Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Luận văn pháp luật về bảo tồn các khu Ramsar tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.62 KB, 61 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI

LÊ ĐẶNG HỒNG ÁNH

PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN CÁC KHU RAMSAR

TẠI VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƢƠNG MẠI

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN CÁC KHU RAMSAR

TẠI VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ ĐẶNG HỒNG ÁNH
Khóa: 42

MSSV: 1753801011006

GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021




LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan,
đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu
tham khảo. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.

Ngƣời cam đoan
(Ký tên)

Lê Đặng Hồng Ánh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƢỢC VIẾT TẮT

Công ƣớc Ramsar

Công ƣớc về các vùng đất ngập nƣớc có tầm
quan trọng quốc tế đặc biệt nhƣ là nơi cƣ trú
của loài chim nƣớc

Nghị định số 66/2019/NĐ-CP

Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019
của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền
vững các vùng đất ngập nƣớc


Thông tƣ số 07/2020/TT –BTNMT Thông tƣ 07/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng ngày 31/8/2020 quy
định chi tiết các nội dung tại điểm c khoản 1
Điều 31 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày
29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử
dụng bền vững các vùng đất ngập nƣớc
Nghị định số 109/2003/NĐ-CP

Nghị định số 109/2003/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 23/9/2003 về bảo tồn và phát triển bền
vững các vùng đất ngập nƣớc nay

Thông tƣ số 18/2004/TT-BTNMT

Thông tƣ số 18/2004/TT-BTNMT ngày 23
tháng 8 năm 2004 hƣớng dẫn thực hiện nghị
định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 9
năm 2003 của Chính phủ về bảo tồn và phát
triển bền vững các vùng đất ngập nƣớc


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC KHU RAMSAR TẠI VIỆT NAM.............5
1.1.

Khái niệm khu Ramsar..................................................................................... 5

1.2.


Các khu Ramsar tại Việt Nam......................................................................... 8

1.2.1. Vƣờn quốc gia Xuân Thủy.................................................................................. 8
1.2.2. Vùng đất ngập nƣớc Bàu Sấu.............................................................................. 8
1.2.3. Vƣờn quốc gia Ba Bể.......................................................................................... 9
1.2.4. Vƣờn quốc gia Tràm Chim.................................................................................. 9
1.2.5. Vƣờn quốc gia Mũi Cà Mau.............................................................................. 10
1.2.6. Vƣờn quốc gia Côn Ðảo.................................................................................... 10
1.2.7. Khu bảo tồn đất ngập nƣớc Láng Sen............................................................... 11
1.2.8. Vƣờn quốc gia U Minh Thƣợng....................................................................... 11
1.2.9. Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long............................................ 12
1.3.

Vai trò và sự cần thiết phải bảo tồn các khu Ramsar tại Việt Nam.............12

1.3.1. Vai trò của các khu Ramsar tại Việt Nam........................................................... 12
1.3.2. Sự cần thiết phải bảo tồn các khu Ramsar tại Việt Nam....................................14
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1......................................................................................... 17
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ BẢO TỒN CÁC KHU RAMSAR TẠI VIỆT NAM.......................................... 18
2.1.

Quy định pháp luật về bảo tồn các khu Ramsar tại Việt Nam.....................18

2.1.1. Quy định pháp luật quốc tế................................................................................ 18
2.1.2. Quy định pháp luật trong nƣớc.......................................................................... 21
2.2.

Bất cập trong quy định pháp luật về bảo tồn các khu Ramsar tại Việt
Nam.................................................................................................................. 32


2.2.1. Chƣa có Chiến lƣợc quốc gia về bảo tồn các khu Ramsar tại Việt Nam...........32
2.2.2. Thiếu quy định về cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu Ramsar........................33
2.2.3. Chế tài xử lý hành vi vi phạm chƣa đủ sức răn đe............................................. 35
2.2.4. Phát triển du lịch cộng đồng tại các khu Ramsar chƣa có quy hoạch cụ thể......39
2.3.

Kiến nghị hồn thiện quy định pháp luật về bảo tồn các khu Ramsar.......40

2.3.1. Ban hành Chiến lƣợc quốc gia về bảo tồn các khu Ramsar...............................41
2.3.2. Ban hành quy định về cơ cấu tổ chức Ban quản lý các khu Ramsar..................44


2.3.3. Tăng mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính và bổ sung chế tài
cho các hành vi liên quan đến bảo tồn các khu Ramsar....................................45
2.3.4. Lập quy hoạch chi tiết cho loại hình du lịch cộng đồng tại các khu Ramsar......47
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2......................................................................................... 49
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................... 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Từ khi tham gia Cơng ƣớc về các vùng đất ngập nƣớc có tầm quan trọng quốc
tế đặc biệt nhƣ là nơi cƣ trú của lồi chim nƣớc (Cơng ƣớc Ramsar) đến nay, Việt
Nam đã có 9 vùng đất ngập nƣớc đƣợc Cơng ƣớc cơng nhận là các khu đất ngập nƣớc
có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar). Đây là niềm tự hào của Việt Nam và cũng là

thách thức to lớn trong công tác quản lý, bảo tồn và sử dụng khôn khéo các khu
Ramsar xuất phát từ tầm quan trọng của các khu này. Các vùng đất ngập nƣớc nói
chung và các khu Ramsar nói riêng có vai trị vơ cùng quan trọng cho sự sống, là cái
nôi của đa dạng sinh học, cung cấp nƣớc và môi trƣờng sống cho sinh vật. Đồng thời
cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng của con ngƣời, bao gồm các nguồn lợi
thủy sản và nông nghiệp, cung cấp, điều tiết nƣớc, điều tiết khí hậu, hạn chế thiên tai,
là nơi lắng đọng phù sa hình thành đất và tham gia tích cực trong vịng tuần hồn các
chất đinh dƣỡng trong các hệ sinh thái nói chung. Đối với các khu Ramsar, đây cịn là
nơi cƣ trú của các lồi động thực vật quý hiếm, là nơi giữ gìn những sinh cảnh hiếm
hoi cịn sót lại trên thế giới.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của các khu Ramsar, Việt Nam đã có những
bƣớc đi đáng chú ý trong việc phát triển khung chính sách, pháp luật về mơi trƣờng
trong hơn ba thập kỷ qua nhằm nội luật hóa Cơng ƣớc Ramsar, nâng cao hiệu quả bảo
tồn thông qua việc ban hành các chiến lƣợc, các văn bản quy phạm pháp luật điều
chỉnh các vấn đề liên quan đến bảo tồn các khu Ramsar. Ngồi ra, Việt Nam cịn tích
cực tham gia Chiến lƣợc vùng đất ngập nƣớc khu vực Indo-Burma giai đoạn 20192024 nhằm tăng cƣờng hiệu quả thực thi Công ƣớc Ramsar trong khu vực. Tuy nhiên,
ngoài những thành tựu đã đạt đƣợc trong thời gian qua, các khu Ramsar hiện nay đang
đứng trƣớc nguy cơ suy thoái bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ tác động tiêu cực
của biến đổi khí hậu, tình trạng khai thác tài ngun q mức của con ngƣời, phƣơng
thức quản lý chƣa phù hợp,... Thêm vào đó, hệ thống pháp luật điều chỉnh các vấn đề
liên quan đến bảo tồn các khu Ramsar còn tồn đọng nhiều bất cập nhƣ chƣa có Chiến
lƣợc quốc gia về bảo tồn các khu Ramsar, một số quy định chƣa cụ thể, rõ ràng cùng
các chế tài xử lý vi phạm chƣa đủ sức răn đe đã khiến công tác bảo tồn các khu
Ramsar chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao.
Chính vì những bất cập nêu trên đã đặt ra u cầu phải có khung pháp lý hồn
thiện hơn để bảo tồn hiệu quả các khu Ramsar. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Pháp luật
về bảo tồn các khu Ramsar tại Việt Nam” với mong muốn sẽ tìm hiểu những quy định
1



về pháp luật bảo tồn các khu Ramsar để từ đó làm sáng tỏ những bất cập trong các quy
định của pháp luật. Với việc đƣa ra những kiến nghị mang tính giải pháp trong cơng
tác hồn thiện hành lang pháp lý, tác giả mong muốn đƣợc góp phần phục hồi các khu
Ramsar – niềm tự hào của nƣớc nhà.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả nhận thấy việc bảo vệ các khu Ramsar
đang có đƣợc sự quan tâm khá nhiều từ cộng đồng và xã hội. Các khu Ramsar đƣợc
chú trọng để đƣa vào áp dụng những mơ hình tiên tiến, phù hợp. Các cuộc họp, hội
nghị đã diễn ra để tìm hƣớng đi phù hợp cho các khu Ramsar nhƣ: ngày 25/11/2020,
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng phối hợp với Chƣơng trình Phát triển Liên Hợp Quốc
(UNDP) tổ chức Hội thảo tổng kết dự án “Bảo tồn các khu đất ngập nước quan trọng
và sinh cảnh liên kết” nhằm phổ biến và nhân rộng các kết quả đạt đƣợc của dự án
thành lập các khu bảo tồn đất ngập nƣớc mới cùng sự tăng cƣờng năng lực để quản lý
hiệu quả các khu bảo tồn nhằm giảm thiểu các nguy cơ đã và đang phát sinh từ các
sinh cảnh liên kết; Hội thảo “Đất ngập nước tại vườn quốc gia Xuân Thủy” ngày
6/12/2010 do Ban quản lý Vƣờn quốc gia Xuân Thủy tổ chức tại Nam Định. Hội thảo
nêu ra những thực trạng suy thoái của các khu Ramsar, nâng cao sự tham gia của cộng
đồng vào hoạt động bảo tồn, mở rộng phạm vi bảo tồn các khu Ramsar,...
Công ƣớc Ramsar có nhiều hoạt động hỗ trợ các quốc gia thành viên. Một trong
những hoạt động bổ ích là xuất bản các ấn phẩm của Công ƣớc để hƣớng dẫn, hỗ trợ
các quốc gia thành viên tìm đƣợc những hƣớng đi phù hợp cho các khu Ramsar trong
công tác xây dựng hành lang pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn các khu Ramsar:
sổ tay về sử dụng khôn khéo đất ngập nước (Handbook 1: Wise use of wetlands), sổ tay
về Pháp luật và Thể chế (Handbook 3: Laws and institutions), sổ tay quản lý đất ngập
nước (Handbook 16: Managing wetlands), sổ tay về Chính sách quốc gia về đất ngập
nước (Handbook 2: National Wetland Policies),...
Một số nguồn tài liệu khác nhƣ: Báo cáo “Tổng quan hiện trạng đất ngập nước

Việt Nam sau 15 năm thực hiện Công ước Ramsar” của Cục Bảo vệ Môi trƣờng năm
2005; Văn kiện dự án “Bảo tồn khu đất ngập nước quan trọng và sinh cảnh liên kết”
của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng; tạp chí “Thực trạng quản lý khu bảo tồn thiên
nhiên tại việt nam” của Hoàng Thị Thanh Nhàn, Trần Kim Tĩnh, Phạm Việt Hùng,
“Quản lý tài nguyên đất ngập nước hồ Ba Bể – Thực trạng và giải pháp”, “Tri thức
bản địa trong công tác quản lý tài nguyên đất ngập nước khu vực hồ Ba Bể”, “Bồi
lắng, sạt lở đất đang đe dọa hệ sinh thái và sinh kế của cư dân khu Ramsar Vườn quốc
gia Ba Bể”, “Giải pháp phát triển du lịch, hạn chế tác động đến hệ sinh thái Vườn
2


quốc gia Ba Bể” của tác giả Ngân Ngọc Vỹ đã đem lại những kiến thức bổ ích liên
quan đến các khu Ramsar.
Một số khóa luận, luận án của các tác giả đã đem đến nhiều góc nhìn, giải pháp
cho các khu Ramsar nhƣ: Luận án tiến sĩ của tác giả Ngân Ngọc Vỹ (2020) “Quản lý
bền vững tài nguyên đất ngập nước dựa vào cộng đồng khu vực Hồ Ba Bể”; khóa luận
tốt nghiệp của tác giả Bùi Thị Gia Nhƣ với đề tài “Những vấn đề pháp lý về việc bảo
vệ các vùng đất ngập nước ở Việt Nam”. Tuy nhiên, việc bảo tồn các khu Ramsar chỉ
chiếm một phần nhỏ trong các khóa luận, luận án này hoặc chỉ tập trung vào một khu
Ramsar cụ thể mà chƣa có sự bao quát cho tất cả các khu Ramsar.
Hiện nay, có khá nhiều tài liệu liên quan đến các khu Ramsar nhƣng lại hiếm
thấy các tài liệu tập trung vào chế định pháp lý trực tiếp điều chỉnh các khu Ramsar.
Do đó, có thể cho rằng, đề tài “Pháp luật về bảo vệ các khu Ramsar tại Việt Nam” là
một đề tài còn khá mới mẻ và tồn đọng khá nhiều những vấn đề cần phải phân tích và
làm rõ.
3.

Mục đích nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những quy định của pháp luật liên

quan đến việc bảo tồn các khu Ramsar, từ đó nêu ra những bất cập trong pháp luật của
Việt Nam liên quan đến vấn đề này. Trên cơ sở đó, đƣa ra những kiến nghị hồn thiện
pháp luật với mục đích nâng cao hiệu quả trong hoạt động bảo tồn các khu Ramsar tại
Việt Nam.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề
tài Đối tượng nghiên cứu đề tài

Khóa luận tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật môi trƣờng liên
quan đến bảo vệ các khu Ramsar Việt Nam, thực trạng vi phạm, bất cập trong công tác
bảo tồn, sử dụng khôn khéo các khu Ramsar và giải pháp nâng cao hiệu quả ở khía
cạnh pháp lý.
Phạm vi nghiên cứu đề tài
Nhằm phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu, khóa luận tập trung khai thác
dƣới góc độ pháp luật môi trƣờng của việc bảo vệ các khu Ramsar. Theo đó, khóa
luận chủ yếu tập trung vào Cơng ƣớc Ramsar, Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày
29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nƣớc
(Nghị định số 66/2019/NĐ-CP), Luật Đa dạng sinh học, Luật Lâm nghiệp. Đây là các
văn bản trực tiếp điều chỉnh các quy định về bảo vệ các khu Ramsar, những kiến thức
3


chuyên sâu về các ngành khoa học có liên quan sẽ không đƣợc đề cập cụ thể, chi tiết.
5.

Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:

Thứ nhất, phƣơng pháp phân tích- chứng minh: đây là phƣơng pháp chủ đạo và

xuyên suốt trong đề tài, đƣợc sử dụng để phân tích và đánh giá một cách tổng quan và
chuyên sâu về các vấn đề lý luận, các quy định pháp luật liên quan đến bảo tồn các khu
Ramsar. Từ đó chứng minh những bất cập, thiếu sót trong các quy định pháp luật cần
đƣợc điều chỉnh.
Thứ hai, phƣơng pháp so sánh: đƣợc sử dụng để so sánh, đối chiếu những thay
đổi trong các quy định pháp luật về bảo vệ các khu Ramsar.
Thứ ba, phƣơng pháp tổng hợp: đƣợc sử dụng để đúc kết từ việc phân tích, so
sánh các kiến thức từ hai phƣơng pháp nêu trên.
6.

Bố cục tổng quát của đề tài

Nội dung của khóa luận “Pháp luật về bảo tồn các khu Ramsar tại Việt Nam”
đƣợc trình bày trong hai chƣơng, bao gồm:
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC KHU RAMSAR TẠI VIỆT NAM
Chƣơng 1 sẽ nêu lên khái niệm, phân loại, vai trò và sự cần thiết phải bảo tồn các
khu Ramsar hiện nay. Từ đó đặt ra yêu cầu cấp bách cần có khung pháp lý hoàn chỉnh
để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến các khu Ramsar.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ BẢO TỒN CÁC KHU RAMSAR TẠI VIỆTNAM
Chƣơng 2 sẽ phân tích các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến bảo tồn
các khu Ramsar từ đó nêu ra những bất cập và đề ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC KHU RAMSAR TẠI VIỆT
NAM 1.1. Khái niệm khu Ramsar
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khu Ramsar là vùng đất ngập nƣớc có
1


tầm quan trọng quốc tế đƣợc Ban thƣ ký Công ƣớc Ramsar cơng nhận . Hay nói cách
khác, khu Ramsar là vùng đất ngập nƣớc đƣợc công nhận theo Công ƣớc Ramsar.
Bối cảnh ra đời của Công ƣớc Ramsar xuất phát từ lời kêu gọi ban đầu cho một
công ƣớc quốc tế về đất ngập nƣớc đƣợc nêu ra vào năm 1962 trong một Hội nghị thành
lập một phần của Dự án MAR - một chƣơng trình đƣợc thành lập vào năm 1960 xuất phát
từ mối quan tâm là những đầm lầy rộng lớn và các vùng đất ngập nƣớc ở châu Âu đang bị
phá hủy, dẫn đến số lƣợng loài chim nƣớc suy giảm. Hội nghị MAR do Tiến sĩ Luc
Hoffmann tổ chức tại Les Saintes Maries-de-laMer ở Camargue của Pháp, từ ngày 12 đến
ngày 16 tháng 11 năm 1962. Thành phần tham dự bao gồm Liên minh Quốc tế Bảo tồn
Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (nay là IUCN), Cục Nghiên cứu Chim nƣớc và
Đất ngập nƣớc Quốc tế, IWRB (nay là Wetlands International) và Tổ chức Bảo tồn chim
quốc tế, ICBP (nay là BirdLife International). Ban đầu, công ƣớc dự kiến đặc biệt hƣớng
vào việc bảo tồn các lồi chim nƣớc thơng qua việc tạo ra một mạng lƣới các nơi trú ẩn,
nhƣng khi văn bản đƣợc phát triển, đặc biệt là với sự cố vấn chuyên môn của nhà tƣ vấn
pháp luật MrCyrille de Klemm, việc bảo tồn các sinh cảnh đất ngập nƣớc (thay vì các
loài) đã trở nên đáng chú ý. Cuối cùng, tại một cuộc họp quốc tế do ông Eskander Firouz
tổ chức tại Ramsar, Iran, văn bản của Công ƣớc đã đƣợc đồng ý và đƣợc ký bởi các đại
biểu vào ngày 02 tháng 02 năm 1971. Cơng ƣớc có hiệu lực vào tháng 12 năm 1975, sau
khi đƣợc UNESCO đồng

ý đóng vai trị là cơ quan lƣu chiểu của Cơng ƣớc. Kể từ khi đƣợc thông qua, Công
ƣớc Ramsar đã đƣợc sửa đổi hai lần bởi Nghị định thƣ Paris vào tháng 12 năm 1982,
2

và "Bản sửa đổi Regina" năm 1987 . Hiện nay, Cơng ƣớc Ramsar đã có 171 quốc gia
3

thành viên với 2.422 khu Ramsar .
Trên thế giới đã có trên 50 định nghĩa về đất ngập nƣớc. Nhiều tài liệu ở các

nƣớc nhƣ Canada, Hoa Kỳ và Úc (trong Hoàng Văn Thắng, 1995), Uỷ ban Đất ngập
nƣớc của Liên Hiệp Quốc (UN Committee on Characterization of Wetlands, 1995)
(trong Vũ Trung Tạng, 2004) v.v... đã định nghĩa về đất ngập nƣớc theo nhiều mức độ

1
2

Xem khoản 7 Điều 2 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP

Ramsar Handbook 5th Edition “An Introduction to the Ramsar Convention on Wetlands”,
/>3 “About The Convention On Wetlands”, />
5


4

và mục đích khác nhau. Theo Cơng ƣớc Ramsar (Điều 1.1), đất ngập nƣớc đƣợc xác
định là: “những vùng đầm lầy, miền đầm lầy, vùng đất than bùn, vùng đất tự nhiên
hoặc nhân tạo, có thể tồn tại lâu dài hay tạm thời, có nước tĩnh hoặc nước chảy, là
nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, bao gồm cả những vùng nước biển có độ sâu khơng
q 6 mét khi triều kiệt”. Theo định nghĩa của Cơng ƣớc, có thể thấy rằng, nƣớc - chế
độ thuỷ văn là yếu tố tự nhiên quyết định và đóng một vai trị quan trọng trong việc
5

xác định, duy trì và quản lý các vùng đất ngập nƣớc . Nhƣ vậy, để đƣợc công nhận là
khu Ramsar thì trƣớc hết đó phải là vùng đất ngập nƣớc, có thể là vùng đầm lầy, vùng
đất than bùn, vùng ngập nƣớc thƣờng xuyên hoặc ngập nƣớc tạm thời theo mùa, kể cả
các vùng ven biển, ven đảo có độ sâu khơng q 06 mét khi ngấn nƣớc thủy triều thấp
6


nhất .
Theo quy định tại Điều 3 Thông tƣ số 07/2020/TT-BTNMT quy định chi tiết
các nội dung tại điểm c khoản 1 Điều 31 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019
của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nƣớc, căn cứ vào
các yếu tố thủy văn, hải văn, địa hình, địa mạo, điều kiện thổ nhƣỡng, mức độ tác
động của con ngƣời và ảnh hƣởng của các yếu tố biển, lục địa, các vùng đất ngập
nƣớc đƣợc chia thành 03 (ba) nhóm nhƣ sau:
(i) Vùng đất ngập nƣớc ven biển, ven đảo là những vùng đất ngập nƣớc tự
7

nhiên mặn, lợ ở ven biển, ven đảo ;
(ii) Vùng đất ngập nƣớc nội địa là những vùng đất ngập nƣớc ngọt tự nhiên
8

nằm trong lục địa hoặc nằm gần ven biển ;
(iii) Vùng đất ngập nƣớc nhân tạo là các vùng đất ngập nƣớc đƣợc hình thành
9

do tác động của con ngƣời .
Và để trở thành khu Ramsar, Công ƣớc Ramsar yêu cầu vùng đất ngập nƣớc
của các quốc gia thành viên phải đáp ứng 01 trong 09 tiêu chí sau:
Nhóm A. Khu đất ngập nước có kiểu đất ngập nước đại diện, hiếm hoặc độc
đáo

4
5
6
7
8
9


Hoàng Văn Thắng, Lê Diên Dực, Cres ĐHQGHN (2006), “ Hệ thống phân loại đất ngập nước”, tr.8
Hoàng Văn Thắng, tlđd (4), tr.9
Khoản 8 Điều 2 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP
Xem khoản 1 Điều 1 Mục 1 Phụ lục 1 Thông tƣ Thông tƣ 07/2020/TT-BTNMT
Xem khoản 2 Điều 1 Mục 1 Phụ lục 1 Thông tƣ Thông tƣ 07/2020/TT-BTNMT
Xem khoản 3 Điều 1 Mục 1 Phụ lục 1 Thông tƣ Thông tƣ 07/2020/TT-BTNMT

6


Tiêu chí 1: Một vùng đất ngập nƣớc đƣợc cho là có tầm quan trọng quốc tế nếu
là mẫu chuẩn về sự độc đáo, hiếm và đại diện cho một kiểu đất ngập nƣớc tự nhiên
hoặc gần với tự nhiên có trong vùng địa lý sinh học đặc biệt.
Nhóm B. Khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế về bảo tồn đa dạng
sinh
học
Tiêu chí 2: Một vùng đất ngập nƣớc đƣợc cho là có tầm quan trọng quốc tế nếu
nó là nơi phân bố của các lồi cực kỳ nguy cấp, hoặc sắp nguy cấp, hoặc các quần xã
sinh thái đang bị đe dọa
Tiêu chí 3: Đất ngập nƣớc nên đƣợc coi là quan trọng quốc tế nếu nó hỗ trợ các
quần thể thực vật và/ hoặc động vật quan trọng để duy trì sự đa dạng sinh học của một
vùng địa lý sinh học cụ thể.
Tiêu chí 4: Đất ngập nƣớc nên đƣợc coi là quan trọng quốc tế nếu nó hỗ trợ các
lồi thực vật và/hoặc động vật ở giai đoạn quan trọng trong vòng đời của chúng, hoặc
cung cấp nơi ẩn náu trong các điều kiện bất lợi.
Tiêu chí 5: Khu đất ngập nƣớc đƣợc coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu nó
thƣờng xuyên hỗ trợ từ 20.000 cá thể chim nƣớc trở lên.
Tiêu chí 6: Một vùng đất ngập nƣớc đƣợc cho là có tầm quan trọng quốc tế nếu
là nơi cƣ trú thƣờng xuyên của hơn 1% số lƣợng quần thể của một lồi hoặc phân lồi

chim nƣớc.
Tiêu chí 7: Một vùng đất ngập nƣớc đƣợc cho là có tầm quan trọng quốc tế nếu
nó đƣợc ni dƣỡng một phần lớn các loài, phân loài hoặc các họ cá bản địa, các giai
đoạn của lịch sử sự sống, các mối tƣơng tác giữa các lồi và/hoặc các quần thể mà có
tính đại diện cho các lợi ích và hoặc giá trị của đất ngập nƣớc và do đó đóng góp vào
sự đa dạng sinh học tồn cầu.
Tiêu chí 8: Khu đất ngập nƣớc đƣợc coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu nó
cung cấp nguồn thức ăn quan trọng cho các lồi cá, là nơi sinh sản, ni dƣỡng và
đƣờng di cƣ mà nhờ đó các lồi cá có thể sinh sôi nảy nở tại khu đất ngập nƣớc hay ở
nơi khác tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể.
Tiêu chí 9: Đất ngập nƣớc nên đƣợc coi là quan trọng quốc tế nếu nó thƣờng
xuyên hỗ trợ 1% số cá thể trong một quần thể của một loài hoặc phân lồi của các lồi
động vật khơng gia cầm sống phụ thuộc vào đất ngập nƣớc.
Nếu trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia thành viên có khu đất ngập nƣớc đáp
ứng ít nhất một (01) tiêu chí trong chín (09) tiêu chí nêu trên thì quốc gia thành viên có
7


thể đề cử với Ban thƣ ký Công ƣớc Ramsar đƣa vùng đất ngập nƣớc đó vào Danh
mục các vùng đất ngập nƣớc có tầm quan trọng quốc tế. Sau khi đƣợc ghi nhận vào
danh mục các vùng đất ngập nƣớc có tầm quan trọng quốc tế thì vùng đất ngập nƣớc
này sẽ đƣợc gọi là “khu Ramsar”.
1.2.

Các khu Ramsar tại Việt Nam

Năm 1989, Việt Nam trở thành thành viên Công ƣớc Ramsar và theo quy định
của Công ƣớc, các quốc gia thành viên có quyền đề cử các vùng đất ngập nƣớc để
đóng góp vào danh sách các vùng đất ngập nƣớc quan trọng quốc tế (the “Ramsar
List”). Theo đó, hiện nay Việt Nam có 9 vùng đất ngập nƣớc đƣợc cơng nhận là khu

Ramsar với nhiều vai trị và giá trị quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa và mơi
trƣờng. Các vùng đất ngập nƣớc này đƣợc phân bố ở vùng châu thổ sông Hồng, sông
Cửu Long và các hệ sinh thái đầm phá, bãi bùn, vùng cửa sông và vùng ngập mặn dọc
theo bờ biển.
1.2.1. Vƣờn quốc gia Xuân Thủy
Đƣợc công nhận vào năm 1989, thuộc loại hình đất ngập nƣớc nội địa, đáp ứng
6/9 tiêu chí cơng nhận của Cơng ƣớc Ramsar, Vƣờn quốc gia Xuân Thủy là khu
Ramsar đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Khu Ramsar nằm ở vùng ven
biển tỉnh Nam Định; là hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc trƣng của miền bắc. Khu
Ramsar Xuân Thủy có độ đa dạng sinh học các lồi chim rất cao. Nhiều lồi chim
nƣớc đến trú đơng ở vùng và rất nhiều loài chim ven biển sử dụng vùng này là điểm
dừng chân cho các chuyến di cƣ mùa xuân và mùa thu. Có 9 loại đang hoặc sắp bị đe
dọa tuyệt chủng trên toàn cầu đang cƣ trú tại đây nhƣ: Cị thìa mặt đen, Cị trắng
Trung Quốc, Choắt lớn mỏ vàng, Mòng bể mỏ ngắn, Chàng bè mỏ xám, Rẽ mỏ thìa,
10

Giang sen, Choắt chân màng lớn, Te vàng .
1.2.2. Vùng đất ngập nƣớc Bàu Sấu
Đƣợc công nhận vào năm 2005, thuộc loại hình đất ngập nƣớc nội địa, đáp ứng
6/9 tiêu chí cơng nhận của Cơng ƣớc Ramsar, Vùng đất ngập nƣớc Bàu Sấu thuộc
Vƣờn quốc gia Cát Tiên tỉnh Đồng Nai và các vùng đất ngập nƣớc theo mùa của vƣờn
quốc gia Cát Tiên là một khu phức hợp nƣớc ngọt và vùng chuyển tiếp giữa vùng sinh
thái Đại Trƣờng Sơn và hạ lƣu Đồng bằng sông Cửu Long với các khu rừng bán
thƣờng xanh đất thấp cuối cùng cịn sót lại của Việt Nam đại diện cho khu vực Đông
Dƣơng.
10

Mạng lƣới các khu Ramsar Việt Nam, “Thông Tin Về Đất Ngập Nƣớc Ramsar (RIS) – Xuân Thủy”
truy cập ngày 5/6/2021


8


Bàu Sấu là nơi sinh sống chủ yếu của 50 loài rất quý hiếm trong Sách đỏ của
IUCN nhƣ Cá sấu Xiêm, Cá rồng châu Á, Chà vá chân đen, Voi châu Á, Bị tót hoang
dã, Vƣợn má vàng, Rái cá phủ trơn,... 131 loài cá đặc hữu và 6 loài rùa. Một số loài
chim đƣợc liệt kê bao gồm Cò quằm cánh xanh Pseudibis davisoni, Ngan cánh trắng
Cairina scutulata, Sếu Grus antigone và Già đẫy java Leptoptilos javanicus,... và các
loài thực vật Dầu song nàng Dipterocarpus dyeri, gỗ mun Diospyros mun... Bàu Sấu
cũng đóng vai trị nhƣ một hồ chứa nƣớc lũ với khả năng điều tiết dòng chảy đáng kể,
11

bảo vệ các địa phƣơng đông dân cƣ ở hạ lƣu .
1.2.3. Vƣờn quốc gia Ba Bể
Đƣợc công nhận vào năm 2011, thuộc loại hình đất ngập nƣớc nội địa, đáp ứng
4/9 tiêu chí cơng nhận của Cơng ƣớc Ramsar, Vƣờn quốc gia Ba Bể thuộc tỉnh Bắc
Kạn là vùng đất ngập nƣớc độc đáo, hiếm và đại diện cho kiểu đất ngập nƣớc hồ tự
nhiên; hồ Ba Bể đƣợc xem là viên ngọc xanh của núi rừng Tây Bắc. Đây là hồ tự
nhiên trên núi duy nhất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở Việt Nam và là 01 trong 20 hồ
nƣớc ngọt đẹp nhất thế giới. Vƣờn quốc gia Ba Bể bao gồm các khoảnh rừng nguyên
sinh, các thảm thực vật thứ sinh, và các diện tích canh tác định canh và du canh. Nét
sinh cảnh nổi bật của vùng là hồ Ba Bể và địa hình của khu vực đặc trƣng bởi các núi
12

đá vơi dốc, đan xen . Ba Bể đặc biệt quan trọng do là nơi phân bố của các quần thể
của các loài nguy cấp: Cầy vằn bắc Hemigalus owstoni, Voọc đen má trắng
13

Trachypithecus francoisi ,..
1.2.4. Vƣờn quốc gia Tràm Chim

Đƣợc công nhận vào năm 2012, thuộc loại hình đất ngập nƣớc nội địa, đáp ứng
6/9 tiêu chí cơng nhận của Cơng ƣớc Ramsar. Vƣờn quốc gia Tràm Chim thuộc tỉnh
Đồng Tháp nằm cách dịng chính của sơng Mekong 19 km, là một trong những mảnh
ghép cịn sót lại lớn nhất của vùng Đồng Tháp Mƣời nguyên thủy. Thảm thực vật của
Tràm Chim chủ yếu là đồng cỏ ngập nƣớc theo mùa, rừng tràm tái sinh và các mảng
đầm nƣớc trống. Rừng tràm có mặt rải rác trong vƣờn quốc gia, cả rừng trồng và một
vài khoảnh nhỏ ở rừng tự nhiên. Có 06 loại quần xã thực vật ở Tràm Chim, trong đó
14

quần xã năng kim và lúa ma là có giá trị bảo tồn cao nhất . Birdlife International đã
xếp Tràm Chim là một trong tám Vùng Chim quan trọng ở vùng nƣớc ngọt của Việt
11
12

“Bau Sau Wetlands and Seasonal Floodplain” />
Mạng lƣới các khu Ramsar Việt Nam, “Thông Tin Về Đất Ngập Nƣớc Ramsar (RIS) – Ba Bể”
truy cập ngày 22/5/2021
13 Mạng lƣới các khu Ramsar Việt Nam tlđd (12)

14 Mạng lƣới các khu Ramsar Việt Nam, “Thông Tin Về Đất Ngập Nƣớc Ramsar (RIS) – Tràm Chim”
truy cập ngày 22/5/2021
9


Nam, các vùng đại diện cho những hệ sinh thái tự nhiên quan trọng nhất của Đồng
bằng sông Cửu Long. Sếu đầu đỏ là loài biểu tƣợng của vƣờn quốc gia Tràm Chim.
15

Vào năm 1989, số lƣợng Sếu cao nhất đến vƣờn quốc gia Tràm Chim là 1052 con .
1.2.5. Vƣờn quốc gia Mũi Cà Mau

Đƣợc công nhận vào năm 2013, thuộc loại hình đất ngập nƣớc ven biển và đất
ngập nƣớc nhân tạo, đáp ứng 5/9 tiêu chí cơng nhận của Công ƣớc Ramsar, Vƣờn
quốc gia Cà Mau là vùng sinh thái đất ngập nƣớc ven biển tiêu biểu của vùng Đồng
bằng sông Cửu Long. Vƣờn quốc gia Mũi Cà Mau có diện tích bãi bùn ngập triều lớn
và rừng ngập mặn với các loài chiếm ƣu thế nhƣ mắm, đƣớc, trang... Đây là khu vực
duy nhất ở Việt Nam có ba mặt giáp với biển, chịu tác động của hai chế độ thủy triều
16

(nhật triều phía Tây và bán nhật triều ở phía Đơng) . Vƣờn quốc gia Mũi Cà Mau có
vai trị đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học, duy trì cân bằng sinh
thái chuyển tiếp giữa đất liền và đại dƣơng. Nơi đây có nhiều lồi nguy cấp quy hiếm
đang bị đe doạ cấp toàn cầu nhƣ Choắt chân màng lớn và là bãi đẻ, nơi sống quan
17

trọng cho nhiều loài cá .
1.2.6. Vƣờn quốc gia Côn Ðảo
Đƣợc công nhận vào năm 2013 thuộc loại hình đất ngập nƣớc ven biển và đất
ngập nƣớc nội địa, đáp ứng 5/9 tiêu chí công nhận của Công ƣớc Ramsar, Vƣờn quốc gia
Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu là nơi phân bố của các quần xã sinh vật trên đất
liền cũng nhƣ sinh vật biển. Vƣờn quốc gia gồm 2 hợp phần bảo tồn rừng và biển. Mỗi
hợp phần bảo tồn là một mẫu chuẩn về sự độc đáo và hiếm có. Hệ chim Cơn Đảo cịn
chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ. Tuy nhiên, có nhiều lồi chim ở Cơn Đảo khơng tìm thấy ở
bất kỳ một nơi nào khác ở Việt Nam nhƣ loài Bồ câu nicoba Caloenas nicobarica, Chim
nhiệt đới Phaethon aethereus, Chim điên mặt xanh Sula dactylatra và Gầm gì trắng
18

Ducula bicolor . Hệ sinh thái biển vƣờn quốc gia có rừng ngập mặn, các rạn san hơ và
cỏ biển. Ngoài ra, đã phát hiện và thống kê 1.077 lồi thực vật bậc cao tại Vƣờn quốc gia
Cơn Đảo và có nhiều lồi đại diện cho hệ thực vật miền Bắc, miền Trung, miền Đông
19


Nam và miền Tây Nam của Việt Nam . Các rạn san hô ở Côn Đảo thuộc loại cổ xƣa nhất
ở Việt Nam, phân bố tại khu vực nƣớc nông xung quanh

15
16

Mạng lƣới các khu Ramsar Việt Nam tlđd (14)

Mạng lƣới các khu Ramsar Việt Nam“Thông Tin Về Đất Ngập Nước Ramsar (RIS) – Cà Mau”,
truy cập ngày 15/5/2021
17 Mạng lƣới các khu Ramsar Việt Nam, tlđd (16)

18 Mạng lƣới các khu Ramsar Việt Nam, “Thông Tin Về Đất Ngập Nước Ramsar (RIS) – Côn Đảo”
truy cập ngày 15/5/2021
19 Mạng lƣới các khu Ramsar Việt Nam, tlđd (18)
10


các đảo, chiếm tổng diện tích khoảng 1,000 ha. Các rạn san hô đƣợc ghi nhận với mức
20

độ đa dạng sinh học cao với 270 loài đã đƣợc ghi nhận trong vùng .
1.2.7. Khu bảo tồn đất ngập nƣớc Láng Sen
Đƣợc cơng nhận vào năm 2015, thuộc loại hình đất ngập nội địa, đáp ứng 4/9
tiêu chí cơng nhận của Công ƣớc Ramsar, Khu bảo tồn đất ngập nƣớc Láng Sen thuộc
tỉnh Long An là một trong hai vùng sinh cảnh đặc trƣng cịn sót lại của vùng đất ngập
nƣớc Đồng Tháp Mƣời. Đây là nơi cung cấp sinh cảnh quan trọng cho các loài chim
nƣớc và đã đƣợc xác định là một Vùng Chim quan trọng (Tordoff (eds.) 2002). Ngồi
ra, Láng Sen cịn là nơi cƣ trú của nhiều lồi cá đang đƣợc quan tâm bảo tồn và có giá

21

trị kinh tế cao . Thực vật trong khu vực Láng Sen khá phong phú với 156 loài thực
vật thuộc 60 họ. Láng Sen là khu vực duy nhất còn có đại diện của kiểu sinh cảnh rừng
tràm bán tự nhiên dọc các kênh rạch tự nhiên, có giá trị đặc biệt về đa dạng sinh học
(Buckton et al.1999). Về hệ động vật: Trong số 122 loài chim đã đƣợc ghi nhận, có 9
lồi bị đe dọa tồn cầu, nơi đây cịn có nhiều lồi chim bị đe dọa ở cấp gần bị đe dọa
nhƣ Giang Sen, Điềng điễng). Trong 6 lồi của khu hệ thú có một lồi gần bị đe dọa là
Rái cá. Trong 17 lồi bị sát đã đƣợc ghi nhận, ngoài 3 loài bị đe dọa tồn cầu có lồi
Trăn đất là lồi gần bị đe dọa.
1.2.8. Vƣờn quốc gia U Minh Thƣợng
Đƣợc công nhận vào năm 2015 thuộc loại hình đất ngập nƣớc nội địa đáp ứng
6/9 tiêu chí cơng nhận của Cơng ƣớc Ramsar, Vƣờn quốc gia U Minh Thƣợng thuộc
tỉnh Kiên Giang là loại rừng với hệ sinh thái rừng nhiệt đới ngập nƣớc thuộc loại rất
hiếm trên thế giới. Hệ thống động thực vật tại Vƣờn quốc gia U Minh Thƣợng rất đa
dạng và phong phú, thuộc vào bậc nhất ở khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long với 32
lồi thú, 186 lồi chim, 39 lồi bị sát lƣỡng cƣ, 34 lồi cá,…Nhiều loài động vật tại
đây nhƣ: Rái cá long mũi, Mèo cá, Bồ nông chân xám, Già đãy Java,… đƣợc ghi
trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Về thực vật, bên cạnh cây tràm Melaleuca
cajuputi bản địa, cịn có hơn 243 lồi thực vật có mạch bậc cao, trong đó có nhiều lồi
cây thân gỗ cao, to nhƣ: Mốp, Dấu, Trâm, Gáo,…

20
21

22

Mạng lƣới các khu Ramsar Việt Nam, tlđd (18)

Mạng lƣới các khu Ramsar Việt Nam, “Thông Tin Về Đất Ngập Nƣớc Ramsar (RIS) – Láng Sen”

truy cập ngày 15/5/2021

22 Mạng lƣới các khu Ramsar Việt Nam, “Thông Tin Về Đất Ngập Nƣớc Ramsar (RIS) – U Minh Thƣợng”
truy cập ngày 15/5/2021
11


1.2.9. Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long
Đƣợc cơng nhận vào năm 2017, thuộc loại hình đất ngập nƣớc nội địa và đáp
ứng 5/9 tiêu chí cơng nhận của Công ƣớc Ramsar, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập
nƣớc Vân Long thuộc tỉnh Ninh Bình là một trong số ít vùng đất ngập nƣớc nội địa
nguyên vẹn cịn sót lại ở Đồng bằng sơng Hồng. Các hệ sinh thái đầm lầy ngập nƣớc
bao quanh các hệ cac-xtơ và các hệ thủy văn ngầm ở vùng đất thấp là kiểu cảnh quan
rất hiếm, gần nhƣ khơng thể tìm thấy ở đâu khác trong khu vực Đông Dƣơng. Là vùng
đất ngập nƣớc nội đồng tự nhiên, Vân Long cũng là sinh cảnh quan trọng cho nhiều
23

loài chim nƣớc, các lồi cá bản địa . Những ngọn đồi đá vơi nổi tiếng là nơi cung cấp
mơi trƣờng sống cho lồi voọc Delacour cực kỳ nguy cấp, một trong 25 loài linh
trƣởng có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới.
1.3. Vai trò và sự cần thiết phải bảo tồn các khu Ramsar tại Việt Nam
1.3.1. Vai trò của các khu Ramsar tại Việt Nam
Các khu Ramsar nói riêng và đất ngập nƣớc nói chung có vai trị quan trọng đối
với sự phát triển và thịnh vƣợng của loài ngƣời nhờ các chức năng: nạp, tiết nƣớc
ngầm; lắng đọng trầm tích, độc tố; tích luỹ chất dinh dƣỡng; điều hồ vi khí hậu; hạn
chế lũ lụt; sản xuất sinh khối; duy trì đa dạng sinh học chắn sóng, gió bão và ổn định
bờ biển, chống xói lở, hạn chế sóng thần. Theo đó, các hệ sinh thái đất ngập nƣớc nói
chung và các khu Ramsar nói riêng có năm vai trị cơ bản, đó là cung cấp tài ngun
và tạo nguồn sinh kế cho con ngƣời; bảo tồn đa dạng sinh học; điều hịa mơi trƣờng,
24


hỗ trợ chống lại các tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu và dịch vụ văn hóa . Cụ
thể nhƣ sau:
Thứ nhất, đất ngập nước có vai trị cung cấp tài ngun và tạo nguồn sinh kế
cho con người. Theo số liệu thống kê, các vùng đất ngập nƣớc đã cung cấp lƣơng thực,
thủy sản cho nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD chỉ riêng trong năm
2017. Khoảng 20 triệu ngƣời dân Việt Nam có thu nhập chính hoặc thu nhập một phần từ
tài nguyên thủy sản và đang khai thác, sử dụng trên 300 loài hải sản và trên 50 lồi thủy
25

sản nƣớc ngọt có giá trị kinh tế . Ngoài ra, một số khu Ramsar hiện nay đƣợc chú trọng
phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng đã tạo nên sinh kế cho ngƣời dân. Đất ngập
nƣớc cung cấp nƣớc ngọt cho con ngƣời. Chúng ta đều biết rằng,

23 “Giới thiệu về Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, tỉnh Ninh Bình (2017)”, truy cập ngày 2/6/2021
24 Văn Hào, “Chức năng và giá trị của đất ngập nước” truy cập ngày 2/6/2021
25 Tống Minh (2020) “Bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước”, Báo Tài Nguyên và Môi
Trƣờng, />12


tất cả các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và mơi trƣờng hầu
hết đều cần nƣớc ngọt. Nƣớc ngọt đƣợc ví nhƣ dịng máu sự sống của sinh quyển, chi
phối sự vận hành của kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, khoảng 98% lƣợng nƣớc trên hành
tinh của chúng ta là nƣớc mặn, chỉ có 2% là nƣớc ngọt. Trong 2% ít ỏi này, gần 70%
lƣợng nƣớc là tuyết và băng, 30% là nƣớc ngầm, dƣới 0,5% là nƣớc mặt ở các sơng,
26

hồ và ít hơn 0,05% trong khí quyển . Vùng đất ngập nƣớc chỉ chiếm 0.75% lƣợng
nƣớc ngọt thế giới nhƣng lại trực tiếp cấp nƣớc cho các hoạt động của con ngƣời.
Thứ hai, vùng đất ngập nước có vai trị rất quan trọng đối với đa dạng sinh

học, là nơi bảo tồn các loại động thực vật quý hiếm của thế giới. Các khu Ramsar Việt
Nam là nơi trú chân của rất nhiều loài động vật quý hiếm theo IUCN và Sách đỏ Việt
Nam. Vùng quốc gia Tràm Chim nổi tiếng là nơi có quần thể Sếu đầu đỏ Grus
antigone shapii cƣ trú vào mùa khơ. Ngồi ra, nơi đây cịn là nơi phân bố của lồi
chim đồng cỏ rất hiếm là Ơ tác Houbaropsis bengalensis. Tại Việt Nam, loài này chỉ
đƣợc ghi nhận ở một nơi khác là vùng Đồng Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Các loài bị đe
dọa toàn cầu khác đƣợc ghi nhận ở vƣờn quốc gia bao gồm Cò thìa mặt đen Platalea
minor. Vùng đất ngập nƣớc Bàu Sấu là quê hƣơng của cá sấu nƣớc ngọt (cá sấu xiêm)
và các loại động vất quý hiếm khác. Vƣờn quốc gia Mũi Cà Mau là nơi có nhiều lồi
nguy cấp quy hiếm đang bị đe doạ cấp toàn cầu nhƣ Choắt chân màng lớn và là bãi đẻ,
nơi sống quan trọng cho nhiều lồi cá. Vƣờn quốc gia Cơn Đảo, hiện các hệ sinh thái
rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển đƣợc bảo vệ khá nguyên vẹn. Nơi đây đang
là nơi trú ngụ của nhiều loài vật biển q hiếm nhƣ bị biển (dugong), rùa biển, một số
lồi chim di cƣ, … Khu Ramsar Vân Long là nơi cƣ trú của loài Voọc Delacour cực
kỳ nguy cấp (Trachypithecus delacouri), một trong 25 lồi linh trƣởng có nguy cơ
tuyệt chủng cao nhất trên thế giới.
Thứ ba, đất ngập nước có khả năng điều hịa mơi trường. Ở các vùng có cỏ biển,
2

rừng ngập mặn, rạn san hơ, góp phần cân bằng O 2 và CO trong khí quyển, điều hịa khí
hậu địa phƣơng (nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa…) và giảm hiệu ứng nhà kính. Theo tính
tốn của của Jim Enright và Yodfon Association, rừng ngập mặn có khả năng tích lũy CO
2

27

2

ở mức độ cao, rừng ngập mặn 15 năm tuổi giảm đƣợc 90,24 tấn CO /ha/năm . Với khả
năng nạp, tiết nƣớc ngầm, vào mùa mƣa đất ngập nƣớc có tác dụng nhƣ một bể chứa

nƣớc để sau đó nƣớc ngấm dần vào lịng đất trong mùa khô. Quá

26

Hồng Nhung, Viện Khoa học Tài nguyên nƣớc,“Bảo vệ tài ngun nƣớc tồn cầu trong bối cảnh biến đổi
khí
hậu”, />27 “Đánh giá vai trò vùng đất ngập nƣớc nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu” Báo điện tử Đảng Cộng Sản
Việt
Nam, />
13


trình này diễn ra liên tục nhằm bổ sung lƣợng nƣớc cho các tầng nƣớc ngầm. Mặt
khác, quá trình nạp và tiết nƣớc ngầm cũng góp phần thấm lọc, làm cho các tầng nƣớc
ngầm trở nên sạch hơn.
Thứ tư, đất ngập nước hỗ trợ chống lại các tác động của thiên tai và biến đổi
khí hậu. Nhiều nghiên cứu cho thấy, đất ngập nƣớc có thể làm giảm những tác động
28

từ sự biến đổi khí hậu, mặc dù chúng chỉ chiếm 6-8% diện tích bề mặt Trái Đất . Nhờ
có thảm thực vật, đặc biệt là thảm thực vật rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô
mà các vùng đất ngập nƣớc ven biển không bị tác động của sóng, thủy triều, xói lở,
sóng thần. Mặt khác, chúng cịn tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho việc lắng đọng phù sa,
góp phần ổn định và mở rộng bãi bồi. Các rạn san hô ngầm rộng lớn đã giảm cƣờng
29

độ tác động đến bờ biển, các vùng ven đảo trong thời kỳ dơng bão, sóng thần . Chính
bởi giá trị quan trọng của đất ngập nƣớc trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu,
thơng điệp cho Ngày Đất ngập nƣớc Thế giới năm 2010 (02/02/2010) là “Chăm sóc
vùng đất ngập nước – giải pháp cho biến đổi khí hậu”.

Thứ năm, đất ngập nước giúp phát triển các dịch vụ văn hóa. Dịch vụ văn
hóa là những hoạt động trên lĩnh vực văn hóa có tổ chức và đƣợc trả công, nhằm phục
vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của cơng chúng. Đất ngập nƣớc có những
giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngƣỡng và khảo cổ quan trọng đối với cộng đồng địa
phƣơng cũng nhƣ các quốc gia. Đất ngập nƣớc Việt Nam là cội nguồn của nền văn
minh lúa nƣớc. Có rất nhiều biểu tƣợng nổi tiếng mang ý nghĩa quốc gia và có liên
quan đến đất ngập nƣớc nhƣ hoa sen, Chim hạc (sếu) và rồng là hai trong bốn lồi
sinh vật có ý nghĩa, có đời sống liên quan đến đất ngập nƣớc, còn là vật thờ thiêng
30

liêng. Rối nƣớc ở Việt Nam là loại hình nghệ thuật độc đáo .
1.3.2. Sự cần thiết phải bảo tồn các khu Ramsar tại Việt Nam
Đối với các khu Ramsar của Việt Nam, mặc dù mức độ đa dạng sinh học cao,
chứa đựng nhiều chức năng và giá trị quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, ảnh
hƣởng trực tiếp tới sinh kế của ngƣời dân cũng nhƣ đóng vai trị to lớn trong đời sống
văn hóa - xã hội, nhƣng do sự ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, tác động của con
ngƣời gây ra và công tác quản lý không hiệu quả đã dẫn đến những hậu quả nghiêm
trọng nhƣ:
28

“Đất ngập nƣớc chống biến đổi khí hậu: Tấm lá chắn bảo vệ bờ biển” />truy

cập ngày 6/7/2021

29 Cục Bảo vệ môi trƣờng (2005), “Tổng quan hiện trạng đất ngập nước Việt Nam sau 15 năm thực hiện
Công ước Ramsar”, Hà Nội, Việt Nam, tr.17
30 Cục Bảo vệ môi trƣờng (2005), tlđd (29), tr.16
14



Thứ nhất, diện tích đất ngập nước đang ngày càng bị thu hẹp
Trong lịch sử, các vùng đất ngập nƣớc trên khắp thế giới thƣờng đƣợc xem là
“đất hoang” cần đƣợc nạo vét, thoát nƣớc và chuyển đổi sang các mục đích sử dụng
khác. Trên khắp Đơng Nam Á, bao gồm cả Việt Nam, đất ngập nƣớc hiện chỉ chiếm
một phần rất nhỏ so với diện tích ban đầu, phần lớn bị mất do chuyển đổi sang nông
nghiệp, chủ yếu là lúa, trong hơn một trăm năm. Việc chuyển đổi sang nuôi trồng thủy
31

sản đã nổi lên nhƣ một mối đe dọa trực tiếp lớn đối với các vùng đất ngập nƣớc . Đất
ngập nƣớc trở thành một trong những môi trƣờng sống bị đe dọa nhiều nhất ở Việt
Nam. Việc quai đê, lấn biển hoặc san lấp các ao, hồ để phát triển các khu công nghiệp,
các đô thị hoặc hạ tầng du lịch, ngăn các dòng chảy để làm thuỷ điện, hồ chứa có thể
32

làm suy thối, thu hẹp một cách nhanh chóng các vùng đất ngập nƣớc . Ngồi ra, các
hoạt động khai hoang để làm nơng nghiệp, nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy - hải sản
khiến các vùng đất ngập nƣớc bị suy giảm nghiêm trọng.
Báo cáo quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020
của Bộ Xây dựng, năm 1996 dân số đô thị ở Đồng bằng sông Cửu Long gần 2,7 triệu
ngƣời, tỷ lệ đơ thị hóa là 16,2%. Năm 2003, dân số đô thị là 3,26 triệu ngƣời, tỷ lệ đơ
thị hóa tăng lên 19,6%. Theo quy hoạch đến năm 2020 tỷ lệ đơ thị hóa ở Đồng bằng
sơng Cửu Long sẽ là 40%. Diện tích đất đơ thị tăng lên và diện tích đất ngập nƣớc sẽ
33

giảm đi .
Thứ hai, thủy văn đất ngập nước bị thay đổi
Đối với đất ngập nƣớc, thủy văn là yếu tố tự nhiên quyết định và đóng một vai
trị quan trọng trong việc xác định, duy trì và quản lý các vùng đất ngập nƣớc, đặc biệt
là các vùng đất ngập nƣớc nƣớc ngọt nội địa. Theo Điều 3 Luật Khí tƣợng thủy văn,
“Thủy văn là trạng thái, quá trình diễn biến và sự vận động của nước sông, suối,

kênh, rạch, hồ”.Việc thủy văn bị thay đổi sẽ dẫn đến những biến đổi đối với hệ sinh
thái. Đơn cử nhƣ khu Ramsar Tràm Chim, việc trữ nƣớc gần nhƣ quanh năm để
“phòng cháy” rừng tràm đang khiến hệ sinh thái tại Tràm Chim bị đảo lộn. Nhịp thủy
văn khơng cịn, quy luật một mùa khô và một mùa nƣớc bị phá vỡ kéo theo “nhịp thở”
của hệ sinh thái Tràm Chim bị xáo trộn. Cụ thể là sự thay đổi từ sinh thái đất ngập
nƣớc theo mùa, nƣớc ra vào tự nhiên thành một môi trƣờng sinh thái ao hồ... Hệ quả
nhìn
31

United Nations Development Programme “Conservation of Critical Wetland Protected Areas and Linked
Landscapes”

32

“Bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nƣớc”, Báo Tài Nguyên và Môi Trƣờng,
truy cập vào ngày 6/5/2021

33

Cục Bảo vệ môi trƣờng (2005), tlđd (29), tr.14

15


thấy đƣợc là những đồng cỏ năng, nhất là năng kim bị thu hẹp, suy thối khơng thể tạo
34

củ. Điều này khiến cho số lƣợng sếu đầu đỏ, vốn là biểu tƣợng của Tràm Chim giảm
tới mức báo động. Sếu đầu đỏ giảm từ hàng nghìn con đến năm 2019 quan sát chỉ còn
thấy 11 cá thể và năm 2021 chỉ có 3 cá thể.

Thứ ba, đa dạng sinh học suy giảm
Kết quả khảo sát trên 200 điểm rạn san hô ven bờ do Viện Hải dƣơng học tiến
hành cũng cho thấy, chỉ cịn khoảng 1% số rạn san hơ có độ phủ cao, trong khi số rạn
35

có độ phủ thấp chiếm tới 31%. Nguyên nhân do khai thác quá mức, khai thác hủy
diệt, lắng đọng trầm tích, ơ nhiễm, sự bùng nổ của sinh vật địch hại, tai biến thiên
nhiên. Các kiểu sinh cảnh đại diện tại khu Ramsar Xuân Thủy hiện đang đƣợc quản lý
theo những phƣơng pháp có thể đe dọa làm suy giảm giá trị đối với bảo tồn đa dạng
sinh học. Khu bảo tồn có khoảng 800 ha rừng ngập mặn (ƣu thế là trang Kandelia
Candel) phần lớn phân bố lẫn trong các ao nuôi trồng thủy sản. Tại các ao đầm đó,
việc ni trồng thủy sản đƣợc tiến hành theo cách truyền thống nuôi hỗn canh cả tôm,
cua, cá. Tuy nhiên, việc canh tác này ngày càng trở nên thâm canh quá mức dẫn đến sự
ngăn chặn tái phát triển của thảm thực vật. Các bãi bùn là sinh cảnh lý tƣởng cho việc
kiếm ăn của các lồi nhƣ Cị thìa mặt đen, Choắt mỏ thìa và một vài lồi chim bị đe
dọa tuyệt chủng trên toàn cầu khác. Tuy nhiên, một số bãi bùn trồng mới các loài cây
ngập mặn (chủ yếu là trang Kandelia Candel) với mục đích cải tạo đất và bảo vệ bờ
biển. Điều này sẽ làm thay đổi bản chất của đất nền và đe dọa khiến cho bãi bùn khơng
36

cịn phù hợp với các lồi chim quan trọng . Số lƣợng Sếu đầu đỏ tại Tràm Chim suy
giảm từ hàng nghìn con nay chỉ cịn vài cá thể.
Thứ tư, mơi trường bị suy thối
Mơi trƣờng các vùng đất ngập nƣớc đang đối mặt với sự suy thoái ngày càng nặng
nề do chất thải công nghiệp, ô nhiễm dầu, ô nhiễm do sử dụng hóa chất trong nông nghiệp
và nuôi trồng thủy sản, ô nhiễm chất hữu cơ và khai thác quá mức tài nguyên đất ngập
nƣớc. Ô nhiễm do chất thải công nghiệp xuất phát từ các tàu thuyền, các xí nghiệp sản
xuất và chế biến đã và đang gây ra những tác động nghiêm trọng đến chất lƣợng các vùng
đất ngập nƣớc (sông, hồ và kênh rạch chứa nƣớc). Số lƣợng sông, hồ, kênh rạch ô nhiễm
ngày càng trầm trọng. Ô nhiễm dầu do các tại nạn tràn dầu. Ơ


34

Đình Tuyển (2018),“Vƣờn quốc gia Tràm Chim đang 'chết ngộp'”, />
gia-tram-chim-dang-chet-ngop-984952.html , truy cập vào ngày 6/5/2021

35 “Bảo tồn và quản lý đất ngập nƣớc - Bài 3: Những tác động bất lợi”, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Quảng
Nam, truy cập ngày 7/6/2021
36

Vũ Thị Minh Phƣơng, chƣơng trình BirdLife quốc tế tại Việt Nam, “Dự án kiếm soát khu bảo tồn Xuân Thủy”

16


nhiễm sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nơng nghiệp xuất phát từ việc sử dụng
phân bón hóa học và thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp ở nƣớc ta ngày một gia
tăng, chỉ tính riêng lƣợng thuốc bảo vệ thực vật lên tới 30 nghìn tấn/năm. Sử dụng hóa
chất độc hại trong khai thác tài nguyên đất ngập nƣớc nhƣ việc sử dụng thuốc nổ, độc
tố xyanua để đánh bắt cá gây ô nhiễm môi trƣờng đáy, phá hủy cấu trúc và sinh thái
rạn san hô, hủy diệt quần xã sinh vật và để lại nhiều tác động lâu dài cho môi trƣờng,
37

đa dạng sinh học .
Xuất phát từ vai trò quan trọng và các thực trạng đáng tiếc nêu trên, việc bảo
tồn đất ngập nƣớc nói chung và các khu Ramsar nói riêng hiện nay đang là vấn đề cần
đƣợc quan tâm và đƣa ra các giải pháp hiệu quả. Theo quy định tại khoản 1 Điều 2
Nghị định số 66/2019/NĐ-CP: “Bảo tồn vùng đất ngập nước là duy trì, bảo vệ cấu
trúc, chức năng, đặc tính sinh thái và đa dạng sinh học của vùng đất ngập nước”. Bảo
tồn đất ngập nƣớc bao gồm hai hoạt động chính là duy trì và bảo vệ cấu trúc, chức

năng, đặc tính sinh thái và đa dạng sinh học của vùng đất ngập nƣớc. Trong đó, duy trì
nghĩa là giữ cho tồn tại, khơng thay đổi trạng thái bình thƣờng, cịn bảo vệ là giữ gìn,
chống lại mọi sự huỷ hoại, xâm phạm để giữ cho đƣợc nguyên vẹn. Nhƣ vậy, duy trì,
bảo vệ cấu trúc, chức năng, đặc tính sinh thái và đa dạng sinh học của vùng đất ngập
nƣớc có nghĩa là giữ gìn, chống lại những tác động có thể làm thay đổi, hủy hoại cấu
trúc, chức năng, đặc tính sinh thái và đa dạng sinh học của vùng đất ngập nƣớc. Trong
đó, đặc tính sinh thái vùng đất ngập nƣớc là tập hợp các thành phần, các quá trình và
các dịch vụ hệ sinh thái đặc trƣng cho vùng đất ngập nƣớc tại một thời điểm nhất
38

định . Thời điểm nhất định đƣợc nhắc đến là thời điểm đề xuất vào danh sách
39

Ramsar, bằng cách hồn thành Biểu thơng tin Đất ngập nƣớc Ramsar . Và đa dạng
40

sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên .
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Đƣợc công nhận là các vùng đất ngập nƣớc có tầm quan trọng quốc tế, các khu
Ramsar tại Việt Nam có vai trị quan trọng trong hoạt động phát triển kinh tế, xã hội
mà đặc biệt là đa dạng sinh học. Việc tìm hiểu rõ khái niệm, nắm đƣợc đặc điểm cũng
nhƣ vai trò, sự cấp thiết cần phải bảo vệ khu Ramsar Việt Nam là nền tảng để nắm bắt
đƣợc các nội dung về những vấn đề pháp lý, thực trạng quy định pháp luật cũng nhƣ
các bất cập, kiến nghị ở Chƣơng 2.
37
38
39
40

Cục Bảo vệ môi trƣờng (2005), tlđd (29), tr.15

Xem khoản 3 Điều 2 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP,
Bộ sổ tay Ramsar, “Sử dụng khôn khéo vùng đất ngập nước”, tái bản lần thứ 4, tr.16
Xem khoản 5 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học

17


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
BẢO TỒN CÁC KHU RAMSAR TẠI VIỆT NAM
2.1.

Quy định pháp luật về bảo tồn các khu Ramsar tại Việt Nam

2.1.1. Quy định pháp luật quốc tế
Với vai trò chủ đạo trong bảo tồn các vùng đất ngập nƣớc có tầm quan trọng
quốc tế, mục đích chính của Cơng ƣớc Ramsar là “Bảo tồn và sử dụng một cách khôn
khéo các vùng đất ngập nước thông qua hành động của địa phương, của khu vực, của
quốc gia và hợp tác quốc tế nhằm góp phần đạt được mục tiêu phát triển bền vững
41

trên tồn thế giới” . Với mục đích tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của quốc tế trong việc
sử dụng khôn khéo cũng nhƣ bảo tồn các vùng đất ngập nƣớc, Việt Nam đã trở thành
thành viên của Cơng ƣớc Ramsar từ năm 1989. Theo đó, việc trở thành thành viên của
Công ƣớc đã giúp Việt Nam có cơ hội nói lên tiếng nói của mình trong diễn đàn liên
chính phủ về hợp tác quốc tế để bảo tồn và sử dụng khôn ngoan các vùng đất ngập
nƣớc. Bên cạnh đó, Cơng ƣớc mang lại sự cơng khai và uy tín cho các vùng đất ngập
nƣớc có tầm quan trọng quốc tế của Việt Nam (các khu Ramsar của Việt Nam), danh
tiếng của khu đó và kể cả của quốc gia cũng sẽ đƣợc tăng lên nhờ đƣợc nhắc đến
nhiều hơn ở các diễn đàn quốc tế về bảo tồn và sử dụng khôn khéo đất ngập nƣớc, từ
đó tăng khả năng hỗ trợ cho các biện pháp bảo tồn và sử dụng khôn ngoan. Mặt khác,

Việt Nam cịn có quyền truy cập vào thơng tin mới nhất và có cơ hội nhận đƣợc sự hỗ
trợ của các chuyên gia về chuyên môn cũng nhƣ cho việc áp dụng các tiêu chuẩn đƣợc
quốc tế công nhận thông qua các cuộc tiếp xúc với nhân viên và cộng tác viên của Ban
Thƣ ký Ramsar, các phái đoàn Cố vấn Ramsar. Ngồi ra, Việt Nam cịn có cơ hội nhận
đƣợc những khoản hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ của Công ƣớc Ramsar và tăng sự chú ý của
các quỹ bảo tồn khác.
Tuy nhiên, bên cạnh những quyền lợi nêu trên, Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện
bốn cam kết do Công ƣớc đƣa ra. Thứ nhất, các quốc gia thành viên phải lựa chọn
đƣợc ít nhất một vùng đất ngập nƣớc để đóng góp vào danh sách các vùng đất ngập
nƣớc quan trọng quốc tế (the “Ramsar List”) và đảm bảo đƣợc việc bảo tồn cũng nhƣ
sử dụng khôn khéo đất ngập nƣớc tại khu vực này. Thứ hai, tất cả các nƣớc thành viên
của Cơng ƣớc đều có nhiệm vụ lồng ghép các chƣơng trình bảo tồn đất ngập nƣớc
trong kế hoạch sử dụng đất của mình; đảm bảo việc thực thi kế hoạch này nhằm đẩy
mạnh việc “sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nƣớc trên lãnh thổ”. Hội nghị các
Bên tham gia Công ƣớc chấp thuận các nguyên tắc chỉ đạo và các hƣớng dẫn bổ sung
41 Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2020),“Công ƣớc RAMSAR và sự tham gia của Việt Nam”
truy cập ngày 16/6/2021
18


42

về sử dụng bền vững đất ngập nƣớc . Việc sử dụng khôn khéo đất ngập nƣớc đƣợc
hƣớng dẫn cụ thể trong Sổ tay Ramsar về sử dụng khôn khéo đất ngập nƣớc. Thứ ba,
các nƣớc thành viên đảm nhận việc thành lập các khu bảo tồn đất ngập nƣớc, dù các
vùng đất ngập nƣớc này có nằm trong danh sách các vùng đất ngập nƣớc có tầm quan
trọng quốc tế hay không. Đồng thời các Bên tham gia cũng cần tăng cƣờng các khóa
đào tạo trong lĩnh vực nghiên cứu, quản lý và giám sát các vùng đất ngập nƣớc. Thứ
tư, các thành viên tham gia công ƣớc tham khảo việc thực thi Công ƣớc ở các thành
viên khác, đặc biệt là liên quan đến các vùng đất ngập nƣớc xuyên quốc gia, các vùng

43

nƣớc và các loài chung .
Cơng ƣớc Ramsar khơng có chế tài trừng phạt đối với các hành vi vi phạm hoặc
không tuân theo các cam kết của Công ƣớc. Công ƣớc cũng không đƣa ra những quy
định cụ thể về bảo tồn các khu Ramsar buộc tất cả các quốc gia thành viên phải tuân
theo. Các bên đƣợc tự do lựa chọn cách bảo vệ các khu Ramsar tránh khỏi các quá
trình hoặc hoạt động có thể làm thay đổi tính chất của vùng đất ngập nƣớc. Các
phƣơng pháp khác nhau tùy theo hệ thống pháp luật của một quốc gia (bao gồm cả
44

luật tục) và các hình thức sở hữu đất ngập nƣớc . Chẳng hạn ở cam kết “Sử dụng
khôn ngoan đất ngập nƣớc”, Công ƣớc đã không xác định cách sử dụng khôn ngoan
45

hoặc đề ra các biện pháp thực chất để thực hiện .
Tuy nhiên, các điều khoản cam kết của các quốc gia thành viên đối với Công
46

ƣớc giúp Cơng ƣớc có giá trị ràng buộc . Bởi lẽ, Công ƣớc hoạt động dựa trên kỳ
vọng về trách nhiệm giải trình minh bạch của các quốc gia thành viên. Nếu các Bên
tham gia không đáp ứng đƣợc kỳ vọng đó có thể dẫn đến sự khó khăn về chính trị và
ngoại giao trên các diễn đàn quốc tế hoặc trên các phƣơng tiện truyền thơng nói
47

chung .
Để hỗ trợ các quốc gia thành viên thực hiện hiệu quả các cam kết nêu trên, Hội
nghị giữa các Bên ký kết (Conference of the Contracting Parties – COP) đã đƣợc tổ chức
để giúp các quốc gia thành viên nói lên tiếng nói của mình, tìm đƣợc sự giúp đỡ, tƣ vấn,
hỗ trợ của các quốc gia thành viên khác và Ban Đánh giá Khoa học và Kỹ thuật


42
43
44

Cục Bảo vệ môi trƣờng (2005), tlđd (29), tr.40

46
47

Ramsar Convention Secretariat tlđd (44)
Ramsar Convention Secretariat tlđd (44)

Cục Bảo vệ môi trƣờng (2005), tlđd (29), tr.40
“People and Wetlands: The Vital Link” Ramsar Convention Secretariat, 7th Meeting of the Conference of

the
Contracting Parties to the Convention on Wetlands (Ramsar, Iran, 1971), San José, Costa Rica, 10-18 May 1999
45 Ramsar Convention Secretariat tlđd (44)

19


×