Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tác dụng kép của thực phẩm đối với sức khỏe của chúng ta pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.1 KB, 8 trang )

Tác dụng kép của thực
phẩm đối với sức khỏe
của chúng ta
Bạn sẽ cảm thấy việc ăn uống lành mạnh nhằm mục đích giảm lượng
cholesterol bớt nhàm chán, và có nhiều động lực hơn nếu biết rằng cùng
một loại thực phẩm bạn ăn sẽ tác động lên không chỉ một vấn đề của
sức khỏe.

1) Đậu khô và đậu Hà Lan, giàu dưỡng chất, giảm lượng cholesterol có
hại

Yến mạch không phải là loại thực phẩm duy nhất chứa nhiều chất xơ hòa
tan, các loại đậu khô, đậu lăng và đậu Hà Lan cũng là những nguồn cung cấp
chất xơ dồi dào không kém. Một nghiên cứu cho thấy một người ăn nửa
chén đậu (hấp, luộc…) hàng ngày, liên tục trong 12 tuần sẽ giảm được 8%
lượng cholesterol có hại trong máu. Không chỉ có vậy, cà phê đã được rang
chín cũng có tác dụng tương tự là giúp cơ thể thanh lọc LDL-”cholesterol
xấu”, chất làm rạn nứt và tắc nghẽn động mạch.

Việc ăn đậu không đơn giản là để kiểm soát lượng cholesterol mà các giá trị
dinh dưỡng rất phong phú trong đậu – bao gồm chất xơ, chất đạm, folate,
kẽm, sắt và magiê còn giúp mọi người có một cơ thể khỏe mạnh.

2) Rượu bia, con dao hai lưỡi

Rượu vang đỏ, trong một chừng mực hợp lý, sẽ bảo vệ sức khỏe của bạn
(Ảnh: Inmagine)

Chất cồn là một con dao hai lưỡi đối với sức khỏe của con người, lợi hay hại
hoàn toàn tùy thuộc vào cách bạn sử dụng nó. Một ly bia hoặc rượu vang
dùng trong bữa cơm tối có thể cải thiện lượng HDL “cholesterol tốt” trong


cơ thể. HDL là chất vận chuyển các loại cholesterol có hại ra khỏi động
mạch và quay về gan cho gan “phá huỷ” chúng. Các nghiên cứu cho thấy
lượng HDL tỉ lệ nghịch với nguy cơ bị tai biến mạch máu não ở người.
Rượu, bia còn có những công dụng bất ngờ bảo vệ trái tim bạn. Chỉ cần
được uống ở một lượng điều độ, rượu vang và bất kỳ chất cồn nào cũng đều
có ích cho trái tim của bạn.

Một điểm đáng được lưu ý là sở dĩ rượu vang đỏ thường được ưu ái hơn các
loại thức uống chứa cồn khác hoàn toàn là nhờ chất resveratol có trong vỏ
nho đỏ, một loại chất chống oxy có tác dụng khử độc, bảo vệ tim mạch,
chống ung thư và bảo vệ chức năng của gan…

Tiêu chuẩn lượng chất cồn tốt cho sức khỏe là 1 ly nếu bạn là phụ nữ, 2 ly
nếu bạn là nam giới. Nhưng nếu bạn không thể kiểm soát và đảm bảo uống
đúng tiêu chuẩn mỗi ngày thì tốt nhất là bạn không nên uống. Uống rượu,
bia quá độ sẽ gây tổn hại sức khỏe và hoạt động của một số cơ quan quan
trọng như gan, thận…

3) Sterol và stanol thực vật dễ kiếm nhất

Sterol và stanol thực vật, còn được gọi là phytosterol, là các chất tồn tại tự
nhiên trong các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như trái cây, rau củ,
các loại dầu thực vật, quả hạnh và các loại hạt. Sterol và stanol thực vật có
cấu trúc hóa học giống với cholesterol; nhờ vào sự giống nhau này, sterol và
stanol thực vật có thể cạnh tranh với sự hấp thu chất ở ruột, từ đó làm giảm
lượng LDL trong máu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sterol và stanol thực
vật có thể giúp làm giảm được trung bình 6% lượng LDL trong máu, hoặc
thậm chí là 14% chỉ trong 4 tuần.

Lượng sterol và stanol thực vật lý tưởng là 2 gram mỗi ngày. Các thực phẩm

như margarine, nước cam đóng hộp, sữa chua uống đều được tăng cường
sterol và stanol thực vật. Chỉ cần 225ml nước cam mỗi ngày là đủ để bảo vệ
trái tim khỏe mạnh của bạn.

Sterol và stanol có bên trong mọi loại thực phẩm, bao gồm ngũ cốc nguyên
hạt, dầu thực vật, dầu ô liu, trái bơ, súp lơ, bông cải xanh, đậu Hà Lan, các
loại đậu khác, các loại hạt, cam, quýt, xoài, trái cây và rau củ. Tuy nhiên, với
chế độ ăn uống thông thường, mỗi ngày cơ thể người chỉ có thể nhận được
tối đa nửa gram sterol và stanol thực vật. Để có được 2 gram đúng tiêu
chuẩn vì mục đích giảm lượng cholesterol có hại, cách đơn giản nhất là uống
nước cam mỗi ngày.

4) Dầu ô-liu vừa giảm cholesterol vừa chống viêm khớp

Dầu oliu là loại thực phẩm thân thiện với tim của bạn (Ảnh: Inmagine)

Chất béo không bão hòa đơn chính là một trong các loại “chất béo tốt” giúp
làm giảm mức LDL trong cơ thể. Bạn sẽ tìm thấy các loại chất béo tốt cho
tim này rất nhiều trong trái bơ, bơ đậu phộng và các loại hạt như hạt phỉ,
hạnh nhân, trong các loại dầu thực vật như dầu ô liu, hạt cải và đậu phộng.
Tuy nhiên, đừng lạm dụng chúng nhé, vì chất béo dù có tốt đến đâu đều rất
giàu calo gây hại cho cân nặng của bạn. Một nắm hạt, 2 muỗng súp dầu ô liu
là lượng vừa đủ cho nhu cầu hàng ngày của bạn.

Bên cạnh tác dụng kiểm soát lượng cholesterol có hại, dầu ô liu còn là loại
thực phẩm tuyệt vời để ngăn ngừa bệnh tim bằng cách tăng cường khả năng
chống viêm cho cơ thể. Có thể bạn chưa biết, viêm chính là một trong những
nguyên nhân gây bệnh tim. Vài năm về trước, tiến sĩ Gary Beauchamp,
chuyên gia về hương vị và mùi tại Trung tâm nghiên cứu về giác quan hóa
học Monell ở Philadelphia, Hoa Kỳ đã thành công tách hợp chất oleocanthal

từ trong dầu ô liu, có tác dụng chống viêm mạnh tương đương aspirin.

5) Omega-3 vừa giảm cholesterol vừa củng cố hệ thần kinh

Một loại “chất béo tốt” khác giúp cải thiện mức cholesterol trong cơ thể có
thể tìm thấy từ nguồn gốc động vật chính là omega-3. Nguồn omega-3 tốt
nhất là mỡ cá. Các loài cá nhiều mỡ như cá thu, cá trích, cá mòi và cá hồi
cũng cung cấp dồi dào loại dưỡng chất tốt cho tim này. Nếu bạn không phải
là người hâm mộ các món hải sản, hoặc là tín đồ của rau củ, hãy thay thế cá
bằng các sản phẩm từ đậu nành, quả óc chó và hạt lanh.

Mới đây, các chuyên gia ở Phòng thí nghiệm hoá sinh (LMB) của Mỹ đã
phát hiện omega-3 còn có tác dụng rất tốt đối với hệ thần kinh của động vật
và con người, làm giảm nguy cơ các loại bệnh thần kinh như bệnh tâm thần
phân liệt, rối loạn đa cực, giảm khả năng tập trung… Các nhà nghiên cứu đã
thử nghiệm tác dụng của a-xít béo omega-3 trên chuột. Kết quả là nhóm
chuột được bổ sung DHA và EPA, 2 dạng phổ biến của omega-3, thường
xuyên và đầy đủ sẽ sinh trưởng tốt, sống ôn hòa hơn. Ngược lại nhóm chuột
không được bổ sung các dưỡng chất này tỏ ra dễ bị kích động, đồng thời với
khả năng cảm nhận âm thanh kém và phản ứng chậm.

Ăn táo mỗi ngày tốt cho sức khỏe (Ảnh: Inmagine)

6) Trái cây giảm cholesterol đồng thời với việc giảm cân

Ăn một trái táo mỗi ngày để có một trái tim khỏe mạnh nhờ trong táo có rất
nhiều chất xơ hòa tan, tương tự như lê, cam, bưởi… Các loại trái cây khác
không có nhiều chất xơ hòa tan nhưng lại rất dồi dào chất chống oxy hóa, có
tác dụng bảo vệ trái tim và giảm cholesterol có hại… Có thể nói, nguồn thực
phẩm giảm cholesterol từ trái cây rất đa dạng và hiệu quả; hãy bổ sung ít

nhất một loại trái cây vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.

Ăn nhiều hơn 1 trái táo hoặc lê mỗi ngày còn có tác dụng giảm cân. Kết quả
một cuộc nghiên cứu được tiến hành ở Brazil cho thấy những phụ nữ ở vào
độ tuổi từ 30 tới 50 ăn 3 trái táo hoặc lê mỗi ngày liên tục trong 10 tuần
không chỉ có lượng cholesterol trong máu thấp hơn trước mà còn giảm được
khoảng 1,5kg trọng lượng cơ thể. Đặc điểm của táo và lê là rất nhiều chất
xơ, mọng nước, giàu dưỡng chất nhưng nghèo calo, tạo hiệu ứng “no giả”.

×