Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

gop y van ban quy pham phap luat docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.63 KB, 5 trang )

SỞ XÂY DỰNG BÌNH ĐỊNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
P. QL QH - KT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số : 02 / CV - QHKT Quy Nhơn, ngày 27 tháng 5 năm 2008
BÁO CÁO CỦA PHÒNG QUẢN LÝ QUY HOẠCH KIẾN TRÚC
VỀ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ XÂY DỰNG
(Theo yêu cầu của Bộ Xây dựng tại Công văn số 06/BXD – PC ngày
29/4/208)
Theo đề nghị của Văn phòng Sở Xây dựng tại Văn bản số 284/SXD – VP
ngày 08/5/2008 về việc báo cáo tình hình triển khai văn bản Quy phạm pháp luật
về xây dựng, Phòng Quản lý Quy hoạch – Kiến trúc báo cáo nội dung như sau:
1. Về công tác lập quy hoạch xây dựng:
Theo quy định hiện hành thì các đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng đều
phải thực hiện bước đầu tiên là lập nhiệm vụ thiết kế quy hoạch. Tuy nhiên,
trong thực tế Sở Xây dựng nhận thấy đối với các đồ án thiết kế quy hoạch chi
tiết có quy mô nhỏ (dưới 10ha) sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, tính chất và
mục tiêu quy hoạch đơn giản và đối với đồ án thiết kế sử dụng vốn thiết kế
không từ ngân sách Nhà nước thì việc lập nhiệm vụ thiết kế quy hoạch có thể là
không cần thiết làm kéo dài thời gian thực hiện, ảnh hưởng đến tiến độ của các
dự án đầu tư xây dựng. Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách thì nếu
không có nhiệm vụ thiết kế và dự toán chi phí quy hoạch được cấp thẩm quyền
phê duyệt thì Kho bạc Nhà nước không thực hiện công tác thanh tóan chi phí
quy hoạch. Sở Xây dựng kiến nghị đối với các đồ án quy hoạch chi tiết sử dụng
vốn ngân sách với quy mô nêu trên thì chỉ cần thẩm định và phê duyệt dự tóan
chi phí quy hoạch để làm cơ sở để bố trí vốn và thanh quyết toán chi phí thiết kế
quy hoạch xây dựng.
Về trình tự lập quy hoạch xây dựng theo quy định thì tiến hành lập quy
hoạch chung đến quy hoạch chi tiết 1/2000, sau đó đến quy hoạch chi tiết tỷ lệ
1/500. Tuy nhiên, trong thực tế có những đồ án thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ
1/2000 bao gồm nhiều dự án thành phần sẽ do nhiều chủ đầu tư khác nhau thực
hiện thì trình tự lập thiết kế quy hoạch theo quy định trên là phù hợp. Riêng trên


địa bàn tỉnh Bình Định hiện nay, đa số các dự án được giao cho nhà đầu tư từ
đầu để lập thiết kế quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc có dự án đã có quy hoạch
chi tiết tỷ lệ 1/2000 do chính quyền địa phương lập sau đó giao cho nhà đầu tư
để tiến hành các bước chuẩn bị đầu tư xây dựng. Riêng đối với dự án giao từ đầu
cho nhà đầu tư thì đề nghị cho phép lập thiết kế quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ
1/500, bỏ qua gia đoạn lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000. Riêng
trường hợp đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000, nếu không có thay đổi nhiều
ĐT.06
1
thì đề nghị cho phép lập dự án đầu tư xây dựng, bỏ qua giai đoạn lập quy hoạch
chi tiết ty rlệ 1/500.
- Về điều kiện năng lực của chủ nhiệm thiết kế đồ án quy hoạch xây dựng
quy định tại Điều 48 của Nghị định số 08/2005/NĐ – CP của Chính phủ về quy
hoạch xây dựng. Theo đó, thì người có chứng chỉ hành nghề kỹ sư cũng được
cấp chứng chỉ chủ nhiệm quy hoạch xây dựng. Tuy nhiên, trên thực tế thì công
tác chủ nhiệm không phù hợp với chuyên môn gốc được đào tạo. Mặt khác, hiện
nay chưa có quy định nào của Bộ Xây dựng về việc cấp chứng chỉ chủ nhiệm
quy hoạch xây dựng.
- Về quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, đề nghị bổ sung phụ lục
thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch xây dựng hoặc bỏ qua trình tự này.
- Theo thông tin được biết thì Bộ Xây dựng sắp ban hành Thông tư hướng
dẫn về thiết kế đô thị, đề nghị Bộ Xây dựng cần quy định rõ đối với các loại đồ
án nào, khu vực nào trong đô thị cần phải lập thiết kế đô thị, thiết kế đô thị cần
thực hiện cùng lúc với thiết kế quy hoạch hay chỉ lập khi có nhu cầu. Bởi vì, chi
phí cho thiết kế đô thị chiếm một tỷ trọng khá lớn trong chi phí thiết kế quy
hoạch, nếu việc lập thiết kế đô thị không có tính tập trung đối với các khu vực
trọng điểm của đô thị mà dàn trải toàn bộ đô thị sẽ gây tốn kém và lãng phí cho
xã hội.
- Về tỷ lệ lập quy hoạch đối với quy hoạch các khu – cụm công
nghiệp: Đối với quy mô quy hoạch trên 20ha do 01 chủ đầu tư xây dựng đồng

bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật đề nghị cho phép chỉ lập quy hoạch chi tiết xây dựng
tỷ lệ 1/2000, không cần tiến hành lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500.
Theo đó, cho phép thẩm định thiết kế cơ sở kết cấu hạ tầng kỹ thuật trên cơ sở
quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000. Trong trường hợp này quy hoạch chi
tiết 1/500 chỉ nên thực hiện đối với từng nhà máy xí nghiệp cụ thể khi đầu tư
xây dựng khu, cụm công nghiệp.
Riêng các quy hoạch cụm công nghiệp nhỏ hơn 20ha lập quy hoạch theo
trình tự thông thường.
Mục tiêu đề xuất nhằm rút ngắn thời gian tổ chức lập quy hoạch xây
dựng, đồng thời tránh lãng phí về vốn lập quy hoạch.
2. Công tác thẩm định thiết kế quy hoạch xây dựng:
- Chủ trương về phân cấp thẩm định cho cơ quan quản lý Nhà nước cấp
huyện là tạo điều kiện để giảm bớt áp lực đối với công việc sự vụ của cơ quan
quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng cấp tỉnh. Tuy nhiên, thực tế đối với
tỉnh Bình Định có 11 huyện, thành phố thì trong đó có 10 huyện không có cán
bộ có trình độ chuyên môn phù hợp nhưng vẫn thực hiện công tác thẩm định quy
hoạch xây dựng. Qua thực tế cho thấy, chất lượng thẩm định đồ án thiết kế quy
hoạch rất kém, do đó, việc gây lãng phí trong đầu tư xây dựng các dự án quy
hoạch là không tránh khỏi. Sở Xây dựng đề nghị Bộ Xây dựng có quy định cụ
thể về năng lực chuyên môn của cán bộ công chức thẩm định quy hoạch xây
dựng của các câp tỉnh, huyện, thành phố.
ĐT.06
2
- Về việc thẩm định đánh giá tác động môi trường trong đồ án quy hoạch
xây dựng, đề nghị không thực hiện đối với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ
lệ 1/500, vì nội dung này được thực hiện trong bước thực hiện dự án đầu tư do
hội đồng thẩm định.
3. Quản lý quy hoạch xây dựng:
Về thời hạn của quy hoạch chi tiết: Điều 32 của Luật Xây dựng quy định
“đối với quy hoạch chi tiết sau thời gian công bố quy hoạch 03 năm không thực

hiện thì có biện pháp khắc phục và thông báo cho tổ chức, cá nhân trong khu
vực quy hoạch được biết. Trường hợp quy hoạch không thể thực hiện được thì
phải điều chỉnh hoặc hủy bỏ và công bố lại quy hoạch…”, trong trường hợp này
không phân biệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 hay tỷ lệ 1/500. Trên thực tế,
quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 chủ yếu phục vụ công tác quản lý nhà nước về
xây dựng, do đó thời gian thực hiện quy hoạch khó có thể thực hiện trong 03
năm, dẫn đến việc nhầm lẫn với khái niệm “quy hoạch treo”. Hiện nay, theo
cách hiểu của người dân cũng như các phương tiện thông tin đại chúng hay dùng
khái niệm “quy hoạch treo”, nhưng thực tế chỉ có các “dự án” treo vì các nguyên
nhân khác nhau mà các chủ đầu tư chậm hoặc không thể thực hiện dự án. Theo
đó, đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 được duyệt chỉ là một trong những trình tự
thủ tục để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình. Do đó, cần phải có biện
pháp làm rõ bản chất của việc “quy hoạch treo” hay “dự án treo” để rộng đường
dư luận trong tình hình hiện nay và về sau.
4. Một số vấn đề về chi phí quy hoạch ban hành theo Quyết định
06/2005/QĐ-BXD:
Về giá lập quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn: Theo quy định
tại Nghị định 08/2005/NĐ – CP và Thông tư số 15/2005/TT –BXD thì việc lập
quy hoạch xây dựng đối với diểm dân cư nông thôn có 02 loại cơ bản như sau:
Quy hoạch xây dựng mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn xã; Quy hoạch điểm
dân cư và trung tâm xã; Hiện nay đơn giá chỉ quy định đối với tính theo đơn vị
diện tích nhưng không phân rõ theo từng loại cụ thể, do đó, trong quá trình lập,
thẩm định và các công tác thanh quyết toán chi phí quy hoạch xây dựng. Theo
quan điểm của Sở Xây dựng, cần phải phân biệt rõ các loại giá khác nhau theo
quy hoạch mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn xã; điểm dân cư và trung tâm xã
(trường hợp này cần phải có hệ số điều chỉnh riêng đối với tỷ lệ quy hoạch
1/2000, 1/500 và cần bổ sung thêm tỷ lệ lập quy hoạch tỷ lệ 1/1000) là cần thiết
và phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.
Về giá lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị: Trong thực tế, có nhiều
trường hợp cần phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng ở tỷ lệ 1/1000 là phù hợp

với yêu cầu, tính chất chức năng của công trình, do đó, đề nghị bổ sung thêm hệ
số điều chỉnh đối với loại đồ án quy hoạch xây dựng lập ở tỷ lệ 1/1000.
- Về chi phí lập quy hoạch xây dựng đối với các khu chức năng ngoài đô thị
như: Nghĩa địa, khu xử lý chất thải rắn, khu xử lý nước thải, khu di tích lịch
ĐT.06
3
sử Theo đó, đối với nhóm công trình này cần có hệ số điều chỉnh riêng để phù
hợp với tính chất và mức độ phức tạp trong công tác thiết kế quy hoạch.
- Về chi phí công bố quy hoạch tính tối đa 5% chi phí thiết kế quy hoạch,
nhưng trên thực tế đối với các đồ án quy hoạch có quy mô nhỏ nhưng tính chất
quy hoạch quang trọng thì chi phí công bố quy hoạch không đủ để thực hiện. Về
vấn đề này đề nghị áp dụng tương tự như đối với chi phí đưa mốc giới ra thực
địa (chi phí theo dự toán cụ thể do người có thẩm quyền phê duyệt).
- Về vấn đề tỷ trọng chi phí của từng sản phẩm: Theo Quyết định số
502/BXD – VKT ngày 18/9/1996 của Bộ Trưởng Bộ Xây dựng v/v ban hành giá
quy hoạch xây dựng đô thị, thì các thành phần bản vẽ thiết kế được chia theo tỷ
trọng rất cụ thể. Tuy nhiên, theo Quyết định số 06/2005/QĐ-BXD thì nội dung
nêu trên không còn, vì vậy. Thực tế, trong quá trình theo dõi công tác lập quy
hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh, chúng tôi nhận thấy tùy theo quy mô, tính chất
và yêu cầu đối với đồ án quy hoạch xây dựng mà không cần phải lập đủ 100%
thành phần hồ sơ theo quy định, đặc biệt là đối với các đồ án quy hoạch điều
chỉnh. Vì vậy, việc áp dụng tỷ trọng sản phẩm như Quyết định 502/BXD – VKT
trước đây là cần thiết trong tình hình thực tế hiện nay.
- Về mối quan hệ của chi phí thiết kế quy hoạch chi tiết của tỷ lệ 1/2000
và quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500: Hiện nay tại địa phương chúng tôi có một số
đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng được lập ở tỷ lệ 1/2000 đã được trả chi phí
thiết kế bằng 70% của đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/500. Sau đó,
khi tiến hành lập thiết kế quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 với cùng một
quy mô diện tích nêu trên thì phải trả thêm 100% chi phí thiết kế. Tuy nhiên,
thực tế cho thấy nếu đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 trên cơ sở quy

hoạch chi tiết 1/2000 thì phần lớn các nội dung nghiên cứu thiết kế quy hoạch đã
được thực hiện ở đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000. Theo chúng
tôi, cách tính giá trong trường hợp này là chưa phù hợp và gây tốn kém không
cần thiết cho các chủ đầu tư lập thiết kế quy hoạch chi tiết xây dựng, kính đề
nghị Bộ Xây dựng xem xét điều chỉnh theo hướng giảm chi phí quy hoạch 1/500
khi đã có quy hoạch 1/2000 được duyệt.
- Đề nghị bổ sung giá lập quy hoạch chung các khu chức năng ngoài đô thị
có quy mô lớn hơn 500ha, đồng thời tăng chi phí lập quy hoạch đối với thể loại
công trình văn hóa, lịch sử và các loại hình quy hoạch có tính chất đặc biệt.
Trên đây là một số ý kiến tham gia của Phòng Quản lý Quy hoạch – Kiến
trúc, đề nghị Văn phòng Sở tổng hợp báo cáo.

Nơi nhận: KT. TRƯỞNG PHÒNG
- Lưu: P.QH - KT. PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

ĐT.06
4

Lê Đăng Tuấn
ĐT.06
5

×