Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần công nghiệp Thiên Quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.6 KB, 25 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đến nay nền kinh tế nước
ta đã đạt được những thành tích đáng kể. Cùng với những điều kiện về tài
nguyên thiên nhiên và con người, những chính sách thu hút đầu tư góp phần
rất lớn vào việc phát triển nền kinh tế. Hầu như tất cả các tỉnh thành trên cả
nước đều có các khu công nghiệp thu hút rất nhiều các nhà đầu tư. Hưng Yên
cũng không nằm ngoài con đường phát triển đó. Tính đến nay trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên có 03 khu công nghiệp đi vào hoạt động và 01 khu công
nghiệp đang triển khai. Một trong số đó có thể kể đến khu công nghiệp dệt
may Phố Nối.
Khu công nghiệp dệt may Phố Nối đặt tại tỉnh Hưng Yên có diện tích
120,6 ha, do Công ty cổ phần phát triển hạ tầng dệt may Phố Nối (VINATEX-
ID) làm Chủ đầu tư, Công ty là thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam
(VINATEX) với sự tham gia của Nhà đầu tư chiến lược là Ngân hàng thương
mại cổ phần Á châu (ACB).
Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối có vị trí chiến lược, nằm trên trục
đường giao thông quan trọng tại khu vực giao nhau giữa đường Quốc lộ 5 và
39, nối liền các trung tâm kinh tế lớn ở phía Bắc, cách Hà Nội 28 km, cảng
Hải Phòng 73 km, cảng Cái Lân 90 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài trên 40
km, ga đường sắt Lạc Đạo 15km (đường sắt Hà Nội – Hải Phòng), gần trạm
thông quan của tỉnh Hưng Yên trên đường quốc lộ 5 đang hoạt động và Khu
đô thị Thăng Long đang đầu tư.
Tại khu vực Phố Nối có nguồn lao động trẻ phổ thông dồi dào và có tay
nghề từ các trường đào tạo kỹ thuật của Trung ương và địa phương đặt tại
vùng này và vùng lân cận sẽ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các nhà đầu tư.
SV: Chu Thị Trang - Lớp: QTKD Tổng Hợp 48A
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
Ông bà ta có câu “ đất lành chim đậu”, nhận thấy những ưu điểm trên


ban lãnh đạo công ty cổ phần công nghiệp Thiên Quan quyết định xây dụng
công ty tại khu công nghiệp Phố Nối.
Sau một thời gian tìm hiểu, quan sát và làm việc thực tế tại công ty cổ
phần công nghiệp Thiên Quan, đặc biệt với sự giúp đỡ, tạo điều kiện của ban
lãnh đạo công ty, các cô chú, anh chị ở các phòng ban đã giúp em hoàn thành
báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần công nghiệp Thiên Quan.
Em xin gửi lời cám ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Kinh Tế Quốc
Dân - những người đã cung cấp cơ sở kiến thức về kinh tế và xã hội, người đã
trực tiếp hướng dẫn để em có thể hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp
này.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Ths. Nguyễn Đình Trung la
người trực tiếp hướng dẫn em trong thời gian thực tập. Trong thời gian qua
thầy đã hướng dẫn và chỉ bảo rất nhiều cho em. Tuy nhiên do kiến thức, hiểu
biết và sự nhìn nhận vấn đề còn hạn chế nên mong thầy góp ý và sửa chữa để
báo cáo của em được hoàn chỉnh.
Em xin chân thành cảm ơn.
Báo cáo tổng hợp của em gồm các phần:
Chương I: Tổng quan về công ty cổ phần công nghiệp Thiên Quan
Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty cổ
phần công nghiệp Thiên Quan trong những năm qua
Chương III: Định hướng ( phương hướng ) phát triển của công ty cổ phần
công nghiệp Thiên Quan trong những năm tới.
SV: Chu Thị Trang - Lớp: QTKD Tổng Hợp 48A
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP THIÊN QUAN
1.1Thông tin chung về công ty cổ phần công nghiệp Thiên Quan
- Trụ sở: Công ty cổ phần công nghiệp Thiên Quan nằm trong khu công
nghiệp dệt may Phố Nối- xã Nghĩa Hiệp- Yên Mỹ- Hưng Yên.

- Website: thienquan.vn
-Email: N/A
-Điện thoại: 084-0321-972900
- Hình thức pháp lý: công ty cổ phần
- Vốn điều lệ của công ty: 120.000.000.000 đồng ( một trăm hai mươi tỷ
đồng).
CÔNG TY CPCN THIÊN QUAN được thành lập theo luật doanh
nghiệp, là sự kết hợp đặc trưng giữa các thành phần kinh tế, có sự hợp tác của
Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là
sản xuất bao bì và đồ dùng bằng nhựa, bao gồm: Giấy kraft và PE có in, Túi
PE có in, Túi AL và PE có in; In trên bao bì bằng nhựa và sản xuất khuôn in
ống đồng; Xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng,
khuôn in ống đồng phục vụ sản xuất.
1.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần công nghiệp
Thiên Quan.
Công ty cổ phần công nghiệp Thiên Quan được thành lập vào năm 2000
và chính thức đi vào hoạt động năm 2001. Từ đó cho đến nay công ty vẫn giữ
nguyên hinh thức kinh doanh của mình.
SV: Chu Thị Trang - Lớp: QTKD Tổng Hợp 48A
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Sơ đồ tổ chức
Công ty cổ phần công nghiệp Thiên Quan
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
- Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và được thông qua hàng
năm tại đại hội đồng cổ đông thường niên, là người tổ chức điều hành mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo định hướng và kế hoạch đã
được Hội đồng quản trị và Hội đồng cổ đông thông qua. Tổng giám đốc có
nhiệm kỳ cung với nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị.

- Phòng bán: chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng và triển khai
chiến lược tiếp thị sản phẩm, bao gồm định hướng sản phẩm, đối tượng khách
SV: Chu Thị Trang - Lớp: QTKD Tổng Hợp 48A
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
hàng, giá cả và chế độ khuyến mãi. Kiểm soát chiến lược bán hàng, theo dõi
tiến độ thực hiện hợp đồng hậu mãi…
- Phòng tài chính kế toán: chịu trách nhiệm thiết lập, triển khai và kiểm
soát chính sách, hệ thống quy trình kế toán tài chính đúng theo quy định của
nhà nước. Thực hiện công tác quản trị tài chính tại công ty, xem xét và đề
xuất các giải pháp với ban Tổng giám đốc trong việc kiểm soát chi phí.
- Phòng tổ chức hành chính: chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai
chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho toàn công ty; xây dựng quy trình
tuyển dụng; xây dựng và kiểm soát thực thi Nội quy lao động, thỏa ước lao
động tập thể; giải quyết các tranh chấp về lao động và xây dựng các chương
trình huấn luyện và đào tạo…Chiu trách nhiệm trong việc xây dựng, triển
khai và giám sát thực hiện công việc về hành chính, y tế, an ninh…Thiết lập
và duy trì tốt mối quan hệ với các cơ quan chức năng. Tổ chức thực hiện an
toàn lao động và vệ sinh an toàn thức phẩm.
- Phòng kỹ thuật công nghệ: tổ chức xây dựng định mức sản xuất, xây
dựng và giám sát việc áp dụng chính sách, tiêu chuẩn, quy trình về kỹ thuật
công nghệ như: lưu trữ mẫu, định mức sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật công
nghiệp.., tổ chức xét duyệt mẫu thiết kế, giải quyết khiếu nại của khách hàng.
Phụ trách đào tạo về công nghệ cho công nhân trực tiếp sản xuất.
- Phòng đảm bảo chất lượng (QA): chịu trách nhiệm quản lý và duy trì hệ
thống chất lượng ISO 9001 : 2000 toàn công ty. Chịu trách nhiệm kiểm tra và
đảm bảo về chất lượng từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra.
- Phòng mua: Triển khai và kiểm soát hoạt động mua hàng, nhập khẩu
nguyên vật liệu, phụ liệu, máy móc thiết bị…với mục tiêu đảm bảo nguồn
nguyên vật liệu, phụ liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất.

- Phòng điều độ và kho vận: lập kế hoạch sản xuất cho các nhà máy bao
bì; lập yêu cầu nguyên vật liệu, phụ liệu; Lập kế hoạch và kiểm soát việc gia
SV: Chu Thị Trang - Lớp: QTKD Tổng Hợp 48A
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
công sản xuất màng ghép; điều phối hàng hoa, nguyên vật liệu giữa các kho
với mục tiêu đảm bảo kế hoạch giao hàng, cung cấp đủ nguyên vật liệu cho
sản xuất và hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu.
- Phòng R&D: kiểm soát hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm
mới, cải tiến công nghệ hiện tại; đề xuất và giám sát thực hiện kế hoạch đầu
tư máy móc thiết bị và nhà xưởng với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm
hiện tại; phát triển sản phẩm mới và hoàn tất các kế hoạch đầu tư của công ty.
- Ngành cơ điện: chịu trách nhiệm lập kế hoạch, triển khai và kiểm soát
quy trình sửa chữa và bảo quản máy móc thiết bị, đánh giá yếu tố kỹ thuật của
các máy móc thiết bị chuẩn bị mua, đè xuất các quy định về an toàn lao động-
phòng chống cháy nỏ, tổ chức và giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn về vệ
sinh môi trường, chất thải.
- Nhà máy chế bản: giao dịch trực tiếp với khách hàng, chịu trách nhiệm
tổ chức triển khai và kiểm soát công tác thiết kế mẫu cho khách hàng, đảm
bảo mẫu thiết kế đúng tiêu chuẩn để tạo ra những sản phẩm đúng chất lượng
và quy cách theo yêu cầu của khách hàng.
1.4 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty
1.4.1 Đặc điểm về sản phẩm của công ty
Sản phẩm chủ yếu của công ty cổ phần Thiên Quan là các mặt hàng bao
bì nhựa phức hợp, trong đó bao bì thực phẩm và hàng tiêu dung chiếm khoảng
80%. Bên cạnh đó, công ty còn tham gia hoạt động gia công chế bản trục in
cho khách hàng. Sản phẩm bao bì của công ty hiện nay được chia thành các
nhóm như: bánh kẹo, bột ngọt, bột giặt, mỹ phẩm, hàng đông lạnh, mì ăn liền,
thực phẩm chế biến, thuốc trừ sâu…
1.4.2 Đặc điểm về khách hàng và thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ chủ yếu của doanh nghiệp là thị trương nội địa, tập
trung ở khu vực phía Bắc và một số tỉnh ở khu vực phía Nam. Khách hàng
SV: Chu Thị Trang - Lớp: QTKD Tổng Hợp 48A
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, dược phẩm, nông sản,
thực phẩm…
Tuy nhiên từ năm 2008 công ty đã mở rộng kinh doanh ra thị trường
nước ngoài như: Úc, Philppin
1.4.3 Đặc điểm về quy trình sản xuất
Sơ đồ tổ chức sản xuất taị doanh nghiệp:
Ghi chú:
(1) Phòng kinh doanh tìm kiếm hợp đồng về trình giám đốc.
(2) Giám đốc xem xét đưa cho phòng kỹ thuật xem xét, xem trình độ kỹ thuật
ở doanh nghiệp có đáp ứng được yêu cầu của hợp đồng hay không.
(3) Sau khi xem xét, phòng kỹ thuật báo cáo lại cho giám đốc
(4) Giám đốc đưa hợp đồng cho kế toán tính chi phí, và khoản lãi có thể thu
được từ hợp đồng.
SV: Chu Thị Trang - Lớp: QTKD Tổng Hợp 48A
Phòng kinh doanh
Giám đốc
Phòng kế toán
7
Phòng kỹ thuật
Bên đặt hàng
Phòng sản
xuất
Báo cáo thực tập tổng hợp
(5) Kế toán sau khi tính toán sẽ báo cáo lại cho giám đốc để giám đốc ra
quyết định.

(6) Nếu đồng ý với yêu cầu của hợp đồng thì doanh nghiệp sẽ tiến hành ký
hợp đồng với bên đặt hàng.
(7) sau khi đã ký hợp đồng thì giám đốc sẽ ra quyết định sản xuất, yêu cầu bộ
phận sản xuất tiến hành sản xuất.
(8) sản xuất xong bộ phận sản xuất sẽ báo cho phòng kỹ thuật kiểm tra
nghiệm thu.
(9) Bên đặt hàng tiến hành nghiệm thu.
(10) Nếu đạt chất lượng yêu cầu thi doanh nghiệp sẽ tiến hànhgiao hàng và
thu tiền (thanh lý ợp đông và ghi nhận doanh thu).
1.4.4 Tình hình về lao động
Tổng số lao động của Công ty đến cuối năm 2009 là 1007người. Trong đó:
- Trình độ Đại học và Cao đẳng: 119 người ( chiếm 11,82%)
- Trung cấp, Công nhân kỹ thuật: 500 người ( chiếm 49,65%)
- Dưới trung cấp: 388 người (chiếm 38,53%)
Lực lượng lao động trong công ty được tuyển dụng thông qua: các
trung tâm, trường dạy nghề, cao đẳng, đại học trong cả nước. Người lao động
được ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật và luôn được công ty
bảo đảm về vật chất lẫn tinh thần.
Ban giám đốc công ty rất chú trọng việc lưu giữ những cán bộ công
nhân viên có năng lực, tuy nhiên trước tình hình các đối thủ cạnh tranh lôi kéo
nhân lực của công ty bằng chính sách lương nên công ty cũng gặp không ít
khó khăn trong việc hạn chế việc chảy máu chất xám. Trong những năm qua
công ty đã cố gắng trong việc đảm bảo thu nhập cho người lao động trong bối
cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Công ty cũng đã cố gắng hoàn thiện các
chính sách đối với nguồn nhân lực của công ty như: chính sách tuyển dụng,
chính sách động viên khen thưởng đối với đội ngũ nhân viên có năng lực và
SV: Chu Thị Trang - Lớp: QTKD Tổng Hợp 48A
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
các chính sách liên quan đến việc thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao

về phục vụ cho sự phát triển của công ty.
Công ty sẽ tiếp tục chương trình nâng cao năng suất lao động bằng các
phương thức như: giảm lao động sống trên các dây truyền sản xuất, chú trọng
đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ kỹ sư cà công nhân kỹ thuật nhất
là tìm hiểu, ứng dụng về các công nghệ mới. Có chính sách tài trợ cho cán bộ
quản lý tham gia các lớp học dài hạn và ngắn hạn nhằm nâng cao kiến thức
quản lý kinh doanh.
Ban giám đốc công ty đã chú trọng tổ chức phong trào thi đua trong lao
động sản xuất của toàn doanh nghiệp, lồng ghép thi đua vào các chỉ tiêu,
nhiệm vụ, kế hoạch phát triển. Từng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể
được đề ra, vào đầu năm Ban giám đốc và BCH Công đoàn sẽ tổ chức đại hội
công đoàn và người lao động, thực hiện ký thỏa ước lao động và thi đua gắn
liền với những sự kiện quan trọng của đất nước
1.4.5. Đặc điểm về công nghệ và trang thiết bị
Hệ thống máy móc thiết bị của Thiên Quan được đầu tư hiện đại theo
công nghệ tiên tiến của các nước châu Âu. Công suất máy móc, thiết bị của
công ty có khả năng tiếp tục hoạt động ở mức khoảng từ 85% đến 90% công
suất thiết kế.Công ty không đầu tư thêm nhà máy mới trong vong 5 năm tiếp
theo và từ năm 2009-2011, mỗi năm công ty chỉ đầu tư thêm một dây chuyền
sản xuất. Đầu năm 2009, công ty đã tiến hành đầu tư thêm một dây chuyền
sản xuất mới trị giá 2 triệu USD và đã đưa dây chuyền vào hoạt động sản
xuất từ đầu quý 3 năm 2009, góp phần tăng công suất của công ty thêm từ
12%- 15%.
Bên cạnh đó Công ty cổ phần công nghiệp Thiên Quan đang áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm
ổn định, công ty liên tục đầu tư các thiết bị kiểm tra để quá trình sản xuất đạt
yêu cầu và kết quả cao nhất.
SV: Chu Thị Trang - Lớp: QTKD Tổng Hợp 48A
9
Báo cáo thực tập tổng hợp

1.4.6 Đặc điểm về nguyên vật liệu
Phần lớn nguyên vật liệu nhựa nhập khẩu của Công ty là từ các nước
trong khu vực ASEAN như Thái lan, Indonesia, Phillipine và Malaysia do chi
phí vận chuyển và thuế nhập khẩu thấp. Bên cạnh đó, Công ty cũng nhập
khẩu một số nguyên vật liệu nhựa của các nhà cung cấp có xuất xứ từ Mỹ, Ý,
Bỉ, Nhật, Hàn Quốc ...
Nguồn nguyên nhiên vật liệu của Công ty được cung cấp bởi các doanh
nghiệp lớn, có uy tín nên Công ty luôn đảm bảo được yếu tố đầu vào phục vụ
cho quá trình sản xuất. Là doanh nghiệp lớn, uy tín trong ngành bao bì nhựa,
có mối quan hệ rất tốt với nhiều nhà cung cấp lớn trong và ngoài nước nên
Thiên Quan luôn có nhiều sự lựa chọn để mua được những nguồn nguyên vật
liệu, phụ liệu có giá cạnh tranh.
1.4.7 Tình hình tài chính của công ty
Các chỉ số tài chính cho thấy sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của
công ty, ngoại trừ hàng tồn khó có sự biến động đột biến vào các tháng cuối
năm 2008.
Tính đến cuối tháng 6/2009, tỷ lệ hàng tồn kho vẫn ở mức 15% trên tổng số
tài sản, cao hơn so với mức 9% tại thời điểm cuối quý I/2009. Nguyên nhân
có thể do giá dầu thế giới đang co chiều hướng tăng, nên công ty gia tăng tích
trữ lượng hàng nguyên vật liệu tồn kho.
Cơ cấu nợ hầu hết là các khoản nợ ngắn hạn, công ty gần như rất ít sử dụng
đến nợ vay ngân hàng. Nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh chính
chủ yếu đến từ các khoản trả trước của khách hàng. Công ty cũng luôn tích
cực tìm kiếm các nguồn vốn vay với chi phí thấp để hỗ trợ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty, tăng cường kiểm soát sự trữ hàng tồn kho, công
nợ, chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
SV: Chu Thị Trang - Lớp: QTKD Tổng Hợp 48A
10

×