Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích biến động tỷ lệ nợ quá hạn của tín dụng doanh nghiệp so với tổng dư nợ tại các NHTM qua 2 năm 2007 – 2008 - Copy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.23 KB, 14 trang )

Bài tập chuyên đề GVHD: GS Nguyễn Thị Cành
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh
tế hàng hoá nhằm giải quyết nhu cầu luân chuyển vốn, nhu cầu thanh toán của nền
kinh tế. Thông qua việc cung cấp vốn cho các cá nhân cũng như các tổ chức kinh
doanh, có thể nói hoạt động ngân hàng đã đóng góp một phần quan trọng trong việc
khơi thông các nguồn lực và thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Chính vì vai
trò quan trọng của mình mà các hoạt động ngân hàng được xem là hết sức nhạy cảm,
nó ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến tất cả mọi hoạt động trong nền kinh tế.
Tuy nhiên nó lại chứa đựng rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, có thể là rủi ro về lãi suất, rủi ro
về tỷ giá, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng,… Trong số tất cả các loại rủi ro kể trên
thì rủi ro trong hoạt động tín dụng được xem là rủi ro lớn nhất và phức tạp nhất, đặc
biệt trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay thì loại rủi ro này đang diễn ra ở mức đáng
báo động, đòi hỏi sự quan tâm của mọi ngân hàng.
Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ
cả gốc và lãi của khoản cho vay hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ
hạn. Biểu hiện đầu tiên và dễ nhận thấy nhất của rủi ro này đó chính là tỷ lệ nợ quá
hạn. Theo Quyết định 493/2005 của NHNN: Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần
hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Theo đó, nợ quá hạn bao gồm các khoản
nợ từ nhóm 2 (nợ cần chú ý) đến nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Tỷ lệ nợ quá hạn
càng cao thì rủi ro của ngân hàng càng lớn. Căn cứ trên tỷ lệ nợ quá hạn, các ngân
hàng sẽ thấy được rủi ro mà ngân hàng mình sẽ phải đối mặt, từ đó nhanh chóng đưa
ra các giải pháp khắc phục, điều chỉnh lại cơ cấu nợ… nhằm ngăn chặn rủi ro tín
dụng. Nếu không ngăn chặn được loại rủi ro này thì rất dễ sẽ dẫn đến rủi ro thanh
khoản, khi đó ngân hàng sẽ không thể chủ động trong các hoạt động kinh doanh của
mình và có thể bị rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Tín dụng vốn được coi là hoạt động sơ khai, truyền thống trong nghề kinh
doanh ngân hàng. Cùng với thời gian thì đối tượng tín dụng của ngân hàng cũng được
mở rộng, đa dạng và phong phú hơn: Từ các cá nhân, hộ gia đình đến các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn, từ các doanh nghiệp tư nhân, cổ phần đến các
doanh nghiệp nhà nước…Đặc biệt với nền kinh tế thị trường, số lượng các doanh


nghiệp trong nền kinh tế gia tăng như vũ bảo cả về số lượng lẫn chất lượng thì nhu
cầu vay vốn ngân hàng ngày càng cao. Theo điều tra thì trên 40% nguồn tài trợ cho
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là từ việc vay vốn ngân hàng. Đồng thời các
khoản phí và lãi thu được từ các khoản vay của doanh nghiệp đã đem lại thu nhập
không nhỏ cho các ngân hàng. Do đó có thể thấy được tầm quan trọng của ngân hàng
đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế cũng như sự ảnh hưởng của doanh nghiệp
đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên không phải khoản vay nào
cũng doanh nghiệp cũng đều tốt và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Chính vì vậy
mà rủi ro tín dụng doanh nghiệp luôn là vấn đề được quan tâm trong công tác quản lý
rủi ro chung của ngân hàng.
Do hạn chế về thời gian nên nhóm chỉ nghiên cứu một khía cạnh trong rủi ro
tín dụng chung, đó là rủi ro về tín dụng doanh nghiệp mà biểu hiện rõ nét nhất của nó
là tỷ lệ nợ quá hạn doanh nghiệp thông qua đề tài: “Phân tích biến động tỷ lệ nợ
Trang 1
Bài tập chuyên đề GVHD: GS Nguyễn Thị Cành
quá hạn của tín dụng doanh nghiệp so với tổng dư nợ tại các NHTM qua 2 năm
2007 – 2008 ”.
1. DIỄN BIẾN CỦA NỢ QUÁ HẠN:
1.1. Phân nhóm NHTM:
Hiện nay theo thống kê của NHNN Việt Nam có các loại hình ngân hàng như
sau:
+ 3 Ngân hàng TMNN: Agribank, BIDV, MHB, Vietin ( trước tháng 12/ 2008)
+ 43 Ngân hàng TMCP trong đó đứng đầu là những ngân hàng như: Vietcombank,
ACB, STB …
+ 6 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
+ 5 ngân hàng liên doanh
+ 1 ngân hàng chính sách
+1 ngân hàng phát triển
+ Và hơn 45 chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Nhưng nếu xét theo quy mô tổng tài sản, ta có thể chia nhóm các ngân hàng

Việt Nam hiện nay như sau:
Nhóm 1: Nhóm các NHTMNN
Tên ngân hàng Tổng tài sản ( tỷ đồng)
Agribank 400,485
BIDV 246,494
MHB 35,241
Nhóm 2: Nhóm các NHTM cỡ lớn, bao gồm một số các Ngân hàng sau ( tổng
tài sản trên 30.000tỷ đồng)
Tên ngân hàng Tổng tài sản ( tỷ đồng)
VCB 219,91
ACB 105,306
STB 68,439
Techcombank 59,069
EIB 45,248
SCB 38,597
EAB 37,713
VIB 34,719
Nhóm 3: Nhóm các NHTM trung và vừa, bao gồm một số các Ngân hàng sau
Tên ngân hàng Tổng tài sản ( tỷ đồng)
Nhà Hà Nội 23,607
Hàng hải 21,999
Phương Nam 20,762
VP bank 18,587
Trang 2
Bài tập chuyên đề GVHD: GS Nguyễn Thị Cành
SHB 14,381
Đại Dương 14,091
AB bank 13,391
Phương Đông 10,095
HD bank 9,558

Miền Tây 5,891
1.2. Bức tranh chung về tín dụng doanh nghiệp và tỷ lệ nợ quá hạn doanh
nghiệp trong những năm gần đây:
Tính đến cuối tháng 12/2008 Việt Nam có khoảng gần 300,000 doanh nghiệp
với tổng dư nợ cho vay đạt khoảng 357,000 tỷ đồng, chiếm 27.3% tổng dư nợ cho
vay nền kinh tế và tăng khoảng 16.65% so với năm trước. Trong đó nợ quá hạn gần
44,000 tỷ đồng chiếm 3.5% tổng dư nợ. Nhìn chung, năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn tại
các ngân hàng đã tăng so với các năm trước. Điều này một phần là do tác động từ
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung và từ những chính sách tiền tệ của ngân
hàng trung ương Việt Nam nói riêng, trong đó nguyên nhân nổi cộm chính là từ các
khoản cho vay chứng khoán và bất động sản. Sau thời gian hoàng kim của chứng
khoán vào năm 2006, năm 2007 được xem là năm “sốt” bất động sản, điều này đã tạo
ra một thị trường mua đi bán lại sôi động nhất từ trước đến giờ. Tuy nhiên chính điều
đó lại tiềm ẩn nhiều rủi ro mà ngân hàng khi cho vay đã không lường trước được.
Đến năm 2008, khi chứng khoán tuột dốc không phanh và bất động sản đóng băng
hoàn toàn đã làm cho hai thị trường này không những không phát triển mà còn ngưng
trệ giao dịch một cách kinh khủng. Hệ lụy tất yếu của nó là các nhà đầu tư không thể
trả được khoản nợ đã vay trước đó tại các ngân hàng và làm cho nợ quá hạn của các
ngân hàng tăng lên một cách đáng kể trong năm 2008. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề
này chúng ta sẽ xem xét tỷ lệ nợ quá hạn của các NHTM NN cũng như các ngân hàng
TMCP lớn nhỏ trong nền kinh tế.
+ Khối NHTMNN:
Tên ngân
hàng
Tổng tài
sản (tỷ
dồng)
Tổng dư nợ ( Triệu đồng)
Tỷ lệ nợ quá hạn
DN (%)

2007 2008 2007 2008
Agribank 400,485 246,188,000 284,617,000 1.7 2
BIDV 246,494 6,709,000 11,090,000 0.75 0.14
MHB 35,241 13,924,999 30,110,884 2.28 3.5
+ Khối NHTMCP lớn:
Tên ngân
hàng
Tổng tài
sản (tỷ
dồng)
Tổng dư nợ ( Triệu
đồng)
Tỷ lệ nợ quá hạn
DN(%)
2007

2008

2007

2008

VCB 219,91 97,512,000 112,793,000 3.65 4.6
Trang 3
Bài tập chuyên đề GVHD: GS Nguyễn Thị Cành
ACB 105,306 31,810,857 34,832,700 0.19 1.5
STB 68,439 35,378,147 35,008,871 0.38 0.34
Techcombank 59,069 18,215,400 26,022,000 2.43 2.89
EIB 45,248 18,452,151 21,232,198 0.88 3.53
SCB 38,597 19,477,605 23,278,256 0.15 0.45

EAB 37,713 19,637,692 25,529,000 0.35 0.91
VIB 34,719 16,611,000 19,513,000 1.21 1.3
+ Khối NHTMCP vừa và nhỏ :
Tên ngân
hàng
Tổng tài
sản (tỷ
dồng)
Tổng dư nợ ( Triệu đồng)
Tỷ lệ nợ quá hạn
DN(%)
2007

2008

2007

2008

Nhà Hà Nội 23,607 9,419,378 10,515,947 1.99 3.06
Hàng hải 21,999 6,528,000 11,438,000 1.73 3.5
Phương
Nam
20,762 5,828,236 9,539,821 4.04 2.6
VP bank 18,587 13,323,113 12,973,622 0.47 3.4
SHB 14,381 4,183,502 6,252,699 0.34 2.36
Đại Dương 14,091 4,713,442 5,938,559 0.95 1.52
AB bank 13,391 6,810,735 6,538,980 1.67 5
Phương
Đông

10,095 7,557,438 8,597,488 1.34 2.56
HD bank 9,558 8,912,366 6,175,405 0.18 0.39
Miền Tây 5,891 628,415 1,364,529 0.8 0.45
1.2.1. Tình hình tỷ lệ nợ quá hạn DN trong khối NHTMNN
TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN DOANH NGHIỆP KHỐI NHNN 2007-2008
1.7
0.75
2.28
2
0.14
3.5
0
1
2
3
4
Agribank BIDV MHB
NGÂN HÀNG
%
2007 2008
Trang 4
Bài tập chuyên đề GVHD: GS Nguyễn Thị Cành
Từ biểu đồ trên ta có thể thấy được tình hình biến động nợ quá hạn doanh
nghiệp của khối NHNN trong hai năm trở lại đây với tỷ lệ cao khá cao. Cụ thể, tỷ lệ
nợ quá hạn của ngân hàng MHB từ 2.28% năm 2007 tăng lên 3.5% năm 2008 (với dư
nợ quá hạn tăng tương ứng từ 318,020 triệu đồng lên 1,053,880 triệu đồng ). Tiếp
theo là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn Việt Nam với 2% (tăng
0.3% so với năm 2007, tương ứng với số tuyêt đối khoảng 4,185,196 triệu đồng). Và
thấp nhất trong khối NHNN là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tỷ lệ nợ
quá hạn chỉ khoảng 0.75% năm 2007 (dư nợ quá hạn 50,428 triệu đồng) đến năm

2008 giảm xuống chỉ còn 0.14% tương đương với 15,912 triệu đồng.
Nhìn chung, khối ngân hàng TMNN có tỷ lệ nợ quá hạn doanh nghiệp bình
quân chiếm khoảng 12.26% (trong tổng số 21 NH thống kê ở trên). Thống kê cho
thấy, con số này là đã giảm so với khoảng 3-5 năm trước khi mà các NHTMNN còn
chịu chi phối rất lớn của NHNN. Có thể thấy các ngân hàng nhà nước cho vay chủ
yếu tập trung vào các doanh nghiệp hay tập đoàn nhà nước lớn vốn vẫn được nhà
nước bảo trợ, và khi không trả được nợ thì được nhà nước đứng ra “chịu sào”, bảo
lãnh hay trả thay. Tình trạng đó gây ra tâm lý ỷ lại cho cả ngân hàng lẫn khách hàng,
làm cho nợ quá hạn và nợ xấu của nhóm các NHTMNN thường xuyên vượt mức quy
định của NHNN. Tuy nhiên trong hai năm vừa qua, do áp lực cạnh tranh gay gắt từ
phía các ngân hàng TMCP, cũng như các yếu tố khách quan từ thị trường tiền tệ, các
NHTMNN đã buộc phải chỉnh đốn hoạt động của mình, đưa ra các chính sách, chiến
lược hoạt động hiệu quả hơn, phần nào tạo được thế đứng vững chắc trong lòng
khách hàng cũng như sự tin tưởng của giới chuyên môn. Đây là một dấu hiệu đáng
mừng cho khối Ngân hàng này.
1.2.2 Tình hình tỷ lệ nợ quá hạn DN trong khối NHTMCP lớn
TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN DOANH NGHIỆP KHỐI NHTMCP LỚN 2007-2008
3,65
0,19
0,38
2,43
0,88
0,15
0,35
1,21
4,6
1,5
0,34
2,89
3,53

0,45
0,91
1,3
0
0,5
1
1,5
2
2,5
3
3,5
4
4,5
5
VCB ACB STB TCB EIB SCB EAB VIB
NGÂN HÀNG
%
2007
2008
Năm 2008, hầu như tất cả các ngân hàng trong khối NHTMCP lớn đều có tỷ lệ
nợ quá hạn doanh nghiệp tăng lên so với năm 2007. Theo quy định chung thì nợ quá
hạn không được vượt quá 1% tổng dư nợ cho vay nhưng trên thực tế đã có nhiều
ngân hàng vi phạm điều này. Điển hình là EIB tăng đột biến từ 0.88% lên 3.53%. Tiếp
theo phải kể đến là ACB với 0.19% năm 2007 và tăng lên 1.5% vào năm 2008. Đứng
thứ ba trong khối NHTMCP lớn có tỷ lệ nợ này lớn là VCB với tỷ lệ tăng từ 3.65%
năm 2007 lên 4.6% năm 2008. Theo như thống kê từ khối ngân hàng TMCP lớn trên
Trang 5

×