Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

tiểu luận Hà nội – vị trí địa lý và chiều sâu lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.98 KB, 15 trang )

HÀ NỘI – VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ CHIỀU SÂU LỊCH SỬ
Hà Nội và lịch sử thủ đô thực có cơ duyên với mùa Thu.
Mùa Thu Êt Dậu 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, sao vàng cờ đỏ ngập
phố rợp đồng. Mùa Thu rực nắng Ba Đình, từ đây rung động và lan truyền cả nước bản
Tuyên ngôn Độc lập, tuyên ngôn dựng nước Cộng hòa dân chủ Việt Nam… Từ Ba
Đình lịch sử, tiếng nói Bác Hồ và lời thề độc lập của toàn dân Việt Nam dội vang
toàn thế giới…
Mùa Thu Giáp Ngọ 1954, sau kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ, chín năm
làm một Điện Biện, lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, đại quân ta từ năm cửa ô
tiến vào Giải phóng thủ đô, giữa rừng hoa, rừng cờ chào đón của nhân dân ba mươi
sáu phố phường Hà Nội.
Những mùa Thu cách mạng và hiện đại Êy làm ta nhớ lại và nghĩ suy.
Mùa Thu năm Canh Tuất 1010, Lý Công Uẩn, vị vua khai sáng triều Lý cùng
đoàn thuyền ngự và chiến thuyền, buồm giăng ba ngọn, ngược dòng Nhị thủy, dời đô
từ Hoa Lư về thành Đại La cũ. Lúc bấy giê là tháng bảy lịch trăng, mùa mưa ngâu
nước lũ. Một huyền thoại kể rằng: Rồng vàng hiện trên ngã ba Tô giang – Nhị thủy,
dưới chân thành, rẽ sóng tới gần thuyền ngự rồi bay vót lên trời, khuất lẫn trong những
đám mây bông… “Long vân khánh hội”, “Rồng mây gặp hội, anh hào ra tay…”. Dáng
rồng bay vạch thế vươn lên của kinh thành và đất nước, được xác định từ ngày đó…
Từ mùa Xuân năm Êy, trong bài Chiếu hái ý kiến về việc dời đô, Lý Công Uẩn,
với thiền sư Vạn Hạnh làm cố vấn tối cao, đã vạch rõ: Thành Đại La “ở trung tâm bờ
cõi đất nước, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi, vị trí ở giữa bốn phương đông, tây,
nam, bắc; tiện hình thế núi sông sau trước. Ở đó, địa thế rộng mà bằng phẳng, vùng
đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ về ngập lụt, muôn vật rất phong phú, tốt tươi.
Xem khắp nước Việt ta, chỗ Êy là nơi hơn cả, thật là chỗ hội họp của bốn phương, là
nơi đô thành bậc nhất của đế vương”.
Bài Chiếu dời đô ở đầu thế kỷ XI này là một tác phẩm văn chương cô đọng, đặc
sắc, mét bản tuyên ngôn địa lý – chính trị, địa lý – chiến lược, địa lý – kinh tế đối với
mảnh đất trước đó đã có quá khứ nghìn xưa và sau đó càng rạng rỡ với truyền thống
“ngàn năm văn vật”; cho tới Hôm nay…


* *

Hà Nội, với Quá khứ vàng son nghìn thuở và Vị thế hiện tại thủ đô nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ở tọa độ địa lý thuận lợi về nhiều mặt, với độ kinh
105
0
87’ Đông và độ vĩ 21
0
05’ Bắc, nằm trên trục của đồng bằng hình tam giác do sông
Hồng và các phụ lưu của nó tạo nên, với chóp đỉnh Việt Trì và cạnh đáy là đường ven
bờ vịnh Bắc Bộ, ngay ở phần chia ba đầu tiên của trục này. Tam giác châu của dòng
Nhị hà Êy, cạnh bên ôm che phía bắc là dải Tam Đảo, cách trung tâm thủ đô 50km
đường chim bay, nơi tụ hội của các dãy núi và thung lũng, xòe ra như nan quạt về mạn
bc v ụng-bc; cnh bờn che ch phớa tõy v tõy-nam l di Ba Vỡ, núi ca Sn Tinh,
nh ễ-Lanh-P ca huyn thoi Vit Nam, cỏch trung tõm th ụ cng khong 50km
ng chim bay, tm bỡnh phong nỳi rng che ch phớa tõy, m ng i sõu vo cỏc
thng o xuyờn sut min trung T quc
y, thiờn nhiờn H Ni, ni non sụng hi t cng l ni hi t cỏc u mi
giao thụng thy b; hi t v phong ta xung bin khi, lờn non ngn
Tam giỏc chõu sụng Hng cú hỡnh cỏi phu b ụi, b mt nghiờng t tõy-bc
xung ụng-nam
1
. Nhng nú khụng phi l mt mt phng. Mt ct ngang ca nú
ging nh một chic vừng, vựng trc gia thp hn hai bờn rỡa. Dng vừng ny
khụng phi ch l hỡnh dng trờn b mt ng bng m thc s phn ỏnh dỏng dp ca
cu trỳc múng tn 30 40 km di sõu m gii a vt lý Vit Nam ó xỏc nh
c. V bi vy, gii a cht hc Vit Nam hon ton cú lý khi t tờn min trng
1
Những dòng chữ dới đây đợc viết với sự giúp đỡ của phó tiến sĩ địa lý học Huỳnh Thị Ngọc Hơng
và phó tiến sĩ bản đồ Lê Ngọc Nam, từng làm việc ở trung tâm át-lát Hà Nội. Xin chân thành cảm

ơn hai đồng chí.
tam giác sông Hồng, trong đó có lãnh thổ Hà Nội, là “trũng Hà Nội” hay “võng Hà
Nội”.
Võng Hà Nội là một vùng rất “động” về mặt địa chất kiến tạo, bởi lẽ nó là một
vùng xung yếu của vỏ trái đất. Nó xung yếu, vì vỏ trái đất ở đây chẳng những máng
hơn các nơi khác mà còn bị đứt gãy sâu chia cắt suốt bề dày của nó.
Vỏ trái đất ở trũng Hà Nội bị chia cắt nh manh áo rách và dáng những đường
đứt gãy giống nh những đường khâu liền trên manh áo, cho nên các nhà địa kiến tạo
lại gọi nó là đường khâu. Nhưng không phải chỉ có đứt gãy dọc, mà còn nhiều đứt gãy
ngang, chia cắt vùng trũng Hà Nội, cho nên nó có dạng bậc thang, các bậc cao nằm ở
phía tây-bắc, các bậc thấp nằm về phía đông-nam…
Như đã nói, lãnh thổ Hà Nội nằm đúng trên trục của một vùng xung yếu do có
hệ thống đứt gãy sâu cắt qua, cho nên Hà Nội là một vùng có cường độ chuyển động
lớn của vỏ trái đất. Tại đây, các hoạt động kiến tạo lớn đã từng diễn ra mạnh mẽ trong
suốt cả quá khứ địa chất trăm triệu năm về trước và vẫn còn đang tiếp diễn mạnh trong
kỷ địa chất hiện nay.
Các đứt gãy sâu sông Hồng, sông Chảy cắt qua lãnh thổ Hà Nội là những
đường xung yếu đã từng gây ra động đất mạnh đến cấp 7 và cấp 8.
Thăng Long đời Lý – Trần, sử biên niên chép nhiều lần đất động. Năm 1016,
động đất; 1017 điện Càn Nguyên sụp đổ; năm 1284, đất Thịnh Quang, đất Xã Đàn
(nay thuộc quận Đống Đa) nứt toác, rộng 4 tấc, dài trên hai dặm, bề sâu khôn lường…
Giữa những năm kháng chiến chống Nguyên – Mông, 1277, 1278, 1285… toàn động
đất cấp 7, cấp 8, núi lở, đất nứt, bia đá tháp Báo Thiên bên bờ hồ Lục Thủy (hồ Gươm)
gãy làm đôi…
Thế kỷ XX, Hà Nội nhiều lần xảy ra động đất cấp 6 và đã 2 lần động đất cấp 7.
Những năm gần đây, hiện tượng động đất ở vùng Hà Nội tăng lên rõ rệt. Mặt đất Hà
Nội xuất hiện nhiều khe nứt sâu, phương tây-bắc-đông-nam, trùng với hướng sông
Hồng và cũng là hướng các đứt gãy sâu trong vỏ trái đất.
Khi xem bản đồ “dị thường trọng lực” vùng Hà Nội do các nhà địa – vật lý
thành lập, một điều đập ngay vào mắt chúng ta: Đó là những dáng hình thon thon, hơi

kéo dài và nhô cao lên của móng cấu trúc sâu miền võng Hà Nội. Chúng tựa nh dáng
hình những con rồng đời Lý, với những khúc uốn cong mềm mại, đơn giản. Đó là
những nơi vỏ trái đất “mỏng” hơn nơi khác vì phần “cùi” dưới “vỏ” nhô lên gần mặt
đất hơn. Gần, nghĩa là ở độ sâu 30 – 35km trong khi ở những nơi khác, “cùi” nằm sâu
40 – 50km, nếu chúng ta tạm coi trái đất như một quả cam khổng lồ.
“Rồng vàng” bay trên bầu trời Thăng Long, là huyền thoại lịch sử.
“Rồng đất” nổi trên móng sâu 30 – 35km của cấu trúc miền võng Hà Nội, là sự
thực địa lý – địa chất. Mỗi lần rồng quẫy lưng, là một lần động đất. Lưng rồng, đó là
những đường đồng mức khép kín, biểu hiện những dải “dị thường”…, vì trọng lực đá
tăng vọt, nói lên sự xâm nhập của các vật chất nỏng chảy dưới vỏ quả đất…

* *
Từ miền võng Hà Nội, với những chuyển động thăng trầm có tính chất chu kỳ
trăm ngàn triệu năm trước, ta đến với máng trũng Hà Nội trong những giai đoạn lịch
sử ngày càng “trẻ” hơn…
Đầu kỷ đệ tam, cách ngày nay khoảng 50 triệu năm, ở vùng trũng Hà Nội, các
đứt gãy sâu lại hoạt động mạnh, tạo thành một máng trũng mới, trên nền cũ miền võng
xưa. Vì vậy các nhà địa chất gọi trũng Hà Nội là máng trũng “chồng gối” hay là “địa
hào chồng gối”. Các vùng đồi núi hai bên “máng trũng” được nâng cao lên và bị xói
mòn. Vật liệu theo “nước chảy trỗ trũng” lấp dần vào đáy máng, hết líp này đến líp
khác dày 1 – 2000m. Lúc đầu, do vận động sụt lún mạnh mẽ ở máng, đi đôi với vận
động tạo núi ở hai bên rìa, vật liệu xói mòn mạnh gồm toàn cuội sỏi. Chúng lăn từ
sườn núi, theo dòng nước chuyển dần xuống và tích tụ ở đáy máng. Về sau, vận động
yếu dần, các dòng chảy trở nên êm đềm hơn, vì vậy các trầm tích gồm toàn những hạt
nhỏ mịn. Sau đó nữa là thời kỳ tương đối bình ổn, điều kiện tốt để tích tụ than và dầu
hỏa… Có những thời kỳ biển tiến vào, tràn ngập đồng bằng, có người gọi là vịnh Hà
Nội.
Sang kỷ đệ tứ, ở giai đoạn sớm (Q1) khoảng 1 triệu đến 30 vạn năm cách ngày
nay (đầu Q2) biển rút khỏi đồng bằng, đặc biệt ở những nơi có các khối nâng lên trong
đó có vùng Hà Nội. Trầm tích lục địa thay thế trầm tích biển. Đồng bằng bồi tích phơi

ra dưới nắng mặt trời. Hệ thống sông Hồng vận chuyển phù sa bồi đắp lên trên trầm
tích biển. Do đó trong các lỗ khoan ở vùng trũng, ta có thể thấy cuội sỏi xen với đất đỏ
dạng la-tê-rít phủ lên trên trầm tích biển và dày tới 150m nằm sâu dưới bề mặt đồng
bằng hiện nay, khoảng 50m trở xuống.
Các tầng cuội sỏi này cũng lé ra trên các thềm cổ sông Hồng, sông Đà, sông Lô,
sông Cầu ở độ cao từ 10 – 30m, ven rìa vùng trũng Hà Nội.
Khoảng sau, 30 vạn năm cách ngày nay (cuối Q2), biển lại tiến, trùm phủ lên
đồng bằng, để lại những tầng sét cao lanh, sét-cát mịn chứa di tích các sinh vật của
vùng biển ven bờ (sò, điệp, trùng lỗ…). Biển vào sâu quá nội thành Hà Nội hiện nay.
Sau đó (Q3), biển lại rút dần, khoảng từ 4 vạn đến 2 vạn năm cách ngày nay, bề
mặt đồng bằng Bắc Bộ trải rộng ra đến tận Bạch Long Vĩ ngày nay.
Tới đầu thế toàn tân (Q4), khoảng từ 17 nghìn năm đến trên dưới 12 nghìn năm
cách ngày nay, biển lại tiến vào đất liền, tới quãng Thường Tín, Phả Lại, nếu không
phải là sâu xa hơn nữa…
Ngày nay, xem xét các địa tầng ở nhiều lỗ khoan trên vùng Hà Nội, ta có thể
thấy một quy luật khá rõ nét: Bao giê cũng có một tầng cuội sỏi sạn và cát thô nằm bên
dưới. Đó là lòng sông cổ. Bên trên là những tầng đất có hạt nhỏ dần đến mịn, nhiều
chỗ có sét dẻo màu xám hay xám đen, chứa nhiều chất hữu cơ, đặc trưng cho trầm tích
đầm hồ. Trong một cột địa tầng, có thể lặp đi lặp lại vài lần “nhịp” trầm tích nh trên.
Điều đó nói lên những hoạt động của sông Hồng lúc chảy xiết xói mòn mạnh, tạo ra
hạt thô, lúc chảy chậm, lờ đờ nh vòng nước tù. Tầng trầm tích hạt mịn chứa sét phổ
biến trên bề mặt các bãi bồi nói lên giai đoạn biển tiến cuối cùng, cách ngày nay trên 1
vạn năm.
Từ thời kỳ “lịch sử” ngàn năm văn hiến tới ngày nay, sông Hồng vẫn tiếp tục
đổi dòng để lại nhiều hồ hình móng ngựa (như Hồ Tây) hay những dải ao đầm kế tiếp
nhau xen kẽ với những dải cát của lòng sông cũ…

* *
Từ bề sâu địa chất với số đo vạn triệu năm, ta lại trở vÒ với bề mặt địa lý Hà
Nội, với số đo nghìn năm trở lại.

Nét địa lý trường tồn của nghìn xưa Thăng Long và hôm nay Hà Nội, đó là cái
đặc trưng thành phố sông: thành phố ngã ba sông, nếu lấy cả hai dòng Nhị hà – Tô
Lịch làm hệ quy chiếu, làm trục chủ đạo; thành phè một bờ sông (bê phải) nếu chỉ lấy
một sông Nhị làm trục chính.
Một điều hiển nhiên, đất Hà Nội là đất bãi – và trên bãi của sông Hồng, do phù
sa sông Hồng đắp đổi mà nên. Nhưng sự đắp đổi, trải mấy nghìn năm đã diễn ra không
đơn giản: Có đời sống du đãng tự nhiên của những con sông ở đồng bằng do chính
chúng tạo thành – đổi dòng từ từ hay có khi đột biến – , có sự can thiệp, hữu thức và
vô thức của con người. Thục Phán đắp lũy thành Cổ Loa thì cũng là đắp đê phòng lụt.
Sử bên niên nhà Hán chép rằng ở đầu công nguyên, huyện Phong Khê (Đông Anh) đã
có đê phòng lụt. Đê sẽ làm cho quá trình bồi tụ tự nhiên bị ngăn chặn lại, Ýt nhất là
từng phần.
Cho nên đất Hà Nội nội thành, bên hồ Tây, có dòng Tô Lịch, lại có rất nhiều
đầm hồ. Xem trên các bản đồ từ thời xưa cho đến giữa thế kỷ này, thì thấy lãnh thổ Hà
Nội là một vùng đầm lầy, mét thành phố sông hồ, nửa đất, nửa nước. Quy hoạch Hà
Nội cổ là nương theo và thích ứng đến mức tối đa cái hình thể tự nhiên sông hồ đó.
Phần lãnh thổ chủ yếu của Thăng Long – Hà Nội xưa là phần đất bồi, được bao bọc
bởi sông Hồng ở phía bắc và phía đông, bởi sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu (nhánh
sông Tô) ở phía tây và phía nam. Lũy bọc ngoài là đê mà cũng là thành đất, là đường
giao thông (đê La Thành). Sông hồ là nguồn nước trên mặt dùng trong sinh hoạt mà
cũng là hệ thống thủy lợi và giao thông truyền thống. Sông hồ cũng là những sự kiện
địa lý được dùng làm nguyên lý sơ khởi chỉ đạo việc quy tụ xóm làng, phường phố và
thành lũy phòng vệ (sử dông những đoạn sông Hồng, sông Tô làm ngoại hào). Dân
gian Hà Nội xưa đã khái quát giùm chúng ta về khoảnh đất cốt lõi của Hà Nội cổ, của
kinh thành cổ kính.
Nhị hà quanh bắc sang đông
Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này
Nhị hà, Tô Lịch, Kim Ngưu là những trục chủ đạo, hồ Tây, hồ Gươm là những
điểm trung tâm, từ đó mà tỏa ra “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”.
Khen ai khéo họa dư đồ

Trước sông Nhị thủy sau hồ Hoàn Gươm
Khen ai khéo họa dư đồ
Giữa nơi thành thị có hồ xanh trong!
Ai đây, là tự nhiên mà cũng là con người Hà Nội khéo can thiệp vào để cải biến
tự nhiên.
Hà Nội không phải là một thành phố “nhất thành bất biến”.
Hà Nội đã sinh thành và lớn lên cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của
dân téc Việt Nam:
Từ mét làng quê, mét kẻ quê khiêm tốn bên bờ sông Tô, cạnh gò cao mang tên
lịch sử núi Nùng, ở thời đại đồng thau hay thời đại các vua Hùng bắt đầu dựng nước
Văn Lang; Đến một thị trấn, mét phố huyện thế kỷ V, mang tên Tống Bình của một
thời Bắc thuộc hay tên Long Đỗ bắt nguồn từ huyền thoại; Đến một trung tâm đầu tiên
của nước Vạn Xuân một thời độc lập tạm thời, giữa thế kỷ VI, với tòa thành cổ đầu
tiên mà sử sách còn ghi ở cửa sông Tô Lịch; Và trải qua mấy trăm năm Bắc thuộc và
chống Bắc thuộc giữa trung tâm An Nam đô hộ phủ đời Đường (thế kỷ VII – X);
Mảnh đất núi Nùng sông Nhị, nói Tản sông Tô này mới vươn lên trong chức năng
trung tâm đầu não của quốc gia Đại Việt đầu thế kỷ XI.
Rồi Thăng Long – Đông Đô – Đông Kinh – Hà Nội – hay giản dị hơn, nôm na
hơn, Kẻ Chợ trong cách gọi dân gian – trong chín thế kỷ tồn tại và phát triển, cuộc đời
lịch sử Hà Nội không bằng phẳng như đất bằng Hà Nội, mà cũng trải “ba chìm bảy
nổi” nhiều sóng gió trong nội loạn và nhất là trong ngoại xâm và chống ngoại xâm,
bành trướng. Địa vị trung tâm đầu não chính trị của Hà Nội cũng có lúc lung lay khi
thể chế quân chủ lâm vào tình huống suy thoái, suy tàn.
Và bước chuyển mình vĩ đại của Hà Nội ở thế kỷ XX này để vươn lên vị trí
trung tâm đầu não về chính trị – văn hóa – khoa học và một trung tâm kinh tế của một
Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất, của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam như Hôm nay, cũng đã trải qua nhiều vinh quang và gian khó, được xây đắp bằng
biết bao mồ hôi, nước mắt và xương máu của đồng bào, chiến sĩ thủ đô và cả nước,
chống vua quan bán nước, chống thực dân cũ mới, chống phản bội và bành trướng
hiện tại…

Hà Nội của ta, của người Hà Nội và của cả nước Việt Nam, là thành quả lịch
sử của truyền thống nghìn xưa Văn hiến và truyền thống Cách mạng kiên cường…

×