TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
TIỂU LUẬN
KINH TẾ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
Đề tài : Tăng trưởng trong Doanh nghiệp thương mại
Sinh viên thực hiện : Phạm Trung Dũng
Lớp : 39A5b
2005
MỤC LỤC
Trang
Phần I
KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TRONG DNTM
Phần II
CÁC ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ĐẢM BẢO SỰ TĂNG TRƯỞNG
1.Nguồn vốn ………………………………………………………………. 4
2.Nguồn nhân lực …………………………………………………………. 5
Phần III
CÁC PHƯƠNG THỨC TĂNG TRƯỞNG
1.Tăng trưởng nhờ sát nhập theo chiều dọc …………………………………. 6
2.Tăng trưởng bằng đa dạng hóa ……………………………………………. 8
3.Tăng trưởng nhờ liên doanh ………………………………………………. 10
Phần IV
CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ
1.Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của công ty ……………………. 11
2.Các nhân tố thuận lợi, khó khăn tác động đến sự tăng trưởng của công ty …… 13
3.Hợp tác đầu tư ………………………………………………………………… 14
2
2
Phần I >KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.Khái niệm
Tăng trưởng kinh tế của doanh nghiệp thương mại là mức gia tăng sản lượng hàng
hóa tiêu thụ hay là doanh thu bán hàng trong một thời kỳ.
Doanh thu bán hàng là chỉ tiêu kết quả cơ bản phản ánh khả năng huy động của các
nguồn lực và trình độ kết hợp các nguồn lực của doanh nghiệp trong việc đáp ứng cho
các nhu cầu xã hội. Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu về do
bán hàng. Sự gia tăng doanh thu là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tăng trưởng vì nó
phản ánh mục tiêu hoạt động và có thể do kết quả của việc sử dụng hợp lý các nguồn
lực hoặc tăng các yếu tố đầu vào. Tăng doanh thu là điều kiện cơ bản nhất để tăng lợi
nhuận. Đến lượt mình sự tăng lên của lợi nhuận là yếu tố đảm bảo cho mở rộng tái đầu
tư, tăng quy mô hoạt động và đồng thời tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, lợi nhuận
cho việc thu hút vốn, thúc đẩy sự tăng trưởng .
Sự tăng lên của vốn qua đầu tư bằng nguồn tự tài trợ và vay vốn cùng với lao động
là một trong những chỉ tiêu cơ bản đo lường sự tăng trưởng của các yếu tố đầu vào.
Tăng vốn cố định thể hiện tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật : hệ thống kho tàng cửa
hàng, trang thiết bị phục vụ mua vào, dự trữ và bán ra. Sự tăng lên của vốn lưu động
trong đó chủ yếu là mức dự trữ hàng hoá bình quân thể hiện sự tăng trưởng về quy mô
hoạt động của doanh nghiệp .
Các chỉ tiêu trên đây cho phép đánh giá mức tăng trưởng tuyệt đối song nó chưa
phản ánh được vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Do đó để thấy được đầy đủ
sự tăng trưởng cần phải sử dụng một chỉ tiêu tương đối thị phần của doanh nghiệp : sự
tăng lên của chỉ tiêu này phản ánh vị thế của doanh nghiệp được tăng lên trước các đối
thủ cạnh tranh.
2.Ý nghĩa
Tăng trưởng của doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn đối với sự tồn tại và phát triển
trong suốt cuộc đời hoạt động của nó. Tăng trưởng trong doanh nghiệp giúp đạt được
các mục tiêu của người chủ và người lao động cũng như đối với xã hội.
Đối với xã hội : tăng trưởng trong doanh nghiệp là điều kiện cơ bản để tăng trưởng
kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà
nước trong từng giai đoạn. Vì mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế , một đất
nước mạnh bởi có một hệ thống doanh nghiệp mạnh, thường xuyên tăng trưởng và phát
triển.
Đối với doanh nghiệp : tăng trưởng là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp đạt được
các mục tiêu của mình trong suốt cuộc đời hoạt động, tăng vị thế cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thương trường đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp
trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt.
Đối với người chủ và người lao động : sự tăng trưởng sẽ thoả mãn được mục tiêu
của mỗi thành phần tham gia vào doanh nghiệp . Người chủ thu được lợi nhuận cao và
3
ổn định qua đầu tư, người lao động tăng thu nhập, có việc làm ổn định, tay nghề được
nâng cao.
Đối với người cung ứng : cũng nhận được một phần lợi ích thông qua hoạt động
cung ứng cho doanh nghiệp – góp phần tăng cường được cac mối quan hệ bạn hàng, hạn
chế được nhưng rủi ro nhờ các mối liên kết kinh doanh tin cậy và bền vững.
3.Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp thương mại
Có những yếu tố khác nhau ở cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp thúc đẩy
hay kìm hãm sự tăng trưởng của doanh nghiệp .
Thị trường và môi trường hoạt động : sự thay đổi cung cầu và cơ cấu thị trường,
tình trang cạnh tranh có thể tạo thời cơ hay cản trở cho sự tăng trưởng . Sự cạnh tranh
gay gắt vừa tạo những kho khăn cho doanh nghiệp cũng là yếu tố kích thích các nhà
quản lý doanh nghiệp phấn đấu tăng trưởng để đạt được lợi thể trong cạnh tranh. Các
yếu tố kinh tế, kỹ thuật , công nghệ, pháp luật, chính trị xã hội….. cũng góp phần thúc
đẩy hạn chế tăng trưởng .
Mục tiêu của các thành phần tham gia doanh nghiệp , cả người chủ và người lao
động đều mong muốn doanh nghiệp đạt được sự tăng trưởng liên tục bền vững vì đó là
điều kiện cơ bản đảm bảo thu nhập cho các nhà đầu tư và công ăn việc làm cho người
lao động…. Quy mô lớn vừa là kết quả của sự tăng trưởng vừa là yếu tố kích thích tăng
trưởng vì những lợi thế của nó. Sự tăng trưởng dẫn đến tăng quy mô hoạt động của
doanh nghiệp. Và quy mô lớn đem lại hiệu quả hoạt động cao hơn. Vì tận dụng được cơ
sở vật chất kỹ thuật, khai thác được lợi thế chuyên môn hoá trong lao động và quản lý,
giảm bớt được các chi phí quản lý, giao dịch….
Quy mô lớn đặc biệt có lợi thế trong thu hút vốn, thu hút lao động trẻ có chất lượng
cao, dễ có điều kiện nghiên cứu và áp dụng công nghệ kỹ thuật mới, tạo ra năng suất lao
động cao ….có thể mua hàng hoá , nguyên vật liệu với giá hạ hơn và lợi thể cạnh tranh
lớn hơn.
4
PHẦN II >CÁC ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ĐẢM BẢO SỰ TĂNG TRƯỞNG
1.Nguồn vốn
a) Phân bổ nguồn vốn
Việc phân bổ nguồn vốn trước tiên phụ thuộc vào tiến trình thực hiện các chiến
lược mục tiêu mà doanh nghiệp đang theo đuổi trong từng thời kỳ. Doanh nghiệp cần
phải có định hướng phân bổ và sử dụng nguồn vốn sao cho hữu hiệu nhất và từ các yêu
cầu này sẽ tính toán cân nhắc xem cần phải huy động vốn từ các nguồn nào ? Phân bổ
nguồn vốn được tiến hành theo các bước :
-Thứ nhất : Định hướng tổng quát về phân bổ nguồn vốn trong mỗi thời kỳ. Việc
thu hút từ các nguồn phải hướng tới đạt được các mục tiêu quan trọng, chủ yếu nhất cho
dù yêu cầu về vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp có thể có những biến động thậm
chí rất lớn song đảm bảo về vốn cho các dự án thực hiện mục tiêu tăng trưởng vẫn có sự
ưu tiên.
-Thứ hai : Cần phải xác định nhu cầu về vốn, xác lập ngân sách về vốn trong đó
xác định những nhu cầu nào về vốn được chấp nhận và những nhu cầu nào chưa cấp
bách hay bác bỏ. Trong ngân sách về vốn cần xác định :
Mô tả chi tiết yêu cầu về vốn bao gồm cả lượng tiền cần đầu tư và thu nhập kỳ
vọng.
Loại bỏ các yêu cầu không phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp cũng như các
bộ phận chức năng .
Phân tích chi phí biên và thu nhập biên.
Phân loại yêu cầu về vốn theo các phương pháp giá trị hiện tại ròng và lãi suất thu
hồi nội bộ hay phương pháp hoà vốn.
Lựa chọn các phương pháp mà vốn bỏ ra mang lại mức lãi cao nhất. Quá trình đầu
tư vốn tiếp tục cho đến khi doanh nghiệp sử dụng hết vốn hiện có hay mức lãi của dự án
xuống thấp dưới mức doanh nghiệp có thể chấp nhận.
-Thứ ba : Phân tích cơ cấu tài chính của doanh nghiệp .
Cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thương mại bao gồm vốn sở hữu và vốn vay mà
doanh nghiệp sử dụng – cơ cấu này thể hiện mạnh, yếu của tài chính doanh nghiệp và có
ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến việc thu hút các nguồn vốn. Cơ cấu tài chính cũng
thể hiện khả năng chi trả tài chính. Cơ cấu tài chính chịu ảnh hưởng của mục tiêu và
chiến lược doanh nghiệp và phải thích ứng với tính chất của các nhu cầu về vốn. Định
kỳ doanh nghiệp cần phải kiểm tra tính hợp lý của cơ cấu hiện tại. Đặc biệt khi thu hút
thêm nguồn vốn mới cần phải kiểm tra lại cơ cấu tài chính mà doanh nghiệp muốn đạt
được.
-Thứ tư : Phân tích và đánh giá các nguồn vốn khác nhau trước khi đi đến lựa chọn
nguồn vốn nào đó.
Có những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tăng trưởng của doanh nghiệp khi lựa
chọn nguồn tài chính của doanh nghiệp : cơ cấu tài chính hiện tại, tính chất các tài sản
có, thu nhập và sự ổn định của thu nhập cũng như các điều kiện của thị trường tài chính
hiện tại chi phối. Điều quan trọng nhất trong việc thu hút vốn là doanh nghiệp cần phải
tạo ra và duy trì sự hấp dẫn của mình trên thị trường tài chính. Doanh nghiệp cũng có
thể thu hút vốn nhờ các chủ sở hữu, cổ đông hay các nguồn tín dụng dài hạn trung hạn
và các nguồn khác………
5
-Thứ năm : Sau khi đã phân tích , đánh giá các nguồn vốn, doanh nghiệp thường
lựa chọn nguồn vốn đảm bảo thực hiện phương thức tăng trưởng trên cơ sở xem xét các
yếu tố cơ bản.
+ Mục đích sử dụng vốn
+ Chi phí sử dụng vốn
+ Những lợi ích và thiệt hại khi thu hút vốn
b) Ngân sách
Ngân sách là công cụ quan trọng của quản lý tài chính và kiểm tra quản lý. Với ý
nghĩa nào đó ngân sách là kế hoạch tác nghiệp mà doanh nghiệp dự định thực hiện trong
tương lai. Các loại ngân sách chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm : ngân quỹ tiền mặt,
ngân quỹ và doanh số bán , ngân sách về vốn và dự toán của các loại chi phí….
Phân bổ nguồn vốn và lập ngân sách là những công cụ cơ bản đảm bảo cho việc thu
hút và sử dụng các nguồn vốn để thực hiện phương thức tăng trưởng đã lựa chọn một
cách có hiệu quả
2.Nguồn nhân lực
Là một trong những yếu tố quyết định nhất đối với việc đạt được các mục tiêu và
chiến lược của doanh nghiệp trong đó có tăng trưởng . Khi lựa chọn một phương thức
tăng trưởng , bên cạnh cần phải tính đến nguồn nhân lực hiện có doanh nghiệp cần phải
tính đến nguồn nhân lực doanh nghiệp có thể thu hút từ bên ngoài (trong tương lai qua
thị trường lao động).
Doanh nghiệp cần phải chủ động và thường xuyên có kế hoạch bồi dưỡng kiến
thức quản trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người quản lý các cấp, nhân viên kho
tàng, bán hàng…. để đảm bảo khả năng đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của khách
hàng về chất lượng hàng hoá và dịch vụ.
Nhu cầu về nhân lực (số lượng, chất lượng, cơ cấu…) có thể xác định theo yêu cầu
của mỗi dự án cũng như phục vụ cho thực hiện chiến lược mà doanh nghiệp hướng tới.
Song bên cạnh yếu tố này cần phải quan tâm đến sự thống nhất ý chí, sự cam kết của
các thành viên trong doanh nghiệp , từ người chủ, nhà quản trị cho đến người lao động
làm công ăn lương. Chính yếu tố chất lượng của nguồn nhân lực sẽ đảm bảo khắc phục
những khó khăn trở ngại trong việc đạt được những mục tiêu của tăng trưởng , để đạt
được sự thống nhất của tập thể ngườc lao động. Lãnh đạo doanh nghiệp cần phải làm rõ
mục tiêu và chiến lựơc mà doanh nghiệp theo đuổi và giải thích để mọi người hiểu, các
mục tiêu này đáp ứng được mục đích của mỗi cá nhân cũng như lợi ích cuả doanh
nghiệp trước mắt cũng như lâu dài. Nhà quản trị có thể sử dụng nhiều cách khác nhau
để tạo điều kiện và động lực cho tập thể lao động phát huy tối đa tiềm năng sẵn có, tận
dụng cơ hội hành động tiến tới mục tiêu.
Tạo bầu không khí đoàn kết, đồng tâm nhất trí, cùng nhau hành động, cùng sáng
tạo với tinh thần trách nhiệm cao là một trong những yếu tố căn bản giúp doanh nghiệp
thực hiện có hiệu quả phương thức tăng trưởng đã lựa chọn.
6