Họ và tên: Hà Thị Cẩm Tú
Mã số sinh viên: 19032622
Khoa: K64 – Việt Nam Học
BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN: HÀ NỘI HỌC
Giảng viên: Vũ Thị Xuyến
Chủ điểm: Phố Khâm Thiên
Bài làm:
Hiểu về phố Khâm Thiên trong những tên gọi xưa cũ
Phố Khâm Thiên một con phố thuộc quận Đống Đa của thủ đơ nước ta đã
giữ trong nó bao nhiêu nét đẹp văn hóa và là chứng nhân của lịch sử dân tộc. Khâm
Thiên được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau và trong mỗi tên gọi lại như chất
chứa một câu chuyện riêng mà không nơi nào có được. Trong bài viết này hãy
cùng tìm hiểu những cái tên mà Khâm Thiên đã được biết đến bởi đó khơng chỉ là
một cái tên mà cịn mang trong đó lịch sử, văn hóa và kinh tế - xã hội của con phố
này.
Phố Nhiệt Đới hay phố Xích Đạo:
Sở dĩ được gắn với hai cái tên này bởi vì đây là khu phố nằm thẳng một
chiều Đông-Tây nên cả ngày được hưởng trọn nắng. Vậy nên, ở một khía cạnh
khác tên gọi cũng nêu lên vị trí địa lý và khí hậu của một khu vực. Khí hậu có ảnh
hưởng đến tính cách và lối sống của người dân nơi đây nên ta thấy một khu phố
khắc nghiệt nhưng lại nổi bật lên tinh thần thích ứng với thiên nhiên, sống hòa
nhập với thiên nhiên để tạo nên nét văn hóa đặc trưng của người dân khu vực này.
Khâm Thiên Giám
Đầu tiên, phải nhắc tới đó chính là Khâm Thiên trong Khâm Thiên Giám.
Theo Từ điển Trung- Việt của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2006) chữ
“Khâm” có hai nghĩa là kính trọng và thể hiện cách gọi tôn trọng đối với vua như
“Khâm mệnh”, “Khâm thử”. Chữ “Thiên” chỉ các hiện tượng thiên văn, thiên nhiên.
Chữ “Giám” có nhiều nghĩa tuy nhiên có hai nghĩa sử dụng trong luận giải tên
Khâm Thiên Giám là chức quan thời quân chủ và nghĩa chỉ sự quan sát, theo dõi.
Từ phân tích có thể hiểu là đây là cơ quan tuân theo lệnh của vua thực hiện chế tác
lịch pháp, ấn định ngày giờ và quan sát, ghi chép những biến đổi thất thường của
thiên nhiên. Cái tên Khâm Thiên khơng biết có từ bao giờ nhưng có thể bắt đầu từ
khoảng thế kỷ XI-XVIII, nơi đây đã có đài theo dõi thời tiết, thiên văn và nghiên
cứu lịch pháp còn gọi là Tư Thiên Giám. 1Khu phố này đã từng là nơi làm việc của
nhiều nhà thiên văn học nổi tiếng nước ta như Đặng Lộ - người phát minh ra kính
viễn vọng tên là “Lung linh nghi” và Trần Nguyên Đán tác giả của cuốn “Bách thể
thông kỷ thư” đó là một cuốn lịch đã được dùng cho nhiều thế kỷ2. Đài thiên văn
và Khâm Thiên Giám được xây dựng vào thời Lê khoảng 1428-1788. Ngày xưa đài
nằm ở khu vực đầu phố bên dãy lẻ lùi vào trong ngõ chợ Khâm Thiên. Nơi đây
từng được sách địa chí cổ ghi là thơn Khâm Thiên Giám. Tuy nhiên ngày nay đã
khơng cịn dấu vết nào của cơng trình này.
Có thể thấy việc xây dựng Khâm Thiên Giám đã thể hiện nền tảng tri thức
của dân tộc ta mà cụ thể là về thiên văn, lịch pháp khí tượng… Tuy nhiên khơng
chỉ vậy nó cịn tác động lớn đến đời sống xã hội suy tính ngày giờ, thậm chí cịn
liên quan lễ nghi hơn nhân, tang ma, tế lễ… Nó cũng thể hiện văn hóa sùng bái
thiên nhiên của người Việt.
Phố B52:
Thứ hai, có lẽ đây là cái tên gợi lại nhiều đau thương nhất mà người dân phố
Khâm Thiên đã phải gánh chịu. Ngày 26 tháng 12 năm 1972, Không quan Hoa Kỳ
đã ném bom xuống phố Khâm Thiên và rất nhiều nơi khác với mục tiêu “Đưa miền
Bắc về thời kỳ đồ đá”.3 Đây là đợt khơng kích bằng B52 đánh dấu việc Mỹ ném
bom trở lại sau Giáng sinh. Cả khu phố đã bị san phẳng. Trong phút chốc vệt bom
đã cướp đi mạng sống của 287 người dân vô tội và 178 đứa trẻ bơng dưng trở
thành mồ cơi4. Chỉ cịn duy nhất đài tưởng niệm vẫn còn như một minh chứng rõ
nét cho cuộc chiến thảm khốc của quân và dân ta. Đài tưởng niệm này được dựng
Phan Thế Long (2021), “Phố Khâm Thiên dấu tích lịch sử quận Đống Đa”, ngày truy cập: 7/4/2021.
/>1
Trương Anh Thuận (2017), “Cơ quan Khâm Thiên Giám qua các triều đại quân chủ Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Xã
hội số 11, 2017.
2
Trúc Linh (2012), “Đêm B52 trong ký ức người Khâm thiên thuở ấy”, báo Dân trí, truy cập ngày 26/12/2012.
/>3
Trần Thường (2018), “Lễ giỗ chung 287 người ở Khâm Thiên bị bom B52 sát hại”, Truy cập ngày: 26/12/2018.
/>4
nên qua hình ảnh hai mẹ con ở ngơi nhà số 47 Khâm Thiên bị sức ép của bom B52
cướp đi sinh mạng. Người mẹ ấy chết nhưng vẫn giữ nguyên tư thế đứng ôm chặt
đứa con bé bỏng vào lòng.5 Và sinh linh bé nhỏ này tuy đã ra đi nhưng vẫn bám
chặt vào mẹ như bám lấy cuộc sống mỏng manh cuối cùng. Bức tượng được họa sĩ
Nguyễn Tự điêu khắc lên mang ý nghĩa tố cáo nói lên tinh thần của nhân dân ta
thời chiến.
Đến nay, 50 năm đã trôi qua nhưng tinh thần yêu nước bất khuất của nhân
dân Khâm Thiên nói riêng và tồn dân ta nói chung vẫn ln sục sơi trong dịng
máu của mỗi người. Mỗi khi nhìn lại những chứng tích ấy chúng ta lại càng phải
nhớ công lao to lớn của ông cha ta.
Phố Cô Đầu, Phố Cầm Ca hay phố KT:
Từ “KT” là viết tắt của Khâm Thiên, những từ “Cô Đầu” và “Cầm Ca” cũng
dùng để chỉ những cô ả đào những người phụ nữ từ những gia đình nghèo khổ, bị
ruồng bỏ hoặc những người đi tán tỉnh, cung cấp giải trí nghệ thuật phục vụ những
người đàn ông thuộc tầng lớp thượng lưu.6 Phố Khâm Thiên trước năm 1945 nổi
tiếng với các xóm cơ đầu, nhà thổ, các tiệm nhảy (Rex bar, Takara dancing), sòng
bạc, khách sạn và những bàn đèn thuốc phiện.
Không tập trung vào những rối ren đằng sau cuộc đời của các đào nương
nhưng từ năm 1930 đến năm 1945 đó thưc sự là một con phố phồn thịnh. Việc làm
ăn phát đạt đến mức ngôi nhà nào mới xây là được thuê với giá cao. Khơng chỉ vậy
đây cịn là cái nơi một thời của văn nghệ Hà thành.7 Khâm Thiên không chỉ là chốn
chơi mà nó cịn gợi cảm hứng cho các văn nghệ sĩ. Sau năm 1954, ca trù bị hiểu sai,
các cô đầu bị buộc tội là hạng người bỏ đi. Dấu tích một chốn chơi nổi tiếng cách
đây gần 100 năm chẳng cịn gì. Qua đó thấy được, phố Khâm Thiên đã từng là một
con phố mang đậm văn hóa nghệ thuật của Hà Nội.
Phố Thợ May
P.V (2019), “Đài tưởng niệm Khâm Thiên – Khơi dậy ký ức hào hùng của dân tộc”, Truy cập ngày: 8/12/2019.
/>5
Nguyễn Ngọc Tiến (2016), “Hà Nội có phố KT”, Truy cập ngày: 7/8/2016.
/>6
N.T.T (2019), “Hà thành kim cổ ký: Cái nôi của văn nghệ Hà Nội một thời”, Truy cập ngày: 18/2/2019.
/>7
Đối với cái tên cuối cùng này, ta cũng hiểu được đời sống kinh tế của phố
Khâm Thiên. Khu phố này được gọi tên như thế bởi vì đã từng có thời gian tồn
phố bên chẵn có 404 số nhà, bên lẻ có 305 số nhà thì đã có 198 hiệu may đo và bán
quần áo. Sau chiến tranh, phát huy tinh thần đấu tranh cách mạng, chính quyền và
nhân dân Khâm Thiên tiếp tục bắt tay vào xây dựng hệ thống chính quyền vững
mạnh, bắt tay vào lao động tăng gia sản xuất. Đặc biệt sau khi bước vào thời kỳ đổi
mới, các thành phần kinh tế được tự chủ kinh doanh nên các xưởng may mặc cũng
tăng lên vì vậy đời sống của người dân ngày càng nâng cao.8 Những năm gần đây,
Khâm Thiên khơng cịn là dãy phố chuyên biệt với nghề thợ may như trước mà trở
thành phố đa ngành nghề.
Quả thực mỗi cái tên đều mang trong nó nhiều ý nghĩa và giá trị nhất định
của một khu vực. Thông qua những cái tên của phố Khâm Thiên đã cho thấy được
mọi mặt từ lịch sử đến văn hóa, kinh tế- xã hội của con phố lâu đời này. Đồng thời
cũng góp phần tạo nên nét đặc sắc riêng của khu phố này tạo nên những lợi thế
phát triển trong tương lai.
Mai Hương (2012), “Phố B52 ngày ấy … bây giờ”, Truy cập ngày: 1/1/2012.
/>8