Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 94 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




HÀ THỊ MAI HOA




CĂN CỨ LY HÔN VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP LY HÔN THEO
LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000



CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ
MÃ SỐ: 60 38 30






LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC







NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HÀ THỊ MAI HIÊN







HÀ NỘI - 2007



3
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt 5
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 6
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 7
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu đề tài 8
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 9
5. Cơ cấu của luận văn 9

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CĂN
CỨ LY HÔN VÀ CÁC TRƢỜNG HỢP LY HÔN 10

1.1. Khái niệm căn cứ ly hôn và các trƣờng hợp ly hôn 10
1.1.1. Khái niệm ly hôn 10
1.1.2. Khái niệm căn cứ ly hôn 14
1.1.3. Khái niệm các trường hợp ly hôn 16
1.2. Căn cứ ly hôn và các trƣờng hợp ly hôn qua các giai đoạn
phát triển 18
1.2.1. Thời kỳ Nhà nước phong kiến 18
1.2.2. Thời kỳ Pháp thuộc 23
1.2.3. Thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám đến nay 26
1.2.3.1. Giai đoạn 1945 - 1975 25
1.2.3.2. Giai đoạn 1975 đến nay 32
1.3. Khái quát một số nét về căn cứ ly hôn và các trƣờng hợp ly
hôn theo pháp luật một số nƣớc trên thế giới 36
1.3.1. Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo pháp luật
Thái Lan 37
1.3.2. Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo pháp luật
của Pháp 39
1.3.3. Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo pháp luật
Nhật Bản 41
1.3.4. Vấn đề ly thân theo quy định pháp luật một số nước trên
thế giới 42
1.4. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật về căn cứ ly hôn
và các trƣờng hợp ly hôn 43

CHƢƠNG 2. NỘI DUNG CĂN CỨ LY HÔN VÀ CÁC TRƢỜNG
HỢP LY HÔN THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ THỰC
TRẠNG LY HÔN 46


4

2.1. Căn cứ ly hôn 46
2.2. Các trƣờng hợp ly hôn 59
2.2.1. Thuận tình ly hôn 59
2.2.2. Ly hôn theo yêu cầu của một bên 63
2.3. Tình hình ly hôn và nguyên nhân ly hôn ở nƣớc ta hiện nay 65
2.3.1. Tình hình ly hôn 65
2.3.2. Những nguyên nhân dẫn đến ly hôn 67

CHƢƠNG 3. NHỮNG VƢỚNG MẮC KHI ÁP DỤNG VÀ
PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CĂN
CỨ LY HÔN VÀ CÁC TRƢỜNG HỢP LY HÔN 74
3.1. Những vƣớng mắc khi áp dụng căn cứ ly hôn và các trƣờng
hợp ly hôn trong công tác xét xử của Toà án 74
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật 82
3.2.1. Cần quy định chế định ly thân 82
3.2.2. Cần quy định trình tự và thủ tục cho công tác hoà giải 83
3.2.3. Cần thành lập Toà chuyên trách về HN & GĐ 85
3.2.4. Cần nâng cao hiệu quả xét xử của Toà án đối với các vụ
án ly hôn 86
3.2.5. Cần quy định người có lỗi gây nên sự đổ vỡ của
quan hệ hôn nhân phải gánh chịu trách nhiệm 87
3.2.6. Cần có những quy định pháp luật cụ thể và chặt chẽ hơn
để giải quyết hậu quả của ly hôn 88
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92




















5
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

1. BLDS: Bộ luật dân sự
2. CHLB: Cộng hoà liên bang
3. DLBK: Dân luật Bắc kỳ
4. DLGY: Dân luật giản yếu
5. HĐTP: Hội đồng Thẩm phán
6. HLTK: Hộ luật Trung Kỳ
7. HN & GĐ: Hôn nhân và gia đình
8. TAND: Toà án nhân dân
9. TANDTC: Toà án nhân dân tối cao
10. VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
11. VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
12. XHCN: Xã hội chủ nghĩa


















6
PHẦN MỞ ĐẦU
I.TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Gia đình là tế bào của xã hội, là tổ ấm của mỗi người, là môi trường
quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách con người mới, góp
phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nói: “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt”.
Thực trạng của quan hệ HN & GĐ không chỉ phát triển theo chiều
hướng thuận theo ý tưởng và mong muốn của chúng ta, sự tan vỡ của những
gia đình cũng là hiện tượng thực tế của xã hội đặt ra một chiều hướng ngược
lại mà mọi ngành khoa học xã hội, trong đó có ngành khoa học luật phải
nghiên cứu. Việc chia tay của nhiều cặp vợ chồng bằng ly hôn với những
nguyên nhân nào đó có ảnh hưởng lớn tới mỗi cá nhân, gia đình và xã hội,
làm tổn hại trực tiếp tới mỗi con người, đặc biệt là ảnh hưởng tới sự phát triển

bình thường của con trẻ và trong nhiều trường hợp không đủ điều kiện để đảm
bảo đời sống tinh thần và vật chất cho chúng.
Việc thiết lập gia đình bắt đầu bằng hôn nhân và hôn nhân đã trở thành
hiện tượng xã hội mang tính tất yếu khách quan. Nếu kết hôn là hiện tượng xã
hội bình thường thì ly hôn là mặt trái của quan hệ hôn nhân, nhưng lại không
thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã tan vỡ. Ly hôn được coi là biện pháp
giải phóng cá nhân khỏi quan hệ vợ chồng để họ thoát khỏi những xung đột
khi hôn nhân đã thực sự tan vỡ, đây cũng là biện pháp nhằm loại bỏ các quan
hệ hôn nhân không còn sức sống, không còn lành mạnh để góp phần củng cố
các quan hệ gia đình trên cơ sở vững chắc hơn.
Hậu quả của ly hôn không chỉ là việc chấm dứt các quan hệ nhân thân,
tình cảm giữa vợ và chồng mà còn làm phát sinh hàng loạt các vấn đề về tài
sản, về con cái, về cấp dưỡng… tất cả những vấn đề đó đều có tác động và
phần nào ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội; do đó, nếu không có sự điều chỉnh
một cách chính xác, hợp tình, hợp lý của các chế định pháp luật, mà cụ thể là


7
luật HN & GĐ thì tình trạng ly hôn như hiện nay sẽ ảnh hưởng lớn đến sự ổn
định và phát triển chung của xã hội.
Hơn nữa, ly hôn còn là một vấn đề xã hội và thời đại, việc nghiên cứu
nó ở mọi lúc, mọi khía cạnh luôn là cần thiết, nhất là ngày nay, do những điều
kiện kinh tế, xã hội, người ta đề cao cá nhân, đề cao cái cá thể thì ly hôn lại
càng nổi lên như một vấn đề đáng được quan tâm.
Luật HN & GĐ năm 2000 có hiệu lực từ ngày 1/1/2001, đã quy định:
“Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống
chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được, thì Toà án
quyết định cho ly hôn. Trong trường hợp vợ chồng của người bị Toà án tuyên
bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn”( Điều 89). Tuy nhiên,
việc áp dụng trong thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc. Việc đi

sâu nghiên cứu “căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo Luật HN & GĐ
năm 2000” sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm về góc độ lý luận và thực tiễn áp
dụng các căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn giúp cho các Toà án giải
quyết các vụ ly hôn được chính xác, góp phần củng cố gia đình và xã hội.
Ngoài ra, trong một chừng mực nhất định việc nghiên cứu đề tài này cũng góp
phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về căn cứ ly hôn và các trường
hợp ly hôn.
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đề tài: “Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo Luật HN & GĐ
năm 2000” chưa được đề cập một cách toàn diện và đầy đủ trong một công
trình chuyên khảo nào ở nước ta. Cũng có nhiều sách, tạp chí, các bài báo
công trình khác nghiên cứu về ly hôn trong đó có đề cập đến căn cứ ly hôn và
các trường hợp ly hôn nhưng những bài báo, công trình cũng chỉ nghiên cứu
hay xem xét ở một khía cạnh nào đó hay một giai đoạn nào đó như: Luận văn
thạc sĩ luật học: “Chế định ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam” của
tác giả Vũ Thị Hằng, Luận văn thạc sĩ luật học: “Ly hôn có yếu tố nước ngoài


8
tại thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Hồng Quang hay Luận văn thạc sĩ
luật học: “Căn cứ pháp lý và thủ tục giải quyết các vụ ly hôn tại Toà án Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Thị Tuý Hoa hoặc bài viết: “Căn cứ ly hôn trong cổ
luật Việt Nam” của Nguyễn Thị Thu Vân đăng trên Tạp chí Nhà nước và
pháp luật số 8/2005. Và rất nhiều khoá luận tốt nghiệp nghiên cứu về ly hôn,
cũng như hậu quả pháp lý của ly hôn trong đó có đề cập đến căn cứ ly hôn,
nhưng chưa có một công trình nào đề cập một cách toàn diện và đầy đủ về căn
cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn như ở đề tài này.
III. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu nhằm các mục đích sau đây:

- Làm rõ về mặt lý luận các căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo
Luật HN & GĐ năm 2000 cũng như tìm hiểu những quy định này theo tiến
trình phát triển của lịch sử, đưa ra được bức tranh toàn cảnh về căn cứ ly hôn
và các trường hợp ly hôn theo Luật HN & GĐ Việt Nam;
- Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn và các trường hợp
ly hôn và nhu cầu hoàn thiện pháp luật cũng như hoạt động xét xử của Toà án;
- Góp phần nâng cao nhận thức lý luận và kinh nghiệm xét xử các vụ án ly
hôn của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ Toà án.
2. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài
2.1. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
- Làm rõ một số vấn đề về căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn như
khái niệm: “căn cứ ly hôn”, căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn qua các
giai đoạn lịch sử, so sánh với căn cứ ly hôn của một số nước trên thế giới;
- Nghiên cứu những quy định của Luật HN & GĐ năm 2000 về căn cứ
ly hôn và các trường hợp ly hôn


9
- Nghiên cứu thực tiễn giải quyết ly hôn của TAND từ đó đưa ra những
kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về căn cứ ly hôn và các trường
hợp ly hôn.
2.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Xác định và phân tích căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo
pháp luật Việt Nam kể từ khi có pháp luật thành văn, có so sánh với pháp luật
một số nước trên thế giới;
- Đánh giá và phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải
quyết các vụ án ly hôn của TAND.
IV. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài: “Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo Luật HN & GĐ
năm 2000” được nghiên cứu trên cơ sở nhận thức luận duy vật biện chứng,

duy vật lịch sử, có sự phân tích tổng hợp, so sánh và phương pháp nghiên cứu
lý luận kết hợp với thực tiễn. Lấy thực tiễn để kiểm tra lý luận.
V. CƠ CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn này có Phần mở đầu, 3 chương, Phần kết luận và Danh mục tài liệu
tham khảo













10
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CĂN CỨ LY HÔN VÀ
CÁC TRƢỜNG HỢP LY HÔN
1.1. Khái niệm căn cứ ly hôn và các trƣờng hợp ly hôn
1.1.1. Khái niệm ly hôn
Hôn nhân là sự liên kết giữa vợ và chồng. Sự liên kết đó không chỉ riêng
hai vợ chồng mà Nhà nước và xã hội đều mong muốn nó bền chặt. Nhưng nếu
sau khi kết hôn giữa vợ chồng có mâu thuẫn trầm trọng, tình cảm yêu thương
đã hết, mục đích hôn nhân nhằm tạo lập cho xã hội những gia đình - tế bào
của xã hội tốt đẹp đã không thể đạt được thì khi đó việc chấm dứt hôn nhân
bằng ly hôn là giải pháp cuối cùng và tất yếu, là điều có thể công nhận theo

trình tự do pháp luật quy định. Sự liên kết giữa hai vợ chồng ở mỗi chế độ
hôn nhân khác nhau là khác nhau và điều này cũng tác động đến ly hôn. Ly
hôn bị tác động bởi kinh tế - xã hội, văn hoá, đạo đức, tôn giáo đặc biệt là
pháp luật bởi pháp luật thể hiện ý chí và nguyện vọng của giai cấp thống trị
nói khác đi là của Nhà nước Tuy nhiên ly hôn là một vấn đề mang tính xã
hội nên khi điều chỉnh chúng ngoài những yếu tố kể trên, pháp luật muốn điều
chỉnh được còn phải xem xét những yếu tố thuộc về tâm sinh lý con người.
Điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá, đạo đức, tôn giáo ảnh hưởng đến pháp luật
và cũng ảnh hưởng đến tâm sinh lý con người. Như vậy, có thể nói khi quy
định ly hôn và những căn cứ cho ly hôn mà nhà làm luật lựa chọn phụ thuộc
rất nhiều vào điều kiện kinh tế xã hội, văn hoá, đạo đức và chịu ảnh hưởng
của yếu tố tâm sinh lý con người.
Dưới chế độ phong kiến, pháp luật và tục lệ có nhiều quy phạm mang
tính luân lý, Nho giáo đặc biệt là quy phạm về HN & GĐ. Theo đó, người phụ
nữ phải sống theo thuyết tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử
tòng tử). Cuộc đời người phụ nữ gắn với công việc gia đình, với chồng con
trên cơ sở địa vị thấp hèn và nhẫn nhục, bị chi phối bởi nguyên tắc “phu


11
xướng, phụ tuỳ”, người chồng là chúa tể trong gia đình, người vợ chỉ là công
cụ biết nói thuộc sở hữu của người chồng. Do lễ giáo phong kiến không có sự
bình đẳng giữa nam và nữ nên nhiều phụ nữ mặc dù không còn tình cảm với
chồng và cuộc sống chung chỉ mang lại đau khổ cho họ mà họ vẫn không
được phép ly hôn.
Đến thời kỳ tư bản chủ nghĩa và thời kỳ đầu sau Cách mạng tư sản, do
tác động của tư tưởng Cách mạng tư sản là tự do và bình đẳng nên pháp luật
nói chung và các quy định pháp luật trong lĩnh vực ly hôn nói riêng cũng
không nằm ngoài xu hướng đó. Các nhà luật gia tư sản cho rằng tự do ly hôn
phải được thừa nhận như một quyền pháp định. Trong thời kỳ này những

quan hệ về HN & GĐ cũng có sự phát triển đáng kể với những quy định như
tự do yêu đương, hôn nhân một vợ một chồng, tự do ly hôn… Tuy nhiên, nhìn
vào bản chất vấn đề, những quy định trên vẫn không thoát khỏi hệ tư tưởng
của giai cấp tư sản do bị ràng buộc bởi những quy định ngăn cấm của nhà làm
luật. Vì vậy, những quy định này dù rất tiến bộ nhưng rất khó thực hiện trên
thực tế và chỉ mang tính hình thức. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua quy
định về căn cứ ly hôn: việc ly hôn thường căn cứ vào lỗi của một bên đương
sự. Lỗi là yếu tố quyết định cuộc hôn nhân đó có thể tồn tại được hay không
và ai là người có quyền xin ly hôn. Như vậy, không cần quan tâm tới tình
trạng cuộc hôn nhân, cuộc sống của một gia đình trong một thời gian dài đã
diễn ra như thế nào, chỉ cần một bên có lỗi, cuộc hôn nhân đó có căn cứ chấm
dứt. Như vậy, ly hôn đã không phản ánh đúng bản chất của nó. Nhưng xã hội
tư sản luôn phát triển và pháp luật tư sản cũng có những thay đổi để thích ứng
với sự phát triển đó. Trong những thập kỷ gần đây, pháp luật tư sản đã tập
trung điều chỉnh hài hoà lợi ích của cá nhân và gia đình, điều này thể hiện ở
việc quy định căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn. Ở một số nước phát
triển hiện nay người ta quy định ly hôn dựa vào ý chí của các bên trong quan
hệ chứ không hẳn phải do lỗi của một trong hai người cũng như không quan


12
tâm đến thực trạng của cuộc hôn nhân đó như thế nào, có còn hay đã chết.
Điều này cũng dễ lý giải khi mà đời sống kinh tế xã hội phát triển đến một
mức độ nhất định dẫn đến sự thay đổi và nảy sinh những quan niệm mới về
HN & GĐ. Ngày nay người ta đề cao cái tôi cá nhân, thì những gì thuộc về cá
nhân phải được ưu tiên hàng đầu. Người ta chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân
mà không để ý đến dư luận xã hội. Ly hôn cũng vậy, người ta có thể kết hôn
khi nào cảm thấy cần thiết và ly hôn khi muốn. Sự điều chỉnh pháp luật ở đây
chỉ là thủ tục và những ràng buộc pháp lý khác liên quan đến hậu quả của ly
hôn. Ngày nay, ở các nước phương Tây tỷ lệ ly hôn rất cao và càng ngày càng

tăng nhanh. Hầu như trung bình cứ hai đôi kết hôn thì một đôi đưa nhau ra toà
ly hôn… Nếu như ly hôn dựa vào lỗi là giai đoạn đầu, ly hôn dựa vào thực
trạng của cuộc hôn nhân là bước tiếp theo thì ly hôn dựa vào ý chí tự nguyện
của các bên trong quan hệ vợ chồng được coi là bước phát triển cao nhất,
dường như đó là một xu hướng phát triển tất yếu khi giá trị của gia đình
không còn quan trọng trong điều kiện phát triển kinh tế hiện đại với sự ra đời
và hoạt động nghề nghiệp mang tính chuyên môn hoá cao và sự đóng góp của
nhiều thiết chế xã hội hỗ trợ gia đình như giáo dục, y tế, dịch vụ nội trợ, dịch
vụ giải trí… đã thay thế dần những chức năng mà trước đây chỉ gia đình mới
đảm nhiệm được và pháp luật phải điều chỉnh phù hợp với xu hướng đó. Điều
này sẽ được làm rõ hơn ở phần khái quát một số nét về căn cứ ly hôn và các
trường hợp ly hôn của pháp luật một số nước trên thế giới trình bày ở phần
sau.
Trong chế độ xã hội, khi pháp luật là ý chí của số đông trong xã hội, quy
định về ly hôn đã phản ánh đúng bản chất của vấn đề. Nếu như hôn nhân là sự
kết tinh của tình yêu và sự đồng thuận của hai bên nam nữ thì ly hôn là một
lối thoát khi cuộc hôn nhân mà họ đã chọn là thực sự sai lầm. Cũng do tác
động của những yếu tố kể trên, quan niệm về ly hôn trong xã hội XHCN dựa
vào thực trạng của hôn nhân. Đó là tính không thể tồn tại, tự hôn nhân đã đổ


13
vỡ rồi, pháp luật không hàn gắn lại mà chỉ công nhận sự đổ vỡ đó. Theo quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, hôn nhân trong đó có ly hôn là hiện tượng
xã hội mang tính giai cấp sâu sắc. Thông thường thì hôn nhân là sự liên kết
suốt đời giữa vợ và chồng, bởi vì nó được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân
chính của hai bên nam và nữ nhằm gắn bó và thoả mãn những tình cảm trong
đời sống gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững. Tuy nhiên, tính
chất suốt đời của hôn nhân vẫn có những trường hợp ngoại lệ, tức là sau khi
kết hôn, trong thời gian chung sống giữa vợ và chồng phát sinh những mâu

thuẫn trầm trọng, mục đích của hôn nhân không đạt được và cả hai hoặc một
trong hai bên vợ chồng không thể tiếp tục sống chung được thì pháp luật quy
định cho phép chấm dứt quan hệ vợ chồng bằng việc ly hôn. Khoa học pháp
lý coi ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng khi hai người còn sống. Còn
pháp luật quy định, muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân khi vợ chồng còn sống
phải được TAND cho ly hôn bằng bản án hoặc bằng quyết định công nhận sự
thuận tình ly hôn.
Theo Điều 8 khoản 8 Luật HN & GĐ năm 2000 thì: “Ly hôn là chấm dứt
quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ
hoặc của chồng hoặc của cả hai vợ chồng”. Ly hôn là sự chấm dứt hôn nhân
khi cả hai vợ chồng còn sống do ý chí đơn phương của một bên hoặc do sự
thoả thuận của hai bên trước pháp luật. Như vậy, chấm dứt hôn nhân bằng ly
hôn là kết quả của ý chí vợ và chồng, ngoài ra không một người nào khác có
thể yêu cầu ly hôn được, vì quyền ly hôn là quyền nhân thân đã được quy
định trong BLDS (Điều 42 BLDS 2005). Bên cạnh đó, Nhà nước ta kiểm soát
việc ly hôn bằng chế định pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi cho mỗi người,
cho xã hội và bảo đảm các nguyên tắc của hôn nhân XHCN. Theo quy định
hiện hành của Nhà nước ta chỉ có TAND mới có quyền cho ly hôn vì ly hôn là
một hiện tượng xã hội phức tạp, nó đụng chạm đến tình cảm vợ chồng, đến
lợi ích gia đình và xã hội.


14
Ly hôn là một mặt của hôn nhân. Nếu kết hôn là hiện tượng bình thường
nhằm xác lập quan hệ vợ chồng, thì ly hôn là quan hệ bất bình thường, là mặt
trái của quan hệ hôn nhân nhưng không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân
đã thực sự tan vỡ, trong trường hợp đó thì ly hôn là giải pháp cần thiết cho cả
hai vợ chồng.
Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm ly hôn như sau: “Ly hôn là
việc TAND quyết định hoặc công nhận khi có yêu cầu của vợ hoặc chồng

hoặc cả hai vợ chồng dựa trên những căn cứ do pháp luật quy định nhằm
chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa vợ, chồng”.
1.1.2. Khái niệm căn cứ ly hôn
Quan điểm của nhà nước ta là cho phép vợ chồng có quyền được tự do ly
hôn, nhưng như vậy không có nghĩa là giải quyết ly hôn tuỳ tiện theo nguyện
vọng của vợ chồng. Giải quyết ly hôn một mặt phải bảo đảm lợi ích của vợ
chồng mặt khác là lợi ích của con cái, của các thành viên khác trong gia đình
và lợi ích xã hội, do đó Nhà nước phải kiểm soát việc ly hôn bằng cách xác
định những điều kiện cần và đủ để cho phép chấm dứt quan hệ vợ chồng
trước pháp luật.
Nghiên cứu Luật HN & GĐ và Luật dân sự của một số nước trên thế giới
cũng như trong khu vực về vấn đề ly hôn và căn cứ để cho ly hôn, thì thấy
mỗi quốc gia có quan điểm về vấn đề ly hôn có khác nhau, do vậy cũng có
những quy định khác nhau về căn cứ ly hôn.
Pháp luật của nhiều nước quy định giải quyết ly hôn là dựa vào lỗi của
vợ chồng. Nhà nước tư sản coi hôn nhân như hợp đồng dân sự nên việc chấm
dứt hôn nhân cũng như chất dứt hợp đồng là dựa vào lỗi của các bên… Giải
quyết vấn đề ly hôn ở các nước này là dựa vào hình thức của quan hệ hôn
nhân, do vậy việc xét xử của Toà án là việc làm hết sức rập khuân, máy móc.
Nhà nước XHCN có quan điểm giải quyết ly hôn là dựa vào thực chất
của quan hệ vợ chồng, trên cơ sở đánh giá một cách khách quan mà hoàn toàn


15
không do ý chí chủ quan của cán bộ Toà án hay của các đương sự và do đó,
giải quyết không dựa vào lỗi của vợ chồng. Trên quan điểm giải quyết “ly hôn
chỉ là việc xác nhận một sự kiện: cuộc hôn nhân này là cuộc hôn nhân đã
“chết”, sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và lừa dối. Đương nhiên, không phải
sự tuỳ tiện của nhà lập pháp, cũng không phải sự tuỳ tiện của những cá nhân,
mà chỉ bản chất của sự kiện mới quyết định được là cuộc hôn nhân đã chết

hoặc chưa chết, bởi vì, như mọi người đều biết, việc xác nhận sự kiện chết tuỳ
thuộc vào thực chất của vấn đề, chứ không phải vào nguyện vọng của các bên
hữu quan… Nhà lập pháp chỉ có thể xác định những điều kiện đó hôn nhân
được phép tan vỡ, nghĩa là trong đó, về thực chất, hôn nhân tự nó đã bị phá vỡ
rồi. Việc Toà án cho phép xoá bỏ hôn nhân chỉ có thể là việc ghi biên bản sự
tan rã bên trong của nó” [17, tr. 234, 235]
Từ quan điểm trên cho thấy, Nhà nước XHCN Việt Nam quy định căn cứ
ly hôn mang tính khoa học, phản ánh thực chất mối quan hệ vợ chồng đã bị
phá vỡ và việc Toà án giải quyết cho họ được ly hôn chính là công nhận một
thực tế đã và đang tồn tại trong mối quan hệ vợ chồng là không thể cải thiện
được. Với những căn cứ ly hôn như vậy sẽ đảm bảo khi Toà án cho phép vợ
chồng ly hôn là hoàn toàn phù hợp với thực tế mâu thuẫn thực trong đời sống
vợ chồng. Cho phép vợ chồng ly hôn trong những trường hợp này là giải
phóng cho cả vợ và chồng và cho cả xã hội. Có căn cứ đúng cũng chứng tỏ
rằng giải quyết ly hôn đúng với thực chất mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng,
đấy chính là việc bảo vệ quyền lợi cho họ.
Luật HN & GĐ năm 2000 quy định căn cứ ly hôn như sau: “Toà án xem
xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không
thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho
ly hôn.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích
xin ly hôn thì Toà án quyết định cho ly hôn”( Điều 89)


16
Như vậy, căn cứ ly hôn được quy định trong Luật HN & GĐ năm 2000
mang tính kế thừa và phát triển của Luật HN & GĐ năm 1986. Xét về tổng
thể, các căn cứ cho ly hôn do các Luật HN & GĐ của nước ta quy định qua
các thời kì khác nhau vẫn bảo đảm bản chất thống nhất là tình trạng trầm
trọng của mâu thuẫn vợ chồng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích

của hôn nhân không đạt được.
Với các phân tích trên cơ sở các quy định của pháp luật nước ta, có thể
hiểu: “Căn cứ ly hôn là những yếu tố để xác định đúng tình trạng tan vỡ thực
sự về tình cảm, đời sống vợ chồng, mục đích của hôn nhân từ đó Toà án cho
phép vợ chồng ly hôn”.
1.1.3. Khái niệm các trường hợp ly hôn
Pháp luật cho phép và dự liệu các trường hợp mà vợ chồng có thể lựa
chọn để yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết cuộc hôn nhân
của mình bằng giải pháp cuối cùng là ly hôn. Các trường hợp ly hôn khác với
các căn cứ ly hôn. Căn cứ ly hôn là những điều kiện mà pháp luật quy định để
xác định tình trạng của cuộc hôn nhân còn tồn tại hay không tồn tại và dựa
vào các điều kiện đó để Toà án cho phép vợ chồng ly hôn hay hoà giải mong
họ đoàn tụ. Còn các trường hợp ly hôn là cách thức mà các bên có thể lựa
chọn theo quy định của pháp luật để yêu cầu giải quyết việc ly hôn của mình.
Do trình độ và kỹ thuật lập pháp, pháp luật thời kỳ nhà nước phong kiến
coi các căn cứ ly hôn cũng là những trường hợp ly hôn. Những trường hợp ly
hôn ở đây là những sự việc, duyên cớ cụ thể mà dựa vào đó đương sự có thể
yêu cầu ly hôn. Có những duyên cớ mà đương sự phải bắt buộc ly dị (ly hôn
bắt buộc), có những duyên cớ mà hai vợ chồng có thể thuận tình ly hôn và có
những duyên cớ mà việc ly hôn chỉ áp dụng đối với người chồng mà không có
quyền yêu cầu của người vợ (rẫy vợ). Những trường hợp ly hôn ở đây mang
tính áp đặt chứ không phải là cách thức lựa chọn của đương sự, vì nó xuất
phát từ tư tưởng Nho giáo trọng nam khinh nữ, bảo vệ quyền gia trưởng. Suy


17
cho cùng phân biệt các trường hợp ly hôn ở đây cũng là để minh chứng rõ
hơn ý đồ của nhà làm luật khi bảo vệ lễ giáo phong kiến.
Pháp luật một số nước trên thế giới cũng quy định lồng ghép các trường
hợp ly hôn trong các căn cứ ly hôn. Với căn cứ ly hôn nào thì được phép

thuận tình ly hôn, với căn cứ ly hôn nào thì một trong hai bên có thể kiện đòi
ly hôn, bởi pháp luật nhiều nước quy định ly hôn có thể dựa vào lỗi của các
bên, nếu một bên có lỗi thì bên kia có thể viện dẫn để kiện đòi ly hôn.
Pháp luật HN & GĐ nước ta theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê
nin, quy định tự do ly hôn, nhưng chỉ cho ly hôn khi cuộc hôn nhân đó đã
“chết” và phải loại bỏ. Để Toà án giải quyết các vụ ly hôn thì phải có yêu cầu
của các bên và cách thức mà các bên yêu cầu Toà án chính là các trường hợp
ly hôn. Luật HN & GĐ năm 2000 quy định có hai trường hợp ly hôn là thuận
tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên. Ở đây không có sự áp đặt của
nhà làm luật mà là do cách thức lựa chọn của đương sự được pháp luật cho
phép. Và dù thuận tình ly hôn hay ly hôn do yêu cầu của một bên thì khi xem
xét Toà án vẫn phải xuất phát từ các căn cứ ly hôn theo luật định để có cơ sở
đánh giá về cuộc hôn nhân đó có còn tồn tại hay không tồn tại.
Thuận tình ly hôn là việc cả hai vợ chồng cùng yêu cầu Toà án giải quyết
việc ly hôn.
Ly hôn theo yêu cầu của một bên là việc vợ hoặc chồng yêu cầu Toà án
giải quyết việc ly hôn
Tuy pháp luật quy định các trường hợp ly hôn nhưng thuận tình ly hôn
hay ly hôn theo yêu cầu của một bên thì vẫn đều phải do yêu cầu của một
trong hai bên vợ chồng hoặc của cả hai vợ chồng chứ không thể là yêu cầu
của một bên thứ ba nào khác, xuất phát từ quyền ly hôn là một quyền nhân
thân gắn với bản thân vợ chồng không thể chuyển giao cho người khác được.


18
Từ những phân tích trên có thể hiểu: “Các trường hợp ly hôn là cách thức
mà vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng lựa chọn được pháp luật cho phép để yêu
cầu giải quyết việc ly hôn”.
1.2. Căn cứ ly hôn và các trƣờng hợp ly hôn qua các giai đoạn phát triển
1.2.1. Thời kỳ nhà nước phong kiến

Từ thế kỷ XV, dưới ảnh hưởng của Nho giáo thì đạo tề gia là cơ sở của
đạo trị quốc. Các mối quan hệ cha con, vợ chồng, anh em là ba trong số các
mối quan hệ cơ bản của xã hội. Với sự ra đời của Bộ luật Hồng Đức và sau
này là Luật Gia Long, pháp luật HN & GĐ đã bắt đầu đề cập về ly hôn một
cách khá rõ nét.
Người Việt Nam, về đạo lý luôn luôn mong muốn cuộc hôn nhân lâu dài,
bền vững. Tuy nhiên, pháp luật phong kiến cũng thừa nhận việc chấm dứt hôn
nhân do những nguyên nhân khác nhau.
Trong cổ luật Việt nam, các căn cứ ly hôn thường được biết tới dưới tên
gọi “duyên cớ ly hôn” hay “các trường hợp ly hôn”.
Các duyên cớ ly hôn thời kỳ này thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Nho giáo,
nghĩa là chúng được qui định dựa trên sự bất bình đẳng giữa vợ chồng và
nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi gia đình, gia tộc hơn là quyền lợi cá nhân
nên chúng được chia làm ba loại: rẫy vợ, ly hôn bắt buộc và ly hôn thuận tình.
* Rẫy vợ:
Rẫy vợ là việc người chồng được đơn phương bỏ vợ ngoài tầm kiểm soát
của tất cả các thiết chế xã hội. Điều 310 Bộ luật Hồng Đức qui định, nếu
người vợ phạm phải một trong các điều “thất xuất” thì chồng phải bỏ vợ,
không bỏ sẽ bị tội biếm. Tuy Bộ luật Hồng Đức không thống kê rõ các trường
hợp nào được coi là “thất xuất”, nhưng Hồng Đức thiện chính thư (Đoạn 161)
và Bộ luật Gia Long (Điều 108) đã nêu rõ, đó là bảy trường hợp sau: không
có con, dâm đãng, không thờ bố mẹ chồng, lắm điều, trộm cắp, ghen tuông và
bị ác tật.


19
Trong quan niệm của xã hội Việt Nam truyền thống, việc hôn nhân
không đơn thuần là việc hai cá nhân tạo lập một gia đình mà hơn thế, nó là
việc của hai bên gia tộc. Đối với cộng đồng gia tộc, mục đích của hôn nhân là
để duy trì dòng dõi và thờ phụng tổ tiên. Trong hoàn cảnh ấy, việc không có

con được coi là bất hiếu với cha mẹ, gây thiệt hại cho lợi ích gia tộc và vì cớ
ấy, người chồng được phép đơn phương rẫy bỏ vợ mình. Cũng trong lợi ích
(về mặt tinh thần) của cộng đồng gia tộc mà việc người vợ ghen tuông hay
dâm đãng, nếu người chồng không bỏ thì bại hoại gia đạo; người vợ phạm tội
trộm cắp mà không bỏ thì vạ lây đến chồng; vì lý do người vợ bị ác tật, khi có
việc tế tự sẽ không làm được xôi hay cỗ, ảnh hưởng tới lợi ích gia đình, người
chồng cũng phải bỏ. Có thể nói, với bảy lý do mà người chồng được đơn
phương rẫy vợ các luật gia phong kiến đã hy sinh lợi ích của các cá nhân để
đặt lên trên lợi ích gia đình. Năm trong số bảy duyên cớ rẫy vợ nói trên tuy có
phần lỗi của người vợ dù chúng không hẳn nghiêm trọng nhưng vì lợi ích gia
đình, người chồng được quyền đơn phương ly hôn không cần biết đến ý kiến
người vợ cũng như không cần xét đâu là nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm
lỗi của người vợ. Hai duyên cớ còn lại, không có con và bị ác tật, dù người
phụ nữ không hề có lỗi nhưng nhà lập pháp cũng coi là duyên cớ ly hôn, cũng
là vì mục đích để bảo vệ quyền lợi gia đình. Sự hy sinh quyền lợi cá nhân vợ
chồng để bảo vệ quyền lợi gia đình còn được các nhà lập pháp hướng Nho
đẩy xa đến mức mô phỏng hoàn toàn qui định của pháp luật Trung Hoa, theo
đó, nếu người chồng không bỏ vợ trong trường hợp “thất xuất”, chính bản
thân người chồng sẽ bị xử tội biếm (Điều 310 Bộ luật Hồng Đức, Đoạn 166
Hồng Đức chính thiện thư).
Bên cạnh các trường hợp “thất xuất”, cổ luật Việt Nam còn qui định ba
trường hợp mà người chồng không được bỏ vợ, dù rằng người vợ đã phạm
phải “thất xuất”, đó là: vợ đã để tang nhà chồng được 3 năm; khi vợ chồng lấy
nhau nghèo hèn, sau trở nên giàu có; khi vợ chồng lấy nhau, vợ còn bà con họ


20
hàng, khi bị bỏ, vợ không còn nơi nương tựa (tam bất khứ). Nếu vợ nằm trong
trường hợp “thất xuất” nhưng nại được trường hợp “tam bất khứ” mà chồng
vẫn bỏ vợ, thì chồng bị phạt nhẹ hai trật và hai vợ chồng phải đoàn tụ lại. Tuy

nhiên, “tam bất khứ ” sẽ không có hiệu lực nếu người vợ phạm phải tội thông
gian. Như vậy, “rẫy vợ” không phải là căn cứ để người vợ xin ly hôn. Điều
này thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng.
* Ly hôn bắt buộc:
Ngoài các trường hợp “thất xuất”, cổ luật Việt Nam còn qui định khi
việc kết hôn vi phạm các điều kiện thiết yếu của hôn nhân thì vợ chồng bị
buộc phải ly dị. Luật không qui định bằng cách thống kê đâu là các điều kiện
thiết yếu của hôn nhân cũng như quyền và nghĩa vụ cụ thể của vợ chồng, mà
luật chỉ can thiệp khi có sự vi phạm các điều kiện hay nghĩa vụ này. Và ly hôn
bắt buộc được coi như một “hình phạt ” cho sự vi phạm ấy. Ví dụ, về sự vi
phạm nghĩa vụ chung sống giữa hai vợ chồng, Điều 308 Bộ luật Hồng Đức
qui định: “Chồng bỏ lửng vợ trong 5 tháng thì mất vợ”. Điều 108 lệ Gia Long
cũng qui định: “Nếu người chồng mất tích hoặc bỏ trốn ba năm không về, thì
người vợ được trình quan xin phép cải giá và nhà vợ không phải hoàn lại đồ
sính lễ ”. Quy định này thể hiện quyền yêu cầu ly hôn của người vợ. Trường
hợp này người vợ được trình quan sở tại và xã quan làm chứng và thực hiện
quyền li dị của mình. Quyền yêu cầu li dị của vợ còn được ghi nhận ở Điều
333 Bộ luật Hồng Đức: “Nếu con rể lấy chuyện phi lý mà mắng nhiếc cha mẹ
vợ, đem việc thưa quan sẽ cho ly dị”. Điều này chứng tỏ địa vị của người
chồng không làm mất năng lực pháp lý của người vợ. Người vợ được coi là
ngang hàng với người chồng. Ly hôn bắt buộc cũng áp dụng khi vợ chồng vi
phạm nghĩa vụ giúp đỡ lẫn nhau (Điều 308 Bộ luật Hồng Đức), hay trong
trường hợp kết hôn giả mạo, lừa dối; mất trật tự thê thiếp; mệnh phụ vi phạm
quy định để tang; cưới người cùng họ, cùng tôn ti, trong thân thuộc; kết hôn
không môn đăng hộ đối v.v. Đặc biệt, Điều 108 Bộ luật Gia Long qui định khi


21
vợ chồng phạm phải điều “nghĩa tuyệt” thì buộc phải ly hôn. “Nghĩa tuyệt” có
thể do lỗi của vợ (vợ mưu sát chồng), hoặc lỗi của chồng (chồng bán vợ làm

nô lệ, cho thuê vợ, hay cầm vợ), nhưng cũng có thể là lỗi của hai vợ chồng
(người chồng đem người vợ ngoại tình gả bán cho nhân tình của vợ). Riêng
trường hợp nếu vợ phạm phải “nghĩa tuyệt” mà chồng không bỏ, thì chồng
cũng bị phạt 80 trượng. Nghĩa là, ở các trường hợp “nghĩa tuyệt”, dù người
phụ nữ cũng được quyền ly hôn trong một số tình huống, địa vị pháp lý của
họ vẫn không được bình đẳng với chồng. Có thể nói, với các trường hợp ly
hôn bắt buộc, cổ luật Việt Nam chưa phân biệt sự khác nhau giữa chế định ly
hôn với huỷ hôn nhân trái pháp luật.
* Thuận tình ly hôn:
Pháp luật thành văn đầu tiên về việc thuận tình ly hôn có từ thời Hồng
Đức, theo đó, hai vợ chồng bất hoà thuận nguyện xin ly dị, thì tờ ly hôn phải
tay viết tay ký, mà niên hiệu cùng là giáp lai khép lại thành một tờ. Tờ hợp
đồng ly hôn ấy phải làm thành hai bản, vợ chồng mỗi người cầm một bản, rồi
mỗi người phân chia một nơi. Dưới chữ niên hiệu và ngày, chồng ký họ tên,
vợ điểm chỉ; trong họ hoặc muốn mượn người viết thay cũng được. Ngoài ra
kể đến sự chia nhau đồng tiền, chiếc đũa, cùng là người ngoài viết hộ ly hôn
thư, mà lời lẽ không hợp phép, đều cho tờ ly hôn ấy vô hiệu, lại bắt phải đoàn
tụ làm vợ chồng [4].
Điều 284 Luật Gia Long quy định thuận tình ly hôn như sau: “Nếu vợ
chồng trẹo ý không vui nhau, cả hai đều muốn ly dị, tình thì không hợp, ân đã
lìa thì không thể nào hoà lại được, cho phép họ ly dị, không bị tội”.
Có thể nói, khác với luật đương đại Việt Nam chỉ chấp nhận một căn cứ
ly hôn duy nhất dựa trên thực chất sự tan vỡ của cuộc hôn nhân, trong cổ luật
Việt Nam, căn cứ ly hôn được qui định không đơn nhất mà đa dạng: hoặc
người chồng có thể tự ý ly hôn theo ý chí đơn phương của mình khi vợ phạm
phải một trong các điều “thất xuất”, hoặc hai vợ chồng có thể thuận tình ly


22
hôn, cũng có khi hai vợ chồng bị bắt buộc ly hôn khi bên kia vi phạm một

trong các điều kiện thiết yếu của hôn nhân hay vi phạm các nghĩa vụ giữa vợ
chồng. Điều quan trọng là, một khi những điều kiện của các căn cứ ly hôn nói
trên hội đủ, các đương sự được phép đặt dấu chấm hết cho cuộc hôn nhân của
mình vì các duyên cớ ly hôn nói trên đặt trên cơ sở trật tự thiên nhiên đoàn
thể vợ chồng chỉ có thể giao hoà với thiên nhiên khi liên hệ giữa hai vợ chồng
được phát khởi bằng tình yêu, kết chặt bằng nghĩa vụ và duy trì bằng lễ giáo.
Mất một trong ba điều kiện này, trật tự thiên nhiên không còn nữa và đoàn thể
vợ chồng sẽ mất căn bản. Quan niệm này đã giải thích rõ các quy định trong
luật về duyên cớ ly hôn: trường hợp thất xuất bắt nguồn ở lễ giáo; trường hợp
thuận tình ly hôn căn cứ vào sự thiếu tình thương yêu giữa hai vợ chồng và
trường hợp ly hôn bắt buộc là sự tuyệt nghĩa phu phụ [15, tr. 91]
Thứ hai, trong xã hội phong kiến Việt Nam thời kỳ ảnh hưởng đậm nét
bởi tư tưởng Nho giáo, nếu như việc kết lập hôn nhân chính là vì lợi ích gia
đình, thì khi huỷ bỏ hôn nhân, cũng là do các quyền lợi của gia đình bị chi
phối hơn là do mối quan hệ giữa bản thân người vợ và người chồng. Nói cách
khác, ý chí cá nhân của vợ chồng bị gạt ra ngoài lề không chỉ khi họ kết lập
hôn nhân của chính họ, mà còn khi cuộc hôn nhân của họ bị huỷ bỏ, để thay
thế vào đó là lợi ích gia đình, gia tộc. Ly hôn vì lý do “thất xuất” hay “nghĩa
tuyệt” là sự phản ánh triệt để quan niệm này.
Thứ ba, cũng dưới ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo đề cao đức trị mà
những qui định về duyên cớ ly hôn đã được thiết lập trên cơ sở đạo đức và
nhân cách cá nhân để rồi bằng cách ấy chúng đã xoá nhoà ranh giới giữa đạo
đức và pháp luật. Ly hôn vì lí do không kính trọng cha mẹ chồng hoặc vì sự
lắm điều của vợ chính là được qui định dưới ánh sáng của quan niệm này.
Thứ tư, duyên cớ ly hôn trong cổ luật thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ
và chồng, trong đó số phận người phụ nữ phụ thuộc vào ý chí người chồng và
gia đình chồng. Các trường hợp ly hôn do “thất xuất ” đã thể hiện rõ nguyên


23

tắc này. Ngay cả trong trường hợp thuận tình ly hôn, cũng không có bất cứ sự
bảo đảm nào cho phụ nữ [47, tr.61].
Tóm lại, các triều đại phong kiến Việt Nam đã lấy tư tưởng Nho giáo làm
tư tưởng thống trị và duyên cớ ly hôn trong cổ luật Việt Nam cũng không
thoát khỏi sự ảnh hưởng này.
1.2.2. Thời kỳ Pháp thuộc:
Năm 1858 thực dân Pháp mở đầu xâm lược nước ta, Việt Nam trở thành
một nước thuộc địa nửa phong kiến. Cùng với việc duy trì quan hệ sản xuất
phong kiến, thực dân Pháp và giai cấp địa chủ phong kiến còn lợi dụng chế độ
HN & GĐ phong kiến đã tồn tại và được duy trì từ nhiều thế kỷ ở nước ta để
củng cố nền thống trị của chúng. Với chính sách chia để trị, chúng chia nước
ta thành 3 miền và mỗi miền áp dụng một bộ luật cụ thể:
- Tại Bắc Kỳ áp dụng DLBK 1931.
- Tại Trung Kỳ áp dụng TKHL 1936.
- Tại Nam kỳ áp dụng DLGY 1883.
Pháp luật thời Pháp thuộc quy định chỉ có Toà án mới có quyền cho ly
hôn khi có các duyên cớ ly hôn mà pháp luật đã quy định. Hai vợ chồng hoặc
một trong hai vợ chồng có thể xin ly hôn (Điều 116, 117 DLBK và Điều 115,
116 TKHL).
- Pháp luật quy định chồng có thể xin ly hôn vợ vì các duyên cớ sau:
+ Vì vợ phạm gian;
+Vợ bỏ nhà chồng ra đi, tuy đã buộc phải trở về mà không chịu trở về;
+ Vì vợ thứ đánh, chửi, bạo hành với vợ chính.
(Điều 118 DLBK và Điều 117 TKHL).
- Người vợ có thể xin ly hôn chồng vì các duyên cớ sau đây:
+ Chồng không làm những nhiệm vụ đã cam kết khi kết hôn là phải nuôi
nấng vợ con tuỳ theo kế sinh nhai;


24

+ Chồng bỏ nhà đi quá 2 năm không có lý do chính đáng và không lo
liệu việc nuôi nấng vợ con;
+ Không có lý do chính đáng mà chồng đuổi vợ ra khỏi nhà mình;
+ Chồng làm trái trật tự vợ chính, vợ thứ (Điều 119 DLBK và Điều 118
TKHL)
- Ngoài những duyên cớ cho chồng hoặc vợ xin ly hôn nói trên, pháp luật
còn quy định một số duyên cớ để cả vợ và chồng cùng có thể xin ly hôn, đó là:
+ Bên nọ quá khắc hành hạ, chửi rủa thậm tệ đối với bên kia, hoặc với
tổ phụ bên kia;
+ Vì một bên can án trọng tội;
+ Vì một bên vô hạnh làm nhơ nhuốc đến nỗi bên kia không thể ở
chung được;
+Vì một bên bị tâm thần mà ai cũng biết hoặc phải ở suốt đời trong
bệnh viện (Điều 120 DLBK và Điều 119 TKHL)
Vợ có thể xin ly hôn mà không cần chồng cho phép. Việc tự rẫy vợ bị
cấm (Điều 116 DLBK, Điều 115 HLTK).
DLGY năm 1883 cũng quy định những duyên cớ ly hôn của người
chồng, người vợ và của cả hai vợ chồng, nhưng đối với việc tự rẫy vợ thì quy
định không rõ ràng. Thiên thứ IV quy định: “Tất cả các cuộc hộ nhân chỉ
chấm dứt do vợ hay chồng chết hoặc do ly hôn” và tiếp theo là các duyên cớ
ly hôn. Nhưng ở cuối thiên thứ V, khi nói về hiệu lực của giá thú lại có quy
định: “Người chồng chỉ có thể rẫy vợ trong các trường hợp được luật dự liệu”,
vậy có phải là DLGY vẫn giữ các duyên cớ “thất xuất” của Luật Gia Long?
Phù hợp với chính sách “chia để trị”, thực chất DLGY đã sao chép một cách
máy móc BLDS Napoleon của Pháp nên không phản ánh thực trạng của xã
hội Việt Nam và những phong tục truyền thống của người Việt, do vậy, ảnh
hưởng của nó trên thực tế là hết sức hạn chế.


25

Cả ba bộ luật đều quy định “ngoại tình của người vợ” là duyên cớ để
người chồng xin ly hôn.
DLGY năm 1883 vẫn giữ quy định “tam bất khứ” của Luật Gia Long,
nhưng lại trừ trường hợp “vợ ngoại tình, bị phạt về trọng tội hay tự ý bỏ nhà
chồng”.
Về thuận tình ly hôn, Điều 121 DLBK quy định phải có điều kiện là đã
chung sống với nhau 2 năm . Riêng Điều 120 TKHL quy định điều kiện trên
là 5 năm và nếu cha mẹ là người ưng thuận việc kết hôn mà còn sống vào lúc
vợ chồng xin thuận tình ly hôn, thì chỉ khi cha mẹ đồng ý thì vợ chồng mới
được xin thuận tình ly hôn.
Theo DLGY năm 1883 thì không được xin thuận tình ly hôn, nếu:
- Chưa sống đủ 2 năm hoặc đã qua 20 năm;
- Người chồng dưới 25 tuổi hay người vợ dưới 21 tuổi hoặc đã quá 45
tuổi;
- Không có sự thuận tình của bố mẹ;
Bình luận về duyên cớ ly hôn, một luật gia người Pháp cho rằng DLBK,
sự bất bình đẳng giữa vợ chồng có “bớt lộ liễu hơn DLGY năm 1883”[33, tr.
40].
Tuy nhiên, trong cả ba Bộ luật mà thực dân Pháp ban hành ở nước ta thì
người ta chú ý hơn cả đến Bộ DLBK, vì đây là Bộ luật phản ánh một phần các
phong tục tập quán của người Việt, kỹ thuật lập pháp khá tinh vi, với cách thể
hiện nôm na, dễ hiểu. Bởi ở Bắc kỳ, thực dân Pháp thi hành chính sách cải
luơng và nhận thấy rằng pháp luật của Nhà nước phong kiến Việt Nam đã
được thi hành một cách nề nếp, vững chắc, nên chỉ dựa vào đó mà thay đổi
dần dần cho phù hợp với sự thống trị của chúng.
Như vậy, mặc dù ba Bộ luật đã có nhiều điểm tiến bộ đáng ghi nhận,
nhưng do hoàn cảnh chính trị- xã hội lúc bấy giờ nên chúng cũng có những
hạn chế nhất định đó là: Quy định hạn chế quyền ly hôn theo thời gian xác lập



26
quan hệ hôn nhân, theo độ tuổi của vợ chồng; quy định xét xử ly hôn dựa trên
cơ sở lỗi của vợ, chồng hay của cả hai vợ chồng, các điều kiện có tính chất
hình thức, phản ánh nguyên nhân mâu thuẫn vợ chồng, chứ không phải bản
chất hôn nhân đã tan vỡ. Việc xét xử của Toà án rất thụ động, hoàn toàn do ý
chí của đương sự quyết định.
1.2.3. Thời kỳ từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay
1.2.3.1. Giai đoạn 1945 – 1975
Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới trong
lịch sử HN & GĐ nước ta. Từ đó, nhiều văn bản pháp luật về HN & GĐ đã
được ban hành nhằm củng cố và hoàn thiện các quan hệ gia đình tiến bộ.
Hiến pháp 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã xác nhận quyền
bình đẳng giữa nam và nữ về mọi phương diện. Điều 9 của Hiến pháp quy
định: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. Đây là cơ sở
pháp lý quan trọng cho việc đấu tranh xoá bỏ hôn nhân phong kiến, đặt cơ sở
cho chế độ HN & GĐ tiến bộ, dân chủ.
Để đáp ứng tình hình nhiệm vụ của giai đoạn Cách mạng mới sau khi
giành được chính quyền, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh 97/SL ngày
22/5/1950 sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật. Sắc lệnh khẳng
định, xoá bỏ tính cách phong kiến, cửa quyền, gia trưởng cũ quá ràng buộc và
áp bức cá nhân trái với mục đích giải phóng con người của một nền pháp luật
dân chủ. Cũng trong năm này, Nhà nước lại ban hành Sắc lệnh 159/SL, ngày
17/11/1950 quy định về ly hôn. Theo đó, đã xoá bỏ sự bất bình đẳng về duyên
cớ ly hôn giữa vợ và chồng. Tại Điều 2, Sắc lệnh quy định: Toà án cho phép
ly hôn trong những trường hợp sau: ngoại tình; một bên can án phạt giam;
một bên mắc bệnh điên hoặc một bệnh khó chữa khỏi; một bên bỏ đi quá 2
năm mà không có duyên cớ chính đáng; vợ chồng tính tình không hợp hoặc
đối xử với nhau đến nỗi không thể chung sống được nữa. Tuy đề ra được một

×