuế XNK và hoạt động quản lí thu thuế XNK của Hải quan
Thuế XNK là một loại thuế trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia. Sử dụng có
hiệu quả thuế XNK chính là phát huy đầy đủ các chức năng cơ bản của nó trong
lĩnh vực hoạt động XNK hàng hóa. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập kinh tế thế
giới và khu vực, thuế XNK càng thể hiện vai trò và tác dụng không chỉ là công cụ
thể hiện chính sách đối ngoại giữa các quốc gia với nhau. Là một loại thuế trong hệ
thống thuế quốc gia, thuế XNK xét về chức năng, vai trò đều có những nét tương
đồng với những loại thuế khác. Tuy nhiên, sự xuất hiện của thuế XNK lại bắt nguồn
từ yêu cầu điều chỉnh sự vận động của hàng hóa giữa các quốc gia có chủ quyền với
nhau, nó là một bộ phận trong chính sách kinh tế đối ngoại của mỗi nước cho nên
thuế XNK cũng có những nét riêng về mặt nội dung, vai trò, cũng như cách thức
hành thu cần được nghiên cứu và làm sáng tỏ.
1. Khái niệm thuế XNK
1.1. Định nghĩa thuế XNK
Thuế XNK hay thuế xuất-nhập khẩu hoặc thuế quan là tên gọi chung để gọi
hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Đó là thuế nhập khẩu và thuế xuất
khẩu. Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu, còn thuế xuất khẩu là
thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu ở tại một quốc gia xác định.
Trong thời cổ đại và trung cổ, thuế XNK còn được các chính quyền địa
phương thu, nhưng hiện nay điều này là rất hiếm và thông thường nó được nhà nước
giao cho một tổ chức nhà nước chuyên trách về thuế XNK là Hải quan thực hiện
công việc kiểm tra, tính và thu thuế. Về mặt nguyên tắc, thuế XNK phải được nộp
trước khi thông quan để người xuất khẩu có thể giao hàng hóa cho người chuyên
chở hay người nhập khẩu có thể đưa mặt hàng nhập khẩu vào lưu thông trong nội
địa, trừ khi có các chính sách ân hạn thuế hay có bảo lãnh nộp thuế, nên chúng có
thể coi là một trong những loại thuế dễ thu nhất, và chi phí để thu thuế XNK là khá
nhỏ.
4
Trong thời đại ngày nay, các chính sách về thương mại, thuế và thuế quan

thường được xếp cùng nhau do ảnh hưởng chung của chúng đối với các chính sách
công nghiệp, chính sách nông nghiệp và chính sách đầu tư. Các khối thương mại là
nhóm các quốc gia liên minh thỏa thuận giảm thiểu hay loại trừ thuế quan đối với
thương mại trong khối, cũng như khả năng áp đặt thuế quan có hiệu quả lên hàng
nhập khẩu từ ngoài khối hay hàng xuất khẩu ra ngoài khối. Liên minh hải quan của
khối thường có biểu thuế quan ngoài chung, và theo các quy định đã thỏa thuận thì
các quốc gia thành viên chia sẻ các khoản thu nhập từ thuế quan đối với hàng hóa
nhập khẩu vào trong khối.
Tóm lại, mỗi quốc gia trên thế giới đều có những chính sách khác nhau về thuế
XNK tùy theo tình hình của nền kinh tế nước mình. Nhưng ở hầu hết các nước đều
định nghĩa thuế XNK là loại thuế đánh vào hàng hóa khi hàng hóa đó được nhập
vào hoặc xuất ra khỏi biên giới quốc gia đó. Ở Việt Nam, thuế XNK cũng được
định nghĩa là: “Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một loại thuế gián thu đánh vào các
mặt hàng mậu dịch, phi mậu dịch được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới
Việt Nam”
1
. Trong điều kiện nền kinh tế mở như hiện nay, các khái niệm “cửa
khẩu”, “biên giới quốc gia”, “thị trường trong nước”, “thị trường nước ngoài”… cần
được hiểu theo nghĩa rộng hơn bởi có sự xuất hiện các hình thức kinh tế như: khu
công nghiệp, khu công nghiệp kỹ thuật cao, khu chế xuất, đặc khu kinh tế,… được
hoạt động với các quy chế đặc thù và được hưởng những quyền lợi ưu đãi.
1.2. Vài nét về thuế xuất khẩu
Vào thế kỷ 17 và thế kỷ 18, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đánh thuế
vào hàng hóa xuất khẩu ra bên ngoài và thuế xuất khẩu khi ấy đã trở thành một
nguồn thu ngân sách vô cùng quan trọng. Đến thế kỷ 19, khi mà chủ nghĩa tư bản
phát triển mạnh thì việc thu thuế xuất khẩu làm gia tăng giá thành của hàng hóa xuất
khẩu, cũng đồng nghĩa với việc giá tiêu thụ tại thị trường nước ngoài của hàng hóa
tăng lên và dẫn đến việc giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nước mình so với hàng
hóa cùng loại trên thị trường nước ngoài. Chính vì lí do như vậy cho nên đến nửa


1
GS.TS. Bùi Xuân Lưu (Chủ biên), TS. Nguyễn Hữu Khải, ThS.Nguyễn Xuân Nữ (2003), Giáo trình thuế và
hệ thống thuế ở Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, trang 103
5
sau của thế kỷ 19 thì hầu hết các quốc gia đều thực hiện không đánh thuế xuất khẩu.
Nhưng trên thế giới hiện nay vẫn còn một số ít các quốc gia, chủ yếu là những nước
có nền kinh tế chậm phát triển, vẫn tiến hành thu thuế xuất khẩu. Những quốc gia
này có nguồn thu thuế hạn hẹp và tiến hành thực hiện thu thuế xuất khẩu trên những
hàng hóa là tài nguyên thiên nhiên khai thác trong nước, với khối lượng xuất khẩu
tương đối lớn. Chính vì vậy mà nguồn thu từ thuế xuất khẩu trở thành một nguồn
thu quan trọng và tương đối ổn định của những quốc gia này.
Hiện nay, vẫn còn một số quốc gia áp dụng thuế xuất khẩu với mục đích là để
hạn chế xuất khẩu những hàng hóa mà nhu cầu trong nước đang thiếu hụt, những
nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn, hoặc muốn thông qua thuế XNK để khống chế
và điều tiết lượng xuất khẩu của các loại hàng hóa, tránh xuất khẩu một cách mù
quáng và để ổn định giá cả trong và ngoài nước. Chính vì những lí do như vậy mà ở
Việt Nam hiện nay vẫn áp dụng thu thuế xuất khẩu đối với một số hàng hóa. Theo
Danh mục mức thuế suất của biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế
ban hành kèm theo Thông tư số 216/2009/TT-BTC ngày 12/11/2009 của Bộ Tài
chính có 71 mặt hàng phải chịu thuế xuất khẩu. Thậm chí một số mặt hàng là tài
nguyên có mức thuế suất thuế xuất khẩu rất cao lên tới 33% như đồng phế liệu và
mảnh vụn, niken phế liệu và mảnh vụn, nhôm phế liệu và mảnh vụn,
2

1.3. Vài nét về thuế nhập khẩu
So với thuế xuất khẩu thì thuế nhập khẩu đem lại nguồn thu hàng năm lớn hơn
cho các quốc gia. Ví dụ, nguồn thu từ thuế nhập khẩu tại các nước Châu Phi chiếm
khoảng 30% tổng thu thuế; các nước Trung Đông là 22%; Châu Mĩ La Tinh là 13%
và các nước Châu Á là 15%. Tại các nước phát triển, thu thuế chỉ chiếm một tỉ lệ
nhỏ trong tổng doanh thu, trung bình ít hơn 1% tổng giá trị nhập khẩu. Các mức

thuế suất nhập khẩu cao tại các nước đang phát triển là nhân tố chính cản trở thương
mại giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
3


2
Bộ Tài Chính (2009), Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi 2010, Nhà xuất bản Lao Động
3
Ban Doanh nghiệp vừa và nhỏ - Ngân hàng Thế giới (Tháng 9/2008), Cải cách thủ tục XNK hướng dẫn cho
đối tượng thực thi, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, trang 18
6
Trong điều kiện thế giới hiện nay, khi rất ít các quốc gia áp dụng thuế xuất
khẩu thì cái tên mà người ta vẫn thường gọi: “Thuế quan” là chủ yếu để chỉ cho
thuế nhập khẩu, ví dụ như: thuế quan ưu đãi, thuế quan áp dụng theo chương trình
tối huệ quốc, bảo hộ thuế quan,… Thực hiện thu thuế nhập khẩu có thể làm cho giá
thành nhập khẩu tăng lên, làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu trên thị trường trong
nước và có tác động trực tiếp lên lượng hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào. Chính
vì vậy mà từ lâu các quốc gia đều sớm coi thuế nhập khẩu như một công cụ để hạn
chế nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Sử dụng hợp lí công cụ thuế nhập khẩu một
mặt có thể đảm bảo cho sản xuất công – nông nghiệp trong nước được ổn định, mặt
khác thuế nhập khẩu còn là công cụ hiệu quả để điều tiết và phát triển nền kinh tế.
Nếu áp mức thuế nhập khẩu quá cao, có thể tạo thành rào chắn đối với hàng nước
ngoài muốn thâm nhập vào thị trường trong nước, ngăn cản sự phát triển và hợp tác
kinh tế quốc tế.
Thuế nhập khẩu có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các bên trong kinh tế
đối ngoại. Chính vì thế cho nên nó đã trở thành công cụ để đấu tranh và hợp tác
giữa các nền kinh tế, rất nhiều hiệp định hợp tác kinh tế giữa các nước trên thế giới
đều lấy việc giảm thuế nhập khẩu hoặc áp dụng chính sách ưu đãi thuế quan làm nội
dung chính trong bàn đàm phán của mình. “Hiệp định chung về thuế quan và
thương mại” (General Agrement of Tariff and Trade, viết tắt là GATT) ra đời năm

1947 là hiệp định mậu dịch đa phương được kí kết với mục tiêu phát triển kinh tế và
mậu dịch toàn cầu, hiệp định đã đề xướng tự do hóa thương mại, từng bước gỡ bỏ
hàng rào mậu dịch, trong đó một giải pháp quan trọng nhất đó là thông qua đàm
phán, hiệp thương giữa các nước thành viên để giảm mức thuế nhập khẩu, tăng tính
ràng buộc về thuế quan và không được tự ý tăng mức thuế suất.
2. Thuế XNK trong giai đoạn hiện nay
Thuế XNK là công cụ thông qua cơ chế thị trường để điều tiết lượng hàng hóa
XNK của mỗi nước. Chính vì thế cho nên trong giai đoạn hiện nay các nước vẫn
cho phép việc coi thuế XNK là công cụ hợp pháp duy nhất để bảo hộ nền kinh tế
mỗi quốc gia. Nhưng trong xu thế hợp tác mậu dịch toàn cầu đang ngày càng phát
7
triển thì mặt bằng chung thuế XNK của các quốc gia sẽ có xu hướng giảm xuống tới
mức tối ưu để vừa đảm bảo việc thực hiện các cam kết quốc tế đã được đề ra, mặt
khác vẫn giữ được tỉ lệ bảo hộ thích hợp cho các ngành kinh tế trong nước có điều
kiện phát triển. Chính sách thuế quan của các quốc gia trong điều kiện hiện nay đều
có ảnh hưởng nới lỏng sự hạn chế thương mại, từng bước giảm dần các mức thuế
trên cơ sở các hiệp định đa phương và song phương. Thương lượng trong việc xây
dựng biểu thuế quan được coi như là một đặc trưng cơ bản của chính sách thuế
XNK trong những thập kỷ gần đây. Sự hình thành của các liên minh thuế quan đã
có ảnh hưởng nhất định đến lượng hàng hóa được trao đổi giữa các nước trong liên
minh và các nước ngoài liên minh. Chính sách liên minh thuế quan đã có tác động
làm tăng đáng kể khối lượng thương mại giữa các nước thuộc liên minh trong khi
đó nó tạo ra một hàng rào ngăn cản hàng hóa của các nước ngoài liên minh. Điều
này dường như đã trở thành một xu hướng trong việc hoạch định chính sách thuế
quan hiện nay nhằm tự do hóa thương mại giữa các nước trong khu vực và bảo hộ
thị trường khu vực trước sự cạnh tranh của hàng hóa đến từ bên ngoài. Trong
trường hợp tự do hóa thương mại, lợi ích thương mại cho các thành viên không còn
là điều phải tranh cãi vì mỗi quốc gia sẽ tận dụng triệt để những nguồn lực có thế
mạnh, loại bỏ những ngành sản xuất không hiệu quả, đồng thời người dân cũng sẽ
được tiêu dùng những sản phẩm rẻ hơn với chất lượng tốt hơn. Trong trường hợp

bảo hộ thị trường khu vực, nếu chỉ xét trong một ngành duy nhất, có thể có một số
nước sẽ lâm vào tình trạng bất lợi do phải nhập khẩu những sản phẩm của các nước
trong liên minh với giá cao hơn giá quốc tế. Tuy nhiên, liên minh thuế quan là một
thỏa thuận hợp tác giữa các nước tham gia. Do vậy, nếu như một nước chịu thiệt hại
về một ngành nào đó thì đổi lại nó sẽ được lợi từ một ngành khác trên cơ sở cân
bằng về lợi ích giữa các thành viên.
Nói tóm lại, đặc thù của thuế XNK so với các loại thuế khác trong hệ thống
thuế là thuế XNK không những ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế mà còn ảnh
hưởng trực tiếp đến quan hệ ngoại giao và chính sách đối xử giữa các quốc gia mà
người ta đã đưa ra một hình ảnh rất hay, đó là: “Các phương pháp xác định trị giá
8
Hải quan – trị giá tính thuế hàng XNK – như là một khuôn mẫu hợp lí đúc lên
những tấm bê-tông tiêu chuẩn. Khi trời yên biển lặng, nó là nhịp cầu nối cho các
mối quan hệ thương mại giữa các nước, nhưng khi gió bão, nó lại dựng thành hàng
rào thuế quan nghiệt ngã hay những pháo đài kiên cố trong các cuộc chiến tranh
thương mại vắng tiếng súng nhưng không kém phần khốc liệt.”
4

II. Vai trò của thuế XNK đối với nền kinh tế Việt Nam
1. Sự ra đời của thuế XNK ở Việt Nam
Hoạt động thuế quan ở nước ta xuất hiện từ thời Lý (thế kỷ XI) và trở thành
một bộ phận hữu cơ của nền ngoại thương. Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám
thành công, Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, mở ra một trang sử mới cho
dân tộc Việt Nam. Chỉ một tuần sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên
ngôn độc lập, ngày 10-9-1945, Sở thuế quan và thuế gián thu được thành lập. Thuế
quan Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (từ 19-12-
1946 đến tháng 7-1954): về cơ bản, luôn có mối quan hệ mật thiết với các lực lượng
vũ trang, dân quân du kích và ngoại thương. Thuế quan Việt Nam thời kỳ xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam đã phục
vụ nhiệm vụ cách mạng trong mỗi giai đoạn lịch sử có nét đặc thù riêng.

Trong thời kỳ bao cấp, XNK ở nước ta còn mang tính chất giản đơn, mặt hàng
chủ yếu là nông sản, thực phẩm được xuất khẩu sang các nước trong hệ thống xã
hội chủ nghĩa. Hàng hóa xuất khẩu thường dùng để trả nợ hoặc xuất khẩu cho các
nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa theo các Nghị định thư của Chính phủ. Giá
hàng hóa xuất khẩu không đủ bù đắp cho những chi phí thu mua, sản xuất. Còn
nhập khẩu chủ yếu là hàng viện trợ, hàng tiêu dùng, vay của các nước trong hệ
thống xã hội chủ nghĩa. Nhà nước phải lấy từ Ngân sách để bù lỗ cho các đơn vị
XNK, vì thế thuế XNK không chiếm tỉ lệ lớn trong tổng thu Ngân sách Nhà nước,
không có khả năng điều tiết hoạt động XNK.
Sau Đại hội VI của Đảng (1986), Nhà nước ta đã có những chính sách đổi mới
nền kinh tế. Việc mở cửa giao lưu kinh tế với các nước đã làm thay đổi cơ bản vai

4
Các phương pháp xác định trị giá theo GATT và kiểm toán Hải quan, Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội
9
trò của thuế XNK. Cùng với việc mở rộng quan hệ kinh tế ngoại thương trong điều
kiện nền kinh tế mở, vào ngày 29/12/1987, tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa VIII,
Chính phủ đã thông qua “Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch” thay
cho chế độ “Bù thu chênh lệch ngoại thương” có từ trước đối với khu vực kinh tế
quốc doanh. Đây là thứ thuế đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam được ban hành bằng hình thức Luật hoàn chỉnh, nhằm tăng cường quản lí các
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu góp phần tích cực vào việc mở rộng và nâng cao
hiệu quả kinh tế đối ngoại của Nhà nước, hình thành cơ cấu XNK hợp lí, góp phần
bảo vệ và phát triển sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng trong nước, góp phần tạo nguồn
thu cho Ngân sách Nhà nước. Luật thuế XNK có hiệu lực thi hành từ ngày
01/02/1988, và cũng từ đó thuế XNK cũng chính thức được ra đời và áp dụng trên
toàn lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, có ban hành kèm theo biểu thuế chung, biểu
thuế XNK cho từng mặt hàng, chưa tách 2 biểu thuế riêng biệt. Biểu thuế này, được
xây dựng dựa trên danh mục hàng XNK Việt Nam theo tiêu chuẩn của Hội đồng
Tương trợ kinh tế (khối SEV). Biểu thuế này hoàn toàn tuân theo từng mục đích sử

dụng. Nói chung, biểu thuế XNK và cả Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu chỉ
phù hợp cho giai đoạn nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, việc XNK theo chế độ
nghị định thư ký giữa các chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa (thị trường khu vực
I), sau đó cải tiến ban hành thêm khung thuế XNK để chính phủ kịp thời điều chỉnh
cho hợp lý.
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Luật Thuế xuất - nhập khẩu cũ bộc lộ
nhiều nhược điểm và chưa bảo vệ nền sản xuất hàng hóa nội địa, hướng dẫn tiêu
dùng, tăng thu cho ngân sách Vì vậy, Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng
và trình Quốc hội thông qua Luật Thuế xuất - nhập khẩu ngày 26-11-1991. Mục
đích của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là bảo vệ nền kinh tế trong nước, tăng thu
ngân sách cho Nhà nước và hướng dẫn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Năm
1993, 1998 Quốc hội ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho phù hợp với tình hình kinh tế chính trị của từng giai
đoạn lịch sử. Sau 20 năm đổi mới, nước ta đã hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới,
10
tham gia và ký kết nhiều cam kết, hiệp định quốc tế. Do đó, chính sách pháp luật
cũng phải thay đổi để phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngày 14-6-2005, tại kỳ họp thứ
7 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Ngày 7-11-
2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, chúng ta phải thực hiện
Cam kết về thủ tục nhập khẩu. Mức cam kết chung: Ràng buộc mức trần cho toàn
bộ biểu thuế (10.600 dòng). Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện
hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình trong vòng 5 - 7 năm. Mức
thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn
20,9% thực hiện trong vòng 5 - 7 năm. Với hàng công nghiệp từ 16,8% xuống còn
12,6% thực hiện chủ yếu trong vòng 5 - 7 năm.
Mức cam kết cụ thể: Có khoảng hơn 1/3 số dòng thuế sẽ phải cắt giảm, chủ
yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với
nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ô-tô, xe máy vẫn
duy trì được mức bảo hộ nhất định. Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất bao
gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc và thiết

bị điện - điện tử. Việt Nam đạt được mức thuế trần cao hơn mức đang áp dụng đối
với nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hóa chất là phương tiện vận tải. Việt Nam cũng
cam kết cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theo ngành của WTO giảm thuế
xuống 0% hoặc mức thấp. Đây là hiệp định tự nguyện của WTO, nhưng các nước
mới gia nhập đều phải tham gia một số ngành. Ngành mà Việt Nam cam kết tham
gia là sản phẩm công nghệ thông tin, dệt may và thiết bị y tế. Việt Nam cũng tham
gia một phần với thời gian thực hiện từ 3 - 5 năm đối với ngành thiết bị máy bay,
hóa chất và thiết bị xây dựng.
5

2. Vai trò của thuế XNK đối với nền kinh tế Việt Nam
Nhìn chung, thuế XNK đối với Việt Nam nói riêng và tất cả các quốc gia trên
thế giới nói chung đều có chung những tác dụng cơ bản giống nhau. Tuy nhiên, đối
với mỗi quốc gia, do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế mà thuế XNK thể
hiện vai trò của mình trên những phương diện khác nhau. Có thể nói là đối với quốc

5
Bộ Tài Chính (2007), Văn kiện và biểu thuế gia nhập WTO của Việt Nam , Nhà xuất bản Tài Chính
11
này thì thuế XNK là công cụ với mục đích chủ yếu là để thực hiện chính sách
khuyến khích xuất khẩu còn việc tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước chỉ là phụ.
Nhưng đối với quốc gia khác thì có thể ngược lại. Đối với Việt Nam, là một quốc
gia đang trên con đường hội nhập và phát triển, ta có thể khái quát vai trò của thuế
XNK đối với nền kinh tế ở 4 điểm chính như sau:
2.1. Thuế XNK là một nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước
Ở Việt Nam, nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước chủ yếu là các loại thuế, lệ
phí. Trong đó, thuế xuất khẩu, nhập khẩu là nguồn thu lớn vì dễ thu và phí cho việc
thu thuế thấp, mặt khác nước ta cũng cần thực hiện chính sách bảo hộ các ngành
công nghiệp non trẻ tránh sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu nên mức thuế còn
cao (nhất là thuế suất hàng nhập khẩu).

Hiện nay, với xu thế hội nhập và phát triển Việt Nam đã không ngừng mở rộng
quan hệ buôn bán trao đổi với nhiều quốc gia trên thế giới. Các mặt hàng XNK
ngày càng thêm phong phú, đa dạng, tăng cả về số lượng và chất lượng. Kim ngạch
XNK hàng năm không ngừng tăng, tương ứng là số thu về thuế xuất khẩu, nhập
khẩu ngày càng tăng và chiếm vị trí quan trọng trong tổng số thu về thuế của Ngân
sách Nhà nước. Nguồn thu từ thuế XNK đã đóng góp khoảng 30% tổng thu Ngân
sách Nhà nước và là một trong 3 nguồn thu lớn của Ngân sách Nhà nước sau thuế
nội địa và dầu thô. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, năm 2009 tổng thu Ngân sách
Nhà nước cả năm đạt 390.650 tỉ đồng, bằng 100,2% dự toán (vượt 750 tỉ đồng).
Trong đó, thu từ hoạt động XNK ước đạt 123.000 tỉ đồng tăng 1,5% (1.800 tỉ
đồng)
6
.
2.2. Thuế XNK góp phần bảo hộ và phát triển sản xuất trong nước
Tùy thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn của đất nước và
điều kiện cụ thể trong mỗi giai đoạn lịch sử mà Nhà nước đề ra chính sách đối với
mặt hàng xuất hay nhập khẩu. Căn cứ vào đó xây dựng một thuế suất hợp lí cho
từng mặt hàng.

6
Tổng cục Hải quan – Viện Nghiên cứu Hải quan (2009), Tạp chí Nghiên cứu Hải quan, (Số 12), trang 1
12
Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang trong quá trình phát triển. Trình
độ sản xuất trong nước còn lạc hậu và chưa theo kịp so với các nước trong khu vực
và trên thế giới. Nếu như chúng ta áp dụng chính sách mở cửa thị trường không có
sự điều tiết của Nhà nước bằng việc cho phép XNK ồ ạt thì chắc chắn nền kinh tế
quốc gia sẽ không phát triển được mà còn phải chịu những ảnh hưởng không tốt.
Chính vì thuế XNK là một khoản chi phí được tính vào giá thành sản phẩm cho nên
áp mức thuế suất cao hay thấp có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành hàng hóa bán ra
trên thị trường. Vì vậy, đối với những mặt hàng cần hạn chế xuất khẩu để bảo vệ

nguồn tài nguyên trong nước hay hạn chế nhập khẩu để bảo vệ và phát triển sản
xuất trong nước thì Nhà nước sẽ đưa ra mức thuế suất cao và ngược lại. Ví dụ như
để bảo vệ nguồn tài nguyên trong nước cho nên Chính phủ quy định mức thuế với
mặt hàng là kim loại hay có nguồn gốc từ kim loại như: đồng, nhôm, niken, chì,
kẽm, thiếc phế liệu hay mảnh vụn có mức thuế suất từ 31-33%. Và để bảo vệ những
ngành sản xuất trong nước ví dụ như ngành sản xuất các sản phẩm vệ sinh, đồ gia
dụng bằng gốm sứ thì chúng ta áp mức thuế nhập khẩu vẫn còn cao là 30-45%.
7

Như vậy, thuế XNK đã phát huy vai trò vô cùng quan trọng để Nhà nước thực hiện
điều tiết vĩ mô nền kinh tế đặc biệt trong việc bảo hộ và phát triển các ngành sản
xuất trong nước.
2.3. Thuế XNK góp phần hướng dẫn tiêu dùng trong nước
Người tiêu dùng là lực lượng lớn nhất trong xã hội. Với thu nhập cố định, họ
luôn tìm mua loại hàng hóa với giá rẻ, chất lượng cao. Thuế cao hay thấp có tác
dụng kích thích hay hạn chế tiêu dùng. Đối với những mặt hàng thiết yếu cho đời
sống nhân dân, những mặt hàng nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân
thì mức thuế nhập khẩu thấp. Còn với những mặt hàng xa xỉ hay những mặt hàng
nhà nước không khuyến khích tiêu dùng thì áp mức thuế suất cao. Ví dụ như: Theo
Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi 2010 mà Bộ Tài chính vừa ban
hành, chính thức có hiệu lực từ 01/01/2010 thì hàng hóa thuộc nhóm 24.02 là xì gà,
xì gà xén hai đầu, xì gà nhỏ và thuốc lá điếu, chế biến từ lá thuốc lá hoặc từ các chất

7
Bộ Tài Chính (2009), Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi 2010, Nhà xuất bản Lao Động
13
thay thế lá thuốc lá có thuế suất thuế nhập khẩu từ 120-135%; rượu vang làm từ nho
tươi, kể cả rượu vang cao độ thuộc nhóm 22.04, rượu Vermouth và rượu vang khác
làm từ nho tươi đã pha thơm hương vị từ thảo mộc hoặc chất thơm thuộc nhóm
22.05 có mức thuế suất 56-59%.

2.4. Thuế XNK góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước
Bất kỳ quốc gia nào cũng xây dựng chính sách đối ngoại của riêng mình. Trong
chính sách đối ngoại, Nhà nước phân biệt các khu vực xuất khẩu, nhập khẩu, những
nước đã kí kết Hiệp định thương mại với Việt Nam trong đó có điều khoản ưu đãi
về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho từng mặt hàng với số lượng cụ thể. Trên cơ
sở này biểu thuế gồm ba loại thuế suất (thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt
và thuế suất thông thường) áp dụng cho từng trường hợp.
8

3. Tình hình thu thuế XNK ở Việt Nam
3.1. Thực tế quá trình thực hiện thu thuế XNK ở Việt Nam
Mặc dù việc xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu dựa trên mặt bằng chính sách, số thu
của các năm trước cũng như kế hoạch phát triển hoạt động XNK của quốc gia,
nhưng trong quá trình thực hiện thu thuế thường xuất hiện các yếu tố khách quan,
chủ quan, tác động đến số thu thuế XNK. Chắc chắn những yếu tố đó sẽ tác động
tới việc thực hiện chỉ tiêu thu thuế của các Cục Hải quan địa phương nói riêng và
Tổng cục Hải quan nói chung. Ngoài ra, cũng còn nhiều yếu tố khác tác động xấu
tới việc thu thuế XNK như việc các doanh nghiệp nợ đọng thuế XNK với số tiền lớn
và kéo dài (hàng năm có khoảng 800-1000 tỉ đồng nợ đọng thuế quá hạn)
9
, các hoạt
động buôn lậu, gian lận thương mại, tham nhũng tiêu cực,…
Trước tình hình trên, Tổng cục Hải quan đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành
chức năng nghiên cứu, kiến nghị Đảng, Quốc hội, Chính phủ có biện pháp điều
chỉnh chỉ tiêu thu thuế XNK, chính sách mặt hàng, biểu thuế, biểu giá tính thuế sát
thực tế, gắn với cải cách thủ tục hành chính Hải quan từng bước hiện đại hóa ngành
Hải quan, chấn chỉnh công tác quản lí vĩ mô, điều hành XNK vv…để đảm bảo

8
GS.TS. Bùi Xuân Lưu (Chủ biên), TS. Nguyễn Hữu Khải, ThS.Nguyễn Xuân Nữ (2003), Giáo trình thuế và

hệ thống thuế ở Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, trang 103-105
9
Tổng Cục Hải quan, Bộ Tài chính , 60 năm Hải quan Việt Nam (1945-2005)
14
nguồn thu, trên cơ sở đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng cao
cấp, kiềm chế nhập siêu.
3.2. Kết quả thu thuế XNK những năm gần đây
Nhờ áp dụng những biện pháp kể trên, số thu cùa ngành Hải quan thường tăng
lên hàng năm. Trong giai đoạn 2001 - 2009, ngành Hải quan luôn đạt và vượt chỉ
tiêu thu ngân sách, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách của Bộ
Tài chính. Số thu năm sau luôn cao hơn số thu năm trước, cụ thể: năm 2001 đạt
29.381 tỷ đồng, năm 2002 đạt 36.784 tỷ đồng, năm 2003 đạt 39.178 tỷ đồng, năm
2004 đạt 46.017 tỷ đồng, năm 2005 đạt 52.000 tỷ đồng và năm 2006 đạt 58.000 tỷ
đồng (tốc độ tăng thu bình quân hàng năm 15%). Đây là một nỗ lực rất lớn của
ngành Hải quan trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện cắt giảm thuế quan theo các
cam kết quốc tế (như cắt giảm thuế theo lộ trình thực hiện CEPT trong ASEAN, các
hiệp định song phương và gia nhập WTO). Đặc biệt, đây là giai đoạn đầu thực hiện
xác định trị giá hải quan theo các nguyên tắc của Hiệp định trị giá GATT, tình trạng
trốn thuế, gian lận qua giá còn khá phổ biến, nhưng ngành đã tập trung chỉ đạo và
đưa ra nhiều giải pháp nhằm đảm bảo nhiệm vụ thu thuế đồng thời chống thất thu
qua gian lận trị giá.
III. Kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK tại một số nước trên thế giới
Tìm hiểu kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK của các nước trên thế giới là việc
làm rất quan trọng. Từ đó, có những bước hoàn thiện trong xây dựng, cải cách chính
sách thuế của Nhà nước cũng như việc tính thuế và thu thuế của các cơ quan chức
năng có liên quan. Tìm hiểu tình hình quản lí thuế XNK của Hoa Kỳ có ý nghĩa
quan trọng vì đây là một nước phát triển với thị trường lớn nhất thế giới, chi phối
nhiều đến các định chế tài chính, các tổ chức kinh tế quốc tế và tình hình quản lí
thuế XNK của Trung Quốc – đất nước có nhiều bước tiến vượt bậc trong thời gian
gần đây, đang nỗ lực vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. Từ đó,

rút ra những kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK, để vận dụng hợp lí vào công tác
quản lí thu thuế XNK ở Việt Nam.
15
1. Kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK ở Hoa Kỳ
Chính phủ Hoa Kỳ thực hiện chính sách không đánh thuế vào hàng hóa xuất khẩu
mà chỉ đánh thuế vào hàng hóa nhập khẩu từ nên ngoài vào. Biểu thuế nhập khẩu
hiện hành của Hoa Kỳ (hay còn gọi là biểu thuế quan, Harmonized Tariff Schedule of
the United States, viết tắt là HTS) được ban hành trong Luật Thương mại và Cạnh
tranh Omnibus năm 1988 và có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 1989. Biểu thuế này được
xây dựng dựa trên hệ thống danh mục HS (Harmonised System, đây là sản phẩm trí
tuệ của tổ chức Hải quan thế giới WCO và tập thể các chuyên gia của các tổ chức
quốc tế thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau xây dựng lên và được đưa vào áp dụng trên
thế giới từ ngày 01/01/1988). Mức thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ có thể thay đổi và
được công bố hàng năm.
1.1. Các loại thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thuế theo trị giá: Hầu hết các loại thuế quan của Hoa Kỳ được đánh theo tỷ lệ
trên giá trị, tức là bằng một tỷ lệ phần trăm trị giá giao dịch của hàng hoá nhập
khẩu. Ví dụ mức thuế tối huệ quốc năm 2004 đối với chè xanh có hương vị đóng
gói không quá 3 kg/gói là 6,4%.
Thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng: Một số hàng hoá, chủ yếu là nông sản
và hàng sơ chế phải chịu thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng. Loại thuế này
chiếm khoảng 12% số dòng thuế trong biểu thuế HTS của Hoa Kỳ. Ví dụ, mức thuế
MFN (Mức thuế tối huệ quốc) năm 2004 đối với cam là 1,9 cent/kg, đối với nho
tươi trong khoảng 1,13 – 1,80 USD/m3 hoặc được miễn thuế tùy thời điểm nhập
khẩu trong năm.
Thuế gộp: Một số hàng hóa phải chịu gộp cả thuế theo giá trị và thuế theo số
lượng. Hàng phải chịu thuế gộp thường là hàng nông sản. Ví dụ thuế suất MFN đối
với nấm mã HTS 0709.51.01 áp dụng cho năm 2004 là 8,8 cent/kg + 20%.
Thuế theo hạn ngạch: Ngoài ra, một số loại hàng hoá khác phải chịu thuế hạn
ngạch. Hàng hoá nhập khẩu nằm trong phạm vi hạn ngạch cho phép được hưởng

mức thuế thấp hơn, trong khi đó hàng nhập vượt quá hạn ngạch phải chịu mức thuế
cao hơn nhiều và có hệ quả như cấm nhập khẩu. Mức thuế MFN năm 2002 áp dụng
16
đối với số lượng trong hạn ngạch bình quân là 9%, trong khi đó mức thuế đối với số
lượng vượt hạn ngạch trung bình là 53%. Thuế hạn ngạch hiện nay đang được áp
dụng với thịt bò, các sản phẩm sữa, đường và các sản phẩm đường.
Thuế theo thời vụ: Mức thuế đối với một số loại nông sản có thể thay đổi theo
thời điểm nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong năm. Ví dụ, mức thuế MFN năm 2004 đối
với nho tươi nhập khẩu trong thời gian từ 15 tháng 2 đến hết ngày 31 tháng 3 là
1,13 USD/m3, trong thời gian từ 1 tháng 4 đến hết 30 tháng 6 là 1,80 USD/m3, và
ngoài những thời gian trên được miễn thuế.
Thuế leo thang: Một đặc điểm nữa của hệ thống thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ là
áp dụng thuế suất leo thang, nghĩa là hàng càng chế biến sâu thì thuế suất nhập khẩu
càng cao. Ví dụ, mức thuế MFN đối với cá tươi sống hoặc ở dạng philê đông lạnh là
0%, trong khi đó mức thuế đối với cá khô và xông khói là từ 4% đến 6%. Loại thuế
này cá tác dụng khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu và hàng sơ chế hơn là hàng
thành phẩm.
1.2. Các mức thuế suất nhập khẩu của Hoa Kỳ
Hiện nay, Hoa Kỳ đang áp dụng ba mức thuế suất rất rõ ràng đối với hàng hóa
nhập khẩu từ bên ngoài vào đó là: thuế suất thông thường, thuế suất đặc biệt và thuế
suất phân biệt đối xử.
Trong đó, thuế suất thông thường hay mức thuế tối huệ quốc (MFN), hay còn
gọi là mức thuế dành cho các nước có quan hệ thương mại bình thường (NTR),
được áp dụng với những nước thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và
những nước tuy chưa phải là thành viên WTO nhưng đã ký hiệp định thương mại
song phương với Hoa Kỳ. Mức thuế tối huệ quốc (MFN) nằm trong phạm vi từ dưới
1% đến gần 40%, trong đó hầu hết các mặt hàng chịu mức thuế từ 2% đến 7%.
Hàng dệt may và giầy dép thường chịu mức thuế cao hơn. Mức thuế MFN theo giá
trị nói chung bình quân khoảng 4%. Mức thuế MFN được ghi trong cột “General”
của cột 1 trong biểu thuế nhập khẩu (HTS) của Hoa Kỳ.

Khác với mức thuế thông thường kể trên, các quốc gia được hưởng mức thuế
suất đặc biệt trong hệ thống nhập khẩu của Hoa Kỳ là các nước nằm trong Hệ thống
17
ưu đãi phổ cập (Generalized System of Preferences - GSP), các nước có kí kết các
hiệp định thương mại, các luật về ưu đãi thuế quan với Hoa Kỳ như: Hiệp định
thương mại tự do Bắc Kỳ, Hiệp định về thương mại hàng không dân dụng, Luật cơ
hội và phát triển Châu Phi, Luật tái thiết kinh tế vùng lòng chảo Caribê (Caribbean
Basin Initiative - CBI),… Nhìn chung, hầu hết các mặt hàng được hưởng mức thuế
suất nhập khẩu ưu đãi đều có mức thuế rất thấp thậm chí là được miễn thuế nhập
khẩu. Mức thuế suất đặc biệt được ghi trong cột “Special” của cột 1 trong Biểu thuế
nhập khẩu (HTS) của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, bên cạnh hai mức thuế suất kể trên, Hoa Kỳ còn áp dụng một mức
thuế suất rất cao cho các hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia chưa phải là thành
viên của WTO và chưa kí hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ như
Cuba, Lào và CHDCND Triều Tiên đó là thuế suất phân biệt đối xử - Mức thuế phi
tối huệ quốc (Non-MFN). Thuế suất Non-MFN nằm trong khoảng từ 20% đến
110%, cao hơn nhiều lần so với thuế suất MFN. Nếu như tính bình quân thì mức
thuế suất này thường cao hơn so với mức thuế suất thông thường 7-8 lần, đặc biệt ở
một số mặt hàng thì mức chênh lệnh này lên tới 20 lần. Mức thuế Non-MFN được
ghi trong cột 2 của biểu thuế HTS của Hoa Kỳ
10
. Ví dụ: một loại túi sách tay làm
bằng chất liệu platic có mã HS là 4202.99.10 nếu được nhập khẩu từ các quốc gia
kể trên thì phải chịu mức thuế suất phân biệt đối xử là 80%, trong khi đó cũng với
loại hàng hóa này thì mức thuế suất thông thường là 3,4% và mức thuế suất đặc biệt
là 0%.
11

Bên cạnh những loại thuế suất hàng nhập khẩu kể trên, Hoa Kỳ còn áp dụng các
loại thuế suất và các biện pháp khác để thực hiện bảo hộ những ngành sản xuất

trong nước như: thuế chống bán phá giá, thuế hóa các biện pháp phi thuế quan, đưa
ra các tiêu chuẩn thương mại, hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu,…


10
Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ (02/04/2008), Giới thiệu biểu thuế nhập khẩu Hoa Kỳ,
17/01/2010
11
Harmonized Tariff Schedule of the United States (2010),
, 17/01/2010
18
1.3. Hiệu quả thu được từ chính sách thuế XNK của Hoa Kỳ
Nhìn về tổng thể, việc áp dụng mức thuế suất thấp của Hoa Kỳ có tác dụng rất
tốt trong việc mở cửa và phát triển nền kinh tế trong nước đặc biệt là khi các ngành
sản xuất trong nước của Hoa Kỳ đã đủ mạnh để cạnh tranh với hàng ngoại nhập từ
bên ngoài. Việc tính thuế theo cách tính mức thu tuyệt đối và áp dụng kết hợp hai
cách tính với nhau có tác dụng rất tốt giúp cho Chính phủ Hoa Kì có thể kiểm soát
hiệu quả các mặt hàng nhập khẩu và đặc biệt là hạn chế các hoạt động gian lận
thương mại, tránh thất thu thuế nhất là với những mặt hàng phức tạp, dễ gian lận về
giá như những hàng có thuế suất cao, giá trị lớn và tương đối mới mẻ. Có thể tóm
lược hiệu quả thu được từ chính sách thuế nhập khẩu của Mĩ ở một số điểm chính
như sau:
1.3.1. Khuyến khích xuất khẩu phát triển
Với việc không đánh thuế xuất khẩu, chính phủ Hoa Kỳ đã tạo điều kiện thuận
lợi để các ngành sản xuất hàng xuất khẩu trong nước phát triển và có những tác
động tích cực đến nền kinh tế. Trong thập kỉ qua, xuất khẩu đã đóng góp hơn ¼
trong sự tăng trưởng của kinh tế Hoa Kỳ. Chính sách khuyến khích xuất khẩu của
Hoa Kỳ thông qua việc không đánh thuế xuất khẩu không chỉ có tác dụng đẩy mạnh
sự phát triển của nền kinh tế mà còn tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động
Hoa Kỳ. Ước tính khoảng 12 triệu việc làm ở Hoa Kỳ phụ thuộc trực tiếp vào hoạt

động xuất khẩu hàng hóa. Đây là những công việc có thu nhập cao hơn mức thu
nhập trung bình quốc dân từ 13-18%. Đặc biệt, theo số liệu thống kê gần đây thì lợi
ích thu được từ Khu vực tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA) và vòng đàm phán
Urugoay đã làm lợi cho mỗi gia đình có bốn người Hoa Kỳ từ 1.200 đến 2.000 đôla
mỗi năm qua việc khuyến khích sản xuất hàng hóa có chất lượng cao với giá cả thấp
hơn. Ở Hoa Kỳ, cứ 1/3 đất trồng trọt được dùng để sản xuất nông sản xuất khẩu.
12

Như vậy có thể nói, không có công cụ chính sách nào có thể nâng cao triển vọng
phát triển các ngành sản xuất hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ tốt hơn việc áp dụng
không đánh thuế vào các mặt hàng xuất khẩu ra bên ngoài kết hợp với việc đẩy

12
Trường Đại học Ngoại thương (2005), Tạp chí Kinh tế đối ngoại (số 20)

×