Tải bản đầy đủ (.pdf) (234 trang)

khoá luận Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu theo Bộ luật Dân sự năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.27 MB, 234 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

BÙI THU UYÊN

BẢO VỆ NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH
KHI GIAO DỊCH DÂN SỰ VƠ HIỆU
THEO BỘ LUẬN DÂN SỰ NĂM 2015

KHÓA LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 7 – NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

BÙI THU UYÊN

BẢO VỆ NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH KHI GIAO DỊCH DÂN SỰ
VƠ HIỆU THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

GVHD: ThS. NGUYỄN TRƯƠNG TÍN

TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 7 – NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan rằng các nội dung được trình bày trong khóa luận “Bảo vệ
người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu theo Bộ luật Dân sự năm
2015” là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của chính tác giả dưới sự hướng


dẫn khoa học của ThS. Nguyễn Trương Tín. Mọi kết quả nghiên cứu của các cơng
trình khoa học khác đều được giữ nguyên ý tưởng và được trích dẫn phù hợp theo
quy định.
Tác giả xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 7 năm 2021
Tác giả khoá luận

Bùi Thu Uyên


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung được viết tắt

BLDS

Bộ luật Dân sự

GDDS

Giao dịch dân sự

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

NTBNT

Người thứ ba ngay tình


TAND

Tịa án nhân dân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BẢO VỆ
NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH KHI GIAO DỊCH DÂN SỰ VƠ HIỆU ............7
1.1. Khái quát về giao dịch dân sự vô hiệu ............................................................7
1.1.1. Khái quát về giao dịch dân sự .................................................................7
1.1.2. Khái quát về giao dịch dân sự vô hiệu ....................................................9
1.2. Xác định người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu ..................10
1.3. Pháp luật về bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu
theo Bộ luật Dân sự năm 1995, 2005 và 2015 .......................................................16
1.4. Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu trong mối
quan hệ với bảo vệ chủ sở hữu tài sản ...................................................................24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................29
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN BẢO
VỆ NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH KHI GIAO DỊCH DÂN SỰ VƠ HIỆU VÀ
KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN PHÁP LUẬT ..........................................................30
2.1. Khó khăn trong việc xác định người thứ ba ngay tình được bảo vệ khi
giao dịch dân sự vô hiệu và kiến nghị hồn thiện pháp luật ...............................30
2.2. Khó khăn trong việc áp dụng các điều kiện để người thứ ba ngay tình
được bảo vệ và kiến nghị hồn thiện pháp luật ....................................................35
2.2.1. Khó khăn trong việc xác định “tài sản phải đăng ký đã được chuyển
giao cho người thứ ba ngay tình” và kiến nghị hồn thiện pháp luật ............35
2.2.2. Bất cập trong quy định về bán đấu giá tài sản và kiến nghị hoàn thiện
pháp luật .............................................................................................................41

2.2.3. Vướng mắc trong việc xác định trường hợp “giao dịch với người mà
theo bản án, quyết định là chủ sở hữu nhưng sau đó khơng phải là chủ sở
hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa” và kiến nghị hoàn thiện pháp
luật
................................................................................................................43
2.3. Bất cập về việc giải quyết hậu quả pháp lý trong việc bảo vệ quyền lợi của
người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu và kiến nghị hoàn thiện
pháp luật ..................................................................................................................47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................53
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................54


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết đề tài

Giao dịch dân sự đóng vai trị ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây được xem là công cụ phổ biến và chủ yếu
để các chủ thể được tự do thỏa thuận nhằm trao đổi lợi ích lẫn nhau. Nếu ví sự tự do
định đoạt như một dịng sơng thì pháp luật chính là đơi bờ giới hạn nhằm đảm bảo
tính ổn định và trật tự trong giao lưu dân sự. Giao dịch dân sự phải đáp ứng các điều
kiện có hiệu lực luật định mới được công nhận, nếu không giao dịch dân sự có thể
bị vơ hiệu. Hậu quả là giao dịch “quay về”1 trạng thái ban đầu, các bên hoàn trả cho
nhau những gì đã nhận và bồi thường thiệt hại (nếu có). Tuy nhiên, thực tế xảy ra
trường hợp tài sản của giao dịch vơ hiệu đó đã được chuyển giao bằng một giao
dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình. Dẫn đến việc giải quyết hậu quả pháp
lý của giao dịch dân sự vô hiệu ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng
của họ. Vì vậy, địi hỏi pháp luật phải có chế định điều chỉnh các vấn đề liên quan
đến bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình như: xác định chủ thể nào được

xem là người thứ ba ngay tình, trong các trường hợp nào thì người thứ ba được bảo
vệ, quyền lợi của người thứ ba ngay tình sẽ được bảo vệ như thế nào,…
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, chế định bảo vệ người thứ ba ngay tình khi
giao dịch dân sự vô hiệu ra đời. Bộ luật Dân sự năm 1995 đặt “viên gạch” đầu tiên
cho vấn đề pháp lý này. Tuy nhiên, nội dung điều luật “mang nặng tính tun ngơn
hơn là thực tế”2 nên đã được nghiên cứu sửa đổi. Điều 138 Bộ luật Dân sự năm
2005 dường như hoàn thiện hơn so với Bộ luật Dân sự năm 1995 nhưng sau mười
năm áp dụng cũng bộc lộ một số bất cập. Điều 133 Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi
nhận những thay đổi đáng kể, khắc phục một số vướng mắc, “được đánh giá là văn
bản pháp lý với nhiều sự tiến bộ lớn trong việc kiến tạo nền tảng pháp lý giúp chế
định bảo vệ người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự vô hiệu đến gần dân
hơn”3. Dù vậy, thực tiễn áp dụng pháp luật còn tồn tại nhiều bất cập do quy định
chưa rõ ràng dẫn đến những nhận thức khác nhau. Chẳng hạn như việc xác định chủ
thể nào là người thứ ba ngay tình; các điều kiện áp dụng bảo vệ người thứ ba ngay
Kiều
Anh
Vũ,
“Bảo
vệ
quyền
lợi
của
NTBNT
khi
GDDS

hiệu”,
ngày truy cập 26/6/2021.
2
Tưởng Duy Lượng (2018), “Quy định của các Bộ luật Dân sự về bảo vệ người thứ ba ngay tình và thực tiễn

giải quyết”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 2, tr. 8.
3
Hồ Chí Trường (2018), Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu, Luận văn thạc sĩ,
Trường đại học Kinh tế – Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 2.
1

1


tình; giải quyết hậu quả pháp lý khi giao dịch với người thứ ba ngay tình khơng
được cơng nhận hiệu lực,… Những điều này khiến cho Tòa án lúng túng, hướng
giải quyết thiếu thống nhất, chưa đảm bảo công bằng dẫn đến tranh chấp kéo dài,
mất thời gian, công sức, tiền bạc của các bên.
Từ những lý do trên, tác giả nhận thấy sự cần thiết của việc tìm hiểu chuyên
sâu và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài:
“Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu theo Bộ luật Dân
sự năm 2015” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Liên quan đến đề tài bảo vệ quyền lợi của người ngay tình khi giao dịch dân
sự vơ hiệu, đã có một số cơng trình khoa học, bài viết khoa học được thực hiện dưới
các hình thức sau:
2.1.

Một số giáo trình, sách chuyên khảo dưới đây:

Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Những quy
định chung về Luật Dân sự, Chế Mỹ Phương Đài, Nguyễn Xuân Quang (chủ biên),

Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam. Giáo trình đã trình bày sơ lược những vấn
đề cơ bản của việc bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu. Tuy
nhiên, chưa có sự phân tích làm rõ những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn áp
dụng pháp luật về vấn đề trên.
Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học Những điểm mới của BLDS năm
2015, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam. Cơng trình này thể hiện sơ lược các
điểm mới của quy định bảo vệ NTBNT theo Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Bộ
luật Dân sự 2005. Tuy nhiên, chưa có sự phân tích chun sâu thực trạng áp dụng
pháp luật để chỉ ra những vướng mắc còn tồn tại.
Đỗ Văn Đại (2017), Luật Hợp đồng Việt Nam (tập 2), Nxb. Hồng Đức – Hội
luật gia Việt Nam. Cơng trình đã nghiên cứu và bình luận một số bản án, quyết định
liên quan đến hợp đồng vô hiệu và hồn cảnh của người thứ ba từ đó đưa ra kiến
nghị hoàn thiện pháp luật. Tuy nhiên, hầu hết các bản án đều áp dụng quy định tại
BLDS năm 2005 và chưa đặt ra vấn đề so sánh với pháp luật quốc tế.
2.2. Luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp có một số cơng trình dưới đây:
Võ Thị Liễu Hạnh (2021), Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Kinh
tế – Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

2


Trần Thị Hồng Nhung (2019), Bảo vệ người thứ ba ngay tình theo Bộ luật
dân sự năm 2015, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Quốc gia Hà Nội.
Hồ Chí Trường (2018), Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch vô hiệu,
Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Kinh tế – Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Vũ Hường (2016), Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi
giao dịch dân sự vơ hiệu, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Luật Hà Nội.
Huỳnh Xuân Tình (2013), Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong
pháp luật Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí

Minh.
Nguyễn Thị Làn, (2010), Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu,
Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Các cơng trình nghiên cứu trên đã phân tích được một số vấn đề lý luận, thực
tiễn bất cập và kiến nghị về chế định bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình
khi giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, một
số cơng trình được nghiên cứu theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005. Phần lớn
các cơng trình cịn lại được nghiên cứu vào thời điểm Bộ luật Dân sự năm 2015 mới
có hiệu lực áp dụng nên chủ yếu phân tích thực tiễn qua các bản án, quyết định áp
dụng Bộ luật Dân sự năm 2005.
2.3. Một số bài viết khoa học trên các tạp chí chuyên ngành như sau:
Nguyễn Thanh Phúc (2020), “Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình
trong trường hợp công nhận giao dịch dân sự của người thứ ba ngay tình có hiệu
lực”, Tạp chí Nhân lực và khoa học xã hội, số 11.
Nguyễn Thị Linh, (2020), “Một số vấn đề về chế định bảo vệ người thứ ba
ngay tình theo Bộ luật Dân sự năm 2015, thực tiễn và giải pháp hồn thiện”, Tạp chí
Tịa án nhân dân, số 22.
Hoàng Thị Hải Yến (2020), “Về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình
trong giao dịch thế chấp tài sản”, Tạp chí Kiểm sát, số 11.
Tưởng Duy Lượng (2018), “Quy định của các bộ luật dân sự về bảo vệ người
thứ ba ngay tình và thực tiễn giải quyết, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 2, số 3.
Lê Văn Quang (2018) “Về điều kiện bảo vệ người thứ ba ngay tình khi mua
được tài sản bán đấu giá”, Tạp chí Kiểm sát, số 17.
Thân Văn Tài, Nguyễn Thị Phi Yến (2017), “Người thứ ba ngay tình theo Bộ
luật Dân sự năm 2015 và Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014”, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp, số 8.
3


Trần Thị Huệ, Chu Thị Lam Giang (2016), “Một số bất cập trong quy định

tại Điều 133 Bộ luật Dân sự năm 2015 về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay
tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 13, số 14.
Nguyễn Minh Hằng, Đặng Thị Diệu Vân (2016), “Công nhận hiệu lực “cơng
tín” trong giao dịch với người thứ ba ngay tình theo quy định của Bộ luật dân sự
năm 2015”, Tạp chí Kiểm sát, số 13.
Vũ Thị Thanh Huyền (2016), “Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình
trong giao dịch dân sự, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 7.
Nguyễn Thị Minh Phượng (2016), “Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay
tình khi hợp đồng mua bán nhà ở bị vơ hiệu, Tạp chí Kiểm sát, số 12.
Thân Văn Tài, (2015), “Hoàn thiện quy định về bảo vệ quyền lợi người thứ
ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu trong dự thảo BLDS (sửa đổi)”, Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật, số 8.
2.4.

Tài liệu Internet:
Một số cơng trình nghiên cứu pháp lý được đăng tải trên các trang thông tin
điện tử như: “Mong manh cơ chế bảo vệ bên thứ ba ngay tình” của Bùi Đức Giang,
“Người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự” của Võ Văn Tú, “Bảo vệ người thứ
ba ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu” của Kiều Anh Vũ, “Người thứ ba trong
Bộ luật Dân sự 2015” của Nguyễn Thị Quỳnh Yến, Ngô Quốc Chiến và Vũ Thị
Hồng Yến với bài viết “Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi chủ sở hữu
kiện địi lại tài sản”.
Nhìn chung, các cơng trình trên đã đề cập các vấn đề lý luận, thực trạng áp
dụng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến vấn đề bảo vệ người
thứ ba ngay tình theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, do quy mơ chỉ
giới hạn ở các báo, tạp chí nên mỗi cơng trình tiếp cận vấn đề ở những góc độ khác
nhau. Ngồi ra, những bất cập, kiến nghị hồn thiện pháp luật cũng chỉ mang tính
khái qt, chưa thể đi sâu vào từng bất cập cịn tồn tại.
Có thể thấy rằng, từ khi Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ là dự thảo cho đến nay,
vấn đề bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu là đề tài của khá

nhiều cơng trình nghiên cứu. Các cơng trình đã đề cập về các vấn đề lý luận, thực
tiễn áp dụng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Đây là nguồn tài liệu q
giá giúp tác giả hồn thành khóa luận của mình. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại,
phần lớn các cơng trình này vẫn chưa mang tính đầy đủ và cập nhật. Vì vậy, tác giả
cho rằng đề tài “Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
4


theo Bộ luật Dân sự năm 2015” là cần thiết, đảm bảo theo kịp những thay đổi của
pháp luật và thực tiễn.
3.

Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn văn bản quy phạm pháp luật và thời gian: Tác giả tập trung nghiên
cứu về chế định bảo vệ người ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu theo Điều 133
Bộ luật Dân sự năm 2015 mà không nghiên cứu sâu về “bên ngay tình” theo các
quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Đề tài của khóa luận được đặt trong giai
đoạn từ khi Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực (01/01/2017) đến nay. Bên cạnh đó, tác
giả có so sánh, đối chiếu một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995 và Bộ luật
Dân sự 2005 cũng như một số văn bản quy phạm pháp luật khác nhằm phân tích,
tổng hợp, làm sáng rõ vấn đề cần nghiên cứu.
Giới hạn phạm vi lãnh thổ: Tác giả tập trung nghiên cứu vấn đề bảo vệ người
ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong
q trình thực hiện, sẽ có đề cập tới quy định của một số quốc gia khác nhằm so
sánh, đối chiếu làm sáng tỏ vấn đề.
4.
Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài, tác giả tập trung làm sáng rõ các quy
định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự
vơ hiệu. Kế đến, tác giả phân tích, bình luận việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn

giải quyết tranh chấp thông qua các bản án, quyết định để chỉ ra những khó khăn,
vướng mắc cịn tồn tại. Song song đó, tác giả liên hệ, đối chiếu với quy định pháp
luật của một số quốc gia trên thế giới để tìm ra những điểm phù hợp, là bài học kinh
nghiệm cho Viêt Nam. Khóa luận cũng đề xuất một số kiến nghị với mong muốn
hồn thiện pháp luật, góp phần tạo hành lang pháp lý rõ ràng, phù hợp với thực tiễn
liên quan đến chế định bảo vệ người thứ ba ngay tình.
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả kết hợp một số phương pháp nghiên
cứu để làm sáng tỏ vấn đề như sau:
- Phương pháp lịch sử: Pháp luật dân sự Việt Nam đã trải qua nhiều lần sửa
đổi, bổ sung với những thay đổi đáng kể. Bằng phương pháp này, tác giả làm rõ các
quy định về bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu theo Bộ luật
Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2015. Từ đó có
góc nhìn tồn diện, bao quát, đánh giá về quan điểm lập pháp của từng thời kỳ.
5.

5


- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong Chương 1, tác giả sử dụng phương
pháp này chủ yếu tại mục 1.3 nhằm chỉ ra các ưu, nhược điểm trong quy định pháp
luật từng thời kỳ. Trong Chương 2, tác giả so sánh hướng giải quyết của các cấp
Tòa án khi áp dụng Điều 133 Bộ luật Dân sự năm 2015 nhằm chỉ ra những vướng
mắc khi áp dụng pháp luật và kiến nghị giải quyết hoàn thiện pháp luật. Bên cạnh
đó, tác giả cũng so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số quốc gia trên
thế giới nhằm tham khảo kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Phương pháp phân tích: Ở Chương 1, phương pháp này được sử dụng chủ
yếu để làm sáng tỏ các quy định liên quan đến bảo vệ người thứ ba ngay tình khi
giao dịch dân sự vơ hiệu. Qua đó, chỉ ra quy định nào chưa rõ ràng, quy định nào
chưa phù hợp với thực tiễn. Ở Chương 2, tác giả phân tích các bản án, các quyết

định của Tòa án nhằm chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng pháp
luật.
- Phương pháp tổng hợp: Từ nội dung đã được giải thích, phân tích, tác giả
rút ra những vấn đề cốt lõi được trình bày tại phần Kết luận Chương và phần Kết
luận. Xuyên suốt đề tài có sự tổng hợp quan điểm, kiến nghị của các cơng trình đi
trước, kết hợp với quan điểm của tác giả nhằm đánh giá ưu, nhược điểm của các
quy định pháp luật hiện hành và đề ra hướng hồn thiện.
6.
Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phần Phụ lục,
nội dung của khóa luận được chia thành hai chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về bảo vệ người thứ ba ngay tình
khi giao dịch dân sự vô hiệu.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến bảo vệ người thứ ba
ngay tình và kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

6


CHƯƠNG 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BẢO VỆ NGƯỜI THỨ BA
1.1.
1.1.1.

NGAY TÌNH KHI GIAO DỊCH DÂN SỰ VƠ HIỆU
Khái qt về giao dịch dân sự vơ hiệu
Khái quát về giao dịch dân sự

Để tiếp cận nội hàm của giao dịch dân sự (GDDS) vơ hiệu thì trước tiên, tác
giả làm rõ khái niệm “giao dịch dân sự”. Theo nghĩa thơng thường, “giao dịch” là

“có quan hệ gặp gỡ, tiếp xúc với nhau”4. Pháp luật của mỗi quốc gia trên thế giới có
những quy định khác nhau về GDDS. Bộ luật Dân sự (BLDS) nước Cộng hòa Pháp
khơng có chế định GDDS mà chỉ quy định các vấn đề liên quan đến hợp đồng, thừa
kế. BLDS Nhật Bản cũng khơng có quy định, tuy nhiên để thuận tiện cho việc
nghiên cứu thì khoa học pháp lý đưa ra khái niệm sau: “Giao dịch dân sự là hành vi
hợp pháp nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”5.
Điều 153 BLDS Liên bang Nga năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2011 (BLDS Nga)
quy định: Các giao dịch này công nhận hành động của công dân và pháp nhân để
thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự6. Điều 133 BLDS nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm (BLDS Trung Quốc) năm 2020 đưa ra khái
niệm tương tự với GDDS: Hành vi dân sự là hành vi của chủ thể dân sự xác lập,
thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự thông qua việc thể hiện ý chí7. Như
vậy, hầu hết các quốc gia khơng định nghĩa GDDS theo hướng liệt kê các loại giao
dịch cụ thể mà chỉ khái quát GDDS là tất cả các hành vi của các chủ thể tham gia
vào quan hệ dân sự một cách tự nguyện nhằm đạt được mục đích nhất định và
khơng trái với quy định pháp luật.
Pháp luật dân sự Việt Nam đã dùng phương pháp liệt kê để định nghĩa khái
niệm này. Điều 116 BLDS năm 2015 quy định: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc
hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự”. Như vậy, “căn cứ vào sự thể hiện ý chí của các bên tham gia giao dịch”8,
Viện Ngôn ngữ học (2019), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Hồng Đức, tr. 495.
Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) (1995), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản, tr.
114.
6
Article 153 The Civil Code of the Russian Federation (as amended and added to December 8, 2011),
truy cập ngày 28/6/2021.
7
“第一百三十三条中华人民共和国民法典”,
truy cập ngày
29/6/2021 (Tạm dịch: Điều 133 Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa).

8
Vũ Thị Hồng Vân (2016), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, tr. 168.
4
5

7


GDDS có thể chia thành hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương (có tài liệu gọi là
“giao dịch đơn phương”9).
Theo cách hiểu thông thường, hợp đồng là “sự thỏa thuận, giao ước giữa hai
hay nhiều bên quy định các quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia, thường được
viết thành văn bản”10. Còn theo quy định của luật, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa
các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 385
BLDS năm 2015). Hợp đồng có thể xem là GDDS phổ biến nhất, xuất hiện ở hầu
hết các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Hành vi pháp lý đơn phương là “giao dịch dân sự trong đó thể hiện ý chí của
một bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”11. Khác
với hợp đồng, hành vi pháp lý đơn phương xuất phát từ ý chí của một bên chủ thể
(hành vi của một người lập di chúc định đoạt tài sản của mình sau khi chết, hành vi
đồng ý nhận di sản thừa kế, hành vi từ chối hưởng thừa kế, hành vi từ bỏ quyền sở
hữu tài sản). Không phải mọi hành vi pháp lý đơn phương đều được xem là GDDS
mà chỉ những hành vi pháp lý đơn phương nào thể hiện ý chí của một bên chủ thể
về vấn đề mà đó là căn cứ xảy ra một trong các hậu quả pháp lý đã được luật dự
liệu.
GDDS có ý nghĩa quan trọng, là “cơng cụ pháp lý”12 để các chủ thể trong xã
hội tham gia vào các quan hệ dân sự và đạt được những mục đích nhất định của
mình nhằm “thỏa mãn các nhu cầu về sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất và kinh doanh
phát sinh trong đời sống hàng ngày”13. GDDS khơng đương nhiên có hiệu lực mà
cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện bắt buộc theo Điều 117 BLDS năm 2015:

Một là, chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù
hợp với GDDS được xác lập.
Hai là, chủ thể tham gia GDDS hoàn toàn tự nguyện. Quy định này nhằm
hạn chế những trường hợp GDDS được xác lập, thực hiện do lừa dối, đe dọa, cưỡng
ép.
Ba là, mục đích và nội dung của GDDS khơng vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội. Tức là, lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác
Phạm Văn Tuyết (2017), Hướng dẫn môn học Luật Dân sự tập 1, Nxb. Tư pháp, tr. 132.
Viện Ngôn ngữ học (2019), tlđd (4), tr. 588.
11
Vũ Thị Hồng Vân, tlđd (8), tr. 169.
12
Phùng Trung Tập, Kiều Thị Thùy Linh (2020), Nhập môn Luật Dân sự, Nxb. Lao động, tr. 215.
13
Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Những quy định chung về Luật Dân sự,
Chế Mỹ Phương Đài, Nguyễn Xuân Quang (chủ biên), Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr. 275.
9

10

8


lập giao dịch cũng như tất cả các quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ việc
tham gia xác lập giao dịch không được vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo
đức xã hội. Đạo đức là một cụm từ khó định lượng, có thể hiểu là “những tiêu
chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của
con người đối với nhau và đối với xã hội”14. Pháp luật dân sự luôn tôn trọng nguyên
tắc tự do thỏa thuận. Tuy nhiên, sự tự do phải nằm trong khuôn khổ cho phép, phù
hợp với các quy định của luật, của các giá trị đạo đức, các chuẩn mực đã được xã

hội thừa nhận.
Trên đây là ba điều kiện bắt buộc để GDDS có hiệu lực pháp luật, ngồi ra,
hình thức của GDDS cũng có thể là điều kiện có hiệu lực của GDDS. Trong trường
hợp luật quy định GDDS phải được thể hiện bằng văn bản có cơng chứng, chứng
thực, đăng ký là điều kiện có hiệu lực thì GDDS bắt buộc phải thỏa mãn cả yếu tố
này. Chẳng hạn, ông A chuyển nhượng cho ông B quyền sử dụng một thửa đất thì
hai bên phải lập hợp đồng là văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản
khác gắn liền với đất. Dù đáp ứng được các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
nhưng hợp đồng này có thể vơ hiệu nếu khơng được cơng chứng bởi tổ chức hành
nghề cơng chứng15. Tóm lại, quy định về điều kiện có hiệu lực của GDDS nhằm
đảm bảo tính ổn định của các GDDS, từ đó Nhà nước có thể kiểm soát trật tự trong
giao lưu dân sự.
1.1.2. Khái quát về giao dịch dân sự vô hiệu
Như đã đề cập ở trên, khi không thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực
luật định thì GDDS vơ hiệu. “Vơ hiệu” được hiểu là “khơng có hiệu lực, khơng có
có hiệu quả”16. Hiện nay, thuật ngữ “GDDS vơ hiệu” chưa có một khái niệm thống
nhất nhưng có thể tiếp cận qua những định nghĩa sau: “Giao dịch dân sự vô hiệu là
giao dịch dân sự mà khi xác lập các chủ thể đã có vi phạm ít nhất một trong các
điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật, do vậy
không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên”17. Một tác giả khác cho rằng:
“Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch khơng có hiệu lực pháp luật và không làm
phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự cho các chủ thể trong giao dịch”18.
14

Viện Ngôn ngữ học (2019), tlđd (4), tr. 365.
Điểm a, d khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013.
16
Viện Ngôn ngữ học, tlđd (4), tr. 1423.
17
Nguyễn Vũ Hường (2016), Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu,

Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 12.
18
Phùng Trung Tập, Kiều Thị Thùy Linh, tlđd (12), tr. 250.
15

9


Các trường hợp GDDS vô hiệu được quy định trải dài từ Điều 123 đến Điều
129 BLDS năm 2015 như: GDDS vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo
đức xã hội; GDDS vô hiệu do giả tạo; GDDS vô hiệu GDDS vô hiệu do người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;
GDDS vô hiệu do bị nhầm lẫn; GDDS vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
GDDS do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình,
GDDS vơ hiệu do khơng tn thủ quy định về hình thức. Nhìn chung, các trường
hợp trên đều vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực của GDDS.
Khi GDDS vơ hiệu thì có thể phát sinh hậu quả pháp lý – “những kết quả bất
lợi mà các bên chủ thể tham gia xác lập giao dịch dân sự phải gánh chịu”19, cụ thể
như sau:
Thứ nhất, GDDS vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Đặc điểm này
giúp phân biệt với nội hàm của khái niệm GDDS mất hiệu lực. Giao dịch mất hiệu
lực là “giao dịch được xác lập một cách hữu hiệu, nhưng trong lúc đang được thực
hiện thì lại mất một yếu tố cơ bản và do đó khơng thể thực hiện được đến cùng hoặc
thậm chí hồn tồn khơng thể thực hiện được”20.
Thứ hai, khi GDDS vơ hiệu thì các bên khơi phục lại tình trạng ban đầu,
hồn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp khơng thể hồn trả được bằng hiện
vật thì trị giá thành tiền để hồn trả.
Thứ ba, bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức khơng phải hồn trả lại

hoa lợi, lợi tức đó.
Thứ tư, bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Thứ năm, việc giải quyết hậu quả của GDDS vô hiệu liên quan đến quyền
nhân thân do BLDS, luật khác có liên quan quy định.
1.2. Xác định người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
Khi GDDS vô hiệu sẽ phát sinh những hậu quả pháp lý nhất định. Việc giải
quyết hậu quả pháp lý có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của một
bên chủ thể liên quan, do đó pháp luật dân sự Việt Nam đặt ra vấn đề bảo vệ người

19

Phùng Trung Tập, Kiều Thị Thùy Linh, tlđd (12), tr. 271.
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Luật Dân sự, Nguyễn Ngọc Điện (chủ
biên), Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 119.
20

10


thứ ba ngay tình (NTBNT). Khoa học pháp lý phân định NTBNT thành “người thứ
ba ngay tình đầu tiên” và “người thứ ba ngay tình tiếp theo”21.
“NTBNT đầu tiên là người thứ ba xuất hiện trong mối quan hệ với hai người
nào đó có liên quan đến tài sản. Thường hai người có liên quan đến tài sản đó là chủ
sở hữu đích thực của tài sản và người trực tiếp giao dịch với người thứ ba đó”22.
Theo cách hiểu này thì NTBNT đầu tiên cũng chính là bên ngay tình được quy định
tại khoản 3 Điều 131 BLDS năm 2015: “Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi
tức khơng phải hồn trả lại hoa lợi, lợi tức đó”. Ví dụ: M và S là anh em ruột, M tin
tưởng nên đã cho S mượn một thửa đất và nhà để sử dụng, canh tác. Một thời gian
sau, S tự ý đăng ký nhà, đất và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(GCNQSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Sau đó, S lại chuyển

nhượng tài sản trên cho V. Trong trường hợp này, V là NTBNT đầu tiên trong mối
quan hệ với M (chủ sở hữu thực sự của nhà, đất) và S (người trực tiếp giao dịch với
V). Để xác định NTBNT đầu tiên thì chỉ cần điều kiện là có một GDDS được xác
lập, thực hiện và người nhận chuyển giao tài sản ngay tình.
NTBNT tiếp theo là người nhận chuyển giao tài sản mà tài sản là đối tượng
của một GDDS vơ hiệu trước đó. Trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam, “khái
niệm “người thứ ba ngay tình” chỉ phản ánh đến loại “người thứ ba ngay tình tiếp
theo”, mà khơng đề cập tới “người thứ ba ngay tình đầu tiên”23. Cũng cần làm rõ
khái niệm NTBNT quy định tại Điều 133 BLDS năm 2015 không đồng nhất với
khái niệm NTBNT được nhắc đến trong Điều 26, Điều 32 Luật Hơn nhân và Gia
đình năm 2014. Theo một tác giả khác, người giao dịch với vợ hoặc với chồng chỉ
có thể là NTBNT đầu tiên. Nói cách khác, NTBNT theo quy định của Luật
HN&GĐ năm 2014 là người chiếm hữu ngay tình theo BLDS 201524. Ví dụ: A và B
là vợ chồng hợp pháp và có tài sản chung là quyền sử dụng một thửa đất nhưng chỉ
có vợ (A) đứng tên trên GCNQSDĐ. Vì cần tiền tiêu xài cá nhân, A đã chuyển
nhượng thửa đất trên cho C mà không cho chồng biết. Một thời gian sau, khi biết
được sự việc, B đã yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
Pamela O’Connor, Registration of Invalid Dispositions: Who gets the Property? Trong ElizabethCooke,
Modern Studies in Property Law Vol III, Hart Publishing (2005). Dẫn theo: Đỗ Thành Cơng, “Địi lại bất
động sản từ người thứ ba ngay tình”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Pháp luật đất đai và nhà ở với vấn đề bảo
đảm quyền con người ở Việt Nam” do Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người - quyền công dân và Khoa
Luật Dân sự Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tháng 9/2011, tr. 120.
22
Thân Văn Tài, Nguyễn Thị Phi Yến (2017), “Người thứ ba ngay tình theo Bộ luật Dân sự năm 2015 và
Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8, tr. 47.
23
Thân Văn Tài, Nguyễn Thị Phi Yến, tlđd (22), tr. 51.
24
Thân Văn Tài, Nguyễn Thị Phi Yến, tlđd (22), tr. 53.
21


11


thửa đất giữa A và C vô hiệu. Trong trường hợp này, C được xem là NTBNT đầu
tiên (bên ngay tình) trong mối quan hệ với hai người liên quan đến tài sản gồm A là
người trực tiếp thực hiện GDDS, B với tư cách là đồng sở hữu (đồng sử dụng) tài
sản.
Điều 133 BLDS năm 2015 quy định về bảo vệ NTBNT khi GDDS vô hiệu
nhưng lại không cho biết NTBNT được hiểu như thế nào, cách xác định NTBNT ra
sao. Điều này đã gây khó khăn trong quá trình nhận thức cũng như áp dụng pháp
luật. Vì vậy, trước khi đưa ra căn cứ xác định một chủ thể là NTBNT, tác giả sẽ làm
rõ khái niệm này.
Thứ nhất, khái niệm NTBNT cần được hiểu theo nghĩa rộng. Thông thường,
thuật ngữ “người” sẽ xác định chủ thể được đề cập là cá nhân. Tuy nhiên, dựa trên
mục đích của điều luật và nguyên tắc các chủ thể bình đẳng trước pháp luật thì pháp
nhân khi tham gia GDDS một cách ngay tình cũng có thể được xem là NTBNT.
Khoa học pháp lý đưa ra nhiều định nghĩa về “người thứ ba” như sau: “Trong quan
hệ dân sự, ngoài các chủ thể hoặc người đại diện, người được ủy quyền tham gia
giao dịch, một số trường hợp khác có người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Đó
là người thứ ba trong quan hệ dân sự”25. Hoặc, “Người thứ ba, người không phải là
một bên trong quan hệ pháp lý nhưng có liên quan đến quan hệ pháp lý đó quy định
trong BLDS”26. Cụm từ “thứ ba” nhằm xác định thứ tự giao dịch, phân biệt với “bên
ngay tình” quy định tại khoản 3 Điều 131 BLDS năm 2015. Bên ngay tình trong
trường hợp này chỉ các bên trong GDDS vô hiệu đầu tiên (người thứ ba ngay tình
đầu tiên). Ví dụ: A nhận chuyển nhượng quyền sử dụng một thửa đất từ B. Tuy
nhiên, trước đó B đã lừa dối A về hướng, diện tích đất khiến cho A hiểu sai giá trị
quyền sử dụng của thửa đất nên mới đồng ý xác lập giao dịch. GDDS giữa A và B
vô hiệu, trong trường hơp này, A được gọi là bên ngay tình. Tuy nhiên, nếu A được
cấp GCNQSDĐ và chuyển nhượng lại quyền sử dụng thửa đất trên cho C thì giao

dịch giữa A và C là GDDS thứ hai. Khi đó, C có thể được gọi là NTBNT.
Như vậy, cụm từ “thứ ba” trong thuật ngữ NTBNT giúp phân biệt chủ thể
ngay tình trong thứ tự các giao dịch khác nhau. Trên thực tế, có thể GDDS chưa kết
thúc ở C mà C lại tiếp tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thì những chủ thể
xác lập giao dịch ở các GDDS tiếp theo vẫn được bảo vệ nếu thỏa mãn các yếu tố

25
26

Nguyễn Mạnh Hùng (2011), Thuật ngữ pháp lý, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, tr. 313.
Từ điển Luật học (1999), Nxb. Từ điển Bách Khoa, tr. 345.

12


trở thành NTBNT. Nói tóm lại, “người thứ ba” là chủ thể của GDDS thứ hai nhưng
tài sản mà họ nhận chuyển giao lại chính là đối tượng của GDDS vơ hiệu thứ nhất.
Thứ hai, tính “ngay tình” của người thứ ba trong việc xác lập GDDS thứ hai.
Ngay tình là “khơng có điều gì gian dối”27. Như vậy, hiểu một cách nơm na thì ngay
tình là sự trung thực, thiện chí, khơng có ý đồ lẩn tránh pháp luật. BLDS năm 2015
khơng định nghĩa về tính ngay tình của người thứ ba khi GDDS vơ hiệu mà chỉ có
khái niệm chiếm hữu ngay tình28. Chiếm hữu ngay tình được hiểu là người chiếm
hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. Đây “có
thể là kết quả của việc thực hiện giao dịch hoặc cũng có thể khơng là kết quả của
một giao dịch”29. Dường như tính ngay tình của người thứ ba khi GDDS vơ hiệu có
nội hàm hẹp hơn tính ngay tình của người chiếm hữu bởi khoản 1 Điều 133 BLDS
năm 2015 loại trừ trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản thơng
qua hợp đồng khơng có đền bù30. Dựa vào định nghĩa chiếm hữu ngay tình, có tác
giả suy luận “tính ngay tình của người thứ ba được hiểu là, người thứ ba khi xác lập
giao dịch, có căn cứ để tin rằng người xác lập giao dịch với mình là người có quyền

định đoạt tài sản đó”31. Quan điểm khác cho rằng: “sự ngay tình chính là việc người
thứ ba căn cứ vào việc tài sản đã được đăng ký nên mới tin rằng, người chuyển giao
tài sản cho mình là người sử dụng hay chủ sở hữu hợp pháp của tài sản và do đó
mới xác lập, thực hiện giao dịch”32. Tác giả cho rằng quan điểm thứ nhất mang tính
bao quát hơn vì quan điểm thứ hai đã khơng tính đến trường hợp pháp luật không
buộc người thứ ba phải biết hoặc người thứ ba không thể biết kể cả khi họ áp dụng
các biện pháp khác nhau bởi thực tế các vấn đề đăng ký tài sản tại Việt Nam còn
khá nhiều bất cập33.
Tham khảo pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, Điều 550 BLDS
nước Cộng hòa Pháp, sửa đổi bổ sung năm 2013 (BLDS Pháp) quy định: “Người
chiếm hữu được coi là ngay tình khi chiếm hữu tài sản với tư cách là chủ sở hữu,
căn cứ vào một văn bản chuyển giao quyền sở hữu mà người đó khơng biết là trái
pháp luật. Người này khơng cịn được coi là chiếm hữu ngay tình kể từ khi biết
27

Viện Ngôn ngữ học (2019), tlđd (4), tr. 848.
Điều 180 BLDS năm 2015.
29
Thân Văn Tài, Nguyễn Thị Phi Yến, tlđd (22), tr. 51.
30
Điều 167 BLDS năm 2015.
31
Thân Văn Tài, Nguyễn Thị Phi Yến, tlđd (22), tr. 51.
32
Vũ Thị Thanh Huyền (2016), “Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự”, Tạp
chí Dân chủ & Pháp luật, số 7, tr. 7.
33
Để tránh trùng lặp, vấn đề này sẽ được trình bày tại tiểu mục 2.2.1 Chương 2 của Khóa luận.
28


13


được rằng văn bản đó là trái pháp luật”34. Tương tự, pháp luật dân sự ở Cuba cũng
quy định: Thiện chí của người sở hữu bao gồm niềm tin rằng người mà từ đó họ
nhận được món đồ là chủ sở hữu của nó và có thể chuyển nhượng quyền sở hữu cho
nó (Điều 1950)35. Khoản 1 Điều 233 BLDS Vương quốc Cam-pu-chia (BLDS Campu-chia) năm 2007 quy định chiếm hữu ngay tình là chiếm hữu mà khơng biết mình
khơng có quyền chiếm hữu36. Điều 1127 BLDS Cộng hịa Phi-lip-pin (BLDS Philip-pin) năm 1949 định nghĩa thiện chí của người chiếm hữu bao gồm niềm tin hợp
lý rằng anh ta nhận chuyển giao tài sản từ người là chủ sở hữu của nó và có thể
chuyển quyền sở hữu cho mình37. Có thể nhận thấy, kỹ thuật lập pháp của các quốc
gia là khác nhau nhưng tính ngay tình đều xuất phát từ ý chí trung thực và hồn
cảnh xác lập giao dịch của người chiếm hữu tài sản.
BLDS năm 2015 chưa có khái niệm NTBNT nhưng khoa học pháp lý tiếp
cận dưới nhiều góc độ khác nhau. NTBNT khi GDDS vô hiệu là: “Người được
chuyển giao tài sản thông qua giao dịch dân sự mà họ không biết, không buộc phải
biết là tài sản do người chuyển giao cho họ thu được từ giao dịch dân sự vô hiệu”38.
Tương tự, “NTBNT là người chiếm hữu tài sản nhưng không biết hoặc không thể
biết rằng việc chiếm hữu tài sản của mình là khơng có căn cứ pháp luật. Họ không
biết rằng họ đang thực hiện giao dịch với một người khơng có quyền định đoạt đối
với tài sản đang được giao dịch”39. Một tác giả khác cho rằng: “Người thứ ba ngay
tình được hiểu là người chiếm hữu khơng có căn cứ pháp lý đối với tài sản nhưng
khơng biết và không thể biết được việc chiếm hữu tài sản đó là khơng có căn cứ
pháp luật”40. Cũng có quan điểm cho rằng: “Người thứ ba ngay tình là người tham
gia vào giao dịch trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và tuân theo các quy định của
pháp luật mà không biết đối tượng giao dịch là tài sản bất minh, do chủ sở hữu được

Nhà pháp luật Việt - Pháp (2005), Bộ luật Dân sự Pháp, Nxb. Tư pháp, tr. 411.
Jesus Bugeda Lanzas, (1958), Statement of the Laws of Cuba in the Matters Affecting Business, Pan
American Union, p. 268.
36

Khoản 1 Điều 233 Bộ luật Dân sự Vương quốc Cam-pu-chia năm 2007, Bản dịch của JICA Việt Nam,
truy cập
ngày 13/5/2021.
37
Article
1127
The
Civil
Code
of
the
Philippines,
truy cập ngày 14/5/2021.
38
Trường đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb. Công an nhân dân, tr. 95.
39
Trần Thị Hồng Nhung (2019), Bảo vệ người thứ ba ngay tình theo Bộ luật Dân sự năm 2015, Luận văn
thạc sĩ, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 19.
40
Vũ Thị Thanh Huyền, tlđd (32), tr. 7.
34
35

14


xác lập trước đó bởi một giao dịch dân sự vô hiệu”41. Một định nghĩa khác được đúc
rút từ thực tiễn, mang tính bao qt: “Người thứ ba ngay tình là người tại thời điểm
tham gia giao dịch dân sự người này khơng có cơ sở để biết việc giao dịch của mình
với người khơng có quyền định đoạt tài sản hoặc đối tượng tài sản của giao dịch

liên quan đến giao dịch trước đó đã bị vơ hiệu do tại thời điểm khi tham gia vào
giao dịch dân sự, người thứ ba ngay tình hồn tồn tin rằng người giao dịch với
mình là người có quyền giao dịch và đối tượng tài sản giao dịch đáp ứng các điều
kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực42”. Tương tự pháp luật Việt Nam, pháp luật dân
sự Trung Quốc cũng khơng có định nghĩa nào về người thứ ba ngay tình “nhưng về
cơ bản có thể hiểu người thứ ba ngay tình là một người khơng phải là một bên trong
giao dịch cụ thể nhưng lại có liên quan một cách thiện chí, trung thực với một bên
trong giao dịch”43.
Nhìn chung, NTBNT có thể là một bên chủ thể xác lập giao dịch hợp pháp,
trung thực, thiện chí; họ có căn cứ để tin rằng chủ thể xác lập giao dịch với mình có
quyền định đoạt tài sản và tài sản này đối tượng của một GDDS đã vô hiệu trước
đó.
Dựa trên khái niệm NTBNT, tác giả rút ra ba căn cứ cơ bản để xác định một
chủ thể trong GDDS là NTBNT:
Một là, chủ thể được xem là NTBNT bao gồm: cá nhân và pháp nhân.
Hai là, “hoàn cảnh để xuất hiện người thứ ba ngay tình là khi một tài sản
phải được chuyển giao bằng hai giao dịch liên tiếp, người thứ ba là người nhận tài
sản thông qua giao dịch thứ hai”44.
Ba là, về ý chí của chủ thể đối với GDDS vô hiệu: phải mang đặc điểm ngay
tình.
Bốn là, đối tượng của giao dịch phải hợp pháp. Có quan điểm cho rằng, đối
tượng của giao dịch là vật cấm lưu thông (như ma túy, động vật q hiếm, vũ khí
qn dụng, …) thì khơng thể coi người thứ ba là ngay tình vì luật buộc họ phải biết.
Trường hợp đối tượng của giao dịch là vật hạn chế lưu thông (như ngoại tệ, …) nếu
Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Minh Hằng (2011), Giao dịch về quyền sử dụng đất vô hiệu, pháp luật và
thực tiễn xét xử, Nxb. Thông tin và Truyền thông, tr. 6.
42
Nguyễn Thúy Hiền, “Rút kinh nghiệm những sai sót thường gặp trong các vụ giải quyết án dân sự liên
quan đến quyền sở hữu”, truy cập ngày 30/6/2021.
43

Mo Zhang (2006), Chinese Contract Law: Theory and Practice, Martinus Nijhoff Publishers eiden/Boston,
at 324. Dẫn theo: “Từ “bona fide” nghĩa là gì”, truy cập ngày 19/5/2021.
44
Thân Văn Tài, Nguyễn Thị Phi Yến, tlđd (22), tr. 46.
41

15


muốn tham gia vào các GDDS thì phải được sự chấp nhận của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền. Nếu chưa được chấp thuận mà cố tình trao đổi thì khi xảy ra tranh
chấp, người thứ ba không được pháp luật bảo vệ quyền lợi45.
1.3. Pháp luật về bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
theo Bộ luật Dân sự năm 1995, 2005 và 2015
Khoản 1 Điều 131 BLDS năm 2015 quy định: “GDDS vô hiệu không làm
phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm giao
dịch được xác lập”. Về nguyên tắc, GDDS trước vô hiệu sẽ kéo theo GDDS liền sau
vô hiệu. Tương tự, “hệ quả dây chuyền” cho rằng “sự vô hiệu của một hợp đồng có
tác dụng thủ tiêu các quyền của người thứ ba có nguồn gốc từ các quyền được xác
lập theo hợp đồng vơ hiệu”46. Nói cách khác, hợp đồng trước vô hiệu sẽ dẫn đến các
hợp đồng sau vơ hiệu. Tuy nhiên, vì khuyến khích các chủ thể tham gia GDDS một
cách trung thực, thiện chí nên pháp luật của các quốc gia thường đặt ra ngoại lệ đối
với nguyên tắc trên để bảo vệ NTBNT. Ví dụ như Điều 159, Điều 160 Bộ luật Dân
sự và Thương mại Thái Lan năm 2008 quy định: Một tuyên bố về ý định do gian lận
thì vơ hiệu; nhưng sự vơ hiệu của tun bố đó khơng thể được thiết lập, để chống lại
người thứ ba hành động với thiện chí và bị thiệt hại bởi tuyên bố ý định khơng thực
đó47.
Một tác giả có quan điểm cho rằng: “Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay
tình khi GDDS vơ hiệu, đó là việc người thứ ba ngay tình tự mình hoặc u cầu cơ
quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp, phương thức (cách thức) theo

quy định pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong mối quan
hệ với chủ sở hữu tài sản và người xác lập giao dịch với họ khi GDDS vô hiệu”48.
Biện pháp bảo vệ tối ưu quyền lợi NTBNT có lẽ là cơng nhận hiệu lực giao dịch của
họ. Tuy nhiên, không phải cứ là NTBNT thì sẽ được bảo vệ hay bảo vệ như nhau
mà tùy vào các trường hợp luật định để xác định mức độ, giới hạn được bảo vệ.
Pháp luật dân sự Việt Nam từng thời kỳ có những quy định kế thừa và thay đổi, cụ
thể sẽ được trình bày tiếp theo ở bên dưới.

Kiều Anh Vũ, “Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu”, tlđd (1), ngày truy cập
21/6/2021.
46
Trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd (20), tr. 130.
47
Ariticle 159, 160 The Thailand Civil and Commercial Code (part I), truy cập ngày 29/6/2021.
48
Nguyễn Thanh Phúc (2020), “Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong trường hợp cơng nhận
giao dịch dân sự của người thứ ba ngay tình có hiệu lực”, Tạp chí nhân lực và khoa học xã hội, số 11, tr. 30.
45

16


Trước khi BLDS năm 1995 ra đời thì chưa có quy định bảo vệ quyền lợi của
NTBNT. Điều 16 Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991 chỉ dừng lại ở phần hậu quả
pháp lý của GDDS vô hiệu mà không đề cập đến vấn đề trên. Điều 147 BLDS năm
1995 quy định giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực trong trường hợp GDDS
vơ hiệu, nhưng tài sản giao dịch đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho
NTBNT; nếu tài sản giao dịch bị tịch thu, sung quỹ nhà nước hoặc trả lại cho người
có quyền nhận tài sản đó, thì người thứ ba có quyền yêu cầu người xác lập giao dịch
với mình bồi thường thiệt hại. Đây có thể nói là bước phát triển của BLDS nhưng

nội dung điều luật vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn thiện, chưa cụ thể, chưa rõ ràng
khi chỉ nhắc đến “tài sản giao dịch” mà không phân biệt tài sản là động sản hay bất
động sản và tài sản có phải đăng ký quyền sở hữu hay không. Tức là, Bộ luật không
ghi nhận việc công nhận hiệu lực “cơng tín”49 nên đã làm mất đi ý nghĩa của việc
đăng ký tài sản. Bởi vì “khơng thể phân biệt được trường hợp nào thì người tham
gia giao dịch dân sự buộc phải biết người đang nắm giữ tài sản giao dịch xuất phát
từ một giao dịch dân sự vô hiệu, hay đối tượng của giao dịch dân sự không thuộc
quyền sở hữu của người dịch chuyển tài sản. Điều này gây khó khăn cho Tịa án khi
giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu nếu bảo vệ quyền lợi cho người thứ
ba”50. Nhìn chung, quy định về bảo vệ NTBNT khi GDDS vô hiệu tại BLDS 1995
“bảo vệ gần như tuyệt đối của chủ sở hữu” 51.
Khắc phục những nhược điểm trên, Điều 138 BLDS năm 2005 đã sửa đổi, bổ
sung một số quy định về bảo vệ NTBNT khi GDDS vô hiệu. Thứ nhất, giao dịch
với người thứ ba có hiệu lực trong trường hợp GDDS vô hiệu nhưng tài sản giao
dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một
giao dịch khác cho NTBNT, trừ trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được tài
sản thơng qua giao dịch khơng có đền bù. Luật khơng buộc người nhận chuyển giao
tài sản phải biết, phải tìm hiểu, xác định xem người chuyển giao tài sản cho mình có
phải chủ sở hữu thật sự hay khơng vì đó là việc “khơng khả thi”52 và trường hợp
này mặc nhiên họ ngay tình. BLDS Nhật Bản năm 1896, sửa đổi bổ sung năm 2006
bảo vệ người ngay tình mà khơng phân biệt động sản có phải đăng ký hay khơng:
Cơng nhận hiệu lực cơng tín tức là người thứ ba sẽ căn cứ vào việc tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền mà xác lập giao dịch thì họ sẽ được bảo vệ.
50
Viện khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), Chủ biên: Hoàng Thế Liên (2008), Bình luận khoa học Bộ luật Dân
sự năm 2005 (tập I), Nxb. Chính trị quốc gia, tr. 311.
51
Tưởng Duy Lượng, tlđd (2), tr. 8.
52
Tưởng Duy Lượng, tlđd (2), tr. 9.

49

17


trường hợp một người bắt đầu sở hữu động sản một cách cơng khai và hịa bình
bằng một giao dịch mua lại thì có quyền định đoạt đối với động sản đó ngay lập tức
nếu người đó trung thực và khơng có lỗi (Điều 192)53.
Thứ hai, khơng cơng nhận hiệu lực giao dịch với người thứ ba trong trường
hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã
được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho NTBNT, trừ trường hợp NTBNT
nhận được tài sản thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án,
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó
người này khơng phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa. Có
thể nói BLDS năm 2005 đã khắc phục được một số nhược điểm của của BLDS năm
1995, mở rộng các trường hợp bảo vệ NTBNT khi GDDS vô hiệu, giúp Tòa án
thuận lợi trong việc giải quyết tranh chấp liên quan. Tuy nhiên, điều luật “vẫn còn
nhiều lỗ hổng”54 vì vẫn chưa quy định trường hợp GDDS vơ hiệu những tài sản đã
được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó chuyển giao bằng một
GDDS khác cho NTBNT. Do vậy, khơng có cơ sở pháp lý để công nhận hiệu lực
giao dịch của NTBNT trong trường hợp trên, vơ hình trung pháp luật đã không bảo
vệ cho người tham gia giao dịch một cách thiện chí, trung thực. Hậu quả là làm xáo
trộn, mất đi tính ổn định của các quan hệ tài sản. Ở Nhật Bản, “đối với bất động sản
thì khơng có chế độ bảo vệ người ngay tình (khơng cơng nhận hiệu lực cơng tín của
đăng ký bất động sản); tuy nhiên, những năm gần đây, án lệ viện dẫn khoản 2 Điều
94 BLDS Nhật Bản nhằm bảo vệ người ngay tình”55.
Giải quyết những vướng mắc, bất cập trên, BLDS năm 2015 đã có những bổ
sung nhằm “nâng cao mức độ bảo vệ quyền lợi chính đáng của người thứ ba ngay
tình”56. Khoản 1 Điều 133 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp giao dịch dân
sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được

chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với
53

Article
192
Japanese
Civil
Code (Amendment of Act
No. 78 of 2006),
truy cập ngày
28/6/2021
54
Nguyễn Thị Quỳnh Yến, Ngô Quốc Chiến, “Người thứ ba trong Bộ luật Dân sự 2015”,
truy cập ngày
07/3/2021.
55
Hoàng Thị Thúy Hằng, “Một số vấn đề bất cập về chế định quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự và định
hướng sửa đổi”, truy cập ngày 11/7/2021.
56
Tưởng Duy Lượng, tlđd (2), tr. 12.

18


người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật
này”. Về mặt kỹ thuật lập pháp, có thể thấy nội hàm của điều khoản này không thay
đổi, chỉ thay đổi về cách quy định cho ngắn gọn hơn57. Cũng có quan điểm cho
rằng, BLDS năm 2015 đã “quy định rộng hơn về đối tượng giao dịch”58 khi nhà làm
luật đã thay đổi cụm từ “tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở
hữu” ở BLDS năm 2005 thành “tài sản phải đăng ký”. Theo tác giả Đỗ Văn Đại, sự

thay đổi này chưa thuyết phục khi nhà làm luật quy định tài sản phải đăng ký nhưng
không phải đăng ký quyền sở hữu tài sản, ví dụ như đăng ký xe máy thì chỉ là đăng
ký lưu thơng và chưa rõ đăng ký xe liên quan gì đến bảo vệ người thứ ba ngay
tình59.
Khoản 2 Điều 133 BLDS năm 2015 có sự sửa đổi lớn giúp bảo vệ tốt hơn
cho NTBNT khi quy định hai trường hợp căn cứ vào việc tài sản giao dịch đã được
đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay chưa để xác định hiệu lực của
GDDS.
Trường hợp thứ nhất, “trường hợp GDDS vô hiệu nhưng tài sản đã được
đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một
GDDS khác cho NTBNT và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực
hiện giao dịch thì giao dịch đó khơng bị vô hiệu”. Trước hết, cần nhận thức thống
nhất về thuật ngữ “đăng ký” được quy định tại khoản 2 Điều 133 BLDS năm 2015.
“Đăng ký” được hiểu việc chủ thể thực hiện các thủ tục luật định để được cơ quan
có thẩm quyền cấp các loại giấy tờ mà căn cứ vào đó có thể chứng minh người đứng
tên trên giấy có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng (ví dụ như giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất). Ngồi ra, có
thể “đăng ký” đối với những tài sản mà theo quy định của pháp luật được cơ quan
có thẩm quyền cấp giấy đăng ký, loại giấy này không phải giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhưng dưới góc độ pháp lý, nó có giá trị chứng minh người đứng tên trong
giấy là chủ sở hữu ví dụ như giấy đăng ký xe ô tô.
Quy định tại đoạn 1 khoản 2 Điều 133 BLDS năm 2015 là hoàn toàn mới,
phù hợp với nguyên tắc đăng ký bất động sản hiện nay. “Cơ chế đăng ký quyền sở

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd (13), tr. 356.
Vũ Thị Thanh Huyền, tlđd (32), tr. 10.
59
Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015, Nxb.
Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr. 167.
57

58

19


hữu tài sản là một cơ chế nhằm công khai hóa quyền sở hữu của chủ thể”60. Người
thứ ba dựa vào các loại giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc giấy
đăng ký được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên mới quyết định xác lập,
thực hiện giao dịch. NTBNT rất khó để xác minh người đứng tên trên các giấy tờ
này có là chủ sở hữu thực sự của tài sản hay không bởi trước đó, “việc đăng ký của
cơ quan nhà nước đã bao gồm các hoạt động thu thập thông tin và tình trạng pháp lý
của tài sản”61. Vì vậy, cho phép suy đoán người thứ ba trong GDDS là ngay tình,
khơng có lỗi. “Nếu như khơng bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong
trường hợp này thì rõ ràng việc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khơng
có ý nghĩa như mong đợi”62. Ngồi ra, về phía chủ sở hữu, họ phải có trách nhiệm
đối với tài sản của mình bằng những cách thức mà pháp luật quy định về đăng ký tài
sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba.
Khi giải thích đoạn một khoản 2 Điều 133 BLDS năm 2015, có quan điểm
cho rằng: “yếu tố có tính chất “cốt tử” mà người thứ ba tham gia giao dịch được xác
định là ngay tình dựa trên cơ sở tài sản tham gia giao dịch đã “được đăng ký tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền” […] chứ khơng phải là điều kiện phải có hai giao
dịch mới là cốt lõi của quy định này (có một, hai hay nhiều giao dịch chỉ là diễn
biến cụ thể của mỗi vụ việc)”63. Tuy nhiên, như đã phân tích tại mục 1.2 Chương 1,
tác giả cho rằng điều kiện để xác định NTBNT là phải có hai GDDS kế tiếp nhau,
nếu chỉ có một GDDS vơ hiệu thì khơng được xem là NTBNT mà chỉ được xem là
một “bên ngay tình”. Về giao dịch kế tiếp, liệu giao dịch thế chấp, cầm cố có được
xem là “chuyển giao” tài sản hay khơng. Theo khoản 1 Mục II Công văn số
64/TANDTC-PC ngày 03/4/2019 của Tịa án nhân dân tối cao về việc Thơng báo
kết quả giải đáp trực tuyến vướng mắc về hình sự, dân sự và tố tụng hành chính
(Cơng văn số 64/TANDTC) thì “… trường hợp giao dịch chuyển nhượng nhà đất bị

vô hiệu nhưng bên nhận chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà, quyền sử dụng đất và đã thế chấp nhà, quyền sử dụng đất đó cho Ngân hàng
theo đúng quy định của pháp luật thì giao dịch thế chấp đó khơng vơ hiệu”. Cơng
văn số 64/TANDTC lý giải rằng: Điều 317 BLDS năm 2015 quy định thế chấp tài
Trần Minh Trọng (2005), Quy định về tài sản và quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự năm 2005, Nxb. Tư
pháp, tr. 13.
61
Võ Thị Liễu Hạnh (2021), Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
vô hiệu, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Kinh tế – Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 14.
62
Đỗ Văn Đại (chủ biên), tlđd (59), tr. 169.
63
Tưởng Duy Lượng, tlđd (2), tr. 15.
60

20


×