Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Ứng dụng công nghệ chuối khối trong lĩnh vực kinh doanh tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.89 KB, 3 trang )

Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2018. ISBN: 978-604-82-2548-3

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHUỐI KHỐI
TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH TÀI CHÍNH
Trần Văn Hịe
Khoa Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Thủy lợi, email:

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Cơng nghệ chuỗi khối (Blockchain) là
cơng nghệ mang tính đột phá đang được các
doanh nghiệp ứng dụng mạnh mẽ, trong đó
có kinh doanh tài chính. Tuy nhiên, các tổ
chức tài chính Việt Nam chỉ mới bước đầu
nghiên cứu và thử nghiệm. Bài viết tập trung
thảo luận các vấn đề về thực trạng chấp nhận
ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong lĩnh
vực kinh doanh tài chính, những thách thức
cần giải quyết và những quyết định cần triển
khai để ứng dụng công nghệ chuỗi khối.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sử dụng phương pháp khảo cứu thực tiễn
thông qua các dữ liệu thứ cấp, từ đó tổng
hợp, phân tích đánh giá vấn đề để đề xuất các
giải pháp.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Các ứng dụng cơng nghệ chuỗi khối
trong kinh doanh tài chính hiện nay
Công nghệ chuỗi khối được triển khai một


cách thận trọng thông qua những nghiên cứu
và thử nghiệm bởi các định chế tài chính như
ngân hàng Santandard Chartered, JP Morgan,
Citibank, American Express, v.v. Do pháp
luật qui định rất chặt chẽ về ứng dụng công
nghệ chuỗi khối nên các nghiên cứu và triển
khai đều nhằm vào tương lai khi môi trường
kinh doanh thay đổi. Các dịch vụ tài chính
ứng dụng cơng nghệ chuỗi khối nổi bật gồm:
- Nền tảng thanh toán liên ngân hàng
(Inter-bank payment platform): Các ngân hàng
tham gia liên kết theo mạng ngang hàng được
thiết kế đặc biệt cho các giao dịch dịch vụ tài
chính. Nền tảng này được nghiên cứu triển

khai bởi một tổ chức tài chính và tích hợp mã
hóa với các tổ chức tài chính khác thành một
liên minh. Mỗi một tổ chức tài chính là một
“nút” của mạng thanh toán với dữ liệu minh
bạch, can thiệp theo nguyên tắc đồng thuận,
chia sẻ thông tin và cùng khai thác cơ sở hạ
tầng. Ứng dụng này cho phép khách hàng
doanh nghiệp giảm được rủi ro do dữ liệu được
công khai, minh bạch cho cả bên cung cấp dịch
vụ và cả khách hàng của các tổ chức tham gia
mạng thanh toán liên ngân hàng.
- Chuyển tiền qua biên giới (Crossborder fund transfers): Là ứng dụng
chuyển tiền điện tử tương tự như mạng
“Swift 2.0” nhằm thực hiện các giao dịch
giữa các tổ chức tài chính. Đối với người

dùng là các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ
chuyển tiền qua biên giới sẽ được các tổ chức
tài chính tham gia mạng thanh toán thúc đẩy
và giám sát do dữ liệu thanh toán được chia
sẻ cơng khai. Các tổ chức tài chính tham gia
mạng swift sẽ giám sát hoạt động chuyển tiền
nên mức độ rủi ro sẽ giảm xuống thấp nhất.
- Công nghệ sổ kế toán phân bổ
(distributed ledger technology): Là ứng
dụng nội bộ doanh nghiệp. Ứng dụng này
thích hợp với phương thức đầu tư tài chính
giữa các doanh nghiệp để tạo thành mạng
quản trị dữ liệu công khai, minh bạch, chia sẽ
thông tin nhờ tương tác giữa các thành viên
và cho phép ra các quyết định đầu tư tài
chính tối ưu hơn.
- Chương trình thưởng khách hàng mới
(New customer rewards program): Là ứng
dụng để lưu trữ hồ sơ và tiền điện tử nhằm hỗ
trợ các khách hàng doanh nghiệp chuyển tiền
từ ngân hàng mẹ đến các ngân hàng con. Ứng
dụng này còn cho phép thực hiện chương
trình thưởng khách hàng mới tại các ngân
hàng con trên cùng một nền tảng chính sách.

390


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2018. ISBN: 978-604-82-2548-3


Các ngân hàng con nối kết với nhau bằng
mạng ngang hàng và nối kết với ngân hàng mẹ
nên các tài sản số và những dữ liệu liên quan,
chính sách khách hàng đều minh bạch. Điều
này tránh trùng lặp, giảm xung đột lợi ích,
minh bạch hóa và thống nhất chính sách trên
cơ sở đồng thuận, phi tập trung các quyết định
nên khơng dẫn đến rủi ro cho tồn hệ thống.
- Dịch vụ thanh toán B2B (B2B
payments service): Là ứng dụng để các
doanh nghiệp thanh toán B2B ngang hàng,
lưu dữ liệu và bảo mật trên nền tảng chuỗi
khối của nhà cung cấp dịch vụ. Ứng dụng
này không cho phép một khách hàng nào có
thể thay đổi dữ liệu nếu khơng được sự đồng
ý của đối tác, do đó, rủi ro trong tín dụng và
thanh tốn quốc tế sẽ giảm. Mọi giao dịch
giữa các doanh nghiệp sẽ được công nghệ

của nhà cung cấp dịch vụ nền tảng bảo mật
và kiểm soát.
- Xử lý thanh toán nhanh cho người bán
trên nền tảng chuỗi khối (faster
blockchain-based payments processing for
merchants): Là ứng dụng để xử lý thủ tục
thanh toán nhanh được cung cấp bởi các
doanh nghiệp tài chính số cho người bán.
Nền tảng này cũng lưu trữ các dữ liệu lịch sử
giao dịch thanh toán, là cơ sở để đánh giá về
thực trạng tài chính và khả năng thanh toán

của khách hàng. Ứng dụng này cũng được sử
dụng bởi các cơ sở bán hàng ngoại vi thông
qua tương tác giữa doanh nghiệp, đơn vị bán
hàng và khách mua.
Bảng 1 cho thấy những ứng dụng nền tảng
chuỗi khối trong lĩnh vực kinh doanh tài chính.

Bảng 1. Các ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong lĩnh vực tài chính
TT
1
2
3
4
5
6

Năm ứng
Doanh nghiệp
dụng
triển khai
Mạng thanh tốn liên ngân
10/ 2017 JP Morgan (EEA) và
hàng (Interbank payment
Hyperledger
networks).
consortia.
Chuyển tiền qua biên giới
2016
T he Royal Bank of
(Cross-border fund transfers)

Canada (RBC);
Deloitte Canada
Công nghệ sổ kế tốn phân bổ 2016
Goldman Sachs và
(Distributed ledger
Digital Asset
technology)
Holdings
Chương trình thưởng khách
4/2017 American Express
hàng mới (New customer
rewards program)
T hanh toán B2B trên nền tảng 11/2017 Visa
chuỗi khối (B. based B2B
payments)
T hanh toán nhanh trên nền tảng 5/2016
MasterCard
chuỗi khối cho người bán
(Faster B.based payments
processing for merchants)
T ên ứng dụng

Nội dung và mức độ triển khai
T hanh tốn liên ngân hàng; Nhóm chuỗi khối
nội bộ cùng khai t hác; Chia sẻ thông t in và
thanh toán ngang hàng.
Một dạng mạng “ Swift 2.0”; Ứng dụng thanh
toán quốc tế cho các tổ chức cung cấp dịch vụ
tài chính
Sổ cái điện tử ghi chép các giao dịch tài

chính; Hỗ trợ các tổ chức tài chính nhờ minh
bạch hóa các dữ liệu.
Nối kết và chuyển tiền từ ngân hàng mẹ đến
các ngân hàng con; Lưu hồ sơ và tiền điện tử;
T hực hiện t hưởng khách hàng mới.
T riển khai ứng dụng “ B2B Connect .”; Cung
cấp dịch vụ thanh toán B2B.
Xây dựng nền tảng chuỗi khối cho ứng dụng
thanh toán nhanh của người bán; T riển khai
ứng dụng lưu trữ lịch sử thanh t oán

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các tài liệu tham khảo.

3.2. Thách thức đối với các tổ chức tài
chính trong ứng dụng công nghệ chuỗi khối
Cùng với thách thức kỹ thuật, các tổ chức
tài chính phải vượt qua những thách thức về
quản trị, về kiến thức và kỹ năng của người
dùng, về quản trị và an ninh dữ liệu.
Trước hết, các doanh nghiệp ứng dụng công
nghệ chuỗi khối phải đối mặt với vấn đề là hầu
hết các ứng dụng đều chưa được kiểm định và
thử nghiệm để thương mại hóa trên quy mô
lớn. Thiếu kiểm định nên bảo hộ pháp lý rất
hạn chế. Nhiều ứng dụng cho vay ngang hàng
hay đào tiền số, kinh doanh tiền số đều có thể

phá sản mà khơng được bảo đảm, thậm chí
người dùng (nhà đầu cơ, nhà đầu tư, v.v.) bị
lừa đảo. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đối

mặt với vấn đề trang bị kiến thức cho nguồn
nhân lực nội bộ để phục vụ khách hàng.
Thứ hai, các doanh nghiệp phải cân nhắc
một sự đánh đổi quan trọng giữa nền tảng
chuỗi khối với công nghệ tập trung. Ứng dụng
công nghệ chuỗi khối sẽ thúc đẩy hợp nhất dữ
liệu, tính tồn vẹn và loại bỏ những trung gian
khỏi việc xử lý và lưu trữ dữ liệu nhưng sẽ
làm tăng thời gian giao dịch do xử lý dữ liệu
chậm hơn và bảo mật dữ liệu kém hơn.

391


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2018. ISBN: 978-604-82-2548-3

Thứ ba, các doanh nghiệp phải định hướng
lại để làm việc với người cạnh tranh, nhà
cung cấp và khách hàng theo chuỗi giá trị.
Nền tàng chuỗi khối liên quan đến việc kết
nối, chia sẻ và xử lý dữ liệu giữa các tổ chức
tài chính phải dựa trên một chuỗi giá trị để
bảo đảm lợi ích của từng thành viên và lợi ích
của tồn chuỗi khối. Các tổ chức tài chính sử
dụng cơng nghệ chuỗi khối cần đề xuất giá trị
và thuyết phục các tổ chức tài chính khác
tham gia nền tảng chuỗi khối cùng làm việc
để sử dụng công nghệ mới. Việc thuyết phục
và giá trị chia sẻ dựa trên chuỗi giá trị sẽ
mang lại sự bền vững và sự tin cậy lẫn nhau.

Thứ tư, các dịch vụ tài chính sử dụng cơng
nghệ chuỗi khối phải đương đầu với các quy
tắc và tính bảo thủ của các doanh nghiệp tài
chính do những mối liên hệ khá bền vững với
phương thức kinh doanh và công nghệ truyền
thống. Sự do dự trong ứng dụng nền tảng
chuỗi khối còn do những rủi ro tiềm ẩn trong
sử dụng tiền và phương tiện số hóa.
Cuối cùng, độ tin cậy, tính xác thực của
các dữ liệu đầu vào và các kết nối ban đầu từ
môi trường kinh doanh thực và thế giới số là
thách thức lớn đối với tổ chức tài chính ứng
dụng cơng nghệ chuỗi khối. Nếu dữ liệu
khơng chính xác thì nền tảng chuỗi khối sẽ
đại diện cho thông tin sai lệch và đặc tính
tồn vẹn, tin cậy của dữ liệu trên tồn hệ
thống sẽ mất đi.
3.3. Các quyết định thúc đẩy ứng dụng cơng
nghệ chuỗi khối trong kinh doanh tài chính
Các tổ chức tài chính mong muốn và có
khả năng ứng dụng cơng nghệ chuỗi khối cần
có những quyết định chiến lược về trình độ
ứng dụng, khả năng mở rộng, mức độ an ninh
và quyền riêng tư cần thiết; về chấp nhận ứng
dụng nền tảng chuỗi khối ở cấp doanh nghiệp
hay chỉ ở một bộ phận gắn với sản phẩm và
thị trường; về tham gia các liên minh trên
cùng ứng dụng nền tảng chuỗi khối. Dưới góc
độ kinh doanh tài chính, các quyết định đưa ra
thường không giống nhau nhưng một số giải

pháp sau đây có thể hữu ích.
Trước hết, các tổ chức tài chính có thể
chọn giải pháp phát triển các mạng riêng.
Mạng riêng sẽ giảm bớt một số lo ngại về dữ
liệu và quyền riêng tư. Các nhà phát triển
mạng riêng trên nền tảng chuỗi khối sẽ sử
dụng thuật toán đồng thuận để ngăn chặn các
giao dịch có chứa mã độc hoặc gian lận. Vì
vậy, sẽ nâng cao an ninh nhưng phải chấp

nhận tốc độ giao dịch chậm hơn và trong một
số trường hợp, phải chấp nhận tăng thêm chi
phí cho nghiên cứu và triển khai các ứng
dụng mạng chuỗi khối dùng riêng.
Thứ hai, nghiên cứu và phát triển nền tảng
chuỗi khối ở cấp doanh nghiệp nhằm hình
thành các “nền tảng chuỗi khối dịch vụ
(blockchain-as-a-service)”. Các nền tảng này
cho phép thực hiện giao dịch tín dụng ngang
hàng, thanh tốn điện tử, nghiên cứu và phát
triển các sản phẩm mới, v.v. trong phạm vi
mạng doanh nghiệp nội bộ.
Thứ ba, tham gia vào các liên minh chuỗi
khối có chung nền tảng cơ sở hạ tầng và
nhiều loại giao dịch tương đồng. Liên kết trên
nền tảng cơng nghệ để hình thành hệ sinh thái
cơng nghệ chuỗi khối giao dịch tài chính cho
các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp khởi
nghiệp, các tổ chức giáo dục, v.v. trên cơ sở
các ứng dụng chung.

Thứ tư, chuyển từ cạnh tranh đối đầu sang
liên kết để cùng thực hiện những chính sách
chung, thiết lập các tiêu chuẩn cơng nghệ và
cùng triển khai thực hiện, chia sẻ tài nguyên,
đẩy nhanh việc sản xuất phần mềm và giải
pháp công nghệ tiềm năng dùng chung.
4. KẾT LUẬN

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ
chuỗi khối đã tạo ra sự tăng tốc trong lĩnh
vực kinh doanh tài chính. Các dịch vụ tài
chính dựa trên nền tảng chuỗi khối không
những tạo ra mạng liên kết liên ngân hàng mà
còn nối kết các ngân hàng với các khách
hàng thành những liên minh để thực hiện các
giao dịch nhanh hơn, an toàn hơn, minh bạch
hơn với chi phí giảm. Các cơng nghệ chuỗi
khối đều được bảo hộ bởi những bằng bảo hộ
nên các tổ chức tài chính và các khách hàng
được bảo vệ về cơng nghệ cho phát triển
chiến lược kinh doanh. Mặc dù còn nhiều
thách thức phải vượt qua nhưng các doanh
nghiệp dịch vụ tài chính vẫn đang tiếp tục
đầu tư nghiên cứu và triển khai các nền tảng
công nghệ chuỗi khối dùng chung kết hợp
dùng riêng tạo thành những mạng chuỗi khối
kinh doanh dịch vụ tài chính tồn cầu.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] 17 blockchain platforms - a brief introduction,
https ://elements project.org;

www.linkedin.com/pulse/

392



×