Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Quản lý rủi ro về môi trường ngành trong hoạt động kinh doanh của honda tại thị trường việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.59 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
----------***----------

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Học phần: QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

Đề tài: QUẢN LÝ RỦI RO VỀ MÔI TRƯỜNG NGÀNH TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA HONDA TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
(GIAI ĐOẠN 2016 - 2021)

Nhóm thực hiện

:

Nhóm

Lớp tín chỉ

:

KDO402(GD1-HK1-2223).2

Giảng viên giảng dạy

:

TS. Bùi Duy Linh

Hà Nội, tháng 10 năm 2022




QUẢN LÝ RỦI RO VỀ MÔI TRƯỜNG NGÀNH TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA HONDA TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (2016 - 2021)
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
TS. Bùi Duy Linh
Giảng viên Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt
Rủi ro trong kinh doanh là rủi ro gây nhiều khó khăn, bất lợi trong q trình thực hiện mục
tiêu kinh doanh, buộc các chủ thể phải chi phí nhiều hơn về nhân lực, vật lực và thời gian.
Những rủi ro này có thể đến từ những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan và ảnh
hưởng ít nhiều đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc quản trị tốt rủi ro
đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp đảm bảo tốt nguồn doanh
thu, đồng thời giảm thiểu các chi phí khơng đáng có. Dù là một trong những “ông lớn”
trong lĩnh vực công nghiệp ô tô, xe máy và sản xuất động cơ, Honda cũng không tránh
khỏi những rủi ro trong suốt quá trình vận hành hoạt động kinh doanh, đặt biệt là tại các thị
trường nước ngoài. Nghiên cứu này được thực hiện để tìm hiểu và phân tích cơ bản về rủi
ro trong kinh doanh và thực trạng cách thức quản lý rủi ro trong kinh doanh của Công ty
Honda Việt Nam, từ đó, đề xuất một số cách khắc phục nhằm thúc đẩy hoạt động quản trị
rủi ro tại công ty này với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu
tình hình thực tế.
Từ khố: quản lý rủi ro, hoạt động kinh doanh, Honda, Honda Việt Nam
INDUSTRY ENVIRONMENTAL RISK MANAGEMENT IN HONDA BUSINESS
ACTIVITIES IN VIETNAM MARKET (period 2016 - 2021)
Abstract
Business risk is the risk that causes many difficulties and disadvantages in the process of
realizing business goals, forcing the subjects to spend more in terms of human, material
and time. These risks can come from subjective or objective reasons and affect more or
less the business results of the enterprise. Therefore, good risk management plays an

extremely important role in helping businesses ensure a good source of revenue, while
minimizing unnecessary costs. Famous as one of the “big guys” in the field of automobile,
motorcycle and engine manufacturing, Honda is also not immune to risks during business
operations, especially in foreign markets. This study was carried out to understand and

Trang | 2


analyze the basics of business risks and the current state of business risk management of
Honda Vietnam, from which, it proposes several ways to promote risk management
activities at this company with the use of theoretical research methods and actual situation
studies.
Keywords: risk management, business activities, Honda, Honda Vietnam
1. Cơ sở lý luận về rủi ro môi trường ngành
1.1. Rủi ro trong kinh doanh
1.1.1. Khái niệm rủi ro trong kinh doanh
Rủi ro kinh doanh là sự thiệt hại có thể đã lường trước hoặc phần lớn là do không
lường trước được của một doanh nghiệp nào đó.
Rủi ro kinh doanh có thể đến từ sự thất bại về kế hoạch kinh doanh hoặc hỗn loạn
nhân sự gây ảnh hưởng đến kinh tế của doanh nghiệp. Nói chung, rủi ro trong kinh doanh
của doanh nghiệp là toàn bộ những hoạt động, sự kiện xảy ra trong hoạt động kinh doanh,
có khả năng hoặc thực tế đã gây nhiều thiệt hại về mặt lợi ích cho doanh nghiệp.
1.1.2. Phân loại rủi ro trong kinh doanh
Rủi ro từ bên trong doanh nghiệp
Xét đến môi trường bên trong của doanh nghiệp, ta có thể chia rủi ro thành 3 loại
chính:
Rủi ro xuất phát trong q trình quản trị bao gồm các hoạt động: hoạch định, tổ
chức, thúc đẩy, nhân sự và kiểm sốt. Nếu trong q trình quản trị doanh nghiệp không tốt,
lựa chọn những phương thức, hướng đi và thực hiện sai dễ xảy ra những mất mát nghiêm
trọng, thiệt hại lớn đến doanh nghiệp.

Rủi ro trong quá trình marketing bao gồm các hoạt động nghiên cứu thị trường, sản
phẩm/ dịch vụ, giá cả, phân phối, quảng cáo và tiếp thị. Rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện
sai hoặc không phù hợp trong các hoạt động trên, khiến q trình marketing khơng hiệu
quả, doanh nghiệp khơng thu lại được lợi ích từ nguồn vốn đã đầu tư, gây tổn thất nghiêm
trọng.
Rủi ro trong các hoạt động khác như tài chính kế tốn, sản xuất, hệ thống thông tin…
Các hoạt động khác của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp nên
trong quá trình thực hiện và sau khi các hoạt động đều có thể sinh ra các rủi ro.

Rủi ro từ mơi trường bên ngoài
Trang | 3


Rủi ro từ môi trường kinh tế: Các yếu tố kinh tế trong và ngoài nước ảnh hưởng trực
tiếp đến doanh nghiệp dù doanh nghiệp đó có thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế hay
không: khủng hoảng kinh tế, suy thoái, lạm phát hay thay đổi tỷ giá hối đối.
Rủi ro do mơi trường chính trị do doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chính trị
trong nước khi kinh doanh trong nội địa và ảnh hưởng trực tiếp bởi chính trị trong nước và
chính trị của nước đến kinh doanh.
Rủi ro luật pháp được thể hiện ở chỗ luật pháp không phù hợp hay thay đổi quá
thường xuyên hoặc luật pháp khác nhau giữa các nước khác nhau gây ra nhiều rủi ro trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Rủi ro do môi trường văn hóa, xã hội: phong tục, tập qn, tín ngưỡng, lối sống…
của từng vùng trong đất nước hoặc của từng dân tộc (với hoạt động kinh doanh quốc tế)
mà dẫn tới những bất lợi kinh doanh của doanh nghiệp.
Rủi ro xảy ra do môi trường thiên nhiên như các thiên tai, động đất, hạn hán, sương
muối… có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản, nhân lực của doanh nghiệp.
Rủi ro do môi trường công nghệ: sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ứng dụng công
nghệ mới ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm, rút ngắn vịng đời sản xuất và
cơng nghệ, thay đổi nhu cầu về sản phẩm.

Rủi ro thông tin do thiếu thông tin về những biến đổi trên thị trường, về đối tác, về
khách hàng tiềm năng hay công nghệ sản xuất… gây ra nhiều rủi ro trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
1.2. Khái niệm môi trường ngành và các yếu tố của môi trường ngành
Môi trường ngành là môi trường ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động
trong đó, gồm tập hợp các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và đồng thời
cũng chịu ảnh hưởng từ doanh nghiệp. Cụ thể, môi trường ngành gồm nhiều yếu tố, bao
gồm: khách hàng; nhà cung cấp; đối thủ cạnh tranh; cổ đơng; nhà phân phối; tổ chức tín
dụng; cơng đồn; cơng chúng. Trong đó, khách hàng; nhà cung cấp; đối thủ cạnh tranh là
những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và mạnh nhất tới môi trường ngành của doanh nghiệp.
Khách hàng là những cá nhân tổ chức có nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ của doanh
nghiệp cung cấp. Mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp là mối quan hệ qua lại.
Nhà cung cấp là những cá nhân doanh nghiệp có khả năng sản xuất ra các yếu tố đầu
vào trong chu trình sản xuất và cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp. Số lượng, chất

Trang | 4


lượng của các nhà cung cấp sẽ ảnh hưởng tới chất lượng và giá thành của sản phẩm làm ra,
từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối thủ của doanh nghiệp bao gồm các đối thủ cạnh tranh trực tiếp hiện tại và các
đối thủ tiềm tàng. Đối thủ càng nhiều càng ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp trong tương lai.
Cổ đông là các cá nhân/ tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp một phần hay toàn
bộ phần vốn góp của một cơng ty cổ phần. Về bản chất, cổ đông là thực thể đồng sở hữu
công ty do vậy quyền lợi và nghĩa vụ của họ gắn liền với kết quả hoạt động của doanh
nghiệp.
Nhà phân phối là các cá nhân và/hoặc tổ chức trung gian phân phối sản phẩm và dịch
vụ của doanh nghiệp đến khách hàng cuối cùng. Ở một nghĩa hẹp, họ chính là khách hàng
của doanh nghiệp.

Tổ chức tín dụng có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp thơng qua thị trường tài
chính hoặc gián tiếp đến doanh nghiệp thông qua biến động về lãi suất.
Cơng đồn (nghiệp đồn, liên đồn lao động) là hiệp hội của những người lao động
có mục đích duy trì hay cải thiện các điều kiện làm việc. Sức mạnh của cơng đồn là sức
mạnh tập thể người lao động vào vì vậy có tác động đáng kể đến môi trường nội bộ doanh
nghiệp.
Công chúng là tập hợp các nhóm người, bao gồm cả các cá nhân liên quan đến doanh
nghiệp. Tiếng nói hay xu hướng của cơng chúng không chỉ là một kênh thông tin cho
tương lai mà cịn có tác động khơng nhỏ đến doanh nghiệp.
1.3. Rủi ro về môi trường ngành
Rủi ro về môi trường ngành của một doanh nghiệp có thể đến từ rất nhiều phía như:
Rủi ro từ nhà cung cấp: xảy ra các trường hợp: hàng hóa khơng được giao đúng thời
hạn, không đúng phẩm chất…
Rủi ro từ khách hàng: xảy ra khi khách hàng cũ theo doanh nghiệp khác, khách hàng
tạo áp lực về giá, thời hạn thanh toán, chất lượng, điều kiện giao hàng, ... lên doanh
nghiệp.
Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh: rủi ro cạnh tranh khi không bán được hàng hóa, khi các
doanh nghiệp sẵn có hoặc các doanh nghiệp mới mở trên thị trường, đối thủ đưa ra các sản
phẩm có chi phí thấp hơn, khiến cho q trình bn bán hàng hóa trở nên khó khăn hơn.

Trang | 5


Rủi ro từ sản phẩm thay thế: gây áp lực cho các doanh nghiệp cạnh tranh hiện tại ở
các khía cạnh như: giá cả, tính năng, cơng dụng, mẫu mã mới, xu hướng tiêu dùng mới, ...
Rủi ro từ đối thủ tiềm ẩn: các doanh nghiệp chưa hoạt động trong 1 ngành sản xuất
kinh doanh nhưng có thể tạo ra cạnh tranh nếu họ quyết định gia nhập ngành.
Rủi ro thương hiệu: tổn thất, thiệt hại về giá trị do sự thay đổi trong quan niệm của
khách hàng về công ty. Những sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng sản
phẩm và dịch vụ, trường hợp tệ nhất là liên quan đến giấy phép hoạt động của công ty.

Kết luận: Việc nghiên cứu những rủi ro trong môi trường ngành sẽ giúp cho doanh nghiệp
xác định được những rủi ro đến từ mọi khía cạnh trong hoạt động kinh doanh, nhìn nhận
những điểm mạnh và yếu của bản thân doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có thể khắc phục
hạn chế, nắm bắt được những cơ hội để nâng cao doanh thu cũng như vị thế trên thị trường.
2. Thực trạng quản trị rủi ro về môi trường ngành trong hoạt động kinh doanh của
công ty Honda Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021
2.1. Khái quát về công ty Honda Việt Nam
Công ty Honda Việt Nam là liên doanh giữa Công ty Honda Motor (Nhật Bản), Công
ty Asian Honda Motor (Thái Lan) và Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp
Việt Nam với 2 ngành sản phẩm chính: xe máy và xe ơ tơ. Hiện nay, Honda Việt Nam đứng
dưới sự điều hành của Tổng giám đốc Daiki Mihara.
Được thành lập vào năm 1996, sau 26 năm, Honda đã trở thành một trong những
công ty dẫn đầu trong ngành sản xuất xe gắn máy và ơ tơ uy tín tại thị trường Việt Nam.
Đây cũng là ngành có mức độ phát triển khá nhanh trong những năm gần đây.
Honda Việt Nam tập trung vào sản xuất, phân phối sản phẩm xe máy và ô tô, cung
cấp các phụ tùng, phụ kiện liên quan. Danh mục sản phẩm của Honda Việt Nam bao gồm:
● Xe máy: xe số, xe tay ga, xe côn tay, xe mơ tơ
● Ơ tơ: 6 dịng xe chính (CITY, Brio, CIVIC, CR-V, HR-V và ACCORD)
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Honda Việt Nam
2.2.1. Các bộ phận quản lý

Trang | 6


Hình 1. Cơ cấu của cơng ty Honda Việt Nam
Cơ cấu công ty bao gồm Ban giám đốc (1 tổng giám đốc và 4 phó giám đốc), các
khối được chia thành các phịng ban. Mơ hình cơ cấu tổ chức của Honda Việt Nam đi theo
mơ hình tổ chức theo chức năng, thống nhất từ trên xuống.
Các phòng ban được bố trí chun mơn hóa nhờ đó mà các nhiệm vụ phức tạp của
công ty trở thành những hoạt động đơn giản hơn trong từng chuyên môn. Mỗi bộ phận chỉ

chịu trách nhiệm trong lĩnh vực mình hoạt động, đi sâu nghiên cứu vào các chun mơn do
đó tăng chất lượng và hiệu quả hoạt động. (Honda Global, 2022)
2.2.2. Quy trình sản xuất

Hình 2. Quy trình sản xuất của Honda Việt Nam
Nhà cung cấp
Honda Việt Nam đã xây dựng hệ thống cung ứng linh kiện, phụ tùng với khoảng hơn
110 doanh nghiệp (~20% doanh nghiệp sử dụng 100% vốn của Việt Nam), số cịn lại được
đảm nhiệm bởi các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái
Lan… Các nhà cung cấp nổi bật tại Việt Nam là:

Trang | 7


● Công ty Nittan Việt Nam chuyên cung cấp các van động cơ xe máy và xe hơi tiết
kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.
● Công ty cổ phần Innotek chuyên sản xuất các linh kiện phụ tùng cho ô tô, xe máy
và các ngành công nghiệp phụ trợ.
● Công ty Nissin cung cấp các linh kiện phanh xe máy và ơ tơ, trong đó hàng xuất
cho Honda chiếm khoảng 50% tổng số hàng hóa cung cấp cho thị trường nội địa.
Nhà sản xuất
Nhà sản xuất xe máy
● Nhà máy xe máy thứ nhất (3/1998) có trụ sở tại Vĩnh Phúc được đánh giá là một
trong những nhà máy chế tạo xe máy hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á.
● Nhà máy xe thứ hai (8/2008) chuyên sản xuất xe tay ga, xe số cao cấp cũng được
đặt tại Vĩnh Phúc.
● Nhà máy xe thứ ba (11/2014) tại Hà Nam nhà máy được thiết kế hướng tới mục
tiêu thân thiện với mơi trường và con người, góp phần đáp ứng nhu cầu đang không
ngừng tăng trưởng của thị trường xe máy Việt Nam.
● Các nhà máy bánh răng, trung tâm phụ tùng; nhà máy Piston với các phân xưởng

tiên tiến, hiện đại như phân xưởng hàn, phân xưởng sơn, phân xưởng ép nhựa…
Nhà sản xuất ô tô
Tháng 3/2005, Honda chính thức nhận được giấy phép của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
cho phép sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Nhà máy được khánh thành tại Vĩnh Phúc,
được trang bị máy móc và thiết bị tương tự như các nhà máy Honda ở các nước khác với
tiêu chí đặc biệt coi trọng chất lượng, an tồn và thân thiện với mơi trường. Nhà máy cịn
được trang bị dây chuyền lắp ráp động cơ với mong muốn từng bước nội địa hóa các sản
phẩm ơ tơ.
Nhà phân phối
Honda Việt Nam phân phối sản phẩm xe máy qua hệ thống cửa hàng bán hàng và
dịch vụ do Honda uỷ nhiệm (HEAD) và các trạm dịch vụ & phụ tùng (HSF).
Các sản phẩm xe máy cao cấp như SH, Lead, Air Blade, PCX… được phát triển phân
phối nhiều hơn tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng…
Các dịng sản phẩm trung bình như Wave, Dream, Future… được phân phối nhiều tại
thị trường nông thôn, hướng vào đối tượng khách hàng có thu nhập thấp
(honda2wheelersindia.com, n.d.)

Trang | 8


Nhà bán lẻ
Sản phẩm của Honda Việt Nam chủ yếu là các hàng hóa cồng kềnh, có giá trị cao, là
phương tiện giao thông cần được dùng thử nên chủ yếu được phân phối qua các cửa hàng,
siêu thị, đại lý có mặt tại các tỉnh thành trên cả nước với số lượng phong phú.
Chiêu thị và quảng bá
Honda là một trong những thương hiệu xe máy nổi tiếng nhất Việt Nam, hãng rất chú
trọng đến PR, tạo dựng hình ảnh công ty, tham gia các hoạt động xã hội. Hoạt động của
Honda có thể tóm gọn thành bốn chữ “hướng đến cộng đồng”.
Hoạt động tiêu biểu của Honda là loạt chương trình “Tơi u Việt Nam”- chương
trình PR và có tác dụng sâu sắc trong việc tạo dựng hình ảnh cơng ty Honda có trách

nhiệm với cộng đồng, bổ sung và cập nhật một số mẫu quảng cáo mới trên tivi cho các sản
phẩm Honda. Ngoài ra, các chương trình khuyến mãi cũng được Honda thực hiện như tặng
quà cho khách hàng khi mua các sản phẩm của hãng như áo mưa, áo thun, dầu nhớt…
2.3. Thực trạng rủi ro về môi trường ngành trong kinh doanh của công ty Honda Việt
Nam (giai đoạn 2016 - 2021)
2.3.1. Quy trình quản lý rủi ro
Theo Báo cáo Bền vững năm 2021 của Honda (Honda Sustainability Report), Honda
thực hiện hoạt động đánh giá rủi ro dựa trên Hoạt động khu vực, Hoạt động kinh doanh và
Hoạt động chức năng. Mục đích là để thấy trước những rủi ro tiềm ẩn xung quanh các hoạt
động kinh doanh của Honda và ứng phó trước để giảm thiểu những rủi ro này.

Trang | 9


Nguồn: Honda Global
Hình 3. Quy trình quản lý rủi ro của Honda
Theo hình trên, quy trình quản lý rủi ro của công ty Honda được miêu tả như sau:
Giai đoạn 1:
Mỗi bộ phận thực hiện đánh giá rủi ro hàng năm bằng cách sử dụng các Hạng mục
rủi ro thường gặp của tập đoàn (common risk items) như: rủi ro kinh doanh, mơi trường...
và dựa trên Tiêu chí đánh giá (evaluation criteria) để xác định các rủi ro ưu tiên của bộ
phận (division priority risks). Trong đó, tiêu chí đánh giá rủi ro gồm: tình trạng của các
biện pháp đối phó, tần suất xuất hiện và mức độ tác động của rủi ro.
Mỗi bộ phận thực hiện các cuộc thảo luận lặp đi lặp lại dựa trên kết quả đánh giá rủi
ro của từng bộ phận. Các cuộc thảo luận sẽ nhận dạng và đánh giá rủi ro (identify and
assess risks), nhận dạng rủi ro cần ưu tiên (identify priority risk) và đề xuất cách ứng phó
rủi ro (risk response)
Giai đoạn 2:
Sau khi xác định được rủi ro ưu tiên, bộ phận sẽ trình bản báo cáo lên Cán bộ quản lý
rủi ro hoạt động (operational risk management officer), từ đó xác định và ứng phó với các

rủi ro ưu tiên trong hoạt động của bộ phận đó (Operations priority risks).
Giai đoạn 3:

Trang | 10


Giám đốc quản trị rủi ro sẽ xem xét tình trạng rủi ro của từng bộ phận, kết hợp với
bảng Danh mục rủi ro ưu tiên của công ty (company-wide priority risks) và đưa ra quyết
định cuối cùng về các rủi ro ưu tiên của công ty cần xử lý.
Giai đoạn 4:
Giám đốc quản trị rủi ro sẽ trình bày, thảo luận với Hội đồng quản trị về các rủi ro ưu
tiên của công ty mà cần xử lý.
Như vậy, quy trình quản lý rủi ro của Honda được thực hiện theo trình tự từ bộ phận,
đến cán bộ quản lý, đến Giám đốc quản trị rủi ro và cuối cùng tới Hội đồng quản trị. Quá
trình nhận dạng, đánh giá, đề xuất cách ứng phó rủi ro được đưa ra từ bộ phận, và dần dần
được hoàn thiện, bổ sung qua các cấp trước khi đưa ra trình bày tại Hội đồng quản trị.
2.3.2. Rủi ro do môi trường ngành
Rủi ro từ nhà cung cấp
Honda khó kiểm sốt chất lượng sản phẩm do không thể kiểm tra từng chi tiết linh
kiện mà chỉ kiểm tra xác suất trên cơ sở đánh giá từ hệ thống quản lý của nhà cung cấp.
Số lượng các nhà cung cấp uy tín, chất lượng trong nước chưa nhiều, chỉ có 23 doanh
nghiệp 100% vốn của Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng linh kiện, phụ tùng cho
Honda, gây ra khó khăn cho việc mở rộng sản xuất trong nước.
Rủi ro từ khách hàng
Khách hàng có thể khơng hài lịng về một số yếu tố như: giá, chất lượng và dịch vụ
chăm sóc dẫn đến quay lưng lại với thương hiệu.
Đối với chất lượng mẫu mã: Người tiêu dùng đang có nhiều lựa chọn hơn do thu
nhập tăng và nhiều thông tin về chất lượng, mẫu mã các sản phẩm xe khác nhau trên thị
trường, dẫn đến nhu cầu cao hơn về sản phẩm xe có chất lượng, giá và mẫu mã tốt hơn.
Đối với giá thành sản phẩm, đa số sản phẩm của Honda gắn với tiêu chí giá bình dân,

tạo ra nhận định sâu sắc với người tiêu dùng về giá các dịng sản phẩm của Honda. Điều
này gây khó khăn cho công ty khi phải đưa ra những quyết định thay đổi về giá với các sản
phẩm, vì sự thay đổi này có thể làm khách hàng thất vọng, thậm chí quay lưng với nhãn
hàng.
Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh
Thị trường xe máy: Theo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 của
Honda Việt Nam, giai đoạn 2016-2021 công ty chiếm 78% thị phần và mạng lưới gần 800

Trang | 11


đại lý xe máy trên toàn quốc. Với thị phần khá lớn này tại Việt Nam, bỏ xa hãng đứng thứ
nhì (Yamaha), có thể nói Honda đang chiếm ưu thế rất lớn trong cuộc chiến xe máy.
Thị trường ô tô: Ba hãng Trường Hải - Thaco, TC Motor và Toyota thống trị thị
trường. Tổng số xe tiêu thụ của ba hãng này chiếm gần 70% tồn thị trường ơtơ Việt Nam
(tính tổng doanh số VAMA và TC Motor).
Đặc điểm sản phẩm một số đối thủ chính
Yamaha có chủng loại phong phú, hợp thời trang hơn, nổi bật là dòng xe Exciter
150cc đậm chất thể thao phù hợp với giới trẻ nên được đón nhận nồng nhiệt ở Việt Nam.
Ngồi ra, dịng Sirius và Jupiter có thiết kế nhỏ gọn, giá bình dân cũng đang rất thành
cơng.
SYM có giá thành bình dân, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng với dịng xe
Attila có tính thẩm mỹ cao, giá tốt, độ bền vượt trội, được người tiêu dùng Việt ưa chuộng.
Trường Hải - Thaco sở hữu lợi thế liên tục cập nhật những mẫu xe với, cùng những
chiến lược giá hấp dẫn đã giúp sức hút được tăng cao hơn trên thị trường.
Toyota với ưu thế về năng lực sản xuất và ưu thế về chất lượng, luôn là doanh nghiệp
dẫn đầu thị trường về thị trường đối với dòng xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi.
-> Qua những phân tích trên, ta có thể nhận thấy rủi ro từ đối thủ cạnh tranh như sau:
Thứ nhất, Honda không phải là hãng giỏi nhất trong việc nghiên cứu, gợi mở nhu cầu
khách hàng, khiến cho công ty dễ mất thị trường tiềm năng.

Thứ hai, Honda dễ bị đối thủ khai thác phân khúc mà hãng yếu: Yamaha, SYM đánh
vào các phân khúc mà Honda đang bỏ ngỏ như dịng xe cơn tay thể thao và xe dưới 50cc.
Thứ ba, công nghệ tạo ra sự khác biệt hóa của Honda khơng có sự đột phá, do đó sự
cải tiến của Honda nhanh chóng bị các cơng ty khác đưa ra các sản phẩm tương tự.
Rủi ro từ sản phẩm thay thế
Xe bus: Xe bus ở Việt Nam đang phát triển khá nhanh do chính sách của nhà nước,
đây là phương tiện đi lại rẻ nhất nhưng chất lượng chưa cao. Tuy nhiên, xe bus lại được
xem là giải pháp hàng đầu cho nạn kẹt xe trong tương lai. Nếu được đầu tư đúng mức xe
bus sẽ là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ đối với xe máy Honda.
Xe máy điện: Xe điện đã dần trở nên quen thuộc hơn với người Việt vài năm qua
nhưng với các hãng kinh doanh xe điện chưa thực sự hấp dẫn do cần thời gian để thay đổi
“tư duy mua hàng” gắn với xe xăng truyền thống của người Việt (Thành Nhạn, 2020).
Rủi ro từ đối thủ tiềm ẩn
Trang | 12


Thị trường xe máy: Việt Nam bị “chi phối” bởi 5 nhà sản xuất gồm Honda, Yamaha,
Suzuki, Piaggio, SYM với trên 95% thị phần. Trong giai đoạn 2016-2021, khơng có hãng
xe xăng truyền thống nào gia nhập thị trường này. Như vậy, trong thị trường sản xuất, kinh
doanh xe máy, Honda không phải đối mặt với rủi ro từ đối thủ tiềm ẩn trong giai đoạn này.
Thị trường ô tô: Ford đang có thị phần trung bình ở mức phân khúc giá thấp và trung
bình. Dự báo trong tương lai Ford có thể trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Honda
trong phân khúc này.
Rủi ro thương hiệu
Hiện nay, thương hiệu của Honda bị xâm phạm nghiêm trọng về quyền sở hữu trí tuệ.
Hiện Honda đang phải tranh chấp về mặt kiểu dáng một số loại xe máy do các doanh
nghiệp nước ngoài, đặc biệt là xe máy do Trung Quốc sản xuất. Hàng giả, hàng nhái làm
ảnh hưởng tới uy tín của các nhà sản xuất chính hãng, ảnh hưởng tới niềm tin của người
tiêu dùng, gây lãng phí tiền bạc và đặc biệt là đe dọa nghiêm trọng tới sự an toàn của người
tiêu dùng trong quá trình sử dụng xe…

Ngồi ra, Honda Việt Nam cịn phải đối mặt với các rủi ro liên quan đến khủng
hoảng truyền thông như vụ “loạn giá” xe PCX đã để lại nhiều ấn tượng không tốt với
người tiêu dùng. Giá chiếc xe PCX được đề xuất tại Công ty Honda là 49.99 triệu. Tuy
nhiên xe này được bán trên thị trường là 60 đến 68 triệu đồng. Sự việc xảy ra khiến thương
hiệu Honda Việt Nam để lại ấn tượng không tốt, khiến nhiều khách hàng quay lưng với sản
phẩm.
Như vậy, đối với thương hiệu, Honda phải đối mặt với 2 rủi ro chính. Đầu tiên là rủi
ro từ hàng giả, hàng nhái, bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Thứ hai là rủi ro từ cách xử lý
khủng hoảng truyền thông do những sự cố trong sản xuất và kinh doanh.
3. Cách khắc phục và đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động quản trị rủi ro của Honda
Việt Nam
3.1. Phương án khắc phục rủi ro trong hoạt động kinh doanh mà Honda đã đề ra
Sau khi xác định được các rủi ro từ môi trường vĩ mô và mơi trường ngành có thể
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, Honda Việt Nam đã có các kế hoạch, phương án và
hành động cụ thể, chủ động để chuẩn bị sẵn sàng và khắc phục những rủi ro đó. Cụ thể:
3.1.1. Rủi ro đến từ nhà cung cấp
Honda Việt Nam đã th các cơng ty uy tín sản xuất linh kiện theo tiêu chuẩn thiết kế
của Honda, yêu cầu họ cung ứng sản phẩm liên tục, đúng thời gian, chất lượng, số lượng.

Trang | 13


Honda Việt Nam thường đặt hàng với nhà sản xuất trước 3 tháng, khi giá nguyên vật
liệu chung của thị trường tăng trên 5% thì hai bên ngồi lại thảo luận giá và đưa ra biện
pháp để khắc phục khó khăn. (Phan, 2013)
Cơng ty đã đa dạng hóa nguồn nhập nguyên vật liệu bằng cách chủ động nhập linh
kiện từ nước ngồi để đối phó với chính sách giảm giá tiền tệ.
3.1.2. Rủi ro đến từ khách hàng
Honda rất chú trọng vào việc điều tra nghiên cứu và dự báo thị trường để đưa ra các
dòng sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Hãng đã xây dựng cơ sở

khách hàng lớn bằng cách đa dạng hóa sản phẩm, nhắm vào các phân khúc thị trường mới
giúp Honda giảm khả năng thương lượng của người mua. Ngồi ra, Honda Việt Nam cịn
đưa ra chính sách giá cả phục vụ nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, từ nhóm
khách hàng có thu nhập thấp đến nhóm khách hàng có thu nhập cao.
3.1.3. Rủi ro đến từ sản phẩm thay thế
Honda Việt Nam đã phát triển các dịng xe có thể sử dụng xăng sinh học E5 hoặc
chạy bằng nhiên liệu khơng/ ít phát thải carbon hoặc các dịng xe tiết kiệm nhiên liệu:
Wave RSX, WinnerX... Khơng chỉ vậy, hãng cũng đang phát triển các mẫu xe máy điện
(EM) và xe điện (EV) và có sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam. Đây cũng là kế
hoạch mà Honda hướng tới việc giảm tối đa khí phát thải carbon vào năm 2050 (Bien,
2022),
3.1.4. Rủi ro đến từ đối thủ cạnh tranh
Honda Việt Nam không ngừng nâng cao chất lượng, phát triển nhiều kiểu dáng, loại
xe mới như: Trang bị thêm các thiết bị, tính năng mới - SmartKey hay “idle stop” (chế độ
dừng chờ) cho phương tiện xe tay ga; Hệ thống công nghệ hỗ trợ lái xe an tồn tiên tiến
(SENSING) cho dịng xe ơ tô tại thị trường Việt Nam…
Về giá thành sản phẩm, Honda Việt Nam đã xây dựng được chiến lược cạnh tranh về
giá với các đối thủ khác trong ngành thông qua việc nội địa hoá sản phẩm như Honda CRV (15%)… Ngoài ra, Honda Việt Nam cũng đang từng bước triển khai phát triển cơng
nghệ hỗ trợ, trong đó có lắp ráp động cơ. (Linh, 2020).
Đồng thời, Honda Việt Nam tăng cường hoạt động marketing, nổi bật là chiến dịch
quảng cáo dịng xe WinnerX với thơng điệp “Ride to Happiness” được gửi gắm riêng cho
người Việt trong MV “Đi về nhà” - Đen Vâu. Theo đại diện Honda Việt Nam, tỷ lệ đề cập
tới thương hiệu trong thời gian 2 tuần khi MV ra mắt tăng tới 19% (Minh, 2021)

Trang | 14


3.1.5. Rủi ro thương hiệu
Honda gây dựng và duy trì, nâng cao uy tín, hình ảnh thương hiệu, hãng ln cố
gắng kiểm soát nghiêm ngặt mọi khâu sản xuất cũng như chất lượng nguyên vật liệu đầu

vào. Các chính sách về giá, phân phối, xúc tiến và bảo hành của Honda luôn đa dạng và
phù hợp với phần đông người tiêu dùng Việt Nam. Đồng thời, hãng cũng chú trọng nâng
cao và gây dựng hình ảnh của mình thơng qua trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp qua
các chiến lược như “Tôi yêu Việt Nam”, các dự án tài trợ cho học sinh, thúc đẩy thực hiện
an tồn giao thơng, các công tác hỗ trợ trong đại dịch Covid-19…và đầu tư cho truyền
thơng, quảng cáo trên truyền hình, bảng hiệu và truyền thông qua mạng xã hội…
Về vấn đề hàng giả, hàng nhái, Honda Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp
né tránh rủi ro: hãng luôn chủ động cung cấp tất cả đặc điểm nhận diện về hàng hóa, sản
phẩm chính hãng trên ứng dụng hỗ trợ khách hàng quản lý và chăm sóc xe ơ tơ, xe máy
(My Honda+) hoặc tài liệu giới thiệu Quyền Sở hữu trí tuệ của Honda với mong muốn
khách hàng có thể dễ dàng tự phân biệt được các sản phẩm chính hãng. Honda Việt Nam
cũng phối hợp với các cơ quan chức năng (Tổng Cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị
trường các địa phương) thực hiện đồng bộ các biện pháp tuyên truyền, kiểm tra, điều tra và
xử lý các vi phạm về Quyền Sở hữu trí tuệ; yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh ký
cam kết không sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, vi phạm Quyền Sở hữu trí tuệ
(Nam, 2022).
Honda tài trợ rủi ro: Khi các sản phẩm của mình xảy ra vấn đề, Honda đã cho thu hồi
hàng loạt và chịu hoàn tồn chi phí. Các rủi ro thương hiệu ảnh hưởng đến uy tín của
Honda Việt Nam chủ yếu đều đến từ lỗi sản phẩm hoặc q trình chăm sóc khách hàng và
được giải quyết bằng tài trợ rủi ro.
Đánh giá chung về hoạt động quản lý rủi ro của Honda
Honda đã chú trọng thực hiện các biện pháp trên nhằm né tránh rủi ro và ngăn ngừa
tổn thất cho cả 5 rủi ro trên. Tuy những biện pháp này không thể ngăn rủi ro xảy ra một
cách triệt để nhưng cũng đem lại hiệu quả rất thiết thực. Bằng chứng là chất lượng, linh
kiện phụ tùng của các dòng xe Honda Việt Nam luôn được khách hàng tin tưởng và đánh
giá cao.
Trong kiểm soát ro từ khách hàng, Honda chủ yếu dùng phương pháp né tránh rủi ro.
Về ưu điểm, Honda Việt Nam thực sự đã cho ra đa dạng loại hình sản phẩm. Tuy nhiên,
những biện pháp này vẫn còn nhiều hạn chế, khi nhiều dòng sản phẩm của Honda sau một
thời gian ngắn tung ra thị trường đã phải dừng sản xuất vì tiêu thụ chậm.

Trang | 15


Trong kiểm soát rủi ro từ đối thủ cạnh tranh và sản phẩm thay thế, Honda luôn đổi
mới, cải tiến các sản phẩm của mình để mang đến cho khách hàng những khác biệt mà chỉ
riêng hãng mới có. Tuy nhiên, việc phòng ngừa được hết tất cả các rủi ro từ đối thủ và sản
phẩm thay thế của Honda là điều khơng thể, vì vậy, hãng cần có kế hoạch, chiến lược để
kiểm sốt những rủi ro này thơng qua dự báo trên tình hình thực tế.
Cơng tác xây dựng và duy trì thương hiệu của Honda khá hiệu quả, bằng chứng là
khi có vấn đề phát sinh, Honda vẫn duy trì được niềm tin của phần đơng người tiêu dùng,
có thêm thời gian xử lý khủng hoảng. Tuy nhiên, Honda Việt Nam sử dụng biện pháp tài
trợ rủi đối với rủi ro thương hiệu. Điều này cho thấy vấn đề quản trị rủi ro thương hiệu của
Honda vẫn còn tương đối thụ động và hạn chế và hãng thực sự cần chú trọng cải thiện.
3.2. Chính sách xúc tiến hiện hành và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động
quản lý rủi ro môi trường ngành của cơng ty Honda
3.2.1. Chính sách xúc tiến hoạt động quản lý rủi ro môi trường ngành của công ty Honda
Theo báo cáo bền vững năm 2022 của Honda (Sustainability Report), Honda đã xây
dựng Chính sách Quản lý Rủi ro Tồn cầu của Honda, với các cơng ty con của Tập đồn
được đưa vào phạm vi áp dụng. Theo đó, Ủy ban Quản lý Rủi ro được thành lập để xác
định, thảo luận và giám sát các rủi ro quan trọng từ góc độ tổng thể. Song song với sáng
kiến giám sát này, mỗi tổ chức trong công ty cũng xây dựng cơ cấu quản lý rủi ro độc lập
của riêng mình, thực hiện các hoạt động đánh giá rủi ro để xác định, đánh giá và đưa ra các
biện pháp ứng phó với rủi ro bằng các phương pháp chung, phù hợp với chiến lược quản
lý. Ngoài ra, khi khủng hoảng xảy ra, công ty thành lập Trụ sở khẩn cấp tồn cầu để ứng
phó với khủng hoảng tương ứng với mức độ tác động dự kiến.
3.2.2. Đề xuất giải pháp thúc đẩy quản trị rủi ro môi trường ngành của công ty Honda
Tăng cường mối quan hệ với chính quyền và giới truyền thơng
Để giảm thiểu rủi ro luật pháp khi nhiều văn bản luật được đưa ra, ảnh hưởng đến
môi trường ngành, Honda cần định hướng cho các đại lý quan tâm đến các hoạt động do
giới chính quyền địa phương phát động, tạo mối quan hệ thân thiện giữa giới chức trách

địa phương với đại lý, tiếp cận thông tin kịp thời, giúp hoạt động kinh doanh mua bán
thuận lợi thích ứng. Honda Việt Nam cũng tạo mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức thương
mại ở địa phương, cơ quan truyền thông để nhận thông tin và xử lý truyền thông kịp thời,
giảm thiểu rủi ro thương hiệu.

Trang | 16


Nâng cao chất lượng của các chiến lược kinh doanh
Khủng hoảng thiếu hụt chip bán dẫn toàn cầu ảnh hưởng quá lớn đến các ngành sản
xuất, rủi ro về đầu vào công nghệ và rủi ro từ nhà cung cấp yêu cầu Honda nâng cao chất
lượng chiến lược kinh doanh như:
● Yêu cầu nhà cung ứng dự trữ chíp bán dẫn đảm bảo đủ để phục vụ nhu cầu sản xuất
từ 4 - 6 tháng cho công ty.
● Thành lập đội ngũ nghiên cứu, hiểu biết sâu sắc về thiết kế, quy trình sản xuất và
phát triển chip bán dẫn.
Bên cạnh đó, để đối phó với các rủi ro khách hàng quay lưng với Honda, rủi ro từ đối
thủ cạnh tranh hay sản phẩm thay thế, Honda cần có các chiến lược cụ thể:
Đối với chiến lược sản phẩm: Ngoài việc cung cấp các dịng xe với cơng nghệ mới
nhất, với màu sắc mẫu mã phù hợp với thị trường Việt Nam, Honda cần phải tạo chiến lược
khác biệt hóa, đầu tư nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm như dịng xe hybrid,
khơng địi hỏi trạm sạc như xe điện, tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường, từ đó giảm
thiểu rủi ro từ sản phẩm thay thế.
Đối với chiến lược giá: Công ty nên tiếp tục phát triển Wave alpha - dịng xe giá rẻ
có sức cạnh tranh lớn, đồng thời quản lý chi phí nguồn nhân lực, phát triển dây chuyền sản
xuất để nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm, để có thể duy trì thị phần cạnh tranh
với các sản phẩm cùng loại nhưng giá rẻ, đặc biệt là các sản phẩm nhập từ Trung Quốc
Đối với chiến lược phân phối: Honda có thể tạo các cửa hàng flagship, các cửa hàng
bán phụ tùng, phụ kiện trên các sàn thương mại điện tử Amazon, Lazada … cung ứng
những chính sách thu hút khách hàng tìm đến thương hiệu.

Đối với chiến lược xúc tiến: Tài trợ cho các MV ca nhạc liên quan đến những chuyến
đi, trải nghiệm du lịch, hướng đến đối tượng mục tiêu là những người trẻ 18-35 tuổi, yêu
thích trải nghiệm, sự tự do, vừa giữ nhiệt thị trường, vừa thúc đẩy hình ảnh thương hiệu
tích cực hơn, bán hàng hiệu quả hơn.
Hồn thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng
Honda Việt Nam cần đẩy mạnh các chế độ chăm sóc đặc biệt: các chương trình dịch
vụ sửa chữa, thay dầu nhớt miễn phí với quy mơ vừa và nhỏ tại các địa phương nhỏ, làm
đẹp hình ảnh thương hiệu. Đồng thời, hãng cần phát triển hệ thống hỗ trợ khách hàng, quản
lý và chăm sóc cả ơ tơ và xe máy trên ứng dụng điện thoại, đồng thời hoàn thiện hệ thống

Trang | 17


tư vấn, tiếp nhận và phản hồi ý kiến khách hàng, đơn giản hóa quy trình giải quyết khiếu
nại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bien, V. (2022), “Hé lộ địa danh 10 xe máy điện Honda sắp tung ra thị trường”, Tạp
chí điện tử Nông thôn Việt, truy cập 30/9/2022
Dam, V. (2016), “Ơ tơ dần thay thế xe máy, tương lai nào cho Honda Việt Nam?”,
Trang thông tin điện tử tổng hợp Cafef, truy cập ngày
17/9/2022
Dankinhte.vn (n.d.), “Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường xe máy của Honda Việt
Nam”, truy cập ngày 21/09/2022
Diep, M. (2020), “Honda Việt Nam có dấu hiệu lừa dối khách hàng?”,
truy cập
ngày 21/09/2022
Hoang, L. (2022), “Thị trường xe máy giữ đà phục hồi trong quý I-2022”, Báo Hà Nội
mới, truy cập ngày 15/09/2022
Honda Global (2021), “Honda Sustainability report 2021”,
da/sustainability/cq_img/report/pdf/2021/Honda-SR-2021-en-all.pdf, truy

cập ngày 20/09/2022
Honda Việt Nam (2021), “Honda Việt Nam công bố kết quả hoạt động kinh doanh 6
tháng đầu năm năm tài chính 2022(*)”, truy cập ngày 22/09/2022
Honda Việt Nam (2021), “Tổng kết hoạt động năm tài chính 2021 và Kế hoạch phát
triển năm tài chính 2022 Cơng ty Honda Việt Nam”, truy cập ngày 17/09/2022
Le, T. (2022), “Soi tỷ lệ nội địa hóa của các 'ơng lớn' FDI”, Tạp chí điện tử Kinh
doanh, truy cập 30/9/2022

Trang | 18


Linh, G. (2021), “Dịch Covid-19 khiến doanh số thị trường xe máy "lao dốc" không
phanh”, Báo VOV, truy cập ngày 15/09/2022
Linh, T. (2020), “Nội địa hoá 15%, Honda CR-V 2020 "made in Việt Nam" chính thức
ra mắt thị trường”, Báo Công thương, truy cập 30/9/2022
Minh, N. (2021), “Chiến dịch ‘Đi về nhà’ của Honda Việt Nam đốn tim cộng đồng
mạng, gần 90 triệu lượt xem”, , truy cập 30/9/2022
Nam, P. (2022), “Doanh nghiệp cần chủ động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ”, Tạp chí
điện tử Quản lý thị trường, truy cập 30/9/2022.
Nguyen, K. (2022), “Honda phải cắt giảm mạnh dây chuyền sản xuất”, Tạp chí điện tử
VnEconomy, truy cập ngày 21/09/2022
Phan, T. (2013), “Chen chân vào chuỗi cung ứng linh kiện, phụ tùng xe máy”,
truy cập 30/9/2022.
Tran, B. H. (2021), “Thách thức bủa vây, thị trường xe máy Việt Nam chật vật lấy lại đà
hồi phục”, Báo Thanh niên, truy cập ngày 15/09/2022
VPO (2020), “Honda Việt Nam chủ động khắc phục khó khăn trong sản xuất kinh
doanh”, />ItemID=4398, truy cập ngày 15/09/2022
Các website:
truy cập ngày 15/09/2022
da/, truy cập ngày 15/09/2022

truy cập ngày 15/09/2022
truy cập ngày 15/09/2022

Trang | 19



×