Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

bài tập hoa hoc vo co cac nguyen to kim loai ltl097

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.59 KB, 2 trang )

một phần Zn chuyển thành bụi tụ lại ở thùng (C) gắn với khoang ngưng , được
làm nguội bằng không khí.
Lượng kẽm thơ thu được có chứa khoảng 97 - 98 % Zn, tạp chất là Pb ,
Fe; còn bụi kẽm có chứa 80 - 90 % Zn , tạp chất là Cd, Pb , Fe và có cả Sb và As
...
(2) Trong các quặng blen và calamin có chứa CdS . Vì vậy trong q trình
luyện Zn cịn thu cả cađimi . Vì Cd dễ bay hơi hơn Zn nên phần lớn Cd chứa
trong bụi Zn.
Để tách Cd , người ta hịa tan bụi trong H2SO4 lỗng , sau đó dùng Zn để
khử ion Cd2+ :
Để tinh chế Cd , người ta dùng phương pháp điện phân .
(3) Vì độ bền của HgO kém hơn nên thu được Hg từ HgS theo phản ứng :
người ta cũng dùng Fe hay vôi sống để điều chế Hg từ HgS :

Ngưng tụ hơi Hg , thu được Hg lỏng.
8.4. Tính chất lý học Zn, Cd , Hg và ứng dụng
(l) Ở dạng đơn chất cả ba kim loại đều có màu trắng bạc , nhưng để trong
khơng khí ẩm bị phủ một lớp oxit mỏng. Một số hằng số lý học được nêu ở bảng
37 :
Bảng 37. Một số hằng số lý học quan trọng của Zn, Cd, Hg
Tính chất
Khối lượng riêng ( g / cm3 )
Nhiệt độ nóng chảy ( Tnc , 0C )
Nhiệt độ Sôi ( Ts , 0C )
Độ dẫn điện ( so với Hg = 1 )
Độ âm điện

Zn
7,14
419
907


16
1,6

Cd
8,64
321
767
13
1,7

Hg
13,55
-39
357
1
1,9

● Cả ba kim loại này đều có khối lượng riêng lớn, có Tnc và Ts thấp hơn so
với các kim loại nặng , vì vậy đều có độ bay hơi cao.
Với Zn , ở 3530C (gần với Tnc = 4190C ) có áp suất hơi là 1,57.10-2


mmHg; với Cd, có áp suất hơi là 3,13.10-2 mmHg ở 2910C ( gần với Tnc = 3210C
). Riêng đối với Hg thì ở 200C đã có áp suất hơi là 1,33.10-3 mmHg.
● Vì ở điều kiện thường Zn khá giịn , nên khơng kéo dài được , nhưng
khi đun nóng đến 100 - 1500C lại dẻo và dai, khi đun nóng đến 2000C lại có thể
tán được thành bột . Trái lại, Cd có thể rèn và kéo dài được .
(2) Về độc tính, Zn ở trạng thái rắn khơng độc, nhưng hơi của ZnO lại rất
độc , cịn các hợp chất khác của Zn lại không độc. Với Cd, ở dạng kim loại
không độc , nhưng các hợp chất của Cd lại rất độc . Đặc biệt , thủy ngân rất độc

, các muối của thủy ngân như clorua , nitrat cực kỳ độc Độc tính của thủy ngân
gây ra tác hại làm tê liệt hệ thần kinh , giảm trí nhớ, viêm loét lợi răng .... Lượng
thủy ngân cho phép cực đại trong khơng khí ở các nhà máy là 10-5 mg/lít. (3).
Cả ba kim loại đều có khả năng tạo ra hợp kim với nhau và với các kim loại
khác , đặc biệt là hợp kim của thủy ngân gọi là " hỗn hống " . Hỗn hống thường
là những hợp chất của thủy ngân và kim loại đã hòa tan trong thủy ngân . Một
số hỗn hống ở trạng thái lỏng, một số ở trạng thái rắn hoặc nhão. Hỗn hống của
Na hoặc K là chất rắn tinh thể ; hỗn hống của Sn dùng tráng gương ...
● Nhiều kim loại dễ tạo ra hỗn hống như Au , Ag , Cu , Sn , Na, K ... một
số không tạo ra hỗn hống như Mn, Fe , Ni ... bằng phương pháp trực tiếp khi
hồ tan các kim loại đó trong thủy ngân , vì vậy người ta dùng bình bằng sắt để
cất trữ thủy ngân .
● Mặc dù quá trình tạo ra hỗn hống là quá trình phát nhiệt , nhưng các
kim loại trong hỗn hống khơng thay đổi tính chất hóa học của nó . Ví dụ hỗn
hống natri khi tiếp xúc với H2O vẫn tạo ra H2 và NaOH nhưng êm dịu hơn :
Mặt khác, trong hỗn hống, có tồn tại các hợp chất của Hg với kim loại. Ví
dụ :
Với Li có các hợp chất Li6Hg , Li3Hg , LiHg , LiHg2 , LiHg3.
Với Na có các hợp chất Na3Hg , Na3Hg2 , NaHg , NaHg4 , Na7Hg8.
Với Ca có các hợp chất CaHg3 , CaHg5 , CaHg10.
● Gốc NH40 cũng tạo ra hỗn hống với thủy ngân , khi cho hỗn hống natri
tác dụng với dung dịch đậm đặc muối amoni .
Ví dụ :
Gốc tự do NH40 trong hỗn hống này bền hơn ở trạng thái tự do và phân
hủy chậm hơn:



×