Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Luận văn giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến Kinh nghiệm của một số quốc gia đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.62 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ MINH NGỌC

GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ

BẰNG PHƯƠNG THỨC

TRỰC TUYẾN: KINH NGHIỆM
CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐỐI VỚI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ

BẰNG PHƯƠNG THỨC

TRỰC TUYẾN: KINH NGHIỆM
CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Định hướng nghiên cứu Mã số:
8380103


Người hướng dẫn khoa học : TS. Sỹ Hồng Nam
Học viên
: Lê Thị Minh Ngọc
Lớp
: Cao học Luật - Khóa 32

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ “Giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức
trực tuyến: Kinh nghiệm của một số quốc gia đối với việt nam” là cơng trình
nghiên cứu khoa học do bản thân tơi thực hiện. Những tài liệu, số liệu được sử dụng
trong luận văn bảo đảm tính khách quan, chính xác. Những kết luận khoa học của
luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào khác.
Tác giả

Lê Thị Minh Ngọc


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AAA
BLTTDS

Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ (American
Arbitration Association)
Bộ luật Tố tụng dân sự

HKIAC


Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hong Kong
(Hong Kong International Arbitration Centre)

ICC

TAND

Phòng Thương mại quốc tế (International
Chamber of Commerce)
Trung tâm Giải quyết tranh chấp Quốc tế
(International Centre for Dispute Resolution)
Tòa án Trọng tài Quốc tế Ln Đơn (London
Court of International Arbitration)
Phịng Thương mại Stockholm (the
Stockholm Chamber of Commerce)
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore
(Singapore International Arbitration Centre)
Tòa án nhân dân

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

UNCITRAL

Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại
quốc tế (United Nations Commission On
International Trade Law)
Vụ án dân sự


ICDR
LCIA
SCC
SIAC

VADS
VIAC

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Viên (Vienna
International Arbitral Centre)


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN
SỰ BẰNG PHƯƠNG THỨC TRỰC TUYẾN..................................................... 10
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của giải quyết vụ án dân sự bằng phương
thức trực tuyến.................................................................................................. 10
1.1.1. Khái niệm giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến...........10
1.1.2. Đặc điểm giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến............15
1.1.3. Vai trò của giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến..........18
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức
trực tuyến.......................................................................................................... 19
1.2.1. Sự phát triển của công nghệ.................................................................... 19
1.2.2. Hệ thống pháp luật.................................................................................. 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................... 29
CHƯƠNG 2. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐỐI VỚI VIỆT
NAM TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ BẰNG PHƯƠNG THỨC
TRỰC TUYẾN...................................................................................................... 30

2.1. Về việc cấp, tống đạt các văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử.....31
2.1.1. Cấp, tống đạt các văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử theo pháp
luật tố tụng dân sự Trung Quốc và Việt Nam hiện hành...................................31
2.1.2. Kiến nghị cho Việt Nam........................................................................... 34
2.2. Về việc giao nộp, kiểm tra tài liệu, chứng cứ bằng phương thức trực
tuyến................................................................................................................... 36
2.2.1. Giao nộp, kiểm tra tài liệu, chứng cứ bằng phương thức trực tuyến theo
pháp luật tố tụng dân sự Trung Quốc và Việt Nam hiện hành........................... 36
2.2.2. Kiến nghị cho Việt Nam........................................................................... 42
2.3. Về phiên tòa xét xử sơ thẩm bằng phương thức trực tuyến....................43


2.3.1. Tham gia phiên tòa xét xử bằng phương thức trực tuyến từ điểm cầu
thành phần........................................................................................................ 43
2.3.2. Căn cứ tiến hành phiên tòa xét xử sơ thẩm bằng phương thức trực tuyến ..

49
2.3.3. Hướng dẫn tiến hành phiên tòa xét xử sơ thẩm bằng phương thức trực
tuyến................................................................................................................. 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................... 69
KẾT LUẬN............................................................................................................ 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xây dựng Tòa án điện tử hiện nay là xu thế tất yếu trong “thời đại số” để đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và bắt kịp nền tư pháp hiện đại của thế giới, đây cũng là
nỗ lực của hệ thống Tịa án nói chung, Tịa án nhân dân tối cao Việt Nam nói riêng để

thực hiện cam kết hồn thành xây dựng Tòa án điện tử đến năm 2025 tại Hội nghị
1

Chánh án các nước ASEAN . Trong mơ hình tổng thể của Tòa án điện tử, hệ thống tố
tụng điện tử là hệ thống chính của Tịa án điện tử. Từ đó, tồn bộ hoạt động tố tụng của
một vụ án nói chung, vụ án dân sự nói riêng từ khi bắt đầu đến khi kết thúc đều được
thực hiện hồn tồn trên mơi trường điện tử. Như vậy, việc xây dựng và triển khai giải
quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến là bước đi tất yếu, phù hợp với xu
hướng của thế giới, định hướng của Đảng, Nhà nước và của riêng ngành tư pháp. Hiện
nay, mơ hình này đang dần đi vào áp dụng thực tiễn nhờ vào một loạt các văn bản được
ban hành như Nghị quyết số 33/2021/QH15 của Quốc hội ngày 12/11/2021 về tổ chức
phiên tòa trực tuyến; Quyết định số 512A/QĐ-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao
ngày 19/11/2021 ban hành kế hoạch triển khai thi hành Nghị quyết số 33/2021/QH15
về tổ chức phiên tịa trực tuyến; Thơng tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTCVKSNDTC- BCA-BQP-BTP của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp ngày 15/12/2021 về quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến.
Tuy nhiên, việc giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến hiện nay
vẫn còn đòi hỏi nhiều yêu cầu và đặt ra nhiều thách thức cho các quốc gia đang thử
nghiệm, hướng đến phát triển và áp dụng trong tương lai như một phương thức chính
thức song song với phương thức truyền thống. Ở Việt Nam, hiện đã có một số Tịa án
nhân dân tiến hành phiên tòa trực tuyến như Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức,
2

3

Thành phố Hồ Chí Minh ; Tịa án nhân dân tỉnh Bình Dương ; Tịa án nhân dân tỉnh
4

5


Bắc Giang ; Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội … Mặc dù vậy, cho đến nay, vẫn
1

“Chuyển đổi số và định hướng xây dựng Tòa án điện tử đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, https://
www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/chi-tiet-tin?dDocName=TAND176649, ngày 07/8/2021.
2 Quốc Thái, Văn Cường, “Lần đầu tiên xét xử trực tuyến tại TP Hồ Chí Minh”, -tien-xet-xu-truc-tuyen-tai-tp-ho-chi-minh-2022032218563198.htm, ngày 04/4/2022.
3 Tuyết Mai, Đan Thuần, “Tịa án Bình Dương xét xử trực tuyến: Bị cáo ra tòa từ trại tạm giam”, https://tuoitre.
vn/toa-an-binh-duong-xet-xu-truc-tuyen-bi-cao-ra-toa-tu-trai-tam-giam-202203180914273.htm, ngày 04/4/2022.
4 Trường, Yến, “Bắc Giang: Tổ chức thành cơng phiên tịa mẫu tồn quốc về xét xử trực tuyến án hình sự”,

ngày 04/4/2022.


2
chưa có vụ án dân sự nào được xét xử trực tuyến. Sự bất cập về mặt pháp lý lớn nhất
ở đây là pháp luật tố tụng dân sự ở nước ta hiện chưa có một khung pháp lý chi tiết và
hoàn chỉnh để điều chỉnh, hướng dẫn cách thức xét xử trực tuyến. Trong khi đó, việc áp
dụng những quy định của hình thức xét xử truyền thống vào xét xử trực tuyến lại có
những độ chênh nhất định như: Nguyên tắc “xét xử trực tiếp, bằng lời nói” theo Điều
225 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 gây khó khăn cho việc triển khai hình thức xét
xử trực tuyến; khái niệm “có mặt” theo giấy triệu tập của Tòa án theo khoản

16 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 trong trường hợp xét xử trực tuyến sẽ
được hiểu như thế nào để làm căn cứ hỗn phiên tịa; cách thức vận hành phiên tịa
xét xử trực tuyến như thế nào… Bên cạnh đó, những quy định hiện hành điều chỉnh
các hoạt động tố tụng trước khi mở phiên tòa như cấp, tống đạt các văn bản tố tụng;
giao nộp, kiểm tra tài liệu, chứng cứ trong trường hợp được thực hiện bằng phương
thức trực tuyến cũng khơng thật sự hồn thiện, ảnh hưởng đến tiến trình tiến hành tố
tụng và mức độ chính xác, khách quan trong giải quyết vụ án. Trong khi đó, ở một
số quốc gia trên thế giới hiện nay đã xây dựng được các điều luật, thậm chí là văn

bản hướng dẫn hay luật để điều chỉnh riêng cho thủ tục tố tụng trực tuyến. Mặc dù
vậy, nước ta vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu nào mang tính tổng hợp, chắt
lọc những nguồn pháp luật đó để so sánh và học hỏi kinh nghiệm nhằm đề xuất
những giải pháp cho việc áp dụng giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực
tuyến tại Việt Nam. Trước thực trạng này, bản thân tác giả muốn nghiên cứu rõ hơn
về những vấn đề lý luận cơ bản của hình thức giải quyết vụ án dân sự trực tuyến
cũng như những quy định pháp luật tố tụng dân sự của một số quốc gia trên thế giới
về phương thức này, từ đó đưa ra một số kiến nghị cụ thể, phần nào giải quyết được
những bất cập đã nêu, đóng góp vào việc hồn thiện hơn nữa pháp luật tố tụng dân
sự trong điều kiện tình hình mới hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoa học pháp lý ở nước ta từ trước đến nay, chế định giải quyết vụ án
dân sự bằng phương thức trực tuyến vẫn còn là một vấn đề tương đối mới, dường
như chưa có cơng trình nghiên cứu trong nước có tính hệ thống về vấn đề này.
Dưới hình thức giáo trình, sách chun khảo, có các cơng trình nghiên
cứu sau:
5Song Minh, “Lần đầu tiên xét xử trực tuyến”, ngày 04/4/2022.


3
Trường Đại học Kinh tế - Luật (2017), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự,
Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Trường
Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nguyễn
Cơng Bình, Nxb. Cơng an nhân dân; Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
(2017), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nguyễn Thị Hoài Phương, Nxb.
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam chỉ nghiên cứu khái quát về các nội dung liên
quan đến tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và
những văn bản pháp luật liên quan, chưa đề cập đến việc giải quyết vụ án dân sự
bằng phương thức trực tuyến do nội dung này chỉ mới được pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam điều chỉnh gần đây.

Richard Susskind (2019), Online Court and the Future of Justice, Nxb. Đại
học Oxford chỉ ra những hạn chế của hệ thống Tịa án nói chung hiện nay, từ đó tác
giả đã tư duy lại về luật trong thời đại kỹ thuật số, những thách thức mà hệ thống
pháp luật phải đối mặt và tiềm năng công nghệ mang lại nhiều thay đổi cần thiết.
Tác giả đặt ra những vấn đề xoay quanh mơ hình tòa án trực tuyến bằng cách đưa ra
các án lệ và thuyết phục cho một tương lai cung cấp công lý trực tuyến.
Dưới hình thức bài báo khoa học, bài viết chuyên ngành, có thể kể đến các
bài viết như:
Về phân tích mơ hình Tịa án điện tử nói chung và việc xây dựng, thiết kế hệ
thống nền tảng cho hoạt động tố tụng trực tuyến:
Giampiero Lupo và Jane Bailey (2014), “Designing and Implementing eJustice Systems: Some Lessons Learned from EU and Canadian Examples”, Tạp chí
Laws, số 3(2), tr. 353-387 sử dụng sáu ví dụ về hệ thống tư pháp điện tử (của Châu
Âu và Canada) để minh họa và xây dựng chi tiết về các nguyên tắc thiết kế hệ thống
tư pháp điện tử và quản lý thiết kế nhằm làm rõ cách các nguyên tắc này tác động
đến việc cải thiện khả năng tiếp cận công lý của hệ thống.
Mireille Hildebrandt (2008), “Legal and Technological Normativity: More
(and Less) than Twin Sisters”, Tạp chí Techné, số 12, tr. 169-183 chỉ ra những tác
động quy chuẩn của công nghệ trong sự so sánh với tác động quy chuẩn của các quy
phạm pháp luật, đưa ra lập luận chứng minh cần có một khái niệm chung về tính
chuẩn mực trong thiết kế luật hay công nghệ mà không phụ thuộc vào ý chí của bất
kỳ ai. Bài viết cịn phát triển ý tưởng luật hiện đại cần phải sắp xếp lại những
nguyên lý cơ bản lồng vào công nghệ để duy trì nhà nước pháp quyền.


4
Tian Lu, “The implementation of blockchain technologies in chinese courts”,
/>tập
trung vào cách các công nghệ blockchain được triển khai trong hệ thống tư pháp
Trung Quốc, cho thấy cách các công nghệ blockchain đang hoạt động như một phần
bổ sung hữu ích trong hệ thống pháp luật hiện tại của quốc gia này.

Về phân tích trực tiếp vào việc giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức
trực tuyến (giải quyết tranh chấp tại Tòa án):
Đỗ Đức Hồng Hà và Lê Quang Hậu, “Xét xử trực tuyến – giải pháp quan
trọng thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về công tác xét xử trong đại dịch tồn cầu Covid-19”, Bài viết phân tích một số vấn đề lý luận về xét xử
nói chung và xét xử trực tuyến nói riêng; đưa ra một số lập luận chứng minh cho
nhận định xét xử trực tuyến là giải pháp quan trọng thực hiện chủ trương, đường lối
của Đảng, thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về cơng tác xét xử trong
đại dịch tồn cầu COVID-19; đồng thời nêu lên một số yêu cầu cần đảm bảo đối với
xét xử trực tuyến.
Hồ Vinh Phú, “Giải quyết vụ án, vụ việc bằng phương thức trực tuyến trong
giai đoạn dịch COVID-19”, />tập
trung nghiên cứu về việc giải quyết vụ việc bằng phương thức trực tuyến trong giai
đoạn dịch COVID-19 theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Tố tụng
hình sự và Luật Tố tụng hành chính, nêu lên một số điểm mạnh, phân tích rõ những
hạn chế của phương thức này và đề xuất một số giải pháp.
Bên cạnh đó, nhiều tác giả đã khai thác, nghiên cứu việc áp dụng phương
thức giải quyết vụ án dân sự trực tuyến ở các quốc gia trên thế giới dưới sự tác động
mạnh mẽ của dịch COVID-19 như Michael Legg và Anthony Song (2021), “The
courts, the remote hearing and the pandemic: from action to reflection”, Tạp chí
UNSW Law Journal, tập 44(1), tr. 126-166; Uzair Ahmad Khan, “What happens as
courts and tribunals go online – opportunities and challenges”,
eaders. in/courts-tribunals-online-opportunities-challenges/...


5
Về phân tích chứng cứ điện tử:
Nguyễn Hải An (2019), “Chứng cứ và chứng cứ điện tử theo quy định của
pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng”, Tạp chí Khoa học pháp lý,
số 4, tr. 38-53. Bài viết nghiên cứu nguồn chứng cứ vật chất và chứng cứ điện tử

theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự cùng với thực tiễn xác định nguồn chứng
cứ cũng như đánh giá chứng cứ.
Đỗ Thị Phượng (2019), “Bàn về khái niệm chứng cứ điện tử, dữ liệu điện tử
và phương tiện điện tử trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, số 19, tr. 28-34 nêu
các khái niệm về chứng cứ điện tử, dữ liệu điện tử và phương tiện điện tử trong tố
tụng hình sự để nêu bật sự khác nhau giữa các khái niệm này.
Võ Minh Tuấn, “Khó khăn, vướng mắc về dữ liệu điện tử trong Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2015”, phân tích những quy định
của Bộ luật Tố tụng hình sự về dữ liệu điện tử, phân tích những khó khăn trong q
trình thực hiện và từ đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị hồn thiện pháp luật.

Ngồi ra, có các bài viết trong nước và quốc tế phân tích về cơ chế giải quyết
tranh chấp trực tuyến khác như Đoàn Quỳnh Thương (2014), “Một số hình thức giải
quyết tranh chấp trực tuyến về giao dịch điện tử tại Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho
Việt Nam”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 13, tr. 28-32; AndraLeigh Nenstiel (2006),
“Online Dispute Resolution: A Canada-United States Initiative”, Tạp chí Canada –
United States Law Journal, số 32(1), tr. 313-329; Esther van den Heuvel, “Online
dispute resolution as a solution to cross-border e-disputes: an introduction to ODR”,
www.oecd.org/internet/consumer/1878940.pdf; Maxi Scherer (2020), “Remote
hearings in International Arbitration: An analytical framework”, Tạp chí Journal of
International Arbitration, tập 37, số 4, tr. 407-430… Nhìn chung, các bài viết này
mặc dù có nghiên cứu về cơ chế giải quyết tranh chấp bằng phương thức trực tuyến
nhưng không bao quát cho tất cả các tranh chấp dân sự nói chung mà đa phần tập
trung vào các tranh chấp thương mại điện tử và các cơ chế được khai thác chủ yếu
là những biện pháp giải quyết thay thế, ngồi Tịa án nên mức độ có thể tham khảo,
kế thừa vẫn có nhưng hạn chế.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm thực hiện mục tiêu:



6
Một là, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về giải quyết trực tuyến vụ án dân
sự như khái niệm, đặc điểm, vai trò của giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức
trực tuyến; phân tích những yếu tố chính ảnh hưởng đến giải quyết vụ án dân sự
bằng phương thức trực tuyến trong sự so sánh với thực tiễn của một số quốc gia và
Việt Nam.
Hai là, chỉ ra những quy định của pháp luật một số quốc gia cũng như những
quan điểm trái chiều, những bất cập trong áp dụng thực tế giải quyết vụ án dân sự
bằng phương thức trực tuyến, đồng thời so sánh với thực tế những tiềm lực mà Việt
Nam đang có cả về hệ thống pháp luật và cơ sở vật chất, kỹ thuật, từ đó cố gắng đưa
ra một số kiến nghị cụ thể để góp phần hồn thiện chế định này trong pháp luật tố
tụng dân sự Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, Luận văn phải hoàn thành một số nhiệm
vụ cụ thể sau:
- Tìm hiểu, phân tích các quy định pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật
tố tụng dân sự liên quan đến giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến;
- Phân tích pháp luật, đánh giá các quan điểm, thực tiễn áp dụng của một số
quốc gia trong việc giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến, chỉ ra một
số bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị cụ thể
là bài học kinh nghiệm từ các quốc gia trên để phần nào khắc phục hạn chế, góp
phần hồn thiện quy định của pháp luật tố tụng dân sự về mơ hình này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn chủ yếu tập trung vào các quy định của
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Hướng dẫn gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ
và đăng ký nhận văn bản, thông báo tố tụng bằng phương thức trực tuyến của Tòa
án nhân dân tối cao và các văn bản pháp luật liên quan đến giải quyết vụ án dân sự
bằng phương thức trực tuyến; các quy định pháp luật, hướng dẫn giải quyết vụ án
dân sự bằng phương thức trực tuyến của một số quốc gia trên thế giới.

Trên cơ sở những quy định trong các văn bản pháp luật nêu trên cùng với
việc kế thừa một số kết quả của các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước,
Luận văn dự kiến tập trung nghiên cứu và làm rõ những vấn đề sau:


7
Thứ nhất, Luận văn nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề lý luận của giải
quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến.
Thứ hai, Luận văn tập trung làm rõ các quy định của pháp luật, hướng dẫn
thực hành giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến của một số quốc gia
trên thế giới về những vấn đề mang tính cơ bản nhất tương ứng với quá trình tố tụng
của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực
tuyến là một vấn đề pháp lý rộng và phức tạp bao gồm nhiều thủ tục từ giai đoạn
tiếp nhận đơn khởi kiện cho đến khi quyết định, bản án được ban hành; trong đó,
riêng về xét xử cịn có xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Do đó, trong khuôn khổ Luận
văn này, tác giả chỉ tập trung chủ yếu vào phiên tòa sơ thẩm và một số thủ tục để xét
xử trực tuyến cụ thể. Tác giả sẽ không khai thác tất cả những nhiệm vụ, quyền hạn
của Tòa án trong giai đoạn này mà chỉ đặc biệt nghiên cứu sâu vào phiên tòa xét xử
trực tuyến và sơ lược một số nội dung nổi bật, có tính chất đặc thù là tiền đề cho
phiên tòa như việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng, việc người khởi kiện,
người tham gia tố tụng giao nộp tài liệu, chứng cứ (phân tích khái quát chủ yếu các
tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử) và xác minh các loại tài
liệu, chứng cứ đó.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích và làm rõ các vấn đề lý luận, thực trạng pháp
luật cũng như thực tiễn áp dụng của một số quốc gia và tại Việt Nam về việc giải
quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến, một số nội dung bước đầu được áp
dụng thí điểm tại Việt Nam, Luận văn sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm và đề
xuất giải pháp để giải quyết những bất cập còn tồn tại trong pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam về giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến.
5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn dự kiến nghiên cứu các vấn đề về giải quyết vụ án dân sự bằng
phương thức trực tuyến trong phạm vi đã nêu bằng một số phương pháp sau:
Thứ nhất, phương pháp phân tích, bình luận dự kiến được sử dụng để phân
tích làm rõ nội hàm khái niệm giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến
(mục 1.1.1), các đặc điểm của giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến
để làm nổi bật tính đặc trưng của mơ hình này (mục 1.1.2), vai trò của giải quyết vụ
án dân sự bằng phương thức trực tuyến (mục 1.1.3), phân tích làm rõ nội dung
những quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về một số nội dung liên


8
quan đến giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến và khả năng có thể
lấy kinh nghiệm cho Việt Nam học hỏi hay không (Chương 2).
Thứ hai, phương pháp so sánh dự kiến chủ yếu được sử dụng tại mục 1.1.2 để
làm nổi bật những đặc điểm mang tính đặc trưng của giải quyết vụ án dân sự bằng
phương thức trực tuyến so với phương thức truyền thống; tại mục 1.2 để cho thấy vị
trí của Việt Nam trên con đường xây dựng Tòa án điện tử nói chung, giải quyết vụ
án dân sự bằng phương thức trực tuyến nói riêng theo xu thế chung của thế giới; tại
Chương 2 để so sánh quy định của các quốc gia về cùng một vấn đề trong giải quyết
vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến có sự khác nhau như thế nào và khả năng
học hỏi, kế thừa những quy định đó trong bối cảnh của Việt Nam.
Thứ ba, phương pháp tổng hợp dự kiến được sử dụng để đưa ra kết luận về hệ
thống các đặc điểm (mục 1.1.2), các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án dân
sự bằng phương thức trực tuyến (mục 1.2) và các quy định pháp luật, hướng dẫn
thực hành của các quốc gia trên thế giới về một số vấn đề của việc giải quyết vụ án
dân sự bằng phương thức trực tuyến (Chương 2), đồng thời phương pháp này còn
được dùng để tổng hợp những kết quả nghiên cứu của từng chương và của toàn
Luận văn để đưa ra cái nhìn tóm tắt, khái qt về đề tài nghiên cứu.
Hệ thống các phương pháp nghiên cứu nêu trên trong Luận văn dự kiến được
sử dụng linh hoạt, có sự kết hợp giữa các phương pháp nghiên cứu tùy theo từng nội

dung nghiên cứu, từng vấn đề nghiên cứu và từng phần nghiên cứu được triển khai
trên thực tế; do đó, các phương pháp nghiên cứu được đồng thời sử dụng, có sự kết
hợp chứ khơng áp dụng vào Luận văn một cách rời rạc, tách biệt.
6. Dự kiến điểm mới của đề tài
Thứ nhất, Luận văn đưa ra khái niệm, những đặc trưng và vai trò của giải
quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến.
Thứ hai, Luận văn hệ thống được những yếu tố chính ảnh hưởng đến phương
thức giải quyết trực tuyến vụ án dân sự.
Thứ ba, Luận văn nghiên cứu các quan điểm lý luận, quy định pháp luật cũng
như kinh nghiệm áp dụng thực tiễn của một số quốc gia như: Trung Quốc, Hoa Kỳ,
Úc, Hội đồng châu Âu… đối với việc giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức
trực tuyến (tập trung vào các nội dung gồm cấp, tống đạt văn bản tố tụng; người
khởi kiện, người tham gia tố tụng giao nộp tài liệu, chứng cứ và việc Tòa án kiểm


9
tra các tài liệu, chứng cứ đó; tiến hành phiên tòa xét xử sơ thẩm), và đưa ra những
kiến nghị phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam để hoàn
thiện chế định này.
7. Kết cấu của Luận văn
Cơ cấu đề tài Luận văn gồm: Phần mở đầu, Phần nội dung, Kết luận. Trong
đó, Phần nội dung gồm có 02 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về giải quyết vụ án dân sự bằng phương
thức trực tuyến.
Chương 2. Kinh nghiệm của một số quốc gia đối với Việt Nam trong giải
quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến.


10
CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
BẰNG PHƯƠNG THỨC TRỰC TUYẾN
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của giải quyết vụ án dân sự bằng
phương thức trực tuyến
1.1.1. Khái niệm giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến
Giải quyết vụ án dân sự (“VADS”) bằng phương thức trực tuyến hiện nay vẫn
còn là một khái niệm mới trong nghiên cứu khoa học pháp lý Việt Nam. Chính vì
vậy, khái niệm này cần được tiếp cận theo hướng phân tích từng thành phần bên
trong để làm sáng tỏ nội hàm của nó.
Về “vụ án dân sự”, thuật ngữ “vụ án” lần đầu tiên được chính thức sử dụng
trong các văn bản pháp luật Việt Nam trên cơ sở Hiến pháp 1959 và Điều 1 Luật tổ
chức Tòa án nhân dân 1960 “Tịa án nhân dân xét xử những vụ án hình sự và dân
6

sự…” . Trong giai đoạn từ năm 1960 đến trước năm 1989, thuật ngữ “việc kiện dân
sự”, “tranh chấp dân sự”, “vụ án dân sự” được sử dụng đồng thời với ý nghĩa chỉ
những loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết về dân sự của Tòa án nhân dân
(“TAND”). Khi Pháp lệnh số 27-LCT/HĐNN8 của Hội đồng Nhà nước ngày
07/12/1989 về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ban hành, thuật ngữ “vụ án dân
sự” mới được sử dụng thống nhất, dùng để chỉ những tranh chấp hay yêu cầu liên
quan đến tài sản, nhân thân trong quan hệ dân sự, hơn nhân gia đình và lao động
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (Điều 10). Tuy nhiên, nội hàm này sau đó
đã bị thu hẹp đáng kể khi Pháp lệnh số 31-L/CTN của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
ban hành ngày 29/3/1994 về Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và Pháp lệnh số
48-L/CTN của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được ban hành ngày 11/4/1996 về thủ
tục giải quyết các tranh chấp lao động đã loại trừ những tranh chấp kinh tế và lao
động ra khỏi cách hiểu nêu trên. Sau này, khi Bộ luật Tố tụng dân sự (“BLTTDS”)
năm 2004 ra đời và BLTTDS năm 2015 kế thừa cho đến nay, VADS đã được định
6 Những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án trước năm 1945 gồm hai loại: Việc hình và việc hộ.
Trong đó, việc hộ được hiểu là “các việc về dân sự và thương sự” (theo Điều 3, Điều 17 Sắc lệnh số 13-SL

của Chủ tịch nước ngày 24/01/1946 về tổ chức các Toà án và các ngạch thẩm phán). Điều 9 Sắc lệnh số 85SL của Chủ tịch nước ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy Tư pháp và Luật Tố tụng sử dụng thuật ngữ “việc
kiện dân sự”, cũng có thể được gọi là “vụ kiện dân sự”, để chỉ những tranh chấp dân sự có u cầu được Tịa
án giải quyết (“việc” và “vụ” trong trường hợp này là tương đồng).
Lê Thu Hà (2006), Bình luận khoa học một số vấn đề của pháp luật Tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng,
Nxb. Tư pháp, tr. 154.


11
nghĩa lại với nội hàm đầy đủ. Theo đó, tại Điều 1 BLTTDS năm 2004 và Điều 1
BLTTDS năm 2015 đều có nội dung: “Bộ luật tố tụng dân sự quy định… trình tự,
thủ tục khởi kiện để Tồ án giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hơn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự)”.
Quy định này không chỉ liệt kê các loại VADS thuộc thẩm quyền của TAND mà còn
cho thấy rõ các đặc trưng quan trọng của VADS: (i) Có sự tranh chấp hay sự bất
đồng, xung đột, mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia vào
7

quan hệ pháp luật ; (ii) Có hành vi khởi kiện ra Tòa án nhằm yêu cầu giải quyết
tranh chấp; (iii) TAND có thẩm quyền thụ lý đơn khởi kiện để chấp nhận giải quyết.
Như vậy, mặc dù BLTTDS không trực tiếp đưa ra định nghĩa cụ thể cho thuật ngữ
VADS nhưng có thể hiểu một cách ngắn gọn thơng qua quy định trên như sau:
VADS là các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng
(gồm dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động) được cá
nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện u cầu Tịa án giải quyết và đã được
Tòa án thụ lý.
Về “giải quyết VADS”, thuật ngữ “giải quyết” trong tố tụng nói chung và
“giải quyết VADS” nói riêng khơng có định nghĩa pháp lý cụ thể mặc dù được sử
dụng phổ biến. Nguyên nhân có thể do các cơng trình nghiên cứu khoa học hiện nay
thường tập trung vào khai thác các vấn đề cụ thể, chuyên sâu trong trình tự, thủ tục
tố tụng dân sự nên không đưa ra nội hàm cho khái niệm này vì nó mang tính bao

qt, chung chung. “Giải quyết” theo nghĩa thông thường được hiểu là “làm cho
8

đạt được kết quả, khơng cịn là khó khăn, trở ngại nữa” . Như đã phân tích ở trên,
VADS là những tranh chấp về quyền, lợi ích giữa các đương sự trong lĩnh vực dân
sự (hiểu theo nghĩa rộng) mà các bên vì khơng thể tự mình giàn xếp, hịa giải đã
khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân danh quyền lực Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của họ bằng một quyết định hay bản án, được Tòa án thụ lý. Do đó, dựa
vào những lập luận này, cùng với việc căn cứ vào nội dung quy định tại Phần thứ
hai, Phần thứ ba và Phần thứ tư của BLTTDS, giải quyết ở đây có thể hiểu là Tịa án
bằng việc thực hiện các trình tự, thủ tục luật định về tố tụng dân sự để giúp các bên
đương sự đạt được mong muốn chấm dứt tranh chấp, quyền và lợi ích hợp pháp của
họ được bảo đảm.
7Nguyễn Văn Tiến và Bành Quốc Tuấn (2011), Thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp dân sự có yếu tố
nước ngồi và việc bảo vệ quyền dân sự tại cơ quan tư pháp Việt Nam, Nxb. Lao động, tr. 7.
8Trung tâm Từ điển học (2011), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, tr. 503.


12
Tóm lại, giải quyết VADS là tổng hợp các hành vi tố tụng của Tòa án, đương
sự và các chủ thể khác theo trình tự, thủ tục mà pháp luật tố tụng dân sự quy định,
gồm hai giai đoạn sơ thẩm và phúc thẩm (nếu có kháng cáo, kháng nghị), từ nộp
đơn khởi kiện cho đến khi Tòa án ban hành quyết định hoặc bản án, làm phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên đương sự trong tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh thương mại, lao động. Do đó, việc giải quyết VADS phải được thực hiện theo
những quy định mang tính bắt buộc do cơ quan nhà nước ban hành, đảm bảo tính
cơng khai, ổn định và gắn liền với yếu tố trình tự, thời gian.
Trong giải quyết VADS, xét xử đóng vai trị hạt nhân quan trọng. Bởi lẽ, Nghị
quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đến năm

2020 đã xác định trong hệ thống các cơ quan tư pháp, “Tồ án có vị trí trung tâm và
xét xử là hoạt động trọng tâm”. Vai trị và vị trí trung tâm của thủ tục xét xử được giải
thích trước hết bởi tính pháp lý cao so với các phương thức khác dùng để giải quyết
9

tranh chấp, mâu thuẫn lợi ích: Đây là thủ tục cơng khai, dễ hiểu, dân chủ . Tồn bộ
những yếu tố như sự độc lập của người xét xử; thủ tục được quy định công khai, được
bảo đảm để các bên phản ánh hết ý kiến của mình với Tòa án một cách trực tiếp, được
tiến hành dưới sự giám sát của Viện kiểm sát, của các luật sư, của nhân dân… đã làm
10

cho Tòa án và thủ tục xét xử là một giá trị khơng gì có thể thay thế được . Tùy vào
tranh chấp, mâu thuẫn lợi ích phát sinh giữa từ hai chủ thể trở lên thuộc lĩnh vực nào
mà thủ tục xét xử mang những đặc thù, nguyên tắc, mục đích nhất định. Riêng đối với
tố tụng dân sự, thủ tục xét xử là hoạt động Tòa án nhân danh quyền lực Nhà nước xem
xét, đánh giá và ra phán quyết nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của đương
sự trong tranh chấp dân sự (nghĩa rộng). Và tùy thuộc vào tính chất của thủ tục xét xử
vụ án mà việc xét xử của Tòa án diễn ra ở các cấp xét xử khác nhau (sơ thẩm hoặc phúc
thẩm) cũng có những đặc thù mang tính chất pháp lý khác nhau.

Về “phương thức trực tuyến”, thuật ngữ này hiện nay bắt đầu được sử dụng
tương đối phổ biến, nhưng chủ yếu với ý nghĩa bổ sung cho thuật ngữ “xét xử” hoặc
9 Đỗ Đức Hồng Hà và Lê Quang Hậu, “Xét xử trực tuyến – giải pháp quan trọng thực hiện chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cơng tác xét xử trong đại dịch tồn cầu Covid19”, ngày 01/10/2021.
10
Đào Trí Úc và Nguyễn Thu Trang, “Vai trò của hoạt động xét xử của tòa án trong quá trình phát
triển hệ thống pháp luật Việt Nam”, ngày
01/10/2021.



13
“phiên tòa/phiên điều trần”. Tuy nhiên, cách hiểu của “trực tuyến” trong “xét xử trực
tuyến” hay “phiên tòa trực tuyến” có độ chênh nhất định so với nội hàm cụm từ này
trong “giải quyết VADS bằng phương thức trực tuyến”, cần được phân biệt làm rõ.

Phiên tòa trực tuyến được khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 33/2021/QH15 của
Quốc Hội ngày 12/11/2021 về tổ chức phiên tòa trực tuyến (“Nghị quyết số
33/2021/QH15”) định nghĩa là “phiên tòa được tổ chức tại phịng xử án, có sử dụng
các thiết bị điện tử kết nối với nhau thông qua môi trường mạng, cho phép bị cáo,
bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa tại địa điểm ngồi
phịng xử án do Tịa án quyết định nhưng vẫn bảo đảm trực tiếp theo dõi đầy đủ
hình ảnh, âm thanh và tham gia các trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tịa bằng lời
nói, hành vi tố tụng liên tục, công khai, vào cùng một thời điểm.” Định nghĩa này
tương thích với cách hiểu về thuật ngữ “phiên điều trần trực tuyến” hay “phiên tòa
11

trực tuyến” theo quan điểm quốc tế . Trong đó, thuật ngữ “trực tuyến” theo quan
điểm của tác giả là sự lựa chọn hợp lý nhất so với nhiều thuật ngữ khác như “ảo”
12

13

(virtual) hay “từ xa” (remote) (vốn vẫn được sử dụng ở nhiều tài liệu hiện nay),
bởi nó lột tả được cả phương tiện tiến hành lẫn tính chất đặc trưng của mơ hình.
11
“Phiên điều trần trực tuyến” được dùng để mơ tả các phiên tòa, phiên điều trần được tiến hành với
sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nhằm kết nối tương tác đồng thời của các chủ thể tố tụng từ các địa điểm
khác nhau (theo Michael Legg và Anthony Song (2021), “The courts, the remote hearing and the pandemic:
from action to reflection”, Tạp chí UNSW Law Journal, tập 44(1), tr. 126). Theo khoản 1 Điều 2 của Quy tắc
xử lý nghiệp vụ xét xử trực tuyến số 1753 của Hàn Quốc có hiệu lực từ ngày 22/7/2020, “xét xử trực tuyến là

việc tiến hành xét xử mà một phần hoặc toàn bộ các bên liên quan trong vụ án khơng trực tiếp đến phịng xét
xử mà tham gia phiên tòa tại địa điểm từ xa được trang bị thiết bị truyền dẫn đồng thời tín hiệu hình ảnh và
âm thanh cùng lúc” (Báo cáo số 44/BC-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao ngày 02/10/2021 tổng quan về
kinh nghiệm xét xử trực tuyến của một số quốc gia trên thế giới).
12
Thuật ngữ “ảo” mặc dù có thể mơ tả được phần nào phương tiện, phương thức tiến hành nhưng nó
lại mang nhiều nghĩa khác nhau, dễ gây hiểu lầm khi sử dụng. Trong khoa học máy tính, “ảo” được hiểu là
“khơng có mặt vật lý mà hiện diện thông qua phần mềm theo quan điểm của một chương trình hoặc người
dùng” (theo Oxford English Dictionary, www.oed.com/view/Entry/223829?redirectedFrom=virtual#eibid,
ngày 23/6/2021). Theo thuật ngữ chung, nó thường được hiểu là khơng thực sự tồn tại hoặc không tồn tại
trong thực tế, chẳng hạn như cảnh quan ảo trong một trò chơi máy tính. Trong một số tài liệu tham khảo về
“thẩm phán ảo”, cụm từ này được dùng để chỉ những người ra quyết định vốn dĩ phải là con người nhưng nay
có thể được thay thế hoặc hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo, điển hình như các Tịa án Internet của Trung Quốc. Bên
cạnh đó, cũng có các phiên tịa/phiên điều trần nơi mà người tiến hành xét xử và những người tham gia tố
tụng đều thực sự tồn tại, tương tác với nhau bằng cách sử dụng các công nghệ truyền thông để giải quyết
VADS, thuật ngữ “ảo” lúc này được dùng để chỉ không gian xét xử không phải là một phòng xử án vật lý hay
một địa điểm chính để xét xử tồn tại trên thực tế mà được xây dựng và tiến hành bằng công nghệ.
13
Thuật ngữ “từ xa” chỉ mô tả được đặc trưng về khoảng cách các địa điểm diễn ra phiên xét xử
giữa các chủ thể tiến hành và chủ thể tham gia tố tụng. Theo nghĩa chung nhất, một phiên tòa/phiên điều trần
được gọi là từ xa khi nó được tiến hành mà có ít nhất một chủ thể tố tụng tham gia từ bên ngồi phịng xử án
thực tế, bao gồm ba phương thức: (i) bằng âm thanh (được thực hiện thơng qua điện thoại hoặc bằng hệ thống
chỉ có âm thanh); (ii) bằng video (tiến hành dựa trên phần mềm hội nghị truyền hình); hoặc (iii) bằng giấy (sử
dụng các bản đệ trình và bằng chứng) (theo Michael Legg và Anthony Song (2021), “The courts, the remote
hearing and the pandemic: from action to reflection”, Tạp chí UNSW Law Journal, tập 44(1), tr. 128).


14
Ngồi ra, cần lưu ý rằng khái niệm “phiên tịa trực tuyến” đơi khi cũng được tìm
kiếm trong sự tham chiếu với nhiều thuật ngữ tương tự, dễ gây nhầm lẫn vì sự trùng

lặp về từ ngữ mà điển hình là khái niệm “giải quyết tranh chấp trực tuyến”

14

(gọi tắt

15

là ODR) và “tòa án trực tuyến” . Điểm chung nhất của tòa án trực tuyến và ODR là
việc xác định và giải quyết các vụ việc bên ngồi phịng xử án bằng cơng nghệ máy
tính, đồng nghĩa với việc khơng có cuộc điều trần hay phiên tịa nào được tiến hành
(theo nghĩa một cuộc trao đổi đồng bộ và tức thời các lập luận và/hoặc chứng cứ)
mà được thay thế bằng các hình thức tương tác khơng đồng bộ. Vì vậy, cách hiểu
“trực tuyến” ở đây hoàn toàn khác với nội hàm trong “phiên tòa trực tuyến” đang
được bàn tới, khi tính đồng thời, đồng bộ, “trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh, âm
thanh… liên tục, cơng khai, vào cùng một thời điểm” là điểm mấu chốt để việc tiến
hành xét xử bằng phương thức này vẫn đảm bảo được những nguyên tắc cơ bản của
tố tụng dân sự.
Tuy nhiên, như đã phân tích, giải quyết VADS là tổng hợp các hành vi tố tụng
của Tòa án, đương sự và các chủ thể khác theo trình tự, thủ tục mà pháp luật tố tụng
dân sự quy định để có được kết quả cuối cùng có thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của các bên đương sự bằng quyết định hoặc bản án do Tòa án ban hành. Tập hợp này
gồm rất nhiều hoạt động như thụ lý đơn khởi kiện; cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố
tụng; tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa
giải;… xét xử cũng chỉ là một trong số đó. Và khơng phải hoạt động tố tụng nào kể trên
cũng yêu cầu tính “đồng thời” trong quá trình tiến hành giữa các chủ thể tham

14
Theo các chuyên gia pháp lý, “giải quyết tranh chấp trực tuyến” (Online-Dispute Resolution) là
một thuật ngữ ghép (collective terms) giữa trực tuyến (online) và giải quyết tranh tranh chấp thay thế (ADR)

(theo
Esther van den Heuvel, “Online Dispute Resolution as a Solution to Cross-border E-disputes: An Introduction
to ODR”, www.oecd.org/internet/consumer/1878940.pdf, ngày 16/4/2021). Nó được hiểu như là việc sử dụng
các biện pháp giải quyết tranh chấp thay thế với sự hỗ trợ của công nghệ Internet (mạng trực tuyến) (theo
AndraLeigh Nenstiel (2006), “Online Dispute Resolution: A Canada-United States Initiative”,
Tạp chí Canada – United States Law Journal, số 2006.32(1), tr. 313). Với đặc điểm này, ODR bao gồm một
loạt các quy trình giải quyết tranh chấp thay thế được thực hiện qua cơ chế trực tuyến như Internet hoặc một
số hình thức công nghệ cho phép thực hiện các kết nối thông tin trên mạng mà khơng địi hỏi các bên phải
liên hệ trực tiếp trong một không gian vật chất nhất định (theo Phan Thị Thanh Thủy (2016), “Giải quyết
tranh chấp thương mại trực tuyến: Những vấn đề pháp lý đặt ra cho Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 4(2016),
tr. 39) và khơng u cầu tính đồng bộ (theo Michael Legg và Anthony Song (2021), “The courts, the remote
hearing and the pandemic: from action to reflection”, Tạp chí UNSW Law Journal, tập 44(1), tr. 128). Như
vậy, ODR là một thủ tục giải quyết tranh chấp có ứng dụng các cơng nghệ thông tin để tiến hành trực tuyến
nhưng không thông qua Tòa án.
15
“Tòa án trực tuyến” (online court) được dùng để chỉ trường hợp “những người tham gia khơng
cần có mặt cùng một lúc để giải quyết vụ việc” và “cũng như email, tin nhắn văn bản không yêu cầu những
người có liên quan phải truy cập đồng thời, những lập luận, bằng chứng hay quyết định cũng có thể gửi đi
mà không cần người gửi và người nhận phải có mặt cùng lúc về mặt vật lý hay thơng qua công nghệ” (theo
Richard Susskind (2019), Online Courts and the Future of Justice, Nxb. Oxford University Press, tr. 60).


15
gia tố tụng như xét xử. Do đó, nếu xét chung về thuật ngữ “giải quyết VADS bằng
phương thức trực tuyến”, đặc tính “đồng thời” là khơng cần thiết. Cũng cùng với
cách hiểu này, Điều 1 Giải thích Luật (2021) số 12 Quy tắc tranh tụng trực tuyến
của TAND của Tòa án nhân dân tối cao (“TANDTC”) Trung Quốc ngày
16

18/5/2021 (“Quy tắc tranh tụng trực tuyến của TAND”) quy định “Tòa án nhân

dân, đương sự và người tham gia tố tụng khác có thể dựa trên nền tảng tố tụng điện
tử (sau đây gọi tắt là “nền tảng tố tụng”), thông qua mạng Internet hoặc các mạng
chuyên dụng khác để thực hiện một phần hoặc toàn bộ các khâu của q trình tố
tụng như lập hồ sơ vụ án, hịa giải, trao đổi chứng cứ, xét hỏi, xét xử, tống đạt.”
Từ các lập luận nêu trên, theo quan điểm của tác giả, có thể hiểu: Giải quyết
VADS bằng phương thức trực tuyến là tổng hợp các hành vi tố tụng của Tòa án,
đương sự và các chủ thể khác theo trình tự, thủ tục mà pháp luật tố tụng dân sự
quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự trong
tranh chấp dân sự (nghĩa rộng), được tiến hành thông qua môi trường mạng để
kết nối tương tác của các chủ thể tố tụng từ các địa điểm khác nhau.
1.1.2. Đặc điểm giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến
Giải quyết VADS bằng phương thức trực tuyến, ngoài những đặc điểm giống
với phương thức giải quyết VADS truyền thống (như phải tuân thủ các nguyên tắc
cơ bản và đảm bảo đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật tố tụng dân
sự; các hoạt động tố tụng được thực hiện nhằm hướng đến giải quyết các tranh chấp
dân sự (theo nghĩa rộng), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, bảo
đảm duy trì cơng bằng xã hội;…), cịn có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, giải quyết VADS bằng phương thức trực tuyến là cơ chế kết hợp
linh hoạt giữa thủ tục giải quyết VADS theo quy định của pháp luật tố tụng và các
hỗ trợ tiện ích mà cơng nghệ điện tử mang lại. Theo đó, cơng nghệ điện tử tham gia
cung cấp các hỗ trợ tích cực như mạng Internet, các thiết bị kết nối thông tin lưu trữ
và truyền tải dữ liệu giữa các bên với nhau… Nhờ đó, khác với phương thức giải
quyết VADS bằng phương thức truyền thống, mọi thủ tục giải quyết trong cơ chế
này đều có thể được tiến hành trên không gian mạng thông qua các công cụ như
website, email hay những phần mềm hỗ trợ liên lạc, kết nối, diễn đàn ảo do Tòa án
cung cấp. Tuy nhiên, cũng vì vậy, cơ chế này địi hỏi phải có một hệ thống các điều
16

ngày 20/7/2021.



16
luật không chỉ hợp lý trong việc kết hợp quy định về trình tự, thủ tục tố tụng truyền
thống với sự hỗ trợ của cơng nghệ điện tử mà cịn phải làm tăng tính khả thi, khơng
bị vi phạm những quy định chung mang tính ngun tắc khi nó được áp dụng thực
hiện trên thực tế. Nhưng không dừng lại ở đó, cơ sở hạ tầng, cơ sở cơng nghệ thông
tin cũng là vấn đề cần được quan tâm bởi khơng phải ai cũng sở hữu máy tính và có
thể truy cập Internet. Như ở Ấn Độ, có tới khoảng 50% người dân khơng có quyền
truy cập Internet mặc dù đây là quốc gia có số lượng người dùng Internet cao thứ
17

hai trên thế giới . Điều cần thiết ở đây là các cơ sở công nghệ thông tin không chỉ
được xây dựng ở Tòa án mà còn phải được cung cấp công khai cho những người
cần chúng, đảm bảo tính thân thiện, dễ sử dụng, cơ sở hạ tầng phải đảm bảo kết nối
điện, Internet ổn định.
Thứ hai, giải quyết VADS bằng phương thức trực tuyến không bị cản trở bởi
vị trí địa lý. Các tranh chấp dân sự phát sinh từ các giao dịch dân sự trong cuộc sống
có thể được diễn ra với bất cứ chủ thể nào. Cơ chế này được tiến hành mà khơng địi
hỏi bắt buộc phải có sự hiện hữu của những người tham gia tố tụng trong một không
gian vật chất cụ thể. Do đó, giải quyết VADS bằng phương thức trực tuyến đặt ra
một môi trường thuận lợi cho mọi chủ thể trong xã hội đều có thể tiếp cận quyền
cơng lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bất chấp rào cản về mặt địa lý.
Tuy nhiên, đơi khi đặc điểm này chỉ mang tính chất tương đối do có một số quốc gia
18

sử dụng “tường lửa” để hạn chế hoặc cấm sử dụng một số phần mềm, truy cập
một số website nhất định. Điều này khiến cho việc giải quyết VADS bằng phương
thức trực tuyến, đặc biệt đối với tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận,
cơng khai chứng cứ và hịa giải, phiên tịa xét xử trực tuyến trở nên khó khăn hơn vì
khơng đảm bảo được các bên tố tụng tham gia đầy đủ trong trường hợp một hoặc

một vài trong số họ đang ở tại các quốc gia đó. Cụ thể, nhiều nền tảng gọi điện
video bị chặn ở Trung Quốc và Trung Đông, quyền tự do truy cập, cấp phép và quản
lý của tất cả các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến không được đảm bảo. Vậy trong
trường hợp hệ thống tòa án của một quốc gia lựa chọn phần mềm nhất định để
17

Uzair Ahmad Khan, “What happens as courts and tribunals go online – opportunities and challenges”,
ngày 14/10/2020.
18
Tường lửa (firewall) trong lĩnh vực công nghệ thông tin là một kỹ thuật được tích hợp vào hệ
thống mạng để chống sự truy cập trái phép, nhằm giám sát dữ liệu được trao đổi giữa máy tính, máy chủ và
các thiết bị định tuyến trong hệ thống mạng (thường ở dạng các gói tin) để kiểm tra xem chúng có an tồn
hay khơng, từ đó bảo vệ các nguồn thông tin nội bộ và hạn chế sự xâm nhập khơng mong muốn từ bên ngồi
vào hệ thống.
Khi được kích hoạt, tường lửa sẽ xác định xem các gói tin có đáp ứng những quy tắc đã được thiết lập hay
không để chấp nhận hoặc từ chối chúng (theo “Tường lửa là gì? Tại sao nên dùng tường lửa?”,
ngày 04/4/2022).


17
mở phiên tịa trực tuyến mà nền tảng đó lại bị chặn ở quốc gia mà đương sự của vụ
án đang cư trú thì giải quyết như thế nào vẫn còn là một vấn đề vướng mắc.
Thứ ba, giải quyết VADS bằng phương thức trực tuyến thể hiện tính hiện đại,
đảm bảo tính chính xác, minh bạch và thống nhất. Cơ chế giải quyết này sử dụng
các phương tiện kỹ thuật điện tử hiện đại hoạt động trên công nghệ điện tử, kỹ thuật
số, công nghệ truyền dẫn không dây… Đây đều là thành quả của sự phát triển công
nghệ thông tin trong thời đại hiện nay. Đồng thời, cũng nhờ vào sự hỗ trợ này, việc
giải quyết VADS có thể đạt đến độ chính xác, thống nhất cao do các thủ tục, quy
trình được thực hiện dựa trên những khn mẫu có sẵn cho cùng một hệ thống,
nhiều thủ tục, quy trình cịn được tự động hóa. Bên cạnh đó, do các thủ tục, tài liệu,

chứng cứ đều được lưu trữ và chuyển tải thông qua công nghệ điện tử nên chúng
luôn để lại “dấu vết kỹ thuật số”. Nói một cách cụ thể, kể từ thời điểm thơng tin, dữ
liệu được lưu và truyền đi, chúng được bảo quản ở dạng kỹ thuật số và ngay cả khi
bị xóa, chúng vẫn có khả năng được khơi phục trở lại. Chính vì vậy, các hồ sơ vụ án
có thể tồn tại vĩnh viễn, làm tăng tính truy xuất, các thông tin, hành vi của những
người tham gia tố tụng có thể dễ dàng được kiểm tra khi cần thiết.
Thứ tư, giải quyết VADS bằng phương thức trực tuyến tiết kiệm chi phí và thời
gian. Giải quyết VADS từ thời điểm nộp đơn khởi kiện cho đến khi Tòa án ban hành
bản án, quyết định có thể kéo dài và tốn kém đối với tất cả các bên tranh chấp. Nếu
phương thức giải quyết này được triển khai trên thực tế một cách chặt chẽ thì thời gian
thụ lý đơn, hòa giải, xét xử… sẽ được tiết kiệm đến mức tối đa, nhờ đó các hồ sơ sẽ
nhanh chóng được giải quyết, giảm thiểu tình trạng tồn đọng án. Bên cạnh đó, với giải
pháp này, việc phải hỗn phiên tịa do một bên đương sự hoặc người tham gia tố tụng
khác khơng thể có mặt tại phịng xét xử sẽ giảm do họ vẫn được tham gia phiên xét xử
19

mà không phải mất thời gian di chuyển đến địa điểm xét xử . Hơn nữa, việc giải quyết
VADS bằng phương thức trực tuyến là biện pháp hữu hiệu để xử lý cấp thiết các vụ án
trong trường hợp khẩn cấp, giãn cách xã hội hoặc cách ly xã hội. Bên cạnh đó, việc
khơng u cầu những bên tham gia tố tụng phải đến hoặc tập trung trong một không
gian vật lý nhất định không chỉ tiết kiệm cơ sở vật chất, làm giảm bớt nhiều chi phí vận
hành của các tòa án mà còn cắt giảm đáng kể những khoản tiền phát sinh kèm theo
trong việc đi lại, ăn ở, phí luật sư của các
19

“Mơ hình Tịa án thơng minh và vấn đề cải cách tư pháp”, ngày 27/3/2021.


18
đương sự ở xa… Hơn nữa, phiên xét xử trực tuyến cũng có thể giúp đơng đảo người

dân quan tâm đến vụ kiện có thể theo dõi q trình xét xử dù ở bất cứ đâu mà không
ngại những vấn đề về chi phí hay giới hạn dung lượng của phòng xử án.

20

Thứ năm, giải quyết VADS bằng phương thức trực tuyến tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Về mặt pháp lý, giá trị của chứng cứ điện tử có thể sẽ thường xuyên bị đặt câu hỏi,
đặc biệt khi có nghi vấn một bên làm giả chứng cứ. Về an ninh, tiến bộ khoa học kỹ
thuật cũng đồng nghĩa với việc mở ra những lỗ hổng lớn. Mặc dù hiện nay đã có rất
nhiều cơng cụ như “tường lửa”, chương trình chống phần mềm gián điệp và chống
virus, nhưng các hành vi khai thác và truy cập bất hợp pháp vào hệ thống máy tính,
thiết bị hoặc mạng, các hành vi vi phạm bảo mật khác là một thực tế của cuộc sống
thế kỷ 21. Do đó, quyền riêng tư và bảo mật của các bên có liên quan và cả thơng
tin mật của Chính phủ, Tịa án, Viện kiểm sát cũng có nguy cơ bị xâm phạm đến.
Một trong những thách thức rõ ràng đối với bất kỳ hệ thống tư pháp điện tử nào nói
chung và giải quyết VADS bằng phương thức trực tuyến nói riêng là giảm thiểu tối
đa nguy cơ xâm phạm dữ liệu và chi phí đáng kể để che chắn những lỗ hổng an ninh
này. Bên cạnh đó, sự ổn định của hệ thống vận hành giải quyết VADS trực tuyến là
điều cần thiết. Một trong những “điểm mạnh” của phương thức này là người dùng
có thể gửi, xem xét thơng tin, tài liệu, tham gia quy trình tố tụng vào thời điểm phù
hợp với họ mà khơng cần phải di chuyển đến tịa án. Nếu người dùng thường xun
nhận được dịng thơng báo “u cầu không khả dụng”, cơ chế này sẽ chỉ là “một
chiếc bánh vẽ” mà không thể thực hiện được như kỳ vọng.
1.1.3. Vai trò của giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến
Từ phân tích khái niệm và những đặc trưng cơ bản, có thể thấy rằng giải
quyết VADS bằng phương thức trực tuyến đóng vai trị quan trọng trong tiến trình
cải cách tư pháp của nước ta.
Một mặt, giải quyết VADS bằng phương thức trực tuyến là nhu cầu, xu hướng
tất yếu của hoạt động tư pháp, không chỉ bảo đảm các VADS được giải quyết kịp
thời, nhanh chóng, giảm tình trạng tồn đọng, tiết kiệm chi phí xã hội mà cịn làm

tăng tính chính xác, minh bạch, thống nhất, tăng khả năng tiếp cận công lý cho mọi
chủ thể trong xã hội.
20
Ngơ Minh Tín, Võ Thị Thanh Hịa, “Mơ hình Tịa án trực tuyến tại Trung Quốc – Kinh nghiệm
cho Việt Nam”, -cho-viet-nam, ngày 27/3/2021.


19
Mặt khác, mơ hình này là một bước đi cần thiết để thúc đẩy chuyển đổi số
trong hệ thống Tòa án, tạo động lực phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin
và truyền thông trong giải quyết VADS, đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng
Tịa án điện tử, Tòa án số, tiến tới xây dựng hệ thống Tịa án thơng minh, hiện đại
hóa hoạt động tư pháp.
Như vậy, mơ hình giải quyết VADS bằng phương thức trực tuyến nếu được
định hướng và phát triển tốt sẽ có khả năng hỗ trợ hoặc thay thế phương thức truyền
thống (trong một số trường hợp cần thiết), giúp Tòa án nâng cao chất lượng xét xử
và hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức
trực tuyến
Giải quyết VADS bằng phương thức trực tuyến ở các quốc gia nói chung, tại
Việt Nam nói riêng chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau mà trong đó, sự
phát triển của công nghệ; các quy định của hệ thống pháp luật đóng vai trị quan
trọng hơn cả. Việc xác định rõ sức ảnh hưởng của các yếu tố này sẽ giúp cho các
nhà lập pháp đánh giá được vị trí, tiềm năng và đưa ra những chiến lược, kế hoạch
tổng thể mang tính định hướng lâu dài cùng những lộ trình, giải pháp cụ thể nhằm
xây dựng một cơ chế giải quyết VADS bằng phương thức trực tuyến hiệu quả.
1.2.1. Sự phát triển của công nghệ
Sự ra đời của Internet cùng với sự phát triển sau đó của mạng lưới tồn cầu
World Wide Web (hay còn gọi tắt là Web) đã mở ra một kỷ nguyên mới cho thế giới,
làm thay đổi nhiều hoạt động của con người, trong đó bao gồm cả hoạt động tư

pháp. Các tịa án khơng thể đứng ngồi sự can thiệp sâu rộng của cơng nghệ, thay
vào đó đang tích cực tham gia bằng cách xây dựng hệ thống trực tuyến nhằm lưu trữ
hồ sơ tòa án điện tử, cho phép hoặc thậm chí yêu cầu nộp các văn bản tố tụng bằng
con đường trực tuyến, đồng thời xây dựng các phịng xử án cơng nghệ cao để trình
bày chứng cứ. Khơng phải tất cả những thay đổi này đều xảy ra do những quyết
định mang tính chủ động của các hệ thống tịa án nhằm mục đích đồng bộ với cơng
cuộc hiện đại hóa tồn bộ đất nước mà một vài trong số những thay đổi này còn bắt
nguồn từ những hạn chế trong hoạt động tư pháp truyền thống, một số khác lại vì sự
21

tiện lợi của công nghệ hiện đại .
21

Herbert B. Dixon Jr., “Technology and the Courts: A Futurist View”, />judicial/publications/judges_journal/2013/summer/technology_and_the_courts_a_futurist_view/, ngày 01/4/2021.


×