Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

khoá luận Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.78 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG THỊ THANH THÚY

HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ
CỦA TỊA ÁN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
VIỆT NAM

KHĨA LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ

TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 7 – NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Phụ lục 2:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
Mẫu trang phụ bìa (Khổ 210 x 297 mm)

DƯƠNG THỊ THANH THÚY
HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

GVHD: THẠC SĨ NGUYỄN TRẦN BẢO UYÊN

TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 7 – NĂM 2021


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Luật Thành phô
Hồ Chí Minh, đặc biệt xin cảm ơn Cô Nguyễn Trần Bảo Uyên – Giảng viên Khoa


Luật Dân sự Trường Đại học Luật Thành phô Hồ Chí Minh đã hướng dẫn tận tình,
thường xuyên động viên, khích lệ, tạo điều kiện tôt nhất giúp tác giả hoàn thành
công trình nghiên cứu này.
Tác giả xin cảm ơn Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Luật
Thành phô Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tác giả được tiếp cận với những tài
liệu tham khảo quan trọng và bổ ích.
Tác giả xin cảm ơn các anh/chị, bạn – những người đã động viên tác giả
trong suôt thời gian hoàn thành Khóa luận vừa qua.
Khóa luận này là công trình nghiên cứu đầu tay của tác giả, do đó, không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành
từ Quý Thầy Cô để Khóa luận được hoàn thiện hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn.


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan Khóa luận “Hoạt động thu thập chứng cứ của Tịa án
trong tơ tụng dân sự Việt Nam” là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả.
Những luận điểm, ý tưởng, nhận xét, đánh giá của cơ quan, tổ chức và các tác giả
khác sử dụng trong bài viết đều đã được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 7 năm
2021
Tác giả

Dương Thị Thanh Thúy


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
BLTTDS

BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ

sung năm 2011

BLTTDS năm 2015

Nghị quyết sô 04/2012/NQ-HĐTP

TTDS

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT
Bộ luật Tô tụng dân sự
Bộ luật Tô tụng dân sự (Luật sô
24/2004/QH11) ngày 15 tháng 6 năm 2004
được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ
sung một sô điều của Bộ luật Tô tụng dân sự
(Luật sô 65/2011/QH12) ngày 29 tháng 3 năm
2011
Bộ luật Tô tụng dân sự (Luật sô
92/2015/QH13) ngày 25 tháng 11 năm 2015
Nghị quyết sô 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03
tháng 12 năm 2012 của Hội đờng Thẩm phán
Tịa án nhân dân tơi cao hướng dẫn thi hành
một sô quy định về “Chứng minh và chứng
cứ” của Bộ luật Tô tụng dân sự đã được sửa
đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một
sô điều của Bộ luật Tô tụng dân sự
Tô tụng dân sự


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THU THẬP
CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ.................................7
1.1. Khái niệm hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án........................................... 7
1.2. Đặc điểm hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án............................................ 9
1.3. Ý nghĩa hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án............................................. 13
1.4. Pháp luật một sô quôc gia về hoạt động thu thập chứng cứ của Tịa án trong tơ
tụng dân sự.............................................................................................................. 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................... 20
CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN TRONG
TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM.......................................................................... 21
2.1. Các trường hợp Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ........................................ 21
2.2. Các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án................................................... 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................... 38
CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA TÒA
ÁN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM.................................................... 39
3.1. Về trách nhiệm chủ động thu thập chứng cứ của Tòa án khi xét thấy cần thiết 39

3.2. Về trường hợp Thẩm phán đã tiến hành thu thập chứng cứ nhưng phải từ chôi
tiến hành tô tụng hoặc bị thay đổi theo luật định..................................................... 45
3.3. Về một sô biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án......................................... 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................... 59
KẾT LUẬN............................................................................................................ 60


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suôt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của pháp luật Việt Nam
nói chung và pháp luật tô tụng dân sự Việt Nam nói riêng, Nhà nước ta luôn hướng
1


đến việc bảo vệ công lý và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mọi chủ thể . Theo
đó, để đảm bảo những giá trị này, khi giải quyết bất kỳ vụ việc nào thì điều tiên
quyết Tòa án phải làm được đó là tìm ra bản chất, hiểu rõ các tình tiết, sự kiện liên
quan đến vụ việc, từ đó mới có cơ sở xác định phương hướng giải quyết đúng đắn.
Tòa án với vai trò “cầm cân nảy mực”, bảo vệ công lý và quyền con người, không
thể đưa ra phán quyết hay chấp bút cho một bản án, quyết định bằng những luận
điểm chủ quan của mình mà phải dựa trên hệ thông chứng cứ phản ánh đúng bức
tranh sự thật khách quan của vụ việc. Về nguyên tắc, các chứng cứ này sẽ do đương
2

sự cung cấp để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp . Tuy
nhiên, không phải lúc nào chứng cứ mà đương sự giao nộp cho Tòa án cũng đầy đủ
để Tòa án xem xét, đánh giá và rút ra bản chất vụ việc. Do đó, Bộ luật Tô tụng dân
sự năm 2015 đã đặt ra vai trò thu thập chứng cứ của Tòa án trong một sô trường hợp
và mục đích của nó không nằm ngoài hỗ trợ đương sự và đảm bảo giải quyết vụ
3

việc được toàn diện và khách quan . Cụ thể, trong trường hợp đương sự gặp khó
khăn khi thu thập chứng cứ và có yêu cầu hỗ trợ thì Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ
đương sự thu thập chứng cứ. Bên cạnh đó khi Tòa án xét thấy cần thiết, Tịa án có
qùn chủ động thực hiện một sơ biện pháp thu thập chứng cứ luật định. Các chứng
cứ do Tòa án thu thập được kết hợp với các chứng cứ được cung cấp bởi các chủ thể
khác sẽ tạo thành một hệ thông chứng cứ đầy đủ, toàn diện, giúp bản chất của vụ
việc được phơi bày, sáng tỏ.
Trải qua quá trình tồn tại, phát triển, pháp luật tô tụng dân sự nói chung và
quy định về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án nói riêng đã có những điều
chỉnh theo hướng ngày càng tiến bộ. Bộ luật Tô tụng dân sự năm 2015 được thông
qua tại kỳ họp thứ 10 Qc hội khố XIII, có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 được xem
1 Nguyễn Thị Thu Sương (2020), Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự, Luận

văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phô Hồ Chí Minh, tr. 1.
2 Khoản 1 Điều 6 BLTTDS năm 2015 quy định: “Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao
nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho u cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp”.
3 Khoản 2 Điều 97 BLTTDS năm 2015 quy định: “Trong các trường hợp do Bộ luật này quy định, Tịa án
có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ”.
1


như là một bước chuyển mình quan trọng của pháp luật tô tụng dân sự nước nhà.
Qua hơn năm năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành, Bộ luật Tô tụng dân sự năm
2015 đã có những đóng góp quan trọng ở nhiều phương diện.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, việc thi hành Bộ luật Tô tụng dân
sự năm 2015 nói chung và một sô quy định về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa
án nói riêng cũng còn nhiều vướng mắc. Điển hình như chưa có cách hiểu thông
nhất về trường hợp “xét thấy cần thiết” chủ động thu thập chứng cứ của Tòa án,
nhiều biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án quy định chưa rõ ràng, dẫn đến khó
khăn khi áp dụng trên thực tiễn... Từ đó khiến cho nhiều vụ án bị xét xử sơ thẩm,
phúc thẩm, giám đôc thẩm nhiều lần, gây mất thời gian, tôn kém chi phí cho Nhà
nước, đương sự mà lý do liên quan đến việc thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, có sai
sót trong hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án là một trong những lý do không
thể không nhắc đến.
Từ thực tế đó, việc nghiên cứu hoạt động thu thập chứng cứ của Tịa án trong
tơ tụng dân sự trong thời điểm hiện nay vẫn rất cần thiết nhằm hoàn thiện các quy
định hiện hành, khắc phục những vướng mắc còn tồn đọng. Vì vậy, tác giả đã chọn
đề tài “Hoạt động thu thập chứng cứ của Tịa án trong tơ tụng dân sự Việt Nam” làm
đề tài Khóa luận tôt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hoạt động thu thập chứng cứ nói chung và hoạt động thu thập chứng cứ của
Tịa án trong tơ tụng dân sự nói riêng là mảng đề tài đã được nhiều nhà khoa học,
tác giả quan tâm, nghiên cứu theo nhiều góc độ và hình thức khác nhau từ khái quát

đến cụ thể. Tác giả xin liệt kê một sô công trình như sau:
Dưới hình thức giáo trình, có một số giáo trình nghiên cứu sau đây:
Trường Đại học Luật Thành phơ Hờ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật Tố
tụng dân sự Việt Nam, Nguyễn Thị Hoài Phương (chủ biên), Nxb. Hồng Đức – Hội
Luật gia Việt Nam; Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Tố tụng
dân sự Việt Nam, Mã Duy Quân (chủ biên), Nxb. Công an nhân dân: Các giáo trình
này đã cung cấp những kiến thức cơ bản, mang tính nền tảng về hệ thông pháp luật
tô tụng dân sự Việt Nam nói chung nhằm phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu của
sinh viên. Tuy nhiên vì là công trình nghiên cứu về pháp luật tô tụng dân sự nói
chung cũng như đôi tượng tiếp cận là sinh viên nên các công trình này chủ yếu đề
cập đến những vấn đề lý luận mang tính khái quát. Trong đó, về hoạt động thu thập
chứng cứ, mặc dù các giáo trình dành một chương riêng để trình bày, nghiên cứu
2


tuy nhiên chưa quá đi sâu phân tích cũng như chưa đưa ra điểm bất cập và hướng
hoàn thiện đôi với các quy định hiện hành về hoạt động này.
Dưới hình thức sách chun khảo, có các công trình nghiên cứu sau:
- Đoàn Tấn Minh, Nguyễn Ngọc Điệp (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015, Nxb. Lao động: Tại công trình nghiên cứu này, nhóm tác giả
Đoàn Tấn Minh, Nguyễn Ngọc Điệp đã có những phân tích, đánh giá, bình luận dựa
trên các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn xét xử liên quan đến việc áp
dụng Bộ luật Tô tụng dân sự năm 2015, trong đó có hoạt động thu thập chứng cứ.
- Nguyễn Thị Hoài Phương (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam: Công
trình nghiên cứu đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về một sô điểm mới của Bộ luật
Tô tụng dân sự năm 2015 so với Bộ luật Tô tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung
năm 2011. Trong đó có bình luận điểm mới về chứng cứ và chứng minh, về hoạt
động thu thập chứng cứ.
Có thể thấy cả hai công trình đều có những nội dung liên quan đến hoạt động

thu thập chứng cứ trong tô tụng dân sự. Tuy nhiên, với vai trò là một công trình
nghiên cứu, bình luận khoa học Bộ luật Tô tụng dân sự nên không thể đi sâu phân
tích về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án mà chỉ có thể đưa ra những phân
tích, đánh giá một cách khái quát nhất những điểm nổi bật của hoạt động này.
Dưới hình thức bài báo khoa học, bài viết đăng trên các Tạp chí chuyên
ngành, có thể kể đến các bài viết như:
Nguyễn Thị Linh Trang (2020), “Kinh nghiệm kiểm sát việc thu thập chứng
cứ của Tòa án”, Tạp chí Kiểm sát, sô 09; Thái Chí Bình (2019), “Ủy thác thu thập
chứng cứ trong tô tụng dân sự”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, sô 19 (395); Phan
Thị Thu Hà (2018), “Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện quy định của Bộ
luật Tô tụng dân sự năm 2015 về chứng cứ, chứng minh và một sô đề xuất, kiến
nghị”, Tạp chí Tịa án nhân dân Tối cao, sơ 08; Ngô Vĩnh Bạch Dương (2015),
“Nghĩa vụ chứng minh trong tô tụng”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, sô 07 (287);
Tịa án nhân dân thành phơ Đà Nẵng (2015), “Thu thập chứng cứ trong giải quyết
vụ việc dân sự - những khó khăn vướng mắc và giải pháp khắc phục”, Tạp chí Tịa
án nhân dân, sơ 01; Hà Thái Thơ (2013), “Một sô ý kiến về trách nhiệm thu thập
chứng cứ của Tịa án trong tơ tụng dân sự”, Tạp chí Nghề Luật, Học viện Tư pháp,
sô 05.

3


Các bài viết nêu trên cũng đã phân tích được một sô vấn đề cơ bản về chứng
cứ, chứng minh và hoạt động thu thập chứng cứ, cụ thể như: Trách nhiệm và một sô
biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án; Vướng mắc của Tòa án khi tiến hành thu
thập chứng cứ; Hoạt động kiểm sát việc thu thập chứng cứ của Tòa án. Tuy nhiên,
với vai trò là những bài viết ngắn đăng trên tạp chí chuyên ngành nên chỉ có thể đề
cập đến một sô khía cạnh về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án, chưa đi sâu
phân tích một cách toàn diện về hoạt động này.
Dưới hình thức Luận văn Thạc sĩ Luật học, có các công trình nghiên cứu:

- Hờ Qút Tiến (2015), Quyền và nghĩa vụ của Tòa án trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm vụ án dân sự, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành
phô Hồ Chí Minh: Công trình tập trung nghiên cứu về quyền, nghĩa vụ của Tòa án
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự nói chung. Do đó, công trình chỉ dành
một phần để đề cập, phân tích, làm rõ một sô vấn đề liên quan đến hoạt động thu
thập chứng cứ của Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm như quyền thu thập chứng
cứ của Tòa án, quy định biện pháp ủy thác thu thập chứng cứ của Tòa án trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự.
- Trương Việt Hồng (2015), Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án sơ
thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường
Đại học Luật Thành phô Hồ Chí Minh; Nguyễn Văn Hiểu (2015), Hoạt động thu
thập chứng cứ của Tịa án phúc thẩm trong q trình giải quyết vụ án dân sự, Luận
văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phô Hồ Chí Minh: Tại hai công
trình này, các tác giả đã nghiên cứu quy định của pháp luật về hoạt động thu thập
chứng cứ do Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm thực hiện trong giải quyết vụ án dân
sự, nghiên cứu pháp luật tô tụng dân sự một sô quôc gia về hoạt động này để tham
khảo. Qua đó đã chỉ ra một sô bất cập, như: cách hiểu như thế nào là trường hợp
Tịa án thu thập chứng cứ chưa thơng nhất; trách nhiệm thu thập chứng cứ của Tòa
án chưa được quy định rõ ràng.
Như vậy, hoạt động thu thập chứng cứ của Tịa án trong tơ tụng dân sự đã
được nhiều học giả, nhà nghiên cứu quan tâm và mỗi tác giả lại chọn cho mình một
hướng tiếp cận riêng. Song các tác giả chủ yếu nghiên cứu về hoạt động thu thập
chứng cứ nói chung của các chủ thể có quyền thu thập chứng cứ trong tô tụng dân
sự và trong đó có Tòa án, hoặc là nghiên cứu chung về quy định của pháp luật tô
tụng dân sự hiện hành, trong đó có hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án. Các
công trình nghiên cứu riêng về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án vẫn còn ít,
4


chủ yếu là những bài viết, bài trao đổi ngắn trên các báo và tạp chí chuyên ngành.

Tuy nhiên, những kết quả đạt được từ các công trình nghiên cứu nêu trên đều mang
những giá trị khoa học nhất định và là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả
trong suôt quá trình thực hiện Khóa luận này.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài nhằm phân tích, đánh giá, luận giải để làm rõ về hoạt
động thu thập chứng cứ của Tòa án trong pháp luật tô tụng dân sự Việt Nam, cụ thể:
Thứ nhất, phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động thu
thập chứng cứ của Tòa án trong tô tụng dân sự, qua đó tìm ra những điểm bất cập,
chưa rõ của các quy định pháp luật và đưa ra những đánh giá, nhận xét.
Thứ hai, phân tích, bình luận thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động thu
thập chứng cứ của Tòa án trong tô tụng dân sự nhằm tìm ra những vướng mắc, khó
khăn khi thực thi những quy định này trên thực tế.
Thứ ba, liên hệ một sô quy định trong pháp luật tô tụng dân sự nước ngoài về
các vấn đề cần phân tích để rút ra những điểm tương đồng, khác biệt của những quy
định này so với quy định trong pháp luật Việt Nam, qua đó làm cơ sở cho việc xem
xét sửa đổi, bổ sung pháp luật tô tụng dân sự Việt Nam về hoạt động thu thập chứng
cứ của Tòa án theo hướng ngày càng hoàn thiện.
Thứ tư, đưa ra được một sô kiến nghị cụ thể, phương hướng hoàn thiện pháp
luật, góp phần hoàn thiện quy định hiện hành về hoạt động thu thập chứng cứ của
Tịa án trong tơ tụng dân sự Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong tô tụng dân sự là một vấn đề
lớn, có nhiều hướng tiếp cận và góc độ nghiên cứu khác nhau. Trong khuôn khổ và
điều kiện thời gian nghiên cứu Khóa luận tôt nghiệp, tác giả chỉ tập trung nghiên
cứu về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong tô tụng dân sự Việt Nam dưới
góc độ lý luận, các trường hợp Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ và trình tự, thủ
tục tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ cụ thể của Tòa án được quy định tại
Bộ luật Tô tụng dân sự năm 2015. Bên cạnh đó, để có cơ sở so sánh, đôi chiếu với
quy định của Bộ luật Tô tụng dân sự năm 2015, tác giả có nghiên cứu một sô quy

định có liên quan của Bộ luật Tô tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011.
Tác giả cũng tham khảo một sô quy định trong pháp luật tô tụng dân sự nước
ngoài, cụ thể là Bộ luật Tô tụng dân sự Liên bang Nga, Bộ luật Tô tụng dân sự
5


Cộng hịa Pháp, Bộ luật Tơ tụng dân sự Cộng hòa Liên bang Đức về vấn đề có liên
quan để có cơ sở đôi chiếu, so sánh với pháp luật Việt Nam.
Đôi với một sô vấn đề, tác giả có sự liên hệ với một sô tài liệu, bản án, quyết
định của Tòa án và bình luận, đánh giá để làm rõ hơn vấn đề cần phân tích, từ đó
tăng tính thực tiễn cho những kiến nghị pháp luật có liên quan về hoạt động thu thập
chứng cứ của Tòa án trong tô tụng dân sự Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để làm sáng tỏ nội dung đề tài nghiên cứu, tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều
phương pháp khác nhau, được thể hiện cụ thể như sau:
- Đôi với Chương 1: Tác giả đã sử dụng các phương pháp phân tích, chứng
minh, diễn giải, tổng hợp để làm rõ khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của hoạt động thu
thập chứng cứ của Tịa án trong pháp luật tơ tụng dân sự Việt Nam. Đồng thời
phương pháp so sánh cũng được sử dụng để làm sáng tỏ một sô điểm tương đồng và
khác biệt trong quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật một sô quôc gia về
hoạt động thu thập chứng cứ của Tịa án.
- Đơi với Chương 2: Tác giả cũng sử dụng các phương pháp phân tích, chứng
minh, diễn giải, tổng hợp để trình bày về các quy định của pháp luật hiện hành về
hoạt động thu thập chứng cứ của Tịa án.
- Đơi với Chương 3: Tác giả đã sử dụng phương pháp bình luận để đánh giá
hoạt động thu thập chứng cứ của Tịa án thông qua một sơ vụ án cụ thể. Từ đó, liên
hệ với quy định của pháp luật hiện hành để rút ra những điểm còn hạn chế, bất cập,
thiếu khả thi, là cơ sở để tác giả đưa ra các đề xuất, kiến nghị góp phần hoàn thiện
một sơ quy định hiện nay.
5. Bố cục của Khóa luận

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
Khóa luận có kết cấu gồm 03 chương:
Chương 1. Một sô vấn đề cơ bản về hoạt động thu thập chứng cứ của Tịa án
trong tơ tụng dân sự.
Chương 2. Hoạt động thu thập chứng cứ của Tịa án trong tơ tụng dân sự Việt
Nam.
Chương 3. Thực tiễn áp dụng pháp luật và giải pháp hoàn thiện pháp luật về
hoạt động thu thập chứng cứ của Tịa án trong tơ tụng dân sự Việt Nam.

6


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ
CỦA TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1. Khái niệm hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án
Chứng minh trong TTDS được hiểu là “hoạt động của các chủ thể có thẩm
4

quyền làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ việc dân sự” . Do đó, để tìm ra bản
chất của vụ việc dân sự thì không thể không đề cập đến hoạt động chứng minh. Hơn
thế nữa, với tầm quan trọng đặc biệt, chứng minh còn được xem là “hoạt động trọng
5

tâm trong TTDS” . Sự quan trọng, tính “trọng tâm” thể hiện ở điểm hoạt động
chứng minh sẽ chi phôi, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình tô tụng, đến kết quả giải
quyết của Tòa án cũng như đến các quyền và nghĩa vụ của đương sự trong vụ việc.
Hoạt động chứng minh có đầy đủ, toàn diện thì “bức tranh sự thật khách quan” mới
được phơi bày, sáng tỏ. Ngược lại, hoạt động chứng minh không được chú trọng,
tiến hành không đầy đủ thì vụ việc sẽ tồn đọng những vướng mắc chưa được làm rõ.

Điều này sẽ khiến Tòa án gặp khó khăn trong việc vận dụng pháp luật vào quá trình
giải quyết, từ đó ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các chủ thể. Đồng thời, xuất
phát từ bản chất là làm rõ các sự kiện, tình tiết liên quan đến vụ việc dân sự, hoạt
động chứng minh diễn ra trong suôt quá trình tô tụng chứ không riêng ở một hay
một sô giai đoạn tô tụng cụ thể nào. Khi nào vụ việc còn vướng mắc cần xác minh,
làm rõ thì hoạt động chứng minh còn diễn ra.
Có thể hiểu chứng minh là một quá trình bao gồm một chuỗi các hoạt động
khác nhau, điển hình là “các hoạt động thu thập, cung cấp, kiểm tra và đánh giá
6

chứng cứ” . Qua đó, có thể khẳng định hoạt động thu thập chứng cứ nói chung và
của Tòa án nói riêng là một giai đoạn, một hoạt động trong quá trình chứng minh.
Như đã đề cập, chứng minh được xem là hoạt động trọng tâm trong TTDS, do đó
hoạt động thu thập chứng cứ - một trong các dạng hoạt động trong quá trình chứng
minh - cũng mang ý nghĩa đặc biệt không kém. Vì thế, tìm hiểu một cách đầy đủ và
toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động này là một yêu cầu không thể

4 Trường Đại học Luật Thành phô Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam,
Nguyễn Thị Hoài Phương (chủ biên), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 178 - 179.
5 Trường Đại học Luật Thành phô Hồ Chí Minh (2019), tlđd (4), tr. 178.
6 Trường Đại học Luật Thành phô Hồ Chí Minh (2019), tlđd (4), tr. 178.
7


thiếu khi nghiên cứu về chế định chứng minh nói riêng và pháp luật TTDS nói
chung.
Khái niệm chính là phạm trù tiên quyết phải tìm hiểu khi nghiên cứu bất kỳ
vấn đề nào và hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án cũng không nằm ngoài
nguyên tắc đó. Có thể thấy, mặc dù đây là một hoạt động rất quan trọng trong thủ
tục TTDS và BLTTDS năm 2015 cũng đã có nhiều quy định pháp luật tương đôi

đầy đủ và chi tiết điều chỉnh hoạt động này nhưng vẫn chưa đưa ra một định nghĩa
cụ thể. Hiện nay, khái niệm hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án chỉ được đề cập
dưới góc độ là ý kiến cá nhân của các học giả, các nhà nghiên cứu trong các công
trình khoa học pháp lý, trong các bài viết chuyên ngành pháp luật, trong sách
chuyên khảo cũng như giáo trình của các trường đại học đào tạo luật. Sau đây, tác
giả sẽ lần lượt phân tích khái niệm hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án dựa trên
cách giải thích từ ngữ trong từ điển tiếng Việt cũng như theo quan điểm của một sô
nhà nghiên cứu để có những tìm hiểu bước đầu về khái niệm của hoạt động này.
Theo Từ điển tiếng Việt, động từ “thu thập” được định nghĩa là hoạt động
7

“góp nhặt và tập hợp lại” . Còn về khái niệm chứng cứ, BLTTDS năm 2015 đã có
quy định cụ thể tại Điều 93 như sau: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có
thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tịa
án trong q trình tố tụng hoặc do Tịa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do
Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết
khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là
có căn cứ và hợp pháp”. Như vậy, có thể hiểu thu thập chứng cứ của Tòa án là hoạt
động Tòa án tìm kiếm từ các nguồn chứng cứ để “góp nhặt” lại những thông tin, sự
kiện có thật, có ý nghĩa trong quá trình tìm ra sự thật khách quan và giải quyết vụ
việc. Cụ thể hơn, thu thập chứng cứ của Tòa án là dạng hoạt động mà ở đó Tòa án
8

sẽ “phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ” để nghiên cứu, đánh giá và
tập hợp lại thành một hệ thông chứng cứ đầy đủ, toàn diện. Bên cạnh đó, để đảm
bảo tính tuân theo pháp luật của một hoạt động pháp lý do Tòa án tiến hành, hoạt
động này còn phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định.
Theo giáo trình Đại học Luật Hà Nội, hoạt động thu thập chứng cứ được ghi
nhận là “việc phát hiện tìm ra các chứng cứ, tập hợp đưa vào hồ sơ vụ việc dân sự
7 Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, tr. 958.

8 Hà Thái Thơ (2013), Hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật

học, Trường Đại học Luật Thành phô Hồ Chí Minh, tr. 7.

8


9

để nghiên cứu, đánh giá và sử dụng giải quyết vụ việc dân sự” . Bên cạnh đó, khái
niệm hoạt động thu thập chứng cứ cũng được đề cập trong một sô công trình nghiên
cứu. Chẳng hạn hoạt động thu thập chứng cứ được định nghĩa là hành vi pháp lý
thông qua việc phát hiện, thu giữ, bảo quản, tập hợp các chứng cứ tạo cơ sở cho việc
khởi kiện hoặc phản đôi yêu cầu của đương sự, và ra phán quyết của Tòa án theo
10

quy định của pháp luật . Hay một quan điểm khác cho rằng hoạt động thu thập
chứng cứ là “một dạng hoạt động TTDS của các chủ thể chứng minh trong việc phát
hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ bằng các phương pháp, biện pháp theo
11

một trình tự, thủ tục do pháp luật TTDS quy định” .
Thông qua một sô phân tích và khái niệm được trích dẫn như trên, có thể
thấy hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án chưa có định nghĩa thông nhất. Hơn
nữa, khái niệm hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án nói riêng chưa được đề cập
trực tiếp mà chỉ có thể rút ra từ khái niệm hoạt động thu thập chứng cứ nói chung
của các chủ thể có quyền thu thập chứng cứ. Trong khi đó, hoạt động thu thập
chứng cứ của Tòa án ngoài những đặc điểm chung là hoạt động phát hiện, ghi nhận
chứng cứ thì còn có những đặc trưng riêng, đó là một hoạt động pháp lý do chủ thể
là Tòa án tiến hành nhằm hỗ trợ đương sự trong thu thập chứng cứ và nhằm đảm

bảo vụ việc được giải quyết khách quan và toàn diện. Đây là điểm đặc biệt của hoạt
động thu thập chứng cứ của Tòa án mà tác giả nhận thấy nên được đề cập trong khái
niệm nhằm phân biệt với hoạt động thu thập chứng cứ của các chủ thể khác trong
TTDS.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa
án là một dạng hoạt động pháp lý của Tịa án, theo đó khi đương sự cần hỗ trợ thu
thập chứng cứ hoặc khi Tòa án xét thấy cần thiết nhằm đảm bảo vụ việc dân sự
được giải quyết khách quan, tồn diện, Tịa án tiến hành các biện pháp luật định để
tìm ra chứng cứ và đưa vào hồ sơ vụ việc để nghiên cứu, đánh giá và sử dụng trong
quá trình giải quyết theo trình tự, thủ tục luật định.
1.2. Đặc điểm hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án
Khi nghiên cứu về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong TTDS, có
thể rút ra một sô đặc điểm về hoạt động này sau đây:
9Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Mã Duy Quân (chủ biên),
Nxb. Công an nhân dân, tr. 153.
10
Nguyễn Văn Hiểu (2015), Hoạt động thu thập chứng cứ của tòa án phúc thẩm trong quá trình
giải quyết vụ án dân sự, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phô Hồ Chí Minh, tr. 10.
11
Hà Thái Thơ (2013), tlđd (8), tr. 7.
9


Thứ nhất, hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án mang tính pháp lý và
phải tuân theo trình tự, thủ tục luật định
Khác với các hoạt động “thu thập” thông thường, hoạt động thu thập chứng
cứ của Tòa án là hoạt động mang tính pháp lý nhằm tìm ra “chứng cứ” – mang tư
cách là “linh hồn” của tô tụng và là nền tảng cơ bản để giải quyết các vụ việc dân
12


sự . Do đó, hoạt động này phải tuân theo trình tự, thủ tục luật định, nghĩa là Tòa án
khi thu thập chứng cứ chỉ được sử dụng các biện pháp nhất định mà pháp luật có
quy định và khi sử dụng các biện pháp đó thì Tòa án cũng phải tuân theo những
trình tự, thủ tục cụ thể mà pháp luật đặt ra đôi với từng biện pháp. Như vậy mới
đảm bảo quá trình giải quyết vụ việc được diễn ra hợp pháp, minh bạch, chứng cứ
thu được một cách đúng pháp luật và có giá trị sử dụng.
Đặc điểm này cũng phù hợp với nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong TTDS
Việt Nam – một trong những nguyên tắc cơ bản của BLTTDS, mang tính chỉ đạo
xuyên suôt và có giá trị bắt buộc tuân thủ đôi với các chủ thể tham gia tô tụng lẫn
các chủ thể tiến hành tô tụng. Nguyên tắc chỉ ra rằng mọi hoạt động TTDS của cơ
quan tiến hành tô tụng, người tiến hành tô tụng, người tham gia tô tụng, cơ quan, tổ
13

chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo các quy định của BLTTDS . Theo đó,
hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án với tư cách là một dạng hoạt động TTDS
của cơ quan tiến hành tô tụng nên phải tuân thủ theo các trình tự, thủ tục mà
BLTTDS quy định nói riêng và pháp luật TTDS Việt Nam nói chung.
Thứ hai, hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án rất phong phú, đa dạng:
Đặc điểm này được thể hiện ở một sô khía cạnh sau đây:
Một là, hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án có sự phụ thuộc vào mỗi vụ
việc được xem xét vì “ở mỗi nội dung vụ việc khác nhau đều đặt ra những nội dung
14

thu thập chứng cứ khác nhau” . Nói cách khác, đôi với từng loại vụ việc, Tòa án sẽ
cần thu thập những chứng cứ khác nhau. Thậm chí cùng một loại vụ việc, nội dung
thu thập chứng cứ cũng có những đặc thù riêng phụ thuộc vào các tình tiết, sự kiện
của vụ việc đó. Ví dụ, đôi với tranh chấp về thừa kế theo di chúc thì nội dung thu
thập chứng cứ cần liên quan đến di chúc của người chết, tình trạng di sản, phân chia
di sản... hay đôi với tranh chấp về chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì nội dung
12

Nguyễn Minh Hằng (2009), Hoạt động chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb.
Chính trị Quôc gia, Hà Nội, tr. 9.
13
Điều 3 BLTTDS năm 2015.
14

Hà Thái Thơ (2013), tlđd (8), tr. 10.

10


thu thập chứng cứ cần liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang tranh
chấp, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thỏa thuận của các bên liên quan
đến hợp đồng chuyển nhượng đó... Đây chính là nguyên nhân tạo nên đặc điểm tính
phong phú, đa dạng của hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án.
Hai là, sự phong phú, đa dạng của hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án
còn thể hiện ở việc chứng cứ có thể được rút ra từ rất nhiều ng̀n khác nhau. Do
đó, để thu thập chứng cứ, Tịa án cũng phải tiếp cận từ rất nhiều nguồn chứng cứ.
Cụ thể, Điều 94 BLTTDS năm 2015 đã liệt kê đến chín loại nguồn chứng cứ, bao
gồm: Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; Vật chứng; Lời khai
của đương sự; Lời khai của người làm chứng; Kết luận giám định; Biên bản ghi kết
quả thẩm định tại chỗ; Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản; Văn bản ghi
nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập; Văn bản công chứng,
chứng thực và dự liệu thêm các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Ba là, việc cho phép Tòa án sử dụng nhiều biện pháp thu thập chứng cứ khác
nhau cũng đã góp phần tạo nên tính đa dạng cho hoạt động thu thập chứng cứ của
Tòa án. Theo quy định tại Điều 97 BLTTDS năm 2015, Tòa án có thể tiến hành đa
dạng các biện pháp để thu thập chứng cứ, bao gồm: Lấy lời khai của đương sự,
người làm chứng; Đôi chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người
làm chứng; Trưng cầu giám định; Định giá tài sản; Xem xét, thẩm định tại chỗ; Ủy

thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ; Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung
cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc
giải quyết vụ việc dân sự; Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi
cư trú và các biện pháp khác theo quy định.
Thứ ba, kết quả của hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án là nền tảng
cho các hoạt động khác của quá trình chứng minh
Như đã phân tích, giữa chứng minh và thu thập chứng cứ có môi liên hệ chặt
chẽ với nhau. Theo đó có thể khẳng định thu thập chứng cứ là một bước quan trọng
của quá trình chứng minh, bên cạnh các hoạt động còn lại của quá trình chứng minh
như kiểm tra, đánh giá và đi đến sử dụng chứng cứ để giải quyết vụ việc. Sở dĩ nói
kết quả của hoạt động thu thập chứng cứ nói chung và của Tòa án nói riêng là nền
tảng cho các hoạt động khác của quá trình chứng minh bởi lẽ thu thập chứng cứ là
hoạt động đầu tiên của chứng minh, bắt đầu quá trình chứng minh. Có thu thập
chứng cứ và tập hợp lại thì mới có cơ sở để nghiên cứu, đánh giá và sử dụng.

11


Kết quả của hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án chính là toàn bộ những
chứng cứ mang tính “suy đoán” ban đầu, nghĩa là chỉ thu thập những gì có thể được
xem là chứng cứ chứ chưa thể khẳng định có mang giá trị chứng minh hay không.
Những gì thu thập được sẽ trở thành đôi tượng của hoạt động tiếp theo của quá trình
chứng minh, đó là hoạt động nghiên cứu và đánh giá chứng cứ. Đây chính là điểm
thể hiện tính “nền tảng” đang được đề cập. Cịn đơi với hoạt động ci cùng của q
trình chứng minh - hoạt động sử dụng chứng cứ để giải quyết vụ việc - thì tính “nền
tảng” cũng được thể hiện ở chỗ những chứng cứ được sử dụng chính là những
chứng cứ “suy đoán” ban đầu được thu thập sau khi đã được kiểm chứng giá trị.
Như vậy, các hoạt động tiếp theo của quá trình chứng minh chỉ có thể bắt đầu khi
hoạt động thu thập chứng cứ đã có kết quả và các hoạt động này luôn luôn có đôi
tượng là những chứng cứ ban đầu có được từ hoạt động thu thập.

Thứ tư, hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án được tiến hành khi cần thiết
và mang tính hỗ trợ cho đương sự
Đặc điểm này xuất phát từ vai trò chủ yếu của đương sự trong thu thập chứng
cứ. Đương sự phải có trách nhiệm chủ động thu thập chứng cứ để chứng minh
những yêu cầu mình đưa ra là có căn cứ và hợp pháp, bởi lẽ họ chính là người khởi
phát, “châm ngịi” cho một q trình tơ tụng, là người biết rõ nhất các thông tin, tài
liệu liên quan đến yêu cầu mà mình đưa ra. Còn Tòa án chỉ có vai trò hỗ trợ đương
sự bởi lẽ Tòa án không phải là chủ thể hiểu rõ nhất bản chất, tình tiết, sự kiện liên
quan đến vụ việc. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản đặc thù giữa pháp luật tô tụng
hình sự và pháp luật TTDS. Trong tô tụng hình sự, trách nhiệm thu thập chứng cứ
và chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tô tụng, bao
gồm cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Người bị buộc tội có quyền nhưng
15

không buộc phải chứng minh là mình vô tội .
Như vậy, mặc dù pháp luật TTDS Việt Nam cho phép cả Tòa án và đương sự
đều có quyền thu thập chứng cứ, tuy nhiên có sự phân chia vai trò chính - phụ rõ
ràng và trở thành một đặc điểm quan trọng của hoạt động thu thập chứng cứ của

15
Theo quy định tại Điều 15 và Điều 85 Bộ luật Tô tụng hình sự năm 2015:
Điều 15 Bộ luật Tô tụng hình sự năm 2015 quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô
tội”.
Điều 85 Bộ luật Tô tụng hình sự năm 2015 quy định: “Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh”.
12


Tòa án. Theo đó, vai trò chính thuộc về đương sự và hoạt động thu thập chứng cứ

của Tòa án chỉ được tiến hành khi cần thiết và mang tính hỗ trợ.
1.3. Ý nghĩa hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án
Quy định về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án đóng vai trò vô cùng
quan trọng không chỉ đôi với quá trình giải quyết vụ việc dân sự mà cịn đơi với cả
đương sự và Tịa án:
1.3.1. Đối với quá trình giải quyết vụ việc dân sự
Quy định về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong pháp luật TTDS
tạo điều kiện cho Tòa án có thể tìm ra được bản chất, sự thật của vụ việc, bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể trong quá trình giải quyết. Trên thực tế,
không phải lúc nào đương sự cũng có thể chủ động thu thập tất cả các chứng cứ cần
thiết phục vụ cho quá trình giải quyết vụ việc. Do đó, Tòa án với tư cách là một cơ
quan tư pháp, mang sứ mệnh “cầm cân nảy mực”, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con
người, sẽ tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ để tìm ra sự thật của vụ việc đang
xem xét. Cùng với chứng cứ được các chủ thể khác cung cấp cho Tòa án, các chứng
cứ mà Tòa án tiến hành thu thập sẽ tạo thành một hệ thông chứng cứ đầy đủ và toàn
diện nhất. Những thông tin, dữ kiện được thể hiện thông qua hệ thơng chứng cứ này
sẽ được Tịa án xem xét, nhận định, đánh giá để tìm ra bản chất vụ việc và kết quả
cuôi cùng là ban hành được một bản án, một quyết định khách quan và đúng pháp
luật. Hơn nữa, pháp luật cho phép Tòa án thu thập chứng cứ nhưng có đặt ra những
hạn chế, chỉ tiến hành khi thuộc một sô trường hợp chứ không phải tiến hành một
cách tùy tiện trong mọi trường hợp. Do đó vừa bảo đảm chứng cứ thu thập được đầy
đủ, toàn diện vừa không ảnh hưởng đến tính khách quan dẫn đến tiêu cực trong xét
xử.
1.3.2. Đối với đương sự
Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án có ý nghĩa hỗ trợ cho đương sự
nhưng vẫn không làm mất đi tính chủ động, quyền tự định đoạt của đương sự vì Tòa
án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ trong một sô trường hợp luật định. Như đã phân
tích, đương sự là chủ thể có trách nhiệm hàng đầu trong việc chủ động thu thập
chứng cứ. Đồng thời, đây cũng là quyền giúp họ có cơ sở chứng minh cho những
yêu cầu mà mình đưa ra, từ đó có khả năng tự bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng.

Quyền chủ động thu thập của đương sự thể hiện ở điểm “đương sự có thể thu thập
chứng cứ ở bất cứ mọi nơi, mọi lúc, phù hợp với kế hoạch và điều kiện chủ quan
của mình, không bị ràng buộc, thúc ép hay phải tuân theo một chỉ đạo hoặc điều
13


16

khiển của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào” . Còn Tòa án chỉ hỗ trợ đương sự
thu thập chứng cứ khi đương sự không thể thu thập được dù đã áp dụng mọi biện
pháp có thể và có yêu cầu Tòa án hỗ trợ. Như vậy, hoạt động thu thập chứng cứ của
Tòa án trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập không hề làm mất đi
vai trò chủ động, quyền tự định đoạt của đương sự mà ngược lại còn hỗ trợ cho
đương sự có được những chứng cứ quan trọng, cần thiết để bảo đảm quyền và lợi
ích hợp pháp của mình.
1.3.3. Đối với Tòa án
Pháp luật TTDS hiện nay đã có quy định tương đơi cụ thể về các trường hợp
Tịa án tiến hành thu thập chứng cứ. Quy định này có ý nghĩa giúp Tòa án phân định
được trách nhiệm thu thập chứng cứ của mình với các chủ thể khác, đặc biệt là
đương sự. Từ đó giúp giảm bớt gánh nặng cho Tòa án trong quá trình giải quyết vụ
việc vì không phải “gồng gánh” thay cho đương sự trong trách nhiệm thu thập
chứng cứ nữa. Quy định này thể hiện sự thay đổi lớn trong tư duy của những nhà
lập pháp, theo đó giải phóng vai trò chủ yếu của Tòa án trong thu thập chứng cứ.
Tòa án không còn mang vai trò chính trong thu thập chứng cứ như quy định tại
Pháp lệnh sô 27-LCT/HĐNN8 năm 1989 về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự do
Hội đồng nhà nước ban hành. BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 đánh
dấu “bước chuyển mình” quan trọng trong tư duy của nhà làm luật, trong triết lý của
pháp luật TTDS Việt Nam khi quy định vai trò chủ động của đương sự trong thu
thập chứng cứ, đờng thời giải phóng trách nhiệm cho Tịa án khi Tòa án chỉ tiến
17


hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp Bộ luật quy định . Đến
BLTTDS năm 2015, trên cơ sở kế thừa và phát huy quy định tiến bộ này, đã một lần
nữa khẳng định trách nhiệm chính của đương sự trong thu thập chứng cứ, Tòa án
chỉ có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành
18

thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp luật định . Như vậy, quy định
16
Trần Anh Tuấn (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, Nxb. Tư pháp, tr. 17.
17
Điều 6 BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định:
“1. Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho u cầu của mình
là có căn cứ và hợp pháp. [...]
2. Tòa án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định”.
18
Điều 6 BLTTDS năm 2015 quy định:
“1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho
u cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. [...]
2. Tịa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh
chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định”.
14


về hoạt động thu thập thu thập chứng cứ của Tịa án có ý nghĩa vô cùng quan trọng
đơi với hoạt động của Tòa án trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ việc, giúp Tòa án
có cơ sở phân định trách nhiệm thu thập chứng cứ của mình với các chủ thể khác,
giảm bớt gánh nặng cho Tòa án.
1.4. Pháp luật một số quốc gia về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án

trong tố tụng dân sự
Nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật nước ngoài để tiếp nhận những giá trị
pháp lý tiến bộ, phù hợp, tránh trường hợp “vay mượn máy móc” thiếu sự chọn lọc
là cơ sở quan trọng để hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Đôi với vấn đề hoàn thiện
những quy định pháp luật về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án cũng vậy, nhu
cầu tham khảo kinh nghiệm pháp luật nước ngoài cũng là nội dung cần được chú
trọng. Trong khuôn khổ và điều kiện thời gian nghiên cứu Khóa luận tôt nghiệp, tác
giả không thể đi sâu phân tích tất cả quy định về hoạt động thu thập chứng cứ của
Tòa án theo pháp luật TTDS Liên bang Nga, pháp luật TTDS Cộng hòa Pháp và
pháp luật TTDS Cộng hòa Liên bang Đức, mà chỉ có thể phân tích một sô quy định
cơ bản về hoạt động này. Đây là một sô quôc gia tác giả cho rằng có các quy định
pháp luật phù hợp, tương đồng với pháp luật Việt Nam có thể được nghiên cứu và
học hỏi để hoàn thiện các quy định về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án.
1.4.1. Pháp luật tố tụng dân sự Liên bang Nga
Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong pháp luật TTDS Liên bang
Nga được quy định tại Chương VI về chứng cứ và chứng minh của BLTTDS Liên
bang Nga, thông qua ngày 23/10/2002 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2003.
Chương VI về chứng cứ và chứng minh có 33 Điều, từ Điều 55 đến Điều 87 với
những quy định cụ thể về nghĩa vụ chứng minh, các loại chứng cứ... và đặc biệt là
thủ tục thu thập, đánh giá chứng cứ của Tòa án.
Theo đó, pháp luật TTDS Liên bang Nga cho phép Tịa án giúp đỡ những
người tham gia tơ tụng trong việc thu thập chứng cứ, cụ thể khoản 1 Điều 57
BLTTDS Liên bang Nga quy định: “Trong trường hợp những người tham gia tố
tụng gặp khó khăn trong việc xuất trình chứng cứ, theo u cầu của họ, Tịa án có
19

thể giúp đỡ trong việc thu thập và yêu cầu cung cấp chứng cứ” , còn nghĩa vụ
chứng minh vẫn thuộc về các bên. Pháp luật quy định mỗi bên tham gia tô tụng có
nghĩa vụ phải chứng minh những tình tiết làm cơ sở cho những yêu cầu của mình
19

Nguyễn Ngọc Khánh, Trần Văn Trung (2005), Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2003 của Liên Bang
Nga, Nxb. Tư pháp, tr. 80.
15


hay sự phản đôi yêu cầu của bên kia. Bên cạnh đó, theo BLTTDS Liên bang Nga,
Tòa án cũng có quyền áp dụng một sô biện pháp thu thập chứng cứ mà pháp luật có
20

quy định, như: xem xét và nghiên cứu chứng cứ tại chỗ (Điều 58), ủy thác thu
thập chứng cứ trong trường hợp chứng cứ cần thu thập nằm ở thành phô khác hoặc
ở quận khác

21

(Điều 62), biện pháp bảo toàn chứng cứ trong trường hợp chứng cứ
22

được cho rằng khó bảo quản và những người tham gia tô tụng có yêu cầu (Điều
64), biện pháp trưng cầu giám định trong trường hợp phát sinh vấn đề cần kiến thức
23

chuyên môn trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, thủ công (Điều 79).
Như vậy, giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Liên bang Nga có sự tương
đờng về vai trị thu thập chứng cứ của Tòa án và đương sự trong TTDS. Vai trò
chứng minh và thu thập chứng cứ chủ yếu thuộc về đương sự, Tòa án cũng có quyền
thu thập chứng cứ với tư cách hỗ trợ cho đương sự khi họ gặp khó khăn trong việc
thu thập chứng cứ và có yêu cầu Tòa án hỗ trợ. Hơn nữa, Tòa án Nga khi thu thập
chứng cứ cũng có quyền áp dụng một sô biện pháp tương tự pháp luật Việt Nam quy
định như biện pháp ủy thác thu thập chứng cứ, biện pháp trưng cầu giám định. Nhìn

chung, về hoạt động thu thập chứng cứ của Tịa án trong tơ tụng dân sự, pháp luật
Việt Nam và pháp luật Liên bang Nga có khá nhiều điểm tương đồng.
1.4.2. Pháp luật tố tụng dân sự Cộng hòa Pháp
Theo pháp luật TTDS Cộng hòa Pháp, chủ thể có nghĩa vụ chứng minh cho
yêu cầu của mình là hợp pháp và có căn cứ thuộc về đương sự. Điều 9 BLTTDS
Cộng hòa Pháp quy định: “Mỗi bên đương sự có nghĩa vụ chứng minh theo luật
24

định các tình tiết cần thiết làm căn cứ cho các u cầu của mình” . Tịa án mặc dù
cũng có quyền thu thập chứng cứ nhưng chỉ mang vai trò hỗ trợ đương sự, không
thực hiện thay nghĩa vụ thu thập chứng cứ và chứng minh cho đương sự. Về thẩm
quyền, phạm vi cũng như các biện pháp Tòa án được phép sử dụng để thu thập
chứng cứ thì pháp luật Cộng hòa Pháp có những quy định rất linh hoạt cho Thẩm
phán. Theo đó, thẩm quyền thu thập chứng cứ của Tòa án rất lớn khi BLTTDS Pháp
cho phép Thẩm phán có quyền ra lệnh thực hiện bất kỳ biện pháp thẩm cứu thích

20
21
22
23
24

Nguyễn Ngọc Khánh, Trần Văn Trung (2005), tlđd (19), tr. 81.
Nguyễn Ngọc Khánh, Trần Văn Trung (2005), tlđd (19), tr. 82.
Nguyễn Ngọc Khánh, Trần Văn Trung (2005), tlđd (19), tr. 83.
Nguyễn Ngọc Khánh, Trần Văn Trung (2005), tlđd (19), tr. 90 - 91.

Nhà pháp luật Việt - Pháp (1998), Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hịa Pháp, Nxb. Chính
trị qc gia, tr. 9.


16


25

hợp nào (Điều 10) hay Thẩm phán được phép chủ động thực hiện các biện pháp
thu thập chứng cứ mà không lệ thuộc vào bất kỳ thể thức nào như nghe lời trình bày
của các bên

26

(Điều 27), lấy lời khai của bất kỳ người nào nếu Thẩm phán cho rằng
27

sự tham gia của họ là cần thiết cho việc làm rõ sự thật của vụ việc (Điều 218).
Ngoài ra, Thẩm phán cũng có quyền áp dụng một sô biện pháp thu thập chứng cứ
khác như yêu cầu một bên xuất trình tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của bên kia
hoặc yêu cầu bên thứ ba đang nắm giữ tài liệu, chứng cứ mà việc không xuất trình
28

không có lý do chính đáng (Điều 11)...
Từ những phân tích trên, có thể thấy các quy định về hoạt động thu thập
chứng cứ của Tòa án trong pháp luật Việt Nam và pháp luật Cộng hịa Pháp có
nhiều điểm tương đờng lẫn khác biệt. Về điểm tương đồng, cả hai quôc gia đều quy
định hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án chỉ mang tính hỗ trợ trong trường hợp
đương sự không thể tự mình cung cấp chứng cứ, chứ không thay thế nghĩa vụ của
đương sự. Về điểm khác biệt, nổi bật lên là các quy định mang tính linh hoạt, chủ
động hơn cho Thẩm phán trong pháp luật Cộng hòa Pháp so với Việt Nam về cả
thẩm quyền, phạm vi cũng như các biện pháp thu thập chứng cứ. Thẩm phán theo
pháp luật Cộng hòa Pháp trong nhiều trường hợp có quyền tiến hành hoạt động thu

thập chứng cứ mà không bị giới hạn cũng như được thực hiện nhiều biện pháp thu
thập chứng cứ một cách chủ động theo ý chí của Thẩm phán mà không cần sự yêu
cầu của các bên như nghe lời trình bày, lấy lời khai... Ngoài ra, với hệ thông án lệ vô
cùng phát triển, hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án cũng chịu ảnh hưởng bởi
hệ thông án lệ này. Đây là điểm khác biệt lớn so với pháp luật Việt Nam khi nguồn
luật thành văn của nước ta được chú trọng hơn nguồn án lệ khi áp dụng pháp luật.
Theo đó, có thể khẳng định, khác với pháp luật Việt Nam, án lệ của Tòa Phá án

25

Article 10. The judge has the authority to order sua sponte any legally appropriate investigation
measures.

26

Article 27. The judge carries out, even sua sponte, all useful inquiries.

He has the power to hear without any formality any persons who may provide him with guidance as well as
those whose interests may be aggrieved by his decision.
27
Article 218. The judge who carries out the investigation may, sua sponte or at the request of the
parties, summon or hear any person whose hearing deems to him useful for the manifestation of the truth.
28
Article 11. The parties are held to cooperate for the implementation of the investigation measures,
even if the judge notes the consequences of abstention or refusal to do so.
Where a party holds evidence material, the judge may, upon the petition of the other party, order him to
produce it, where necessary under a periodic penalty payment. He may, upon the petition by one of the
parties, request or order, where necessary under the same penalty, the production of all documents held by
third parties where there is no legitimate impediment to doing so.


17


Pháp cũng là nguồn bổ sung phong phú cho TTDS, trong đó có hoạt động thu thập
29

chứng cứ của Tòa án Pháp trong quá trình Thẩm phán giải quyết vụ việc dân sự .
1.4.3. Pháp luật tố tụng dân sự Cộng hòa Liên bang Đức
Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án theo BLTTDS Cộng hòa Liên bang
Đức được quy định cụ thể từ Chương 5 đến Chương 11 của Bộ luật này, đặc biệt là
ở Chương 5 quy định trực tiếp về hoạt động thu thập chứng cứ. Theo BLTTDS
Cộng hòa Liên bang Đức thì việc thu thập chứng cứ và trình tự tiến hành các thủ tục
tô tụng để thu thập chứng cứ được thực hiện theo lệnh của Tịa án trong một sơ
30

trường hợp luật định và phải có sự đồng ý của các bên trong vụ việc đó (Điều
284).
BLTTDS Đức quy định chỉ trong những trường hợp được xác định trong Bộ
luật này, việc thu thập chứng cứ mới được chuyển giao cho một thành viên của Tòa
31

án đang xét xử vụ án hoặc cho một Tòa án khác (Điều 355) và Tòa án sẽ ban hành
các hướng dẫn cụ thể để thực hiện việc lấy bằng chứng nếu việc lấy bằng chứng đó
32

đòi hỏi thêm các thủ tục riêng biệt (Điều 358). Tuy nhiên, khác với pháp luật Việt
Nam, hoạt động thu thập chứng cứ của Thẩm phán chia thành hai trường hợp:
trường hợp do Thẩm phán được ủy quyền thực hiện khi việc thu thập chứng cứ được
33


giao cho một thành viên của Tòa án đang xét xử vụ án (Điều 361) và trường hợp
do Thẩm phán được yêu cầu thực hiện khi việc thu thập chứng cứ được giao
29
Trương Việt Hồng (2014), Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án sơ thẩm trong quá trình giải
quyết vụ án dân sự, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phô Hồ Chí Minh, tr. 20.
30
Section 284. Taking of evidence
The taking of evidence and the order for separate proceedings to take evidence, which is issued by a court
order for evidence to be taken, are governed by the stipulations of Titles 5 through 11. The court may take
evidence, provided it has obtained the consent of the parties to do so, in the manner it deems suitable. This
consent may be limited to individual evidence taken. It may be revoked only in the event of a material change
to the litigation circumstances; this must be done prior to the process of taking evidence commencing, to
which the consent originally referred.
31
Section 355. Evidence to be taken directly
(1) Evidence shall be taken before the court hearing the case. Only in the cases determined in the present
Code shall the taking of evidence be transferred to a member of the court hearing the case or to another court.
(2) The court order instructing one or the other manner of taking evidence is not contestable.
32
Section 358. Necessity of issuing an order for evidence to be taken
Should the taking of evidence require separate proceedings, the court shall issue the corresponding
instructions in an order for evidence to be taken.
33
Section 361. Evidence taken by a delegated judge charged with a task
(1) Where a member of the court hearing the case is to take evidence, the presiding judge, in pronouncing the
order for evidence to be taken, is to designate the judge so delegated and shall determine the hearing at which
the evidence is to be taken.
(2) Should the court have failed to determine a date for a hearing, the delegated judge shall determine it;
where the delegated judge is prevented from performing the task with which he has been charged, the
presiding judge shall charge a different member of the court with said task.

18


cho một Tịa án khác
tương ứng.

34

(Điều 362). Đơi với mỗi trường hợp sẽ có những quy định

Như vậy, có thể thấy pháp luật Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức đều
cho phép Thẩm phán tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ trong một sô
trường hợp mà pháp luật ấn định, dưới sự đồng ý của các bên. Tuy nhiên, hoạt động
thu thập chứng cứ của Tòa án theo pháp luật Đức có phân biệt do Thẩm phán được
ủy quyền hoặc Thẩm phán theo yêu cầu tiến hành thực hiện. Tùy theo vai trò của
mình, các Thẩm phán sẽ tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ và ra các lệnh cần
thiết theo trình tự, thủ tục tương ứng.
Những quy định trên của pháp luật TTDS Liên bang Nga, Cộng hòa Pháp và
Cộng hòa Liên bang Đức đã được các quôc gia vận dụng hiệu quả trong thực tiễn.
Đây là cơ sở để Việt Nam tham khảo, học hỏi và tiếp thu để hoàn thiện pháp luật
của quôc gia mình.

34

Section 362. Evidence taken by a requested judge
(1) Where another court is charged with taking evidence, the letter of request is to be issued by the presiding
judge.
(2) The requested judge shall send to the court registry of the court hearing the case an original copy of the
records of the hearings concerning the taking of evidence; the court registry shall inform the parties to the
dispute of its having received these records.


19


×