Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

khoá luận Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.77 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ NGỌC HẠNH

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU CƠNG
NHẬN THUẬN TÌNH LY HƠN, THỎA
THUẬN NI CON, CHIA TÀI SẢN KHI
LY HƠN
KHĨA LUẬN CHUN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ

TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 7 – NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ NGỌC HẠNH
Lớp: DS42A1
Mã số sinh viên: 1753801012059
Niên khóa: 2017-2021

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT U CẦU CƠNG NHẬN THUẬN TÌNH LY
HƠN, THỎA THUẬN NI CON, CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN

Người hướng dẫn: Thạc sĩ PHẠM THỊ THÚY

TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 7 – NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan những nội dung trong Khóa luận tốt nghiệp về Đề tài “Thủ
tục giải quyết u cầu cơng nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản
khi ly hôn” này là kết quả nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn
khoa học của Thạc sĩ Phạm Thị Thúy. Mọi thơng tin tham khảo được sử dụng trong
Khóa luận này đều đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn,
chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 7 năm 2021
Tác giả

Lê Thị Ngọc Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp về Đề tài “Thủ tục giải quyết u cầu cơng nhận thuận
tình ly hơn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn” này là kết quả của cả một
quá trình cố gắng, nỗ lực của bản thân em. Tuy nhiên, Khóa luận này sẽ không thể
đạt được kết quả như hiện tại nếu khơng có sự hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Phạm
Thị Thúy – Giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh. Cơ cũng là người giảng dạy em ở học phần Luật Tố tụng dân sự, cung cấp
cho em những kiến thức về pháp luật Tố tụng dân sự, giúp em có cơ sở để quyết
định nghiên cứu về Đề tài này. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc đến cơ! Cảm ơn cơ vì đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành được bước đi
cuối cùng trên quãng đường sinh viên của mình!
Qua đây, con cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ba mẹ, cảm
ơn ba mẹ đã chăm lo cho con trong suốt những năm tháng qua và cả sau này nữa.
Trong khoảng thời gian con viết Khóa luận, cảm ơn ba mẹ đã động viên, tạo điều
kiện tốt nhất để con có thể chun tâm hồn thành, con rất biết ơn về những điều đó,
con cảm ơn ba mẹ rất nhiều! Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bà ngoại,
anh chị, em gái, bạn bè đã luôn động viên em, giúp em có thêm động lực để hồn
thành Khóa luận này.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cố vấn học tập – Thạc sĩ Lê
Ngọc Anh – Giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh đã kịp thời có những lời khuyên và động viên em trong quá trình học tập
cũng như trong việc lựa chọn Đề tài viết Khóa luận.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tồn thể các thầy (cơ) là
Giảng viên Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là những thầy
(cô) đã trực tiếp giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức cần thiết trong khoảng
thời gian ngồi trên ghế nhà trường, giúp em có cơ sở để được thực hiện viết Khóa
luận tốt nghiệp và có nền tảng kiến thức để hoạt động trong lĩnh vực pháp luật về
sau.
Ở thời điểm thực hiện Khóa luận này, bản thân em vẫn chưa tiếp xúc nhiều
với thực tiễn hoạt động pháp luật và kiến thức lý luận có lẽ cịn có sự hạn chế nhất
định. Do đó, mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong việc nghiên cứu và thể hiện vào
Khóa luận nhưng có thể khơng tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự
góp ý của các Quý thầy (cô) và các bạn đọc để em có thể hồn thiện hơn Nghiên
cứu của mình, em xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt

Nội dung được viết tắt

1

BLDS

Bộ luật Dân sự

2


BLTTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự

3

Luật HGĐTTTA

Luật Hịa giải, đối thoại tại Tịa án

4

Luật HN&GĐ

Luật Hơn nhân và gia đình


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU
CẦU CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HƠN, THỎA THUẬN NI CON,
CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN ................................................................................6
1.1. Khái quát về việc dân sự ....................................................................................6
1.1.1. Khái niệm việc dân sự ...................................................................................6
1.1.2. Đặc điểm việc dân sự .....................................................................................7
1.2. Khái quát về thủ tục giải quyết công nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận
ni con, chia tài sản khi ly hôn ...............................................................................8
1.2.1. Khái niệm thủ tục giải quyết u cầu cơng nhận thuận tình ly hơn, thỏa
thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn ....................................................................8

1.2.2. Đặc điểm của thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hơn, thỏa
thuận ni con, chia tài sản khi ly hôn ..................................................................10
1.2.3. Ý nghĩa của thủ tục giải quyết u cầu cơng nhận thuận tình ly hơn, thỏa
thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn ..................................................................14
1.3. Thủ tục giải quyết u cầu cơng nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi
con, chia tài sản khi ly hôn ở một số quốc gia trên thế giới ................................15
1.3.1. Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) ............................................15
1.3.2. Cộng hồ Phần Lan (Phần Lan) ...................................................................17
1.3.3. Cộng hòa Pháp (Pháp) .................................................................................19
Kết luận chương 1 ...................................................................................................22
CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THỦ
TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HƠN,
THỎA THUẬN NI CON, CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN ...........................23
2.1. Thủ tục yêu cầu, nhận và xử lý đơn u cầu Tịa án cơng nhận thuận tình
ly hơn, thỏa thuận ni con, chia tài sản khi ly hơn ............................................24
2.1.1. Chủ thể có quyền u cầu ............................................................................24
2.1.2. Đơn yêu cầu .................................................................................................25
2.1.3. Gửi đơn yêu cầu ...........................................................................................27
2.1.4. Nhận và xử lý đơn yêu cầu ..........................................................................27
2.2. Hòa giải tiền tố tụng tại Tòa án ......................................................................29
2.2.1. Quyền được lựa chọn hòa giải tiền tố tụng tại Tòa án .................................29
2.2.2. Lựa chọn hoặc chỉ định Hòa giải viên .........................................................30


2.2.3. Giai đoạn chuẩn bị hòa giải tiền tố tụng tại Tòa án .....................................32
2.2.4. Phiên hòa giải ..............................................................................................32
2.2.5. Phiên họp ghi nhận kết quả hịa giải ............................................................33
2.2.6. Quyết định cơng nhận kết quả hòa giải thành .............................................35
2.2.7. Xử lý chấm dứt hòa giải ..............................................................................37
2.3. Thụ lý đơn yêu cầu và chuẩn bị xét đơn yêu cầu theo thủ tục sơ thẩm ......37

2.3.1. Thụ lý đơn yêu cầu ......................................................................................37
2.3.2 Chuẩn bị xét đơn yêu cầu theo thủ tục sơ thẩm ............................................38
Kết luận chương 2 ...................................................................................................44
CHƯƠNG 3. BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ TRONG
THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỦ TỤC GIẢI QUYẾT U CẦU CƠNG NHẬN
THUẬN TÌNH LY HƠN, THỎA THUẬN NUÔI CON, CHIA TÀI SẢN KHI
LY HÔN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN .........................................45
3.1. Về việc quy định nộp tiền lệ phí để thụ lý việc dân sự ..................................45
3.2. Về trường hợp trả lại đơn yêu cầu .................................................................46
3.3. Về quy định thời hạn xem xét đơn yêu cầu để ra thông báo bổ sung đơn
yêu cầu và để ra quyết định thụ lý việc dân sự.....................................................47
3.4. Về sự tham gia của Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết u cầu cơng
nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận ni con, chia tài sản khi ly hôn ................48
3.5. Về việc trả lại lệ phí cho người yêu cầu trong trường hợp đình chỉ giải
quyết việc dân sự thuận tình ly hơn .......................................................................49
3.6. Về các trường hợp khơng tiến hành hịa giải được .......................................51
3.7. Về việc chuyển sang giải quyết theo thủ tục vụ án dân sự ...........................54
3.8. Về khả năng bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với
Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự ...........................................................56
3.9. Một số kiến nghị khác ......................................................................................59
Kết luận chương 3 ...................................................................................................62
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, ly hôn trở thành một vấn đề rất phổ biến (các vụ án hơn nhân và
gia đình mà Tịa án phải thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm năm 2017 là

260.076 vụ, năm 2018 là 262.906 vụ1, năm 2019 là 256.793 vụ2 ). Điều này có thể
lý giải bởi xã hội ngày càng phát triển, sự nhìn nhận của con người về các vấn đề xã
hội ngày càng mang chiều hướng phóng khống hơn, những định kiến của xã hội cũ
nói chung và về ly hơn nói riêng cũng dần bị xóa bỏ. Việc ly hơn ở xã hội trước đây
có thể tạo ra những hệ quả nặng nề đặt lên vợ chồng, gia đình, dịng họ, đặc biệt đối
với người phụ nữ, cịn ngày nay, vợ chồng hồn tồn có quyền làm chủ cuộc hơn
nhân của mình và khơng cịn nhiều định kiến xã hội áp đặt lên nữa. Bên cạnh đó,
những nguyên nhân dẫn đến việc vợ chồng chấm dứt hôn nhân ngày càng đa dạng
hơn, nhịp sống vội vã cũng kéo theo những mâu thuẫn gia đình về tiền bạc, chăm
sóc con cái, chăm lo nhà cửa, những vấn đề về đối nội, đối ngoại, vợ chồng ngoại
tình... ngày càng diễn ra phổ biến, dẫn đến việc vợ chồng quyết định ly hôn ngày
càng nhiều, nhu cầu cần biết đến thủ tục giải quyết ly hôn của các cặp vợ chồng
muốn ly hôn ngày càng cao.
Thủ tục giải quyết u cầu cơng nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con,
chia tài sản khi ly hôn là một trong các thủ tục giải quyết các vụ việc về hơn nhân
và gia đình đã được Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của
Quốc hội và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án số 58/2020/QH14 ngày 16/6/2020
của Quốc hội quy định khá cụ thể. Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại một số quy định
chưa thực sự rõ ràng, có quy định mâu thuẫn chồng chéo với nhau, việc áp dụng
pháp luật của Tòa án trong một số trường hợp còn thiếu thống nhất. Bên cạnh đó, do
Luật Hịa giải, đối thoại tại Tịa án năm 2020 mới được ban hành nên gần như chưa
có các cơng trình nghiên cứu về thủ tục giải quyết u cầu cơng nhận thuận tình ly
hơn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn theo phương thức mới (hòa giải
tiền tố tụng tại Tòa án) được quy định ở Luật này.

1

Tòa án nhân dân tối cao (2018), Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác năm 2018 và nhiệm vụ trọng tâm công
tác năm 2019 của các Tòa án, truy cập ngày 20/5/2021.
2

Tòa án nhân dân tối cao (2020), Báo cáo tổng kết công tác năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm
2020 của các Tòa án, Hà Nội, trang 4, truy cập ngày 20/5/2021.

1


Từ những lý do trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu làm rõ những vấn đề
liên quan đến thủ tục giải quyết u cầu cơng nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận
nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, từ đó nêu lên một số những bất cập trong quy định
của pháp luật và trong thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết loại việc này và đưa ra
được những kiến nghị giải quyết những bất cập này sẽ có ý nghĩa khoa học rất lớn
đối với ngành khoa học pháp lý nghiên cứu về thủ tục giải quyết u cầu cơng nhận
thuận tình ly hơn, thỏa thuận ni con, chia tài sản khi ly hơn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ sau khi Bộ luật Tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 ngày 15/6/2004 của
Quốc hội được ban hành, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học có liên quan
đến thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận ni con,
chia tài sản khi ly hơn, có thể liệt kê một số cơng trình nghiên cứu như sau:
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật Tố
tụng dân sự Việt Nam, Nguyễn Thị Hoài Phương, Nhà Xuất bản Hồng Đức - Hội
Luật gia Việt Nam. Đây là cơng trình nghiên cứu tổng quát về pháp luật Tố tụng
dân sự nói chung theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Cơng trình này đã nêu và
phân tích một số vấn đề cơ bản như về đặc điểm, khái niệm, quy định của pháp luật
hiện hành về thủ tục giải quyết việc dân sự và có một số sự so sánh quy định của
pháp luật hiện hành với quy định của pháp luật trước đây (từ trang 487 đến trang
525 của Giáo trình). Cơng trình cũng nêu lên được các quy định của pháp luật hiện
hành về thủ tục giải quyết u cầu cơng nhận thuận tình ly hơn, có sự so sánh cho
thấy một số sự khác nhau cơ bản giữa thủ tục giải quyết loại việc dân sự này với các
thủ tục giải quyết các loại việc dân sự khác (từ trang 535 đến trang 537 của Giáo
trình). Tuy nhiên, Giáo trình khơng đi sâu vào phân tích thủ tục giải quyết loại việc

này, do đó, có những vấn đề về thủ tục giải quyết thuận tình ly hôn vẫn chưa được
đề cập tới.
Đinh Thị Kim Tuyến (2018), Thủ tục giải quyết u cầu cơng nhận thuận
tình ly hơn và thực tiễn áp dụng tại các Tịa án nhân dân ở tỉnh Sơn La, Luận văn
Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội3. Luận văn đã hệ thống được một số
cơng trình nghiên cứu liên quan đến thủ tục giải quyết thuận tình ly hơn, nêu được

3

Đinh Thị Kim Tuyến (2018), Thủ tục giải quyết yêu cầu cơng nhận thuận tình ly hơn và thực tiễn áp dụng
tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Sơn La, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội,
truy cập ngày 15/5/2021.

2


một số vấn về lý luận chung như khái niệm, đặc điểm… của thủ tục giải quyết yêu
cầu công nhận thuận tình ly hơn nhưng vẫn có nhiều đặc điểm chưa được đề cập và
phân tích. Luận văn cũng nêu được một số quy định của pháp luật hiện hành nhưng
chỉ nêu ở mức cơ bản, chưa có sự đi sâu vào phân tích chi tiết, chưa đánh giá được
nội dung của pháp luật về thủ tục giải quyết thuận tình ly hơn. Luận văn cũng phát
hiện được một số vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về giải quyết thuận tình
ly hơn ở Sơn La, đề xuất được một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật, tuy nhiên, một
số kiến nghị không xuất phát từ những bất cập của pháp luật. Bên cạnh đó, phạm vi
nghiên cứu thực tiễn mới chỉ ở một tỉnh chứ không bao quát trên cả nước.
Trần Văn Trường (2017), “Những điểm mới trong thủ tục giải quyết u cầu
cơng nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hơn”, Tạp chí
Tịa án nhân dân, số 1/2017. Bài viết đã nêu được một số điểm mới của thủ tục giải
quyết thuận tình ly hơn theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 so với
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 65/2011/QH12

ngày 29/3/2011 của Quốc hội như về tên gọi, về thủ tục giải quyết cụ thể, về việc ra
các quyết định và có sự phân tích về các điểm mới này. Tuy nhiên, với tính chất là
một bài viết khoa học, tác giả chỉ trình bày được một số vấn đề cơ bản về thủ tục
này, việc phân tích các điểm mới cũng chưa được chú trọng, khơng có sự đề cập
đến tồn bộ thủ tục giải quyết thuận tình ly hơn, khơng đề cập đến thực tiễn hay bất
cập trong việc áp dụng pháp luật.
Nguyễn Thanh Trúc (2010), “Trao đổi về vướng mắc khi giải quyết việc dân
sự u cầu cơng nhận thuận tình ly hơn”4. Đây là một bài viết trao đổi mang tính
chất khoa học pháp lý, được viết vào trước thời điểm Bộ luật Tố tụng năm 2015 có
hiệu lực. Bài viết này chỉ đề cập đến vướng mắc về việc có tiến hành hịa giải hay
khơng khi giải quyết u cầu thuận tình ly hơn và quan điểm cá nhân của tác giả,
kiến nghị pháp luật cần có quy định rõ ràng về việc có hịa giải hay khơng.
Ngồi ra, cịn một số cơng trình khác như: Dương Thị Thùy Ninh (2009),
Thủ tục giải quyết việc dân sự, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh; Trịnh Thị Thu Thanh (2006), Thủ tục sơ thẩm giải quyết việc
dân sự, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Các
cơng trình nghiên cứu này đã nêu được một số vấn đề cơ bản của thủ tục giải quyết
4

Nguyễn Thanh Trúc, “Trao đổi về vướng mắc khi giải quyết việc dân sự “yêu cầu công nhận thuận tình ly
hơn”, truy cập ngày 20/5/2021.

3


việc dân sự về lý luận chung, thực tiễn áp dụng pháp luật cũng như đưa ra được
kiến nghị giải quyết một số bất cập. Tuy nhiên, các cơng trình này được nghiên cứu
khi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 cịn có hiệu lực và chỉ nghiên cứu về thủ tục
giải quyết việc dân sự nói chung, do đó các quy định hiện hành về thủ tục giải quyết
u cầu cơng nhận thuận tình ly hơn ở Luật Hơn nhân và gia đình số 52/2014/QH13

ngày 19/6/2014 của Quốc hội, ở Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Luật Hòa giải,
đối thoại tại Tòa án năm 2020 vẫn chưa được nghiên cứu tới.
Hiện nay, mặc dù đã có những nghiên cứu liên quan nhưng tác giả nhận thấy
xoay quanh đề tài này vẫn còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu sâu hơn, có những
vấn đề mới vẫn chưa được nghiên cứu đến. Ngoài ra, trên thực tiễn vẫn cịn một số
những bất cập mà các cơng trình nghiên cứu trước đây chưa chỉ ra, làm rõ. Bên
cạnh đó, thủ tục giải quyết u cầu cơng nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận ni con,
chia tài sản khi ly hơn theo Luật Hịa giải, đối thoại tại Tịa án năm 2020 mới được
ban hành nên chưa có cơng trình nào nghiên cứu về thủ tục cơng nhận thuận tình ly
hơn được giải quyết theo thủ tục hịa giải tiền tố tụng tại Tịa án. Với Khóa luận của
mình, tác giả mong muốn đóng góp phần nào đó vào việc làm rõ hơn những vấn đề
xoay quanh “Thủ tục giải quyết u cầu cơng nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận
nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”.
3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của Khóa luận: Thơng qua việc nghiên cứu, tác giả
phân tích một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết u
cầu cơng nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cũng
như thực tiễn áp dụng các quy định này. Từ đó làm rõ bản chất của thủ tục này, luận
giải những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
thủ tục này ở nước ta.
Đối tượng nghiên cứu của Khóa luận: là các vấn đề về lý luận và các quy
định hiện hành của pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết u cầu cơng nhận
thuận tình ly hơn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và việc áp dụng các
quy định này trên thực tiễn. Khóa luận có đề cập đến thủ tục giải quyết yêu cầu
cơng nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận ni con, chia tài sản khi ly hôn theo pháp
luật của một số nước trên thế giới nhưng chỉ với mục đích đối chiếu, so sánh với
pháp luật Việt Nam chứ không nghiên cứu sâu.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài: Trong khn khổ khóa luận tốt nghiệp,
tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu những vấn đề trọng tâm về thực trạng thủ tục giải
4



quyết u cầu cơng nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly
hôn theo thủ tục hòa giải tiền tố tụng tại Tòa án và theo thủ tục tố tụng sơ thẩm ở
Việt Nam; nghiên cứu một cách cơ bản pháp luật về thủ tục giải quyết loại việc này
của một số quốc gia trên thế giới.
4. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu
Việc tiến hành nghiên cứu của tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận biện
chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và
pháp luật, các Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật.
Đồng thời, tác giả cũng sử dụng thêm nhiều phương pháp khác để nghiên cứu về
thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận ni con, chia tài
sản khi ly hơn, cụ thể như:
- Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích các khái niệm, đặc điểm,
phân tích nội dung các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành; phân tích những bất
cập của việc áp dụng các quy định hiện hành về thủ tục này.
- Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh quy định pháp luật của Việt
Nam hiện hành với một số quy định của pháp luật trước đây và so sánh với pháp
luật của một số quốc gia trên thế giới.
- Phương pháp liệt kê được tác giả sử dụng để liệt kê một số cơng trình
nghiên cứu có liên quan.
- Sau cùng là phương pháp tổng hợp được sử dụng để hồn thành Khóa luận
tốt nghiệp trên cơ sở tập hợp các nội dung đã được thu thập, phân tích.
5. Bố cục và nội dung cơ bản của Khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung Khóa luận này bao gồm 03 Chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Một số vấn đề chung về thủ tục giải quyết u cầu cơng nhận
thuận tình ly hơn, thỏa thuận ni con, chia tài sản khi ly hôn.
Chương 2. Những quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục giải quyết u
cầu cơng nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

Chương 3. Bất cập trong quy định pháp luật và trong thực tiễn áp dụng thủ
tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận ni con, chia tài sản
khi ly hơn và một số kiến nghị hồn thiện.

5


CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT
U CẦU CƠNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HƠN, THỎA THUẬN NUÔI
CON, CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN
1.1. Khái quát về việc dân sự
1.1.1. Khái niệm việc dân sự
“Việc dân sự” cùng với “vụ án dân sự” là đối tượng của q trình tố tụng tại
Tịa án. Khái niệm việc dân sự được BLTTDS năm 2015 định nghĩa như sau: “việc
dân sự là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân khơng có tranh chấp, nhưng có u cầu
Tịa án cơng nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát
sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; u cầu Tịa án cơng nhận
cho mình quyền về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động”
(Điều 361 BLTTDS năm 2015). Khái niệm này cũng được thừa nhận và ghi nhận
trong các giáo trình, cũng như các sách chuyên khảo, chẳng hạn như: Giáo trình
Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh5,
Giáo trình Luật Tố tụng dân sự của Trường Đại học Kinh tế - Luật6.
u cầu về cơng nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi
ly hôn nếu được Tòa án thụ lý giải quyết là một việc dân sự. Cả hai vợ chồng muốn
chấm dứt quan hệ hôn nhân và họ đã thống nhất được với nhau về việc giải quyết
các vấn đề về con cái, tài sản khi ly hơn, và khơng có tranh chấp với nhau, họ chỉ
u cầu Tịa án cơng nhận những vấn đề đã được thống nhất đó.
Thuật ngữ “việc dân sự” chỉ mới xuất hiện lần đầu tiên trong BLTTDS năm
2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011. Trước đó, thủ tục tố tụng dân sự được điều chỉnh

bởi một số các văn bản pháp luật như: Pháp lệnh số 27-LCT/HĐNN8 của Hội đồng
Nhà nước ngày 07/12/1989 về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự; Pháp lệnh không
số của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 16/3/1994 về thủ tục giải quyết các vụ án
kinh tế; Pháp lệnh số 48-L/CTN của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 11/4/1996
về thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp
luật này không đề cập đến thuật ngữ “việc dân sự”, mọi tranh chấp, yêu cầu dân sự
5

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nguyễn
Thị Hoài Phương, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, trang 487.
6
Trường Đại học Kinh tế - Luật (2016), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nxb. Đại
học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trang 315.
7
Nguyễn Thị Hoài Phương, tlđd (5), trang 18, 19.
68
Huỳnh Quang
Trường
Đại họcThuận
Kinh (2019),
tế - Luật“Yêu
(2016),
cầuGiáo
hủy phán
trình quyết
Luật Tố
trọng
tụngtàidân
- vụ
sự,ánNguyễn

dân sự Thị
hay Hồng
việc dân
Nhung,
sự?”,Nxb.
Tạp Đại
chí
Khoaquốc
học
họcgia
pháp
Thành
lý, sốphố
04(125)/2019,
Hồ Chí Minh,
trang
trang
25-37.
315.

6


khi được Tòa án giải quyết đều được gọi chung là “vụ án dân sự” và đều được giải
quyết theo một thủ tục chung.
Kể từ khi xuất hiện thuật ngữ “việc dân sự” trong pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự được chia thành hai loại: thủ tục giải
quyết vụ án dân sự (để giải quyết các tranh chấp dân sự) và thủ tục giải quyết việc
dân sự (để giải quyết các yêu cầu dân sự).
Về khái niệm việc dân sự quy định tại Điều 361 BLTTDS năm 2015, theo

quan điểm của tác giả, do u cầu Tịa án cơng nhận hoặc khơng cơng nhận một sự
kiện pháp lý có thể làm phát sinh nhưng cũng có thể làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của người yêu cầu
hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (ví dụ yêu cầu cơng nhận thuận tình ly hơn,
thỏa thuận ni con, chia tài sản khi ly hôn là yêu cầu công nhận việc chấm dứt hôn
nhân và các thỏa thuận của các đương sự, điều này có thể làm phát sinh quyền được
chia tài sản khi ly hôn, quyền được nhận cấp dưỡng nuôi con, quyền được kết hôn...
nhưng đồng thời cũng chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng trong hơn nhân),
vì vậy kiến nghị pháp luật nên có sự bổ sung thêm để khái niệm được hoàn chỉnh
hơn, theo hướng quy định khái niệm “việc dân sự” như sau: Việc dân sự là việc cơ
quan, tổ chức, cá nhân khơng có tranh chấp, nhưng có u cầu Tịa án công nhận
hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động
của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; u cầu Tịa án cơng nhận cho
mình quyền về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
1.1.2. Đặc điểm việc dân sự
Mỗi một sự vật, hiện tượng xuất hiện trong đời sống xã hội đều có đặc điểm
của nó, giúp con người nhận biết được sự vật hiện tượng đó và theo đó việc dân sự
cũng có những đặc điểm của mình. Dựa theo khái niệm của việc dân sự, có thể nhận
thấy việc dân sự có một số đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, việc dân sự khơng có tranh chấp. Tranh chấp ở đây được hiểu là
tình trạng xung đột về lợi ích pháp lý giữa ít nhất từ hai chủ thể trở lên. Đặc điểm
khơng có tranh chấp là một đặc trưng của việc dân sự, thể hiện bản chất của việc
dân sự. Đặc điểm này giúp phân biệt việc dân sự với vụ án dân sự (vụ án dân sự là
những tranh chấp phát sinh tại Tòa án nhân dân trong trường hợp cá nhân, cơ quan,
tổ chức khởi kiện yêu cầu giải quyết các tranh chấp về dân sự, hơn nhân và gia đình,

7



kinh doanh thương mại, lao động7). Trong vụ án dân sự, các đương sự có tranh chấp
với nhau về quyền và nghĩa vụ cịn trong việc dân sự thì khơng. Điều này được lý
giải bởi trong việc dân sự chỉ có một bên u cầu Tịa án cơng nhận một sự kiện
pháp lý hoặc một quyền nào đó, “mặc dù trong việc dân sự cũng có thể tồn tại nhiều
chủ thể nhưng điều cốt yếu là giữa họ sẽ không có sự tranh chấp, mâu thuẫn về
quyền và lợi ích”8.
Thứ hai, ở việc dân sự, các đương sự khơng có quyền lợi đối lập nhau.
Đương sự trong việc dân sự bao gồm người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan mà khơng có ngun đơn, bị đơn. Do quyền và nghĩa vụ của đương sự
trong việc dân sự khơng đối lập nhau, khơng có ai tranh chấp với ai, khơng có ai bị
xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp và đương sự chỉ yêu cầu Tòa án công nhận
hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý hay cơng nhận một quyền nào đó, nên
chỉ có người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà khơng có ngun
đơn, bị đơn.
Thứ ba, mục đích của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự là để được
công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý hay một quyền nào đó, điều
này khác với mục đích của vụ án là để giải quyết tranh chấp về quyền và lợi ích
giữa các đương sự. Trong giải quyết việc dân sự, các vấn đề đã được đương sự
thống nhất với nhau như yêu cầu về cơng nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận ni
con, chia tài sản khi ly hơn hay thậm chí chỉ có một chủ thể đưa ra u cầu ví dụ
u cầu tuyên bố một người mất tích, yêu cầu tuyên bố một người đã chết... Do đó,
đương sự chỉ đưa ra u cầu Tịa án cơng nhận các vấn đề các bên đã thống nhất từ
trước hoặc công nhận một sự kiện pháp lý, công nhận quyền về dân sự theo quy
định của pháp luật chứ khơng u cầu Tịa án giải quyết tranh chấp.
1.2. Khái quát về thủ tục giải quyết cơng nhận thuận tình ly hơn, thỏa
thuận ni con, chia tài sản khi ly hôn
1.2.1. Khái niệm thủ tục giải quyết u cầu cơng nhận thuận tình ly hôn,
thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn
Theo pháp luật Việt Nam, việc đăng ký kết hôn phải được thực hiện ở Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn (hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện trong một số

trường hợp) nơi cư trú của một trong hai bên nam nữ muốn kết hơn với nhau (khoản
7

Nguyễn Thị Hồi Phương, tlđd (5), trang 18, 19.
Huỳnh Quang Thuận (2019), “Yêu cầu hủy phán quyết trọng tài - vụ án dân sự hay việc dân sự?”, Tạp chí
Khoa học pháp lý, số 04(125)/2019, trang 25-37.
8

8


1 Điều 17 và Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014). Tuy nhiên, việc chấm dứt quan hệ
hôn nhân dù là thuận tình hay đơn phương ly hơn đều phải được quyết định bởi Tòa
án. Pháp luật Việt Nam quy định chỉ có Tịa án nhân dân mới có thẩm quyền ra
quyết định/bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng. Để giải quyết được ly
hơn nói chung và u cầu cơng nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận ni con, chia tài
sản khi ly hơn nói riêng, Tịa án phải tiến hành theo một cách thức, trình tự được
pháp luật quy định, gọi là “thủ tục giải quyết”.
Về như thế nào là “yêu cầu công nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận ni con,
chia tài sản khi ly hơn”, có thể giải thích như sau:
Về mặt quy định của pháp luật, “ly hôn” là việc chấm dứt quan hệ vợ, chồng
theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án (khoản 14 Điều 3 Luật HN&GĐ
năm 2014). “Thuận tình ly hơn” là trường hợp hai bên vợ chồng cùng u cầu Tịa
án cơng nhận ly hơn mà khơng có bất kỳ tranh chấp gì (Điều 55 Luật HN&GĐ
2014). “Cùng yêu cầu ly hôn” ở đây thể hiện bằng việc cả vợ và chồng cùng ký vào
đơn u cầu cơng nhận thuận tình ly hơn và nộp đơn cho Tòa án, và việc họ đã thỏa
thuận được các vấn đề về con chung và chia tài sản chung cũng phải được thể hiện
qua đơn yêu cầu này. “Thuận tình ly hơn” phân biệt với “đơn phương ly hôn” (ly
hôn theo yêu cầu của một bên).
“Thỏa thuận” chỉ hành động bàn bạc, trao đổi để đi đến thống nhất một vấn

đề nào đó, là đồng ý với nhau về điều nào đó có quan hệ đến các bên, sau khi đã bàn
bạc. Theo đó, “thỏa thuận ni con” là sự nhất trí chung giữa hai vợ chồng về việc
ai sẽ là người trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục con, sự nhất trí
này đạt được thơng qua một q trình bàn bạc, trao đổi các quan điểm, các quan
điểm này được vợ chồng xem xét và dung hòa rồi đi đến thống nhất, cả hai vợ
chồng đều có ý định tự nguyện cùng thực hiện những điều mà họ đã thống nhất.
“Chia tài sản khi ly hôn” là việc chia tài sản chung của vợ chồng khi hai bên
vợ chồng yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ hơn nhân của mình. Tài sản chung của
vợ, chồng được quy định theo Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014. Cụm từ “chia tài
sản khi ly hôn” trong trường hợp này không tách rời với từ “thỏa thuận”.
Từ việc phân tích nghĩa của các cụm từ như trên, có thể hiểu “u cầu cơng
nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn” là việc vợ
chồng cùng nhau u cầu Tịa án có thẩm quyền công nhận việc chấm dứt quan hệ
hôn nhân của mình, trong đó, họ đã thỏa thuận được với nhau về vấn đề con chung

9


(nếu có) và thỏa thuận được về việc chia tài sản chung (nếu có) và u cầu Tịa án
cơng nhận toàn bộ những sự thỏa thuận này.
Như vậy, thủ tục giải quyết u cầu cơng nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận
ni con, chia tài sản khi ly hơn có thể hiểu là q trình Tịa án áp dụng pháp luật
vào việc xem xét, quyết định chấp nhận hay không chấp nhận u cầu cơng nhận
thuận tình ly hơn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn của vợ chồng từ giai
đoạn nhận đơn yêu cầu đến khi có quyết định có hiệu lực pháp luật giải quyết.
1.2.2. Đặc điểm của thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly
hơn, thỏa thuận ni con, chia tài sản khi ly hơn
u cầu cơng nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly
hôn là u cầu về hơn nhân và gia đình được quy định tại khoản 2 Điều 29
BLTTDS năm 2015. Theo Điều 1 BLTTDS năm 2015, yêu cầu về hôn nhân và gia

đình là một trong các loại việc dân sự, là việc vợ chồng khơng có tranh chấp nhưng
có u cầu Tịa án cơng nhận một sự kiện pháp lý (chấm dứt quan hệ hôn nhân, thỏa
thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn) làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ hơn
nhân và gia đình. Do u cầu cơng nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận ni con, chia
tài sản khi ly hôn là việc dân sự nên thủ tục giải quyết yêu cầu này là một thủ tục
giải quyết việc dân sự, theo đó, thủ tục này mang những đặc điểm chung của một
thủ tục giải quyết việc dân sự. Tuy nhiên đây cũng là một loại việc dân sự đặc biệt
có một số đặc điểm riêng khác với các loại việc dân sự khác. Các đặc điểm của loại
việc này được thể hiện như sau:
Thứ nhất, thành phần giải quyết việc dân sự công nhận thuận tình ly hơn,
thỏa thuận ni con, chia tài sản khi ly hôn theo thủ tục tố tụng chỉ bao gồm một
Thẩm phán và không bao gồm Hội thẩm nhân dân. Đối với vụ án dân sự, thành
phần giải quyết sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân (trừ thủ tục
rút gọn giải quyết vụ án dân sự chỉ gồm một Thẩm phán tiến hành) hoặc trong
trường hợp đặc biệt sẽ gồm hai Thẩm phán và ba Hội Thẩm nhân dân tham gia giải
quyết.
Tuy nhiên, khác với thành phần giải quyết vụ án dân sự và thành phần giải
quyết một số việc dân sự, thành phần giải quyết việc dân sự u cầu cơng nhận
thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn theo thủ tục tố tụng
chỉ bao gồm một Thẩm phán (theo quy định tại Chương V BLTTDS năm 2015, từ
Điều 63 đến Điều 67). Sở dĩ có sự quy định khác biệt này là do các bên trong loại
việc dân sự này là khơng có tranh chấp với nhau mà chỉ yêu cầu Tòa án xem xét
10


cơng nhận những gì họ đã thống nhất, thỏa thuận trước đó. Sự việc khơng q phức
tạp nên thủ tục giải quyết cũng khơng gây nhiều khó khăn cho Thẩm phán. Bên
cạnh đó, vai trị của Hội thẩm nhân nhân tham gia xét xử là để nêu ý kiến, quan
điểm về tranh chấp dưới góc nhìn của nhân dân, đảm bảo sự hợp tình cho phán
quyết của Tịa án. Vai trị này của Hội thẩm nhân dân sẽ khơng được thể hiện quá

nhiều do tính chất của việc dân sự như đã nêu là khơng có tranh chấp, đơn giản, các
đương sự không mâu thuẫn, tranh giành quyền lợi lẫn nhau. Vì vậy, khơng cần đến
sự tham gia của nhiều Thẩm phán hay sự có mặt của Hội thẩm nhân dân. Điều này
giúp đơn giản hóa thủ tục tố tụng và nhằm tiết kiệm nguồn nhân lực để giải quyết
các vụ việc khác phức tạp hơn.
Thứ hai, hòa giải là thủ tục bắt buộc Tòa án phải tiến hành khi thực hiện
giải quyết u cầu cơng nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản
khi ly hôn (trừ một số trường hợp khơng thể tiến hành hịa giải).
Đối với việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận ni
con, chia tài sản khi ly hôn theo thủ tục tố tụng, trong thời hạn chuẩn bị xét yêu cầu,
Thẩm phán được phân công giải quyết đơn yêu cầu cần phải tiến hành một thủ tục
đặc biệt, được xem là đặc trưng của loại việc dân sự này, đó là thủ tục hịa giải.
Khác với tất cả các việc dân sự khác, chỉ có thủ tục giải quyết u cầu cơng nhận
thuận tình ly hơn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn mới có thủ tục hịa
giải và đây là một thủ tục bắt buộc phải tiến hành (trừ những trường hợp khơng thể
tiến hành hịa giải được). Hịa giải trong giải quyết việc dân sự cơng nhận thuận tình
ly hơn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn được quy định tại khoản 2 Điều
397 BLTTDS năm 2015.
Hòa giải theo một số từ điển nghĩa là giải quyết cho hòa thuận lại9, thuyết
phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa10, dàn xếp
để hai bên không xung đột nhau nữa11. Theo Điều 1 BLTTDS năm 2015, yếu tố có
tranh chấp được xem là một đặc trưng của vụ án dân sự, còn về việc dân sự thì chỉ
là u cầu mà khơng có tranh chấp, vấn đề này cũng đã được nêu rõ tại Điều 361
BLTTDS năm 2015.Yêu cầu giải quyết công nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận
ni con, chia tài sản khi ly hôn là một việc dân sự, đã là việc dân sự thì khơng có
tranh chấp, mà khơng có tranh chấp thì tại sao lại phải hịa giải trong khi như đã nêu
9

Nguyễn Văn Xô (2008), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Thanh niên, trang 319.
Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, trang 393.

11
Nguyễn Lân (2006), Từ điển Từ và ngữ Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, trang 842.
10

11


ở trên, mục đích của hịa giải là để giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn? Điều này có
thể lý giải như sau:
Việc xác định u cầu cơng nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia
tài sản khi ly hôn là một loại việc dân sự là do xuất phát từ việc vợ chồng cùng nhau
yêu cầu ly hôn và đã thỏa thuận được các vấn đề khác để chấm dứt quan hệ hơn
nhân của mình, giữa vợ chồng không xảy ra bất kỳ tranh chấp nào về mặt yêu cầu ly
hôn hay thỏa thuận các vấn đề về con cái, tài sản, tức là vợ chồng đã đạt được sự
thống nhất. Điều này hoàn toàn khác với việc chỉ một trong hai vợ chồng u cầu ly
hơn cịn người cịn lại thì khơng hoặc cả hai vợ chồng đều yêu cầu ly hôn nhưng các
vấn đề về con cái hay tài sản họ không thể thỏa thuận, thống nhất được, lúc này mới
được coi là có yếu tố tranh chấp và sẽ giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân
sự.
Việc quy định thủ tục hòa giải bắt buộc cũng hoàn hoàn phù hợp với pháp
luật chuyên ngành về Hơn nhân và gia đình. Theo Điều 54 Luật HN&GĐ năm 2014,
nếu vợ chồng đã thực hiện nộp đơn yêu cầu ly hôn dù ly hôn theo yêu cầu của một
bên hay thuận tình ly hơn thì vẫn bắt buộc Tòa án phải hòa giải theo quy định của
pháp luật về tố tụng dân sự sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn. Theo quy định tại
Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014, quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực
hiện theo quy định của Luật HN&GĐ được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Trên thực tế, có nhiều trường hợp vợ chồng yêu cầu ly hôn xuất phát từ những mâu
thuẫn nhỏ nhặt, từ sự nóng nảy tức thời, đề cao cái tơi cá nhân... Bên cạnh đó, cũng
có trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn để thực hiện mục đích khác chứ khơng
phải do mâu thuẫn khơng thể cứu vãn được, ví dụ ly hơn giả tạo nhằm lợi dụng ly

hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để
đạt được mục đích khác mà khơng nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân (khoản 15
Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014).
Lúc này, hịa giải là vơ cùng cần thiết để vợ chồng có cơ hội cùng nhìn nhận
lại một cách thấu đáo mối quan hệ của mình, Thẩm phán qua hịa giải cũng có thể sẽ
phát hiện, kịp thời ngăn việc ly hôn giả tạo - là một trong những điều mà pháp luật
cấm thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014. Hơn nữa, việc
ly hôn của vợ chồng không chỉ ảnh hưởng đến quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản
giữa vợ, chồng mà còn có thể ảnh hưởng đến các chủ thể khác, đặc biệt là các con
của họ. Các con có thể phải chịu nhiều tổn thương, chấn thương tâm lý, hụt hẫng,
thiếu thốn tình cảm của cha, mẹ, thậm chí có nhiều trường hợp các con của họ rơi
12


vào trạng thái trầm cảm, ám ảnh về sự đổ vỡ hạnh phúc gia đình trong khoảng thời
gian dài về sau. Do đó, giải quyết ly hơn thơng qua hịa giải là rất cần thiết, việc hòa
giải phải được tiến hành ngay cả khi có yếu tố cho rằng khơng hề khả quan và khó
có kết quả vì có thể sẽ bảo vệ được hôn nhân và hạnh phúc gia đình, bảo vệ được
quyền lợi chính đáng cho trẻ em và vợ chồng khi ly hôn.
Quy định về thủ tục hịa giải tuy khơng hồn tồn mới nhưng đã khắc phục
sự không thống nhất trong nhận thức áp dụng pháp luật của người tiến hành tố tụng
khi giải quyết loại việc này. Trước đây, BLTTDS năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm
2011 chưa có quy định cụ thể mà chỉ có Luật HN&GĐ quy định việc phải hịa giải12,
nên việc có tiến hành hịa giải hay khơng cịn nhiều tranh cãi, áp dụng chưa thống
nhất. Kể từ ngày 01/7/2016 (từ ngày BLTTDS năm 2015 có hiệu lực) thì việc hịa
giải để vợ chồng đoàn tụ với nhau là thủ tục bắt buộc phải tiến hành.
Thứ ba, Tòa án ra quyết định để giải quyết chứ không ra bản án. Tùy theo
trường hợp, nếu cơng nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi
ly hôn của đương sự, Tịa án có thể ra quyết định cơng nhận thuận tình ly hơn và sự
thỏa thuận của các đương sự hoặc ra quyết định cơng nhận kết quả hịa giải thành tại

Tịa án chứ khơng ra bản án. Điều này có thể giải thích bởi Tịa án chỉ tiến hành
xem xét việc dân sự chứ không tiến hành xét xử nên chỉ ra quyết định mà không ra
bản án, bản án chỉ áp dụng với giải quyết vụ án dân sự.
Thứ tư, Quyết định cơng nhận thuận tình ly hơn và sự thỏa thuận của các
đương sự có hiệu lực thi hành ngay, không được kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục
phúc thẩm.
Theo Điều 371 BLTTDS năm 2015, quyết định giải quyết việc dân sự quy
định tại khoản 2 Điều 29 của BLTTDS năm 2015 không được kháng cáo hoặc
kháng nghị phúc thẩm. Điều 213 BLTTDS năm 2015 về hiệu lực của quyết định
công nhận sự thỏa thuận của đương sự cũng có quy định quyết định cơng nhận sự
thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi ban hành và không
bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể được kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong trường hợp có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận

12

Điều 90 Luật HN&GĐ năm 2000 về thuận tình ly hơn quy định: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu
cầu ly hôn mà hồ giải tại Tồ án khơng thành, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận
về việc chia tài sản, việc trông nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tồ án cơng nhận thuận tình ly
hơn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con;...”.

13


về thuận tình ly hơn, thỏa thuận ni con, chia tài sản khi ly hôn đạt được là do bị
nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã
hội. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng để hủy bỏ quyết định cơng nhận thuận
tình ly hơn và sự thỏa thuận giữa các đương sự là rất ít khi xảy ra, do đó khi xem
xét để quyết định ly hơn, vợ chồng cần phải suy nghĩ một cách thật thấu đáo.

Căn cứ để Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nêu trên
cũng là một trong những điều được sửa đổi, bổ sung từ BLTTDS năm 2004, sửa đổi,
bổ sung năm 2011. Theo BLTTDS năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011, căn cứ
này bao gồm: bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội
mà khơng có căn cứ cưỡng ép. Có thể thấy, căn cứ trái pháp luật được thay bằng
căn cứ vi phạm điều cấm của luật.
Thứ năm, Viện kiểm sát tham gia vào quá trình giải quyết loại việc dân sự
này một cách rất hạn chế. Theo Điều 21 BLTTDS năm 2015, Viện kiểm sát kiểm
sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến
nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ
việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật, Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm
đối với các việc dân sự. Tuy nhiên việc giải quyết yêu cầu cơng nhận thuận tình ly
hơn, thỏa thuận ni con, chia tài sản khi ly hôn chỉ cần thông qua phiên hịa giải.
Thành phần tham gia phiên hịa giải khơng quy định phải có sự tham gia của đại
diện Viện kiểm sát (Điều 209 BLTTDS năm 2015). Bên cạnh đó, pháp luật chỉ quy
định Tòa án gửi quyết định cho Viện kiểm sát cùng cấp sau khi ra quyết định công
nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án (theo khoản 4 Điều 3 Luật HGĐTTTA năm
2020) hoặc sau khi ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự (khoản 3 Điều 217
BLTTDS năm 2015) hoặc thông báo với Viện kiểm sát sau khi Tòa án thụ lý đơn
yêu cầu (Điều 365 BLTTDS năm 2015) và sau khi ra quyết định giải quyết việc dân
sự thì Tịa án phải gửi quyết định đó cho Viện kiểm sát cùng cấp (Điều 212 và Điều
370 BLTTDS năm 2015). Như vậy Viện kiểm sát không thể nghiên cứu hồ sơ hay
tham gia vào phiên hòa giải, điều này khiến cho Viện kiểm sát bị hạn chế đi vai trò
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết việc dân sự này.
1.2.3. Ý nghĩa của thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly
hơn, thỏa thuận ni con, chia tài sản khi ly hôn
Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận ni con,
chia tài sản khi ly hơn trước đây mặc dù có được quy định nhưng chưa được quy
định một cách cụ thể và chưa thể hiện được tính thuận lợi hơn so với giải quyết ly
14



hôn đơn phương. Đến BLTTDS năm 2015 và Luật HGĐTTTA năm 2020, thủ tục
này đã được quy định thành một thủ tục riêng chi tiết và cụ thể hơn. Điều này giúp
cho việc tìm hiểu quy định của pháp luật về u cầu thuận tình ly hơn của các cặp
vợ chồng muốn ly hôn, người thân của họ, những người làm việc trong ngành Tòa
án, những người nghiên cứu khoa học, những nhà làm luật, luật sư... trở nên dễ
dàng hơn. Đối với các cặp vợ chồng yêu cầu ly hơn mà khơng có tranh chấp gì, đã
thỏa thuận được các vấn đề, đặc biệt là về con cái, thì thủ tục này sẽ thực hiện vai
trị của nó, giúp cho vợ chồng một lần nữa hịa giải để có thể đồn tụ, nhìn nhận lại
mối quan hệ hơn nhân của mình hoặc nếu khơng đồn tụ được thì sẽ giúp họ thực
hiện được quyền nhân thân - ly hôn của mình. Bên cạnh đó, việc quy định thủ tục
này đã giúp cho quá trình giải quyết loại việc dân sự này trở nên thuận lợi hơn,
thống nhất được các thủ tục cần phải làm để giải quyết loại việc này, điều này tạo
điều kiện cho người tiến hành tố tụng giải quyết loại việc này thực hiện tốt công
việc của mình, hạn chế sự khơng thống nhất được quan điểm về việc giải quyết loại
việc dân sự này.
Khi vợ chồng đã quyết định ly hơn thì đây là thủ tục rút ngắn thời gian giải
quyết nhất nhưng mang lại hiệu quả giải quyết cao. Thủ tục này cũng khuyến khích
vợ chồng nếu muốn rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí giải quyết ly hơn và ly hơn
một cách “nhẹ nhàng” nhất có thể thì phải tự thỏa thuận được các vấn đề về con cái,
tài sản. Điều này giúp cho vợ chồng chủ động thống nhất được các vấn đề về quan
hệ hơn nhân của mình, hạn chế được mâu thuẫn, tranh chấp khi ly hơn, Tịa án qua
đó cũng tiết kiệm được thời gian trong việc giải quyết loại việc dân sự này.
Thủ tục giải quyết yêu cầu cơng nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận ni con,
chia tài sản khi ly hơn đã có những sự thay đổi để phù hợp hơn với thực tiễn xã hội,
đáp ứng sự vận động không ngừng của đời sống xã hội, giúp cho việc quản lý nhà
nước, quản lý xã hội bằng pháp luật trở nên có hiệu quả hơn. Việc được quy định
chi tiết hơn ở BLTTDS năm 2015 cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp cho hệ
thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng tiến gần

hơn tới sự hồn thiện.
1.3. Thủ tục giải quyết u cầu cơng nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận
ni con, chia tài sản khi ly hôn ở một số quốc gia trên thế giới
1.3.1. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)
Hiện nay, thủ tục giải quyết u cầu cơng nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận
nuôi con, chia tài sản khi ly hôn ở Trung Quốc được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự
15


của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 202013 (được ban hành vào ngày 28/5/2020,
có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, sau đây gọi là BLDS Trung Quốc). Trước đó, các
thủ tục giải quyết thuận tình ly hơn được điều chỉnh bởi Luật Hơn nhân của Cộng
hịa Nhân dân Trung Hoa năm 1980, sửa đổi năm 200114 (sau đây gọi là Luật Hôn
nhân Trung Quốc). Từ sau khi BLDS Trung Quốc có hiệu lực, thủ tục giải quyết
cơng nhận thuận tình ly hôn được điều chỉnh bởi BLDS này, Luật Hôn nhân Trung
Quốc hết hiệu lực thi hành (theo Điều 1260 BLDS Trung Quốc).
Thủ tục giải quyết loại việc này quy định tại Chương IV, Phần năm, BLDS
Trung Quốc (ở Điều 1076, Điều 1077, Điều 1078). Cả BLDS Trung Quốc và Luật
Hôn nhân Trung Quốc trước đây (ở Điều 31, chương IV) đều có quy định: nếu cả
hai vợ chồng kết hơn hợp pháp muốn thuận tình ly hơn mà đã thỏa thuận được các
vấn đề về quyền nuôi con, chia tài sản gia đình, phân chia các khoản nợ thì sẽ được
giải quyết cho ly hôn theo thủ tục hành chính (khơng thơng qua Tịa án như ở Việt
Nam). Theo đó, hai vợ chồng phải tiến hành lập thỏa thuận thuận tình ly hơn bằng
văn bản và nộp hồ sơ đăng ký ly hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn. Nếu xét thấy việc
ly hôn là tự nguyện và hai bên đã thỏa thuận được với nhau về các vấn đề như cấp
dưỡng nuôi con, phân chia tài sản, nợ nần thì cơ quan đăng ký kết hơn sẽ thu hồi
giấy chứng nhận kết hôn và cấp giấy chứng nhận ly hôn cho hai vợ, chồng và lập hồ
sơ lưu trữ dưới dạng điện tử.
Tuy nhiên, từ ngày BLDS Trung Quốc có hiệu lực, thủ tục này có sự thay đổi.
Theo đó, khi vợ chồng nộp văn bản thỏa thuận của họ đến cơ quan đăng ký kết hôn,

cơ quan này sẽ tiếp nhận nhưng không giải quyết ngay như trước mà vợ chồng phải
trải qua một khoảng thời gian chờ đợi 30 ngày (kể từ ngày cơ quan đăng ký kết hôn
nhận được hồ sơ đăng ký ly hơn). Nếu trong 30 ngày này mà ít nhất một trong hai
bên vợ chồng rút khỏi thỏa thuận ly hôn (bằng cách xuất trình giấy tờ tùy thân hợp
lệ và phiếu giao nhận, rút hồ sơ đăng ký ly hôn tại cơ quan đăng ký kết hơn15) thì
coi như u cầu công nhận ly hôn bị hủy bỏ. Nếu không có ai rút khỏi thỏa thuận,

13

“ 中 华 人 民 共 和 国 民 法 典 ” (“Bộ luật dân sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”),
truy cập ngày
05/7/2021.
14
“中华人民共和国婚姻法(2001 年修正本)” (“Luật Hơn nhân của Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa (sửa
đổi năm 2001)”), truy cập ngày
05/7/2021.
15
“Ministry of Civil Affairs Modifies Divorce Registration Procedures - China Legal News”,
/>truy cập ngày 06/7/2021.

16


trong vòng 30 ngày kể từ khi hết thời hạn trên, cả vợ và chồng phải tự mình đến cơ
quan đăng ký kết hôn để xin cấp giấy chứng nhận ly hôn, cơ quan này sẽ tiến hành
giải quyết yêu cầu của vợ chồng. Nếu trong khoảng thời gian này mà vợ chồng
không thực hiện việc xin cấp giấy chứng nhận ly hôn, việc đăng ký ly hôn coi như
bị rút lại (quy định về thời gian chờ đợi của pháp luật Trung Quốc có sự tương tự
với quy định của pháp luật Việt Nam trước đây, tại Sắc lệnh số 159/SL của Chủ tịch
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 17/11/1950).

Sau khi vợ chồng được cấp giấy chứng nhận ly hôn, quan hệ hôn nhân sẽ
chấm dứt (Điều 1080 BLDS Trung Quốc), việc cấp giấy chứng nhận ly hôn cho hai
vợ chồng sẽ không được xem xét lại bằng bất kỳ hình thức nào (khơng được kháng
nghị giám đốc thẩm như ở Việt Nam). Trường hợp có căn cứ cho rằng một bên vợ/
chồng che giấu, chuyển nhượng, bán tháo, tiêu hủy hoặc làm hư hỏng, hoặc lãng phí
tài sản chung, hoặc tạo ra một khoản nợ chung giả nhằm cố gắng chiếm đoạt bất
hợp pháp tài sản của vợ/ chồng kia, thì vợ/ chồng cịn lại có quyền khởi kiện ra Tòa
án nhân dân để chia lại tài sản chung (theo Điều 1092 BLDS Trung Quốc), tức là
khơng có trường hợp hủy bỏ giấy chứng nhận ly hơn.
1.3.2. Cộng hồ Phần Lan (Phần Lan)
Tại Phần Lan, thủ tục thuận tình ly hơn được quy định tại Đạo Luật Hôn
nhân Phần Lan số 234/29 ngày 13/6/192916 (từ sau năm 1929, Đạo Luật này được
sửa đổi bởi nhiều luật khác). Các quy định cụ thể gồm các Mục 25 đến 32 của Đạo
luật này17.
Theo đó, pháp luật Phần Lan quy định trong trường hợp hai vợ chồng đều
muốn ly hơn, họ có thể cùng làm đơn xin ly hơn hoặc chỉ cần đơn của một bên vợ
chồng. Đơn ly hôn không cần thể hiện lý do ly hôn hay các thỏa thuận về con cái
hay tài sản khi ly hôn (theo Mục 28). Vợ chồng phải nộp đơn xin ly hơn cho văn
phịng Tịa án Quận nơi một trong hai vợ chồng cư trú. Việc gửi đơn có thể thông
qua đường bưu biện, email hoặc dưới các dạng điện tín khác.18
Thơng thường, sau khi nộp đơn đến Tịa án, vợ chồng đều phải trải qua thời
gian xem xét lại kéo dài sáu tháng (ở Việt Nam khơng có khoảng thời gian chờ đợi

16

“Äktenskapslag 13.6.1929/234” (“Đạo Luật Hôn nhân Phần Lan số 234/29 ngày 13/6/1929”),
truy cập ngày 05/7/2021.
17
Các Mục này được sửa đổi bởi Đạo luật số 411/87 ngày 16/4/1987.
18

“Divorce”, truy cập ngày 05/7/2021.

17


với tính chất như vậy), bắt đầu từ thời điểm Tịa án nhận được đơn xin ly hơn chung
của hai vợ chồng (đối với trường hợp vợ chồng nộp đơn ly hơn chung) hoặc từ thời
điểm bên vợ chồng cịn lại nhận được thông báo về đơn xin ly hôn của vợ/chồng đã
nộp đơn (đối với trường hợp chỉ một bên vợ chồng nộp đơn) (theo Mục 26). Tuy
nhiên, nếu có cuộc hơn nhân đã được xác lập trong khi cuộc hơn nhân trước cịn
hiệu lực thì cả hai vợ chồng của cuộc hơn nhân trước đó đều có quyền ly hôn mà
không cần xem xét trong một khoảng thời gian như nêu trên (theo khoản 2 Mục 27),
hoặc nếu vợ chồng đã ly thân với nhau hay không sống cùng nhau trong hai năm
khơng gián đoạn thì vợ chồng không phải trải qua thời gian xem xét lại này (theo
Mục 25).
Đối với trường hợp không cần trải qua thời gian xem xét lại, Tòa án sẽ ra
quyết định cho vợ chồng ly hôn ngay lập tức. Đối với trường hợp phải xem xét lại
trong sáu tháng, sau thời gian xem xét lại vợ hoặc chồng phải nộp đơn yêu cầu lần
hai tới Tòa án Quận (đối với trường hợp nộp đơn xin ly hôn chung) hoặc người đã
nộp đơn lần đầu phải nộp đơn yêu cầu lần thứ hai tới Tòa án Quận (đối với trường
hợp một bên nộp đơn) (theo Mục 26). Việc nộp đơn lần hai này phải diễn ra trong
thời hạn sáu tháng kể từ khi thời hạn xem xét trước đó kết thúc. Sau khi nộp đơn
yêu cầu lần thứ hai trong thời hạn quy định, Tịa án sẽ ra quyết định chấm dứt hơn
nhân giữa hai vợ chồng. Nếu các chủ thể này không nộp đơn lần hai trong thời hạn
quy định, đơn xin ly hôn đầu tiên sẽ bị hủy bỏ.
Ở Phần Lan, thủ tục giải quyết ly hôn tách biệt với vấn đề về tài sản. Vấn đề
thỏa thuận về tài sản là khơng bắt buộc, nếu muốn, họ có thể có một thỏa thuận
riêng về tài sản; vợ chồng có thể đạt được thỏa thuận về tài sản và được công nhận
ngay từ khi bắt đầu thời gian xem xét lại cho đến sau khi đã có quyết định chấm dứt
hơn nhân. Thỏa thuận này không cần phải được công nhận bởi chủ thể nào, tuy

nhiên, để bảo đảm được thực hiện, vợ chồng có thể u cầu Tịa án xác nhận.
Đối với vấn đề về con cái, họ có thể thỏa thuận ngay trong đơn xin ly hôn
hoặc không, thỏa thuận về con cái có thể được giải quyết riêng hoặc chung với đơn
xin ly hôn, nghĩa là vấn đề chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng không chịu
ảnh hưởng bởi các vấn đề về tài sản, con cái hay nợ chung (theo pháp luật Việt Nam
thì vợ chồng phải thỏa thuận được các vấn đề về con cái và tài sản). Theo Mục 32,
Tòa án sẽ tự chủ động đặt vấn đề về việc thu xếp quyền nuôi con và quyền tiếp cận
của vợ chồng đối với lợi ích tốt nhất của đứa trẻ như thế nào. Theo yêu cầu của cha
mẹ đứa trẻ hoặc Hội đồng phúc lợi xã hội, Tòa án sẽ đưa ra quyết định về quyền
18


×