Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Công tác hạch toán kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả tại Công ty thông tin di động (VMS)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.53 KB, 98 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THÔNG
TIN DI ĐỘNG (VMS)
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Thông tin di động (VMS)
Tên đơn vị: Công ty Thông tin di động
Tên tiếng Anh: Viet Nam Mobile Telecom Services Company (VMS)
Địa chỉ: Số 216 Đường Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà
Nội
Vốn điều lệ: 55.953.000.000 đồng (Năm mươi lăm tỷ chín trăm năm
mươi ba triệu đồng)
Công ty thông tin di động (VMS) là Doanh nghiệp Nhà nước hạch toán
độc lập trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT).
Công ty được thành lập ngày 16/04/1993 theo Quyết định số 321/QĐ –
TCCB – LĐ của Tổng Cục Bưu điện và hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh
doanh số 0106001032 ( số cũ 100128). Công ty là đơn vị có đầy đủ tư cách
pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và được mở tại khoản tại Ngân hàng
trong và ngoài nước, Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật để thực
hiện hoạt động sản xuất kinh doanh phát huy hiệu quả nhất nguồn vốn của Nhà
nước.
Kể từ ngày đầu thành lập vào năm 1993 dưới sự lãnh đạo của giám đốc
là ông Đinh Văn Phước đến nay công ty đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển
vượt bậc. Năm 1994, công ty thành lập hai trung tâm thông tin di động Khu
vực I và II tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để mở rộng hoạt động sản
xuất kinh doanh. Bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của Công ty VMS
được đánh dấu bằng việc ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC (Business
Co-Operation Contract) thời hạn 10 năm với tập đoàn Comvik/ Kinnevik của
Thụy Điển và ngày 19/05/1995 được cấp phép theo giấy phép đầu tư số
Nguyễn Thị Bảo Yến Kế toán 47D
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
1242/GP của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư (SCCI) nay là Bộ kế hoạch
đầu tư (MPI). Đây được đánh giá là một trong số các hợp đồng hợp tác thành


công nhất của Việt Nam nâng cao rõ rệt tiềm năng và vị thế của công ty Thông
tin di động. Cũng vào năm này, công ty thành lập Trung tâm Thông tin di động
Khu vực III tại Đà Nẵng. Đến năm 2005, Công ty ký thanh lý hợp đồng hợp tác
kinh doanh (BBC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy Điển). Cũng trong
năm nay, Nhà nước và Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và
Truyền thông) có quyết định chính thức về việc cổ phần hoá Công ty Thông tin
di động nhằm thu hút vốn đầu tư và nâng cao hơn nữa việc sử dụng hiệu quả
vốn Nhà nước. Nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, đến năm 2006,
Công ty tiếp tục thành lập trung tâm thông tin di động khu vực IV tại thành phố
Cần Thơ. Và năm 2008, Công ty thành lập trung tâm thông tin di động khu vực
V tại thành phố Hải Phòng và trung tâm dịch vụ GTGT tại Hà Nội. Đây cũng là
năm kỷ niêm 15 năm thành lập Công ty thông tin di động. Khẳng định vị thế
của mình sau 15 năm hoạt động, Công ty là một trong các mạng viễn thông
đứng đầu về thị phần thuê bao di động tại Việt Nam và 4 năm liền (2005 -
2008) được bình chọn là mạng thông tin di động có chất lượng tốt nhất Việt
Nam.
Sự phát triển của công ty Thông tin di động (VMS)
Trong những năm gần đây, ngành Viễn thông di động phát triển rất
nhanh chóng và mạnh mẽ. Cùng với nhịp độ phát triển đó, Công ty Thông tin
di động với thương hiệu MobiFone là một trong những doanh nghiệp đi đầu.
Sau đây là số liệu thống kê một số chỉ tiêu chính về tình hình kinh doanh và tài
chính của Trung tâm trong 2 năm vừa qua:
Nguyễn Thị Bảo Yến Kế toán 47D
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính năm 2007, 2008
tại Công ty Thông tin di động
Đơn vị tính: 1.000 đồng
T
T
Chỉ tiêu

Năm 2008
(sau kiểm toán)
(1)
Năm 2007
(sau kiểm toán)
(2)
Chênh lệch
± (%)
1 Doanh thu 17.041.909.057 14.231.417.312 + 2.810.491.745 + 19,75
2 Lợi nhuận 3.600.589.023 3.029.012.476 + 571.576.547 + 18,87
3 Tổng Tài sản 14.058.966.967 9.412.156.480 + 4.646.810.480 + 49,37
4 Tài sản cố định 3.699.918.024 1.950.765.520 + 1.749.152.504 + 89,66
5 Vốn Chủ sở hữu 10.978.183.029 7.409.617.411 + 3.568.565.609 + 48,16
6 Nộp ngân sách 3.168.857.020 3.539.050.976 - 370.193.956 - 10,46
7 Hệ số tài trợ vốn
chủ sở hữu
0,7809 0,7872 - 0,0063 - 0,81
( Theo số liệu trong báo cáo kế toán năm 2008 sau kiểm toán và năm 2007 sau
kiểm toán của Công ty Thông tin di động)
Qua số liệu, ta có thể thấy được tốc độ phát triển của Công ty Thông tin
di động tăng một cách đáng kể, doanh thu của Công ty năm 2008 đã tăng
+19,75% so với năm 2007 (tức là tăng +2.810.491.745.000 đồng). Điều này có
ý nghĩa đối với Công ty (góp phần tăng lợi nhuận) và đối với xã hội (góp phần
tạo ra nhiều của cải cho xã hội). Doanh thu tăng là một trong những nguyên
nhân làm lợi nhuận của Công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng
+571.576.547.000 đồng (tức là tăng + 18.87%). Tuy nhiên, tốc độ tăng lợi
nhuận lại nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu, điều này chứng tỏ tình hình tiết kiệm
chi phí của Công ty năm 2008 đã có giảm so với năm 2007. Mức chênh lệch
tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận là không nhiều nên chứng tỏ chi phí chưa bị
sử dụng quá lãng phí. Tuy nhiên, Công ty vẫn còn phải chú ý đến việc sử dụng

lãng phí chi phí này và cần có biện pháp khắc phục để tăng cao hơn nữa lợi
nhuận của Công ty. Tiết kiệm chi phí sẽ giúp doanh nghiệp giảm giá thành.
Nguyễn Thị Bảo Yến Kế toán 47D
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
Đây là vấn đề cốt lõi để Công ty có thể mở rộng được thị trường và cạnh tranh
với các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động khác bằng giá cả.
Năm 2008 số phải nộp Ngân sách Nhà nước giảm so với năm 2007, cụ
thể khoản thuế phải nộp Ngân sách Nhà nước của Công ty giảm
-370.193.956.000 đồng (tức là giảm – 10,46%).
Để có được kết quả như vậy, Công ty luôn chú trọng đầu tư vào Tài sản
cố định (cụ thể Tổng Tài sản tăng + 4.646.810.480.000 đồng, trong đó tài sản
cố định tăng + 1.749.152.504.000 đồng tức là chiếm đến 37,64% của tổng Tài
sản tăng). Điều này là phù hợp với ngành nghề hoạt động của Công ty là kinh
doanh dịch vụ thông tin di động.
Năm 2008, vốn chủ sở hữu của Công ty tăng 1.749.152.504.000 đồng
(tương đương + 48,16%), trong khi đó, tốc độ tăng của nguồn vồn (bằng tốc độ
tăng của tổng Tài sản) là + 49,37%, tức là tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu nhỏ
hơn tốc độ tăng của Nguồn vốn. Như vậy, hệ số tài trợ Vốn chủ sỡ hữu năm
2008 đã giảm so với năm 2007 (- 0,003). Tuy nhiên, mức giảm là nhỏ không
đáng kể, hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu cả hai năm đều ở mức cao nên không ảnh
hưởng nhiều, doanh nghiệp vẫn đảm bảo tính tự chủ trong hoạt động tài chính.
Đồng thời, năm 2008 là năm có tỷ lệ lạm phát rất cao, ở mức hai con số
nhưng với các chỉ tiêu này ta có thể thấy, lợi nhuận Công ty tạo ra không
những có thể bù đắp được lạm phát và còn tạo ra sự phát triển dương.
Với vị thế là một trong những nhà cung cấp đứng đầu thị trường thông
tin di động hiện nay, Công ty đang cố gắng phát huy thế mạnh để mở rộng hơn
nữa khách hàng, thị trường và giữ chân các khách hàng truyền thống nhằm duy
trì và phát huy vị thế hiện có.
1.2 Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty Thông tin di động (VMS)
Bộ máy tổ chức tại Công ty Thông tin di động được thể hiện qua sơ đồ (sơ đồ

1.1.)
Nguyễn Thị Bảo Yến Kế toán 47D
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
Nguyễn Thị Bảo Yến Kế toán 47D
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Thông tin di động
P. Chăm sóc
khách hàng
Trung tâm I Trung tâm
II
Trung tâm
III
Trung tâm
IV
Trung tâm
V
Trung tâm
GTGT
Xí nghiệp
thiết kế
P. Tổ chức - hành
chính
P. Kế hoạch - Bán
hàng
P. Quản lý đầu tư
– Xây dựng
P. Giá cước –
Tiếp thị
Các Phó giám
đốc
P. Xuất – Nhập

khẩu
P. Kế toán – Thống
kê – Tài chính
Trung tâm tính cước
và đối soát cước
P. Thanh toán
cước phí
Giám đốc
P. Quản lý
kỹ thuật
P. Xét thầu P. Tin họcBan Quản lý
dự án
P. Thẩm tra
quyết toán
P. Công nghệ -
Phát triển mạng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
Mỗi bộ phận, phòng ban trong bộ máy quản lý thực hiện những nhiệm
vụ, chức năng khác nhau:
Giám đốc công ty – Ông Lê Ngọc Minh: là người có nhiệm vụ điều
hành, chỉ đạo chung toàn bộ hoạt động của công ty, người chủ tài khoản có
quyền quyết định các vấn đề của công ty. Ngoài Giám đốc còn có Phó Giám
đốc phụ trách những vấn đề liên quan đến các mảng hoạt động cụ thể: Tài
chính, đầu tư kỹ thuật, Kinh doanh và các phó giám đốc kiêm giám đốc các
Trung tâm khu vực I, III
Trung tâm thông tin di động khu vực I: có trụ sở chính tại Hà Nội, chịu
trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Bắc
(các tỉnh phía Bắc đến Hà Tĩnh).
Trung tâm Thông tin di động khu vực II: có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí
Minh, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu

vực miền Nam (từ tỉnh Ninh Thuận đến các tỉnh miền Ðông Nam Bộ và TP Hồ
Chí Minh).
Trung tâm Thông tin di động khu vực III: có trụ sở chính tại Ðà Nẵng,
chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền
Trung và Cao Nguyên (từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Khánh Hoà và tỉnh Ðắc
Lắc).
Trung tâm Thông tin di động khu vực IV: có trụ sở chính tại Cần Thơ,
chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực 10
tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Trung tâm Thông tin di động khu vực V: có trụ sở chính tại Hải Phòng,
chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực tại
14 tỉnh, thành phố phía Bắc.
Nguyễn Thị Bảo Yến Kế toán 47D
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 7 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
Trung tâm dịch vụ GTGT: có trụ sở tại Hà Nội, chịu tránh nhiệm kinh
doanh, khai thác các dịch vụ giá trị gia tăng của mạng thông tin di động
MobiFone cả nước.
Xí nghiệp thiết kế : có trụ sở tại Hà Nội, có nhiệm vụ tư vấn, khảo sát,
thiết kế xây dựng các công trình thông tin di động.
Phòng tổ chức hành chính: là đơn vị tổng hợp hành chính, triển khai và
tổ chức cán bộ, nhân sự, đào tạo, tiền lương, quản trị hành chính…
Phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính: là đơn vị tham mưu giúp giám
đốc quản lý tài chính và tổ chức triển khai và thực hiện công tác kế toán, thống
kê, tài chính.
Phòng chăm sóc khách hàng: Triển khai và thực hiện công tác chăm sóc
khách hàng, giải đáp những thắc mắc của khách hàng về dịch vụ viễn thông mà
công ty cung cấp.
Phòng giá cước – Tiếp thị: Triển khai và thực hiện công tác marketing,
giá cước và phát triển thương hiệu nhằm mục tiêu thu hút ngày càng nhiều
người sử dụng dịch vụ mà công ty cung cấp.

Phòng Kế hoạch – bán hàng: Triển khai và thực hiện công tác kế hoạch,
công tác bán hàng và triển khai phát triển kênh phân phối
Phòng Quản lý Đầu tư – Xây dựng: Quản lý và thực hiện các nghiệp vụ
về đầu tư xây dựng, giám sát công tác đầu tư xây dựng.
Phòng Công nghệ - Phát triển mạng: Triển khai và thực hiện công tác
nghiên cứu phát triển các ứng dụng công nghệ mới cho mạng thông tin di động
và các dịch vụ nhằm mục tiêu cung cấp cho khách hàng dịch vụ có chất lượng
cao nhất.
Phòng quản lý kỹ thuật: điều hành và khai thác mạng lưới thông tin di
động của Công ty, trực tiếp phụ trách các trạm thu phát sóng đảm bảo cho
mạng được hoạt động thông suốt.
Nguyễn Thị Bảo Yến Kế toán 47D
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 8 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
Phòng xuất nhập khẩu: Triển khai và thực hiện công tác xuất nhập khẩu
các thiết bị về thông tin di động, các vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất kinh
doanh.
Phòng Tin học: Triển khai và thực hiện công tác quản lý các ứng dụng
công nghệ thông tin, phát triển mạng tin học phục vụ yêu cầu sản xuất kinh
doanh.
Phòng thanh toán cước phí: Quản lý công tác thanh toán cước phí với
khách hàng.
Phòng Xét thầu: Có chức năng tham mưu giúp giám đốc quản lý, triển
khai việc thực hiện xét và lựa chọn nhà thầu đối với các dự án thuộc nguồn vốn
tái đầu tư của Công ty và các dự án được giao khác, đồng thời phối hợp hướng
dẫn nghiệp vụ trong công tác.
Phòng Thẩm tra quyết toán: Triển khai và thực hiện công tác thẩm tra
quyết toán các dự án đầu tư.
Trung tâm tính cước và đối soát cước: Triển khai và thực hiện công tác
quản lý, điều hành, vận hành khai thác hệ thống tính cước và quản lý khách
hàng; hệ thống đối soát cước, hệ thống IN và các hệ thống thanh toán điện tử

khác.
Ban quản lý dự án: Triển khai và thực hiện công tác quản lý, thực hiện
các dự án đầu tư xây dựng, công trình kiến trúc.
1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty thông tin di động là doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ
thông tin di động GMS 900/1800 với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự
khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động của Công
ty bao gồm:
- Lắp đặt và kinh doanh hệ thống thông tin di động Cellular kỹ thuật số và
lắp đặt khai thác và kinh doanh hệ thống nhắn tin [Paging], lắp ráp và
Nguyễn Thị Bảo Yến Kế toán 47D
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 9 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
sản xuất thiết bị thông tin di động và nhắn tin. Sản phẩm chính: dịch vụ
điện thoại di động và nhắn tin trên địa bàn cả nước.
- Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác mạng lưới kinh doanh
dịch vụ thông tin di động bao gồm cả nhắn tin; lắp ráp và sản xuất các
thiết bị thông tin di động. Bảo trì, sửa chữa thiết bị chuyên ngành thông
tin di động, viễn thông điện tử tin học và các trang thiết bị liên quan
khác. Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây lắp chuyên ngành thông tin di động.
Xuất nhập khẩu kinh doanh vật tư thiết bị viễn thông để phục vụ cho
hoạt động của đơn vị;
- Vận hành, khai thác mạng lưới;
- Kinh doanh dịch vụ thông tin di động bao gồm cả nhắn tin;
- Lắp ráp và sản xuất các thiết bị thông tin di động;
- Bảo trì và sửa chữa các thiết bị chuyên ngành thông tin di động, viễn
thông, điện tử tin học và các trang thiết bị liên quan khác;
- Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây lắp chuyên ngành thông tin di động, xuất
khẩu, nhập khẩu;
- Kinh doanh vật tư, thiết bị viễn thông để phục vụ cho hoạt động của đơn
vị;

Để cung ứng dịch vụ viễn thông di động đến khách hàng, Công ty Thông
tin di động đang sử dụng công nghệ GSM – một trong những công nghệ thông
tin di động tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới. Sản phẩm thông tin di động
công ty cung cấp hiện nay bao gồm: MobiGold, MobiCard, Mobi4U,
MobiPlay, MobiEZ, MobiQ, Mobi365, Momo. Mỗi sản phẩm có những tiện
ích riêng phù hợp với từng nhu cầu, sở thích của khách hàng. Các loại hình sản
phẩm đó có thể được chia thành 2 loại. Cụ thể:
- Dịch vụ thông tin di động trả sau – MobiGold: MobiGold là loại hình
dịch vụ mà khách hàng không bị giới hạn về thời gian sử sụng, mức cước
Nguyễn Thị Bảo Yến Kế toán 47D
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 10 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
dịch vụ thoại rẻ, phạm vi phủ rộng, có khả năng liên lạc quốc tế hai chiều
với trên 70 quốc gia trên thế giới. Để sử dụng dịch vụ này, khách hàng
phải trả một mức cước cố định hàng tháng và cước thông tin tương ứng
với thời gian, số lượng dịch vụ mà khách hàng sử dụng. Cuối mỗi tháng,
hệ thống tín cước sẽ cộng dồn để tính số cước phí phát sinh trong tháng
đó của khách hàng.
- Dịch vụ thông tin di động trả trước: (MobiCard, Mobi4U, MobiPlay,
MobiEZ, MobiQ, Mobi365, Momo): các loại hình dịch vụ này phù hợp
với từng nhóm khách hàng có nhu cầu riêng biệt. Các dịch vụ sử dụng
phần mềm Intelligent Network và tính cước trực tuyến online. Mỗi lần
khách hàng sử dụng bất kỳ dịch vụ nào của Công ty thì hệ thống sẽ tự
động kiểm tra. Nếu thấy đủ điều kiện (còn tiền và còn thời gian sử dụng
dịch vụ ) thì sẽ kết nối với tổng đài. Đồng thời, hệ thống cũng tính toán
trừ cước trực tiếp vào tài khoản của người sử dụng.
Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đa dạng hóa
sản phẩm, Công ty còn mở rộng cung cấp thêm các dịch vụ GTGT. Hiện nay,
số lượng dịch vụ GTGT mà Công ty cung cấp đã vượt quá con số 40 bao gồm
hai loại:
- Loại hình dịch vụ không có nội dung: là loại hình dịch vụ mà bản thân

công nghệ GSM tự động đưa ra nội dung cho các thuê bao hoặc do thuê
bao tự đưa ra như: hiển thị cuộc gọi đến, hộp thư thoại, MobiChat,…
- Loại hình dịch vụ có nội dung: là loại hình dịch vụ mà bản thân Công ty
phải đưa ra nội dung và chuyển tải xuống các thuê bao có nhu cầu như
MobiFun, MobiScore, Wap, xem điểm thi đại học…
1.4 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Thông tin di động.
1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Thông tin di động.
Bộ máy kế toán tại Công ty Thông tin di động được tổ chức theo sơ đồ 1.2
Nguyễn Thị Bảo Yến Kế toán 47D
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 11 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
Nguyễn Thị Bảo Yến Kế toán 47D
Trưởng phòng Kế toán
-Thống kê – Tài chính
Phó phòng phụ trách
Kế toán - Thống kê
Phó phòng phụ trách tài
chính, chế độ kiểm tra
Kế toán
các phần hành
Các chuyên viên
thống kê
Kế
toán
tổng
hợp
Kế
toán
thanh
toán
Kế

toán
vật tư
Kế
toán
TSCĐ
Kế toán
thuế kiêm
kế toán
XDCB
Thủ
quỹ
Kế
toán
tiền
lương
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Thông tin di động
Trong đó:
Trưởng phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính: Là người đứng đầu bộ
máy kế toán của Công ty, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán,
tài chính của Công ty, tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, tài chính,
thống kê thông tin kinh tế và hệ thống kinh tế trong Công ty, là người tham
mưu, giúp cho giám đốc về quản lý, điều hành, theo dõi thực hiện công tác tài
chính của Nhà nước tại đơn vị.
Phó phòng phụ trách kế toán thống kê: có nhiệm vụ thay mặt trưởng
phòng giám sát các nghiệp vụ về chuyên môn kế toán, thống kê đảm bảo việc
thực hiện hai chức năng cơ bản của kế toán là thông tin và kiểm tra hoạt động
kinh doanh.
Phó phòng phụ trách tài chính, chế độ, kiểm tra: có nhiệm vụ cùng với kế
toán trưởng thực hiện công tác quyết toán cũng như thanh tra, kiểm tra công tác
tài chính của Công ty, kiểm tra việc thực hiện chế độ, thể lệ quy định của Nhà

nước về lĩnh vực kế toán cũng như lĩnh vực tài chính.
Kế toán thanh toán: bao gồm kế toán tiền mặt và kế toán TGNH
- Kế toán tiền mặt: có nhiệm vụ có nhiệm vụ ghi chép hạch toán đầy đủ
các nghiệp vụ có liên quan đến việc thu chi tiền mặt của Công ty.
- Kế toán TGNH: có nhiệm vụ theo dõi hạch toán các khoản thu chi bằng
tiền gửi ngân hàng thông qua cá chứng từ như giấy báo Nợ, giấy báo Có,
ủy nhiệm chi…của các ngân hàng như SeaBank, VietcomBank…
Kế toán vật tư: theo dõi tình hình thu mua hàng hóa như máy đầu cuối,
simcard, phụ kiện…, nguyên vật liệu như thẻ sim, vật tư dự phòng…, theo dõi
tình hình nhập - xuất – tồn vật tư và tính giá thành thực tế vật tư xuất trong kho
Công ty.
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: tính toán xác định quỹ
tiền lương của đơn vị, tính lương cho công nhân viên và theo dõi các khoản
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
phải trả công nhân viên, thuế thu nhập cá nhân phải nộp, tính toán các khoản
phải trích theo lương: BHYT, BHXH, KPCĐ.
Kế toán thuế kiêm kế toán XDCB: Hoàn thành báo cáo thuế nộp lên cơ
quan chủ quản và cơ quan thuế dựa trên những tài liệu từ kế toán khác cung
cấp. Kết hợp với các nhân viên kế toán phần hành khác để thực hiện thanh
toán, hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến công trình đầu tư XDCB và tiến
hành quyết toán theo công trình, hạng mục công trình và theo nhà thầu.
Kế toán TSCĐ: Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số
lượng, giá trị TSCĐ hiện có của toàn doanh nghiệp, cũng như của từng bộ phận
sử dụng TSCĐ; tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chí
phí quản lí theo mức độ hao mòn của TSCĐ và chế độ tài chính quy định.
Kế toán tổng hợp: Là kế toán có chức năng nhiêm vụ cơ bản là tổng hợp
số liệu của Văn phòng Công ty và các trung tâm để vào các sổ tổng hợp, thực
hiện các công tác kế toán cuối kỳ, lập các báo cáo nội bộ và cho bên ngoài theo
định kỳ báo cáo.
Thủ quỹ: Là người chịu trách nhiệm trực về quỹ tiền mặt của Công ty;

căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để thực hiện nhập, xuất tiền mặt VND
và các ngoại tệ khác, ngân phiếu của Công ty và vào Sổ quỹ, cuối ngày đối
chiếu sổ Quỹ với số kế toán chi tiết tiền mặt.
Ngoài ra, tại phòng kế toán của Công ty còn có các chuyên viên thống kê
mang tính chất đặc trưng của một Công ty cung cấp dịch vụ Viễn thông di
động đó là: chuyên viên về đối soát và ăn chia cước, chuyên viên về thẻ trả
trước, chuyên viên về thống kê, chuyên viên về tài chính và chuyên viên về chế
độ và kiểm tra.
1.4.2 Hệ thống chứng từ
Với đặc thù kinh doanh dịch vụ Viễn thông di động nên công ty sử dụng
nhiều loại chứng từ khác nhau, bao gồm cả hệ thống chứng từ bắt buộc và hệ
Nguyễn Thị Bảo Yến Kế toán 47D
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
thống chứng từ hướng dẫn. Nói chung, Công ty vận dụng chế độ chứng từ kế
toán theo Quyết định số 15/QĐ – BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 20
tháng 3 năm 2006.
Cụ thể, hệ thống chứng từ của Công ty bao gồm:
- Chứng từ tiền mặt: phiếu thu, phiếu chi, giấy thanh toán tạm ứng, hóa
đơn, giấy đề nghị thanh toán, biên bản kiểm kê quỹ.
- Chứng từ tiền gửi ngân hàng: giấy báo nợ, giấy báo Có, ủy nhiệm chi
- Chứng từ tiền lương: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, báo
cáo làm thêm giờ, văn bản thỏa thuận làm thêm giờ, phiếu duyệt yêu cầu
làm thêm giờ, sổ lương, thanh toán tiền lương hợp đồng thời vụ.
- Chứng từ hàng hóa, vật tư: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản
kiểm nghiệm vật tư, thẻ kho, biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa.
- Chứng từ tài sản cố định: thẻ TSCĐ, tờ đề nghị thanh toán, quyết định
đầu tư, quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, hợp đồng, biên bản
nghiệm thu TSCĐ, Hóa đơn GTGT, Thanh lý hợp đồng…
- Chứng từ bán hàng hóa, dịch vụ: hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho kiêm

vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý…
- Chứng từ thuế: Tờ khai thuế giá trị gia tăng, bảng kê hóa đơn chứng từ
hàng hóa, dịch vụ mua vào, bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa bán ra…
Trong đó: Hóa đơn GTGT của Công ty tuân theo mẫu hóa đơn GTGT
chung của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Tập đoàn tự in có ký
hiệu là VA/2008T và số thứ tự xxxxxx (theo mẫu phụ lục số 1.1)
Ngoài ra, Công ty cũng có một số hóa đơn chứng từ mang tính đặc thù
phù hợp với ngành nghề kinh doanh của đơn vị như: Biên bản xác nhận đối
soát doanh thu đại lý, biên bản đối soát cước, biên bản bàn giao dữ liệu cước,
bản đánh giá phân loại lao động, bảng kê trừ thuế thu nhập cá nhân, phiếu
Nguyễn Thị Bảo Yến Kế toán 47D
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
khuyến mại, bảng thanh toán tiền cho các đối tượng hưởng khuyến mại, biên
bản giao nhận vật tư hàng hóa khuyến mại, lệnh điều động vật tư, thư tín dụng
L/C, bảo lãnh thực hiện hợp đồng L/G, lệnh chuyển tiền, xác nhận nộp tiền vào
Ngân sách Nhà nước.
1.4.3 Chế độ tài khoản
Công ty thực sử dụng hệ thống tài khoản theo quy định của Quyết định
15/2006/QĐ – BTC ban hành này 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính.
Công ty là đơn vị hạch toán độc lập có 7 đơn vị hạch toán phụ thuộc bao
gồm: 5 trung tâm thông tin di động khu vực, 1 trung tâm dịch vụ GTGT và 1 xí
nghiệp thiết kế. Do đó, bộ phận kế toán tại Công ty bao gồm hai phần: kế toán
tại Trung tâm và kế toán tại Công ty. Công ty và các đơn vị trực thuộc này
trong quá trình hạch toán sẽ sử dụng các tài khoản thanh toán nội bộ là TK 136
– phải thu nội bộ chi tiết TK 1361 – Vốn kinh doanh của các đơn vị trực thuộc
và 336 – phải trả nội bộ chi tiết 3361 – Phải trả giữa Công ty và đơn vị trực
thuộc.
Một đặc điểm nữa ảnh hưởng đến hệ thống tài khoản và phương pháp

hạch toán của Công ty đó là Công ty là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam (VNPT). Do vậy, trong quá trình hạch toán các nghiệp
vụ liên quan giữa Công ty với tập đoàn và mạng Viễn thông khác trong tập
đoàn cũng sẽ sử dụng các tài khoản thanh toán nội bộ là TK 136 – phải thu nội
bộ chi tiết: TK 1362 – Phải thu giữa tập đoàn và Công ty, TK 1363 – Phải thu
ăn chia với mạng thuộc tập đoàn và TK336 – phải trả nội bộ chi tiết: TK3362 –
Phải trả giữa Tập đoàn và Công ty, TK 3363 Phải trả ăn chia với mạng thuộc
tập đoàn.
Bên cạnh đó, do Công ty có hoạt động kinh doanh dịch vụ Viễn thông di
động rộng lớn trải rộng khắp cả nước. Do vậy, Công ty thực hiện chi tiết một
Nguyễn Thị Bảo Yến Kế toán 47D
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
số các tài khoản sử dụng tại Công ty. Các tài khoản tiền tệ được chi tiết thành
các tài khoản cấp 2, cấp 3 theo từng loại tiền và theo từng trung tâm và được
đánh số thứ tự từ 1 – 8. Các tài khoản doanh thu được chi tiết thành các tài
khoản cấp 2, cấp 3, cấp 4 theo từng loại hình dịch vụ mà Công ty cung cấp và
được đánh số thứ tự từ 1 – 8.
1.4.4 Hình thức ghi sổ
Công ty sử dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ với sự trợ giúp của
phần mềm kế toán máy Sunsystem. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết và tổng
hợp tại Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3 : Quy trình ghi sổ kế toán tại Công ty Thông tin di động
Giải thích ký hiệu:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Nguyễn Thị Bảo Yến Kế toán 47D
16
Chứng từ gốc
Sổ quỹ

Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Thẻ kế toán, sổ kế
toán chi tiết
Báo cáo
kế toán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
Đối chiếu, kiểm tra
Hàng ngày, các chứng từ gốc sẽ được phân loại để chuyển cho kế toán
các phần hành kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ. Nếu
các chứng từ đảm bảo đầy đủ các điều kiện thì kế toán các phần hành sẽ tiến
hành nhập dữ liệu vào máy tính để lập Chứng từ ghi sổ. Tiếp đó, phần mềm kế
toán Sunsystem sẽ tự động chuyển số liệu để ghi vào các sổ Cái của các tài
khoản có liên quan. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi
sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Riêng đối với
chứng từ thu, chi tiền mặt thì thủ quỹ phải ghi vào sổ quỹ. Các chứng từ ghi sổ
sau khi được lập sẽ được in và trình kế toán trưởng ký duyệt, tiếp đó được đính
kèm với chứng từ gốc để bảo quản, lưu trữ làm căn cứ để kiểm tra, kiểm soát.
Số liệu kế toán sau khi đã được nhập vào máy thì phần mầm kế toán
Sunsystem sẽ tự động chuyển số liệu để ghi vào các sổ Cái có liên quan.
Do sử dụng phần mềm kế toán máy nên vào thời điểm nào Công ty cũng
có thể lập được các báo cáo kế toán. Khi phát sinh nhu cầu cần in các báo cáo
kế toán, phần mềm sẽ tự động lập bảng cân đối số phát sinh, các báo cáo tài
chính và các loại báo cáo khác.
1.4.5 Báo cáo kế toán
Hiện nay Công ty Thông tin di động đang lập các biểu mẫu báo cáo theo
đúng quy định của Bộ Tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-
DN), Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh (Mẫu số B02 - DN), Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ (theo phương pháp trực tiếp) (Mẫu số B03 - DN), Thuyết minh

báo cáo tài chính (Mẫu số B09 - DN)
Ngoài ra để phục vụ cho nhu cầu quản lý của Công ty đối với từng đơn
vị trực thuộc, Công ty còn thực hiện lập các báo cáo kế toán nội bộ. Báo cáo kế
toán nội bộ quy định cho các đơn vị và Công ty bao gồm 23 biểu báo cáo (xem
Nguyễn Thị Bảo Yến Kế toán 47D
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
phụ lục 1.2)
1.4.6 Các phương pháp kế toán
- Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 1-1 hàng năm, và kết thúc
vào ngày 31-12 năm đó.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam, việc
chuyển đổi các đồng tiền khác theo tỷ giá thực tế tại ngày phát sinh
nghiệp vụ.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Ở công ty và các Trung tâm hạch
toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Kế toán
nhập, xuất, tồn kho hàng tồn kho phải phản ánh theo giá trị thực tế. Trị
giá thực tế của hàng tồn kho mua về phải được tính theo từng nguồn
nhập và phải theo dõi, phản ánh riêng biệt trị giá mua và chi phí thu
mua. Để tính trị giá thực tế vật tư xuất kho, kế toán ở Công ty và các
Trung tâm áp dụng phương pháp: Giá thực tế bình quân theo kỳ (tháng).
- Phương pháp kế toán khấu hao tài sản cố định: Từ năm 2005 trở về
trước, công ty trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Đến năm
2006, Công ty đăng ký với Cục thuế Hà Nội thực hiện khấu hao nhanh.
Việc đăng ký này đã được Cục thuế cho phép, do đó từ năm 2006 đến
nay, công ty thực hiện khấu hao nhanh cho các loại TSCĐ: máy móc
thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác, dụng cụ làm việc đo lường
thí nghiệm, dụng cụ quản lý và phần mềm bản quyền.
- Phương pháp kế toán thuế kế toán thuế:
Công ty áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Thuế suất thuế

GTGT đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ Viễn thông là 10%.
Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo thuế suất có hiệu lực tại
ngày kết thức niên độ kế toán là 28% tính trên thu nhập chịu thuế.
Nguyễn Thị Bảo Yến Kế toán 47D
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
Chương II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ,
DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
TẠI CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG (VMS)
2.1. Đặc điểm về chi phí, doanh thu và xác định kết quả tại Công ty Thông
tin di động (VMS).
Là Công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thông tin di động nên
kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả tại Công ty mang nhiều đặc
điểm đặc thù của ngành dịch vụ viễn thông. Cụ thể như sau:
Đây là loại hình sản xuất kinh doanh không có sản phẩm dở dang, quá
trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ nên TK 154 – chi phí sản xuất
kinh doanh dở dang không có số dư cuối kỳ.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Viêt Nam là ngành kinh doanh dịch vụ
có những nét đặc thù riêng. Bộ Tài chính đã cho phép ngành không phải sử
dụng tài khoản 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và TK 622 - chi phí nhân
công trực tiếp. Công ty Thông tin di động cũng là thành viên trong tập đoàn do
đó cũng không phải sử dụng hai TK 621 và 622 trong hạch toán chi phí. Điều
này có nghĩa là, Công ty không xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi
phí nhân công trực tiếp. Bên cạnh đó, tại công ty thông tin di động cũng không
sử dụng TK 627 trong hạch toán chi phí sản xuất phát sinh tại Công ty.
Công ty có 7 đơn vị trực thuộc (6 trung tâm và 1 xí nghiệp thiết kế), chi
phí phát sinh trong kỳ sẽ được các đơn vị này tập hợp và cập nhật số liệu về
các chi phí phát sinh để từ đó các phần mềm sẽ thực hiện tổng hợp nên các báo
cáo chi phí theo từng chỉ tiêu bao gồm: chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính. Định kỳ, các

Nguyễn Thị Bảo Yến Kế toán 47D
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
báo cáo này sẽ được gửi lên Công ty để kế toán thực hiện việc tổng hợp số liệu,
tính toán chi phí sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.
Với đặc điểm kinh doanh loại hình dịch vụ viễn thông di động lại có thị
trường quy mô lớn trên toàn quốc nên Công ty không tiến hành bán lẻ mà sử
dụng hệ thống Đại lý trải khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. Các đại lý này thực
hiện mở rộng thị trường sử dụng dịch vụ, bán máy, linh kiện, thu hộ cước, bán
simcard vả thẻ trả trước, cho thuê máy,… Các đại lý này sẽ thực hiện thu hộ
tiền cho Công ty và được hưởng hoa hồng từ chủ đại lý. Sau khi đối chiếu với
dữ liệu cước do Trung tâm tính cước và đối soát cước cung cấp, doanh thu của
đơn vị nhận đại lý sẽ được ghi nhận và làm cơ sở tính hoa hồng đại lý được
hưởng (số tiền hoa hồng phải trả cho các đại lý này được hạch toán là Chi phí
bán hàng của Công ty thông tin di động khi hạch toán xác định kết quả kinh
doanh tại Công ty). Chủ đại lý ở đây là các Trung tâm trực thuộc Công ty
thông tin di động (Trung tâm I, II, III, IV, V). Các đại lý ở đây là các cửa hàng
trực thuộc Trung tâm và hệ thống các đại lý nhỏ trải rộng cả nước thực hiện
cung cấp dịch vụ của Công ty. Mỗi Trung tâm của Công ty sẽ theo dõi và cập
nhật số liệu doanh thu cước dịch vụ để từ đó các phần mềm sẽ thực hiện tổng
hợp nên các báo cáo doanh thu theo từng chỉ tiêu bao gồm: doanh thu viễn
thông, doanh thu dịch vụ nội bộ và doanh thu hoạt động tài chính. Định kỳ, các
báo cáo này được gửi lên Công ty và kế toán thực hiện tổng hợp thành báo cáo
doanh thu của Công ty Thông tin di động.
Đối với một số loại hình dịch vụ thông tin di động, khi có khách hàng
hòa mạng mới thì Công ty cung cấp đồng thời cả máy và sim. Vì vậy, doanh
thu của Công ty ngoài phần Doanh thu cước dịch vụ thông tin di động chiếm tỷ
trọng chủ yếu, Công ty còn có thêm doanh thu bán hàng hóa là máy điện thoại
và linh kiện.
2.2. Kế toán chi phí

Nguyễn Thị Bảo Yến Kế toán 47D
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
2.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán
Do đặc điểm Công ty vừa cung cấp dịch vụ thông tin di động vừa thực
hiện bán hàng hóa (máy, linh kiện) nên Giá vốn hàng bán của Công ty bao gồm
hai khoản mục chi phí tạo nên: Chi phí sản xuất kinh doanh ( kết chuyển từ TK
627) và giá vốn hàng hóa đã bán (kết chuyển từ TK 13612 – phải thu về giá
vốn hàng bán ).
2.2.1.1 Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh
Tại Công ty Thông tin di động, chi phí sản xuất kinh doanh để tính giá
vốn hàng bán được phân loại thành:
- Chi phí nhân công
- Chi phí vật liệu, nhiên liệu
- Chi phí dụng cụ sản xuất
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí thuế, phí, lệ phí có tính chất như thuế
- Chi phí thu cước
- Chi phí dịch vụ thuê ngoài (chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí điện, nước,
FAX, chi phí thuê nhà trạm, chi phí cải tạo nhà trạm, chi phí dịch vụ
mua ngoài cho chăm sóc khách hàng,… )
- Chi phí bằng tiền khác (chi phí bảo hộ lao động, chi phí tuyên truyền
quảng cáo, chi phí bổ túc đào tạo và nghiên cứu, chi phí bằng tiền cho
chăm sóc khách hàng,…)
Chứng từ sử dụng
Kế toán ghi nhận các khoản chi phí sản xuất để tính giá vốn hàng bán
căn cứ vào các chứng từ:
- Hồ sơ quyết toán chi phí của các tổ Viễn thông: bao gồm giấy đi
đường, giấy đề nghị thanh toán, các hoá đơn (thuê phòng nghỉ,
Nguyễn Thị Bảo Yến Kế toán 47D

21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
mua văn phòng phẩm, chuyển phát nhanh …), vé xe (vé tàu)
kèm theo trong quá trình đi công tác của các tổ Viễn thông các
Tỉnh.
- Bảng phân bổ khấu hao máy móc, thiết bị sử dụng để sản xuất và
truyền tải cước Viễn thông.
- Bảng báo cáo tình hình sử dụng vật tư, công cụ dụng cụ sản xuất
hàng tháng của các phòng ban.
- Bảng kê hóa đơn cước về sử dụng điện thoại cố định, fax,
Internet…
- Bảng tổng hợp danh sách khách hàng được khuyến mại trong
kỳ…
Quy trình hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh tại cả Trung tâm và văn phòng
Công ty nhưng chủ yếu được phát sinh tại các Trung tâm. Vào cuối kỳ kế toán,
kế toán các Trung tâm sẽ tập hợp vào báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh (mẫu
số B03/KTNB) (theo mẫu biểu số 2.1) và gửi về văn phòng Công ty.
Ta có trình tự hạch toán tại Trung tâm được thực hiện theo sơ đồ sau:
Nguyễn Thị Bảo Yến Kế toán 47D
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
Nguyễn Thị Bảo Yến Kế toán 47D
23
TK 334, 338
TK 154 TK 33611
K/c chi phí SXKD
thanh toán với Công
ty
Tiền lương và các khoản phụ cấp,

trích các khoản trích theo lương
TK 152, 153, 156
TK 214
Xuất vật tư, CCDC phục vụ khai thác
dịch vụ thông tin di động
Định kỳ trích KH TSCĐ vào chi phí
SXKD
TK 111, 112,
141, 331
TK 1388
Chi phí điện, nước, fax, Internet, điện
thoại (phần được công ty thanh toán), chi
tuyên truyền quảng cáo, thuê nhà trạm,
chi phí thu cước
Chi phí điện thoại (phần không được
công ty thanh toán)
TK 133
Thuế GTGT
TK 3387, 511
Chi phí khuyến mại
TK 3337, 3338
Thuế môn bài, thuế nhà đất phải
nộp
TK 335
Trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ,
thuê kênh, thuê tần số
Chi phí phát sinh nhỏ hơn chi phí trích trước
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
Sơ đồ 2.1: Trình tự hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh tại Trung tâm
TRUNG TÂM THÔNG TIN DI ĐỘNG KV II

CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
Quý 4 Năm 2008
TT Chỉ tiêu Mã số Kỳ báo cáo Luỹ kế từ đầu năm
I Chi phí nhân công 01 46,770,174,268 95,189,480,320
1 Tiền lương 01.1 45,431,154,562 92,070,988,106
2 BHXH, BHYT, KP công đoàn 01.2 1,339,019,706 3,118,492,214
II Chi phí vật liệu 02 36,220,467,256 88,177,238,839
1 Vật liệu 02.1 34,991,917,888 84,744,702,179
2 Nhiên liệu 02.3 1,228,549,368 3,432,536,660
III Chi phí dụng cụ sản xuất 03 10,066,387,601 24,079,064,061
IV Chi phí khấu hao TSCĐ 04 188,670,155,598 384,629,560,999
V Thuế, phí, lệ phí 05 19,678,000 81,261,000
VI Chi phí thu cước 06 17,022,207,639 40,248,362,345
VII Chi phí dịch vụ mua ngoài 07 419,885,471,518 841,166,817,365
1 Sữa chữa TSCĐ 07.1 3,887,992,562 8,867,035,903
2 Điện, nước, điện thoại, Fax 07.2 19,925,356,924 49,399,018,162
3 Chi phí thuê kênh, phí tần số 07.3 68,510,108,859 158,993,146,268
4 Chi phí cước kết nối 07.4 137,936,628,096 224,522,028,952
5 Thuê nhà trạm 07.5 75,573,201,394 158,512,850,118
6 Cải tạo nhà tram 07.6 23,269,931,393 63,958,028,317
7 Phí dịch vụ ngân hàng 07.7 715,845,035 1,664,897,808
8 Dịch vụ mua ngoài khác 07.8 90,066,507,255 175,249,811,837
VIII Chi phí bằng tiền khác 08 440,762,102,350 1,558,201,168,181
1 Bảo hộ lao động 08.1 1,093,577,728 1,714,535,064
2 Quảng cáo, khuyến mại 08.2 436,192,805,074 1,546,308,602,947
3 Bổ túc đào tạo 08.4 475,513,710 1,588,002,669
4 Công tác phí 08.7 1,555,004,121 4,311,106,500
5 Chi phí bằng tiền khác 08.8 1,445,201,717 4,278,921,001
IX
Tổng

I+II+III+IV+V+VI+VII+VIII
9 1,159,416,644,230 3,031,772,953,110
Nguyễn Thị Bảo Yến Kế toán 47D
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
Người lập bảng Kế toán trưởng
Ngày 20 tháng 2 năm 2009
Thủ trưởng đơn vị
Tại văn phòng Công ty, kế toán sẽ thực hiện tập hợp chi phí phát sinh
sản xuất kinh doanh phát sinh tại các Trung tâm và phát sinh tại văn phòng
Công ty. Kế toán Công ty dựa trên cơ sở các chứng từ là các báo cáo chi phí
sản xuất kinh doanh của các Trung tâm và các chứng từ gốc liên quan đến
nghiệp vụ phát sinh chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh tại văn phòng Công
ty, kế toán tại Công ty thực hiện hạch toán và nhập số liệu vào các Chứng từ
ghi sổ (theo mẫu biểu số 2.2). Kế toán hạch toán:
Nợ TK 154
Có TK 13611 Phải thu về SXKD
VMS – VP CÔNG TY CHỨNG TỪ GHI SỔ
TRANG: 1
NGƯỜI NHẬP: ALL SỐ CHỨNG TỪ: 5,901
NGÀY SỐ CT TKHOẢN DIỄN GIẢI TIỀN NỢ TIỀN CÓ
31/10/08 TH002 15411 KC CF SXKD MS –
TT2
4,716,220,641
31/10/08 TH002 13611 KC CF SXKD MS –
TT2
4,716,220,641
………………………………………………………………………………………………….
Cộng số CT 5,901 44,251,273,884 44,251,273,884
Ngày 31 tháng 10 năm 2008

Người lập sổ Kế toán trưởng
Biểu số 2.2: Mẫu chứng từ ghi sổ tại Công ty thông tin di động
Từ chứng từ ghi sổ, máy tính sẽ tự động chuyển số liệu tới các sổ chi tiết
có liên quan:
Nguyễn Thị Bảo Yến Kế toán 47D
25
Biểu số 2.1: Mẫu chi phí sản xuất kinh doanh tại Trung tâm II thuộc
Công ty Thông tin di động

×