Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Vẻ đẹp Rama trong Ramayana

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.14 KB, 21 trang )

1: RAMA
Rama chính là hình tượng con người được dựng lên từ những
mơ ước, khát vọng của nhân dân Ấn về một vị vua thiên tài,
nhân đức, giàu lòng thương yêu. Một con người toàn diện, toàn
mĩ từ nguồn gốc xuất thân cho đến lời nói, hành động...nhưng
khơng vơ cảm, vơ hồn mà rất đỗi gần gũi, bình dị và rất
“Người”. Đó là sự kết hợp hài hịa giữa con người thần thánh
và con người trần thế.
1.1. Con người thần thánh
Con người thần thánh trong Rama được biểu hiện ở rất nhiều
điểm đặc biệt là ở nguồn gốc xuất thân, ngoại hình và sức
mạnh.
1.1.1.

Nguồn gốc xuất thân

Có thể nói khi đánh giá, nhận định về một con người hay một
nhân vật nào đó thì nguồn gốc xuất thân chính là một trong
những điểm góp phần thể hiện tính cách, bản chất của con
người đó. Bởi vì lẽ đó mà khơng ít tác giả gửi gắm bản chất, sứ
mệnh của nhân vật qua việc thể hiện nguồn gốc xuất thân.
Điều này đặc biệt được thể hiện rõ trong các tác phẩm văn học
dân gian trong đó có sử thi.
Sử thi là thể loại ra đời và phát triển tiếp nối sau thần thoại.
Chính vì vậy, ước mơ xây dựng một nhân vật anh hùng mang
trong mình dịng máu thần linh là rất phổ biến. Có lẽ thế mà ta
thường bắt gặp trong sử thi những nhân vật anh hùng là
những con người xuất chúng, những con người có nguồn gốc
xuất thân kì lạ, là con cháu hoặc là hóa thân của cá vị thần,
của những đấng cứu thế.
Rama, nhân vật anh hùng trung tâm của tác phẩm là hóa thân


thứ bảy của Visnu. Theo thần thoại kể rằng Visnu là thần bảo
tồn, mỗi khi thế giới gặp nguy hiểm Visnu lại “hạ giới” để cứu
giúp lồi người thốt khỏi vịng trầm luân đau khổ trong chiến
tranh loạn lạc. Cứ mỗi chu kì của vũ trụ, Visnu sẽ giáng thế
một lần. Mỗi lần giáng thế có khi Visnu mang hình thái Người,
có khi mang hình thái động vật hoặc nửa người, nửa thú. Ước
tính Visnu có tất cả 10 lần hạ giới, mỗi lần mang một hình thái
và đảm nhiệm những vai trò to lớn khác nhau.


Cá Matsya là hóa thân đầu tiên của Visnu có phần trên giống
Visnu, phần dưới giống cá, có bốn tay với các biểu tượng đặc
biệt. Cá Matsya giúp tổ tiên loài người là Manu lấy lại kinh
Vêđa đã bị quỷ của tạo hóa ăn cắp và mang xuống đại dương.
Nếu như hóa thân thành cá Matsya để giúp lồi người lấy lại
kinh thánh thì với hóa thân thành rùa Kurna, Visnu chấp nhận
hình dáng của một con rùa ở vào kỷ nguyên đầu tiên của vũ
trụ để tìm lại những châu báu đã bị mất trong trận đại hồng
thủy.
Tiếp theo sau đó, Visnu từng hóa thân thành heo rừng Varaha,
nhân sư Narasimha, người lùn Vamana, Parashu Rama - Rama
cầm rìu, Rama, Krisna, Budda và ngựa Kalkin để cứu giúp nhân
loại.
Mang trong mình trách nhiệm bảo vệ nhân loại, giúp nhân loại
có được cuộc sống hạnh phúc, tiêu diệt cái ác. Vì lẽ đó cũng
như những lần hóa thân khác, lần này Visnu mang trong mình
trách nhiệm vơ cùng to lớn đó là tiêu diệt con quỷ Ravana,
một Raksaxa 10 đầu độc ác, tự phụ, coi thường tất cả. Hắn
chính là mối nguy hại cho cõi trời và lồi người “Có một yêu
tinh Raksara tên là Ravana, do nhờ ơn huệ của Người mà y trở

nên hùng mạnh; chúng tôi bị y áp bức mà khơng có cách nào
chống lại (…). Y tâm địa ác độc, đang hành hạ, áp chế cả ba
cõi và y ghen tị sự phồn vinh của kẻ khác. Quyền lực và ơn
huệ của Người đã khiến y mù quáng; bởi vậy hiện nay y đang
tính chuyện chiến thắng Ngọc Hồng Thượng Đế Inđra và
khơng ngừng quấy rối các vị thánh đạo sĩ, Yaksa, Ganhacva,
Bramana và Axura .Vầng thái dương không dám thiêu đốt y
bằng những tia nắng của mình ; gió khơng dám liều lĩnh thổi
ào ạt xung quanh y” [1, 38]. Hắn có khả năng làm cho hành
tinh quay chậm lại, thậm chí khiến đấng Brama lo lắng đành
chấp nhận mọi yêu cầu của hắn để cứu lấy vũ trụ. Điều đặc
biệt là trong toàn vũ trụ khơng ai có thể tiêu diệt hắn trừ con
người và mng thú. Chính vì vậy để cứu rỗi cõi trời và lồi
người thốt khỏi những tai ương do Ravana gây ra, Visnu đã
hạ giới và hóa thân thành hồng tử Rama, con vua Đaxaratha
và hồng hậu Kơxalya “Hãy xua đuổi mọi nỗi sợ hãi đi. Vì sự
tốt lành cho các vị, ta sẽ tiêu diệt gã Ravana ghê gớm đó cùng
tất cả dịng giống nhà hắn. Ta sẽ trị vì trên trần thế trong một
ngàn một trăm năm” [1, 39].


Như vậy, từ nguồn gốc cho đến xuất thân đều toát lên sự cao
quý, vĩ đại của Rama. Nếu như về nguồn gốc Rama chính là
hóa thân của thần Visnu, giáng trần để thực hiện nhiệm vụ vĩ
đại là tiêu diệt tên Raksaxa độc ác để bảo vệ mn lồi “Người
là Gađahara tự hiện tay cầm tù ốc, đĩa và chùy. Người là con
gấu một ngà. Người là Chân lý và là Brama bất hạnh. Luật lệ
của Người được tuân thủ khắp nơi nơi. Người có bốn tay và
cầm cây cung Xanga như chính thần chết vậy (…) Ta là trái
tim của Người, nữ thần Xaraoati là lưỡi của Người, thần linh là

tóc của Người, đêm là lúc Người nhắm mắt, ngày là lúc Người
mở mắt, kinh Vêđa là những xác tin: ngồi Người ra khơng có
cái gì hết. Vũ trụ là thân thể Người (…) Người chính là Visnu.
Người đã mang hình hài một con người để tiêu diệt Ravana”
[3, 241] thì với xuất thân cao q là hồng tử của đất nước
Kôxala, Rama sẽ là người kế vị ngai vàng của vua Đaxaratha
và là “cha mẹ” của những “con dân” trong đất nước Kơxala.
Người mang trong mình trọng trách to lớn, bảo vệ và đem lại
hạnh phúc cho mọi người dân trong đất nước Kơxala.
Có lẽ vì thế mà Valmiki đã miêu tả khá tỉ mỉ về nguồn gốc xuất
thân và sự ra đời của Rama. Đây chính là dụng ý nghệ thuật
của tác giả trong việc giúp người đọc nhận ra được mối quan
hệ mật thiết giữa hồn cảnh xuất thân với những trách nhiệm
và chiến cơng trong cuộc đời của Rama sau này. Rama ra đời
không như những con người bình thường. Để có con nối dõi
Đaxaratha đã rất vất vả cầu khẩn thần linh, Người đã tiến
hành lễ tế sinh Aoamêđa. Thế là với một bát chè do các thần
ban cho Đaxaratha đã thỏa mãn được mong ước của mình,
Rama cũng ra đời từ đó “nhà vua trao cho bà nửa bát chè, rồi
theo lời u cầu của đức vua, Kơxalya san nửa chè cịn lại làm
đôi, trao một nửa cho Xumitra (…) Chẳng bao lâu sau, các
hoàng hậu thụ thai” [1, 41]. Như vậy, Rama ra đời thấm đẫm
tính chất hoang đường, thần bí. Điều này chứng tỏ nguồn gốc,
xuất thân thần thánh của chàng.
1.1.2.

Vẻ đẹp ngoại hình

Con người thần thánh của Rama khơng những được thể hiện
qua nguồn gốc xuất thân mà còn thể hiện khá rõ qua vẻ đẹp

ngoại hình. Có thể nói, sự kì lạ, cao q về nguồn gốc xuất
thân cho ta dự đoán phần nào về vẻ đẹp ngoại hình của người
anh hùng Rama.


Bất kì một nhân vật anh hùng sử thi nào đều là nơi hội tụ
những vẻ đẹp tinh túy nhất, là hình tượng lí tưởng cho vẻ đẹp
của thời đại và dân tộc. Đó là ước mơ, khát vọng của người
dân về một con người lí tưởng, một con người với vẻ đẹp tồn
diện, tồn mỹ. Có lẽ thế mà ta bắt gặp khơng ít những nhân
vật anh hùng sử thi mang vẻ đẹp phi thường, cường tráng và
rạng ngời.
Ramayana các nhân vật anh hùng mà đặc biệt là anh hùng
Rama được Valmiki miêu tả một cách rất tỉ mỉ, chi tiết và rạng
ngời nhất “đôi mắt như cánh hoa sen và một vẻ mặt như trăng
tròn. Ngay từ lúc sinh ra, chàng đã khôi ngô tuấn tú, và chân
thật. Chàng rực sáng như mặt trời, khoan hồng như trái đất,
thông tuệ như Brihaxpati, và tiếng tăm lừng lẫy như Vaxava
(…). Chàng có vai rộng, tay dài và đẹp, cổ như ốc xà cừ, và vẻ
mặt xinh đẹp. Mắt chàng sắc đỏ. Tiếng nói của chàng trầm
như tiếng kèn. Nước da chàng xanh bóng láng. Chân tay
chàng cân đối. Bắp vế, nắm tay của chàng rắn chắc. Lông
mày, cánh tay và bìu dái của chàng dài, đầu gối phẳng. Rốn
sâu, bụng và ngực phủ những vệt lơng tơ. Khóe mắt, móng tay
và lóng bàn tay sắc đồng. Dáng đi khoan thai, đường vệ. Bụng
và cổ họng có ba ngấn. Đế bàn chân có nhiều đường nét. Lưng
ngắn. Trên đầu chàng để ba bím tóc. Có bốn ngấn ở ngón tay
cái chỉ rõ chàng có kiến thức dồi dào về bốn bản kinh Vêđa.
Thân mình chàng to cao bốn cubit, cánh tay, bắp vế trịn trĩnh,
má đầy đặn; lơng mày, lỗ mũi, môi, nắm tay, đầu gối, hông,

cánh tay và bàn chân đều cân đối. Chàng được phú cho những
quí tướng. Dáng đi của chàng như sư tử, hổ, voi và bị mộng.
Đơi mơi và lợi răng đầy đặn, mũi nhọn” [2, 191]. Ngoại hình
của Rama được vẽ lên bằng những nét vẽ rất đẹp và lộng lẫy.
Từ khuôn mặt, mái tóc, dáng đi cho đến đơi mắt, đơi mơi, cánh
tay đều rất cân đối. Dường như những gì đẹp nhất, hoàn mĩ
nhất đều hội tụ ở Rama khiến cho chàng hiện lên thật lung
linh, sáng ngời và thật đẹp đẽ. Đó là vẻ đẹp tuyệt mĩ, vẻ đẹp
“hiếm tìm thấy ở kẻ chúng sinh bình thường”. Vẻ đẹp đó sánh
tựa thượng đế Inđra, Vẻ đẹp đó làm chống ngợp tất cả mọi
thứ mà chàng đi qua “Đó là một cậu bé khôi ngô, tuấn tú,
nước da xanh dịu (…). Chàng chỉ độc một chiếc áo thụng, mái
tóc đen nhánh lượn sóng và cổ chàng đeo một chiếc dây
chuyền bằng vàng. Giống như mặt trăng mới mọc, chàng làm
cho cả khu rừng rực sáng bằng vẻ đẹp chói lọi của mình” [1,


297]; làm thu hút mọi cặp mắt mà chàng gặp “Nom thấy
Rama đẹp như trăng mới lên, có Lakmana và Gianaki đi theo,
các nhà tu bèn chào đón họ bằng những lời lẽ ân cần. Họ kinh
ngạc sửng sốt trước vẻ đẹp duyên dáng của Rama cũng như
vẻ ngoài thanh tú của chàng , họ dán mắt chăm chú nhìn
chàng” [1, 249]; khiến cho cả loài Raksaxi cũng phải say mê.
Ngay từ lần đầu tiên gặp Rama “nom thấy chàng Rama xinh
đẹp, nước da như một bông sen xanh, mắt bông sen, tỏa ánh
sáng rực rỡ đế vương mà vẻ đẹp riêng sánh ngang với thần
Cupid, hùng mạnh như Xiva, để tóc bết và có dáng đi của lồi
voi” [1, 268]. Ngay lập tức Xuapanakha, em gái của Ravana
yêu chàng mê mệt. Đến Hanuman ngay từ lần đầu tiên gặp
Rama cũng phải thốt lên “Nom các Ngài phương phi như thần,

và các Ngài là các bậc Thánh dốc tâm hành đạo; quả thật các
ngài trơng như thần linh (…). Hình như các ngài từ trên cõi trời
giáng thế, chẳng khác gì mặt trời mặt trăng từ trên trời hạ
xuống! Các ngài ngực nở, vai rộng chẳng khác vai sư tử. Các
ngài nom như hai con bò mộng, rạng rỡ với sức cường tráng
dồi dào. Các ngài là thần linh mang hình người....” [2, 13]. Để
rồi chính vẻ đẹp đó cũng khiến Xita phải xao xuyến, bồi hồi khi
thống nhìn thấy Rama “Ơi, hỡi đơi vai bằng ngọc bích, hỡi đơi
mắt như những cánh hoa sen, chàng là ai? Chàng đã chiếm
lĩnh trái tim tơi và làm cho tơi khơng cịn biết thẹn thùng
nữa?”.
Có thể thấy, từ khn mặt cho đến dáng hình đều tốt lên vẻ
sang trọng, lịch thiệp của Rama. Đó là vẻ đẹp khơng ai sánh
bằng, một vẻ đẹp vượt trội. Vẻ đẹp đó khơng những làm say
mê con người, những bậc tu sĩ, anh tài mà nó cịn cuốn hút cả
những lồi Raksaxi, một lồi độc ác, lạnh lùng và khát máu. Ở
chàng hội tụ tất cả vẻ đẹp mà mọi người dân Ấn Độ lúc giờ mơ
ước. Đó là một con người với sức khỏe cường tráng, thân hình
cân đối, khn mặt thanh tú đặc biệt rất đỗi thơng minh và
q phái. Đó là vẻ đẹp lí tưởng, là niềm ước vọng của biết bao
người. Có lẽ thế, Rama nhận được sự yêu mến, ngưỡng mộ của
mọi người xung quanh là vậy.
1.1.3.

Sức mạnh phi thường

Rama không những đẹp về ngoại hình, cao quý về nguồn gốc
xuất thân mà chàng cịn mang trong mình một sức mạnh phi
thường, sức mạnh sánh tựa thần linh. Chính sự phi thường về



sức mạnh khiến cho hình tượng Rama hiện lên càng đẹp đẽ,
rạng ngời trong mắt mọi người. Đây cũng chính là một trong
những đặc trưng của nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng
trung tâm trong sử thi. Bất kì một tác phẩm sử thi nào đều
dựng lên những nhân vật anh hùng mang trong mình tất cả vẻ
đẹp của thời đại. Đó khơng những là vẻ đẹp về hình thể mà
cịn là vẻ đẹp của trí tuệ, của sức mạnh.
Tác giả đã vận dụng khá thành công những yêu cầu trong thi
pháp xây dựng nhân vật của sử thi. Rama hiện lên như một vị
thần tay cầm cung tên rạng ngời, sáng chói với sức mạnh sánh
tựa thần linh. Có thể nói, chính xuất thân cao q cùng với
những nét biểu hiện ở ngoại hình giúp ta phỏng đốn được
phần nào tài năng cũng như sức mạnh tiềm tàng của chàng.
Sức mạnh siêu phàm, hơn người của Rama được thể hiện khá
rõ nhất là khi giúp đỡ đạo sĩ Vioamitra làm lễ tế. Trước sự phá
rối của lũ quỷ làm cho đạo sĩ Vioamitra nhiều lần khơng thể
hồn thành buổi lễ.
Vì vậy đạo sĩ đã tới và đề nghị nhà vua Đaxaratha cho Rama
theo cùng để giúp đỡ. Có thể nói, đây là lần đầu tiên Rama tỏ
rõ chí khí anh hùng, sức mạnh phi thường, của mình. Đứng
trước Tađaka một lồi Yaksa “có sức khỏe của một ngàn voi”
mặc dù đang còn non trẻ và chưa một lần tập dượt đầy đủ việc
sử dụng các loại vũ khí song Rama không hề nao núng. Chàng
“bật dây cung toang, toang”, chàng khơng hề run sợ, rất bình
tĩnh và thản nhiên “Lakmana, xem kìa! (...) Anh sẽ cắt tai xẻo
mũi nó (…). Thế là Rama phóng tên ra, tên bay tua tủa bao
phủ lấy mụ, nhưng con yêu tinh đáng sợ đó vẫn cịn xơng tới.
Chàng lại bắn tên đâm thủng ngực nó. Nó đổ vật xuống chết
ngay” [1, 54].

Sức mạnh phi thường của Rama càng thể hiện rõ hơn trong
quá trình lưu đày sống trong rừng Đanđaka suốt mười bốn
năm. Có người từng nói để nhận biết được sức chịu đựng, bản
chất của con người chúng ta hãy nhìn vào khả năng vượt gian
khổ, khó khăn của họ. Điều này thật đúng đối với Rama. Có
thể nói, đời sống kham khổ trong rừng sâu càng khiến cho
chàng càng rực rỡ và rạng ngời hơn. Đặc biệt lúc này đây, mọi
khả năng tiềm tàng trong con người chàng như được khai quật
và trỗi dậy. Đọc tác phẩm, dõi theo nhân vật ta như thấy được
dụng ý nghệ thuật của tác giả đồng thời qua đó khẳng định


được sự thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của
Valmiki nhất là tác giả rất thành công trong việc dẫn dắt người
đọc dõi theo và khám phá sức mạnh tiềm tàng, phi thường của
Rama qua việc chứng kiến những chiến công hiển hách trong
cuộc đời chàng.
Với sức mạnh phi thường của mình, Rama khơng những giúp
Vioamitra tiêu diệt Tađaka, Maricha và những tên Raksaxa
khác để buổi tế lễ diễn ra sn sẻ mà với sức mạnh thần thánh
đó, Rama còn tiêu diệt nhiều Raksaxa hùng mạnh khác trong
quá trình lưu đày. Bằng bảy mũi tên nhọn rực cháy như lửa
chàng đã hạ gục Virat “một Raksaxa khủng khiếp, to lù lù như
một trái núi, mồm rộng hoác, mắt hõm sâu và một cái bụng
lồi. Con quái vật khoác một tấm da hổ vấy máu, hắn gào rống
khủng khiếp há hoác miệng nom ghê sợ như hàm của thần
chết” [1, 250]. Thậm chí, một mình chàng khơng xe có thể tiêu
diệt mười bốn ngàn Raksaxa “khủng khiếp, ghê gớm như thần
chết” và Khara tài dũng. Chúng ta hãy xem vẻ đẹp của Rama
khi giao chiến với bọn Raksaxa “Rama bắt đầu gạt các vũ khí

của chúng. Cũng như núi không bao giờ lay chuyển. Rama
cũng chẳng động thân trước cuộc tấn công của chúng, nhưng
bị các mũi tên bắn trúng, toàn thân anh xối máu và nom anh
như mặt trời chiều bao quanh bởi các đám mây đỏ. Sau đó,
Rama uốn nửa vịng cung và bắt đầu ung dung phóng tên đi
(…). Bộ binh ngã xuống như sung rụng. Cũng như củi khô bị
lửa thiêu đốt, bọn Raksaxa cũng bị mũi tên của Rama thiêu
cháy” [1, 278 – 279]. Một con người bình thường, một con
người trần thế thì làm sao có sức mạnh, tài nghệ vơ song,
hùng dũng đến vậy? Làm sao có thể đơn phương đối đầu với
những tên Raksaxa tàn ác đó? Làm sao có thể ung dung, bình
tĩnh trước những cuộc chiến ác liệt như thế? Điều đó chỉ có thể
được lí giải bằng nguồn gốc xuất thân của chàng mà thôi. Như
vậy, nguồn gốc xuất thân cùng với sự dạy bảo của mọi người
đặc biệt là của Vioamitra đã giúp Rama trở thành một con
người lỗi lạc, một vị anh hùng kiệt xuất, một con người xuất
sắc mang sức mạnh vô biên.
Sức mạnh thần thánh đó lại chính là cầu nối se dun cho
Rama với nàng Xita xinh đẹp. Nếu như vẻ đẹp của Rama đã
mê hoặc trái tim của nàng Xita thì với sức mạnh vơ song của
mình Rama đã chinh phục được nhà vua Gianaka bằng cách


“mắc dây vào chiếc cung kì lạ của nhà vua. Đó là một chiếc
cung thần rất nặng được đặt trong một hòm thép và chở trên
cỗ xe tám bánh và một trăm người lực lưỡng phải khó khăn
lắm mới kéo nỗi” [1, 81]. Một chiếc cung mà “Khơng nói gì con
người, ngay cả người trời cũng không thể nâng chiếc cung
hoặc mắc dây cung” [1, 81]. Ấy thế mà đối với Rama chẳng hề
hấng gì “Một cách thoải mái, Rama nhấc chiếc cung lên rồi khi

chàng vừa uốn cong cánh cung để mắc dây vào thì chiếc cung
bị gãy làm hai đoạn với một tiếng kêu như sét đánh khiến cả
lâu đài rung lên như gặp động đất” [1, 81]. Tất cả những biểu
hiện đó chứng tỏ tài nghệ vơ song, sức mạnh vô biên của
Rama, sức mạnh không những sánh tựa thần linh mà có thể
nói là vượt trội hơn gấp nhiều lần. Sức mạnh đó khiến cho bọn
Raksaxa phải khiếp sợ và công nhận rằng “Khi người anh hùng
đó nổi giận thì khơng một ai có thể chống cự lại hắn ta trong
chiến trận. Hắn có thể xoay chuyển dịng con sơng đang chảy,
có thể lơi các vì sao và hành tinh từ trên trời xuống, và bằng
các mũi tên, có thể nâng đất bị chìm lên. Hắn có thể chống cự
lại sóng của đại dương, luồng gió, có thể phá bờ biển cho nước
ngập đất đai, có thể tiêu diệt mn lồi rồi lại tạo sinh ra
chúng” [1, 287].
Song có lẽ, tài nghệ, sức mạnh, sự phi thường, thần thánh ở
Rama thể hiện rõ nhất qua trận quyết chiến với Ravana, tên
thủ lĩnh mười đầu Raksaxa. Ravana là tên Raksaxa hùng
mạnh, nhiều phép thuật cao cường. Đó là tên Raksaxa ngay cả
Brama cũng phải lo lắng, khiến các vị thần phải hoang mang,
vạn vật điên đảo, quay cuồng. Nhưng chính hắn vẫn bị hạ gục
dưới bàn tay của Rama “Rama kiêu hùng vừa niệm kinh Vêđa
vừa cắm nó lên chiếc cung của chàng. Ngay tức thì, đất rung
chuyển, tất cả mn lồi đều kinh khiếp. Rama trong cơn
thịnh nộ, phóng nó ào Ravana. Mũi tên đáng sợ vừa mới lao đi
vun vút thì đã rơi đúng vào Ravana; nó chẻ tim hắn làm đơi và
chui vào đất sau khi đã cướp đi mạng sống của Ravana” [3,
219].
Điều đó chính là minh chứng rõ ràng nhất cho tài nghệ, sức
mạnh vượt trội của Rama. Giúp cho chàng Rama hiện lên
khơng chỉ đẹp đẽ, hấp dẫn về ngoại hình mà còn phi thường,

siêu phàm về sức mạnh. Như vậy, từ nguồn gốc xuất thân,


ngoại hình cho đến sức mạnh chứng tỏ Rama mang bản chất
của một con người thần thánh vĩ đại.
1.2. Con người trần thế
Khơng những mang trong mình nguồn gốc, phẩm chất, sức
mạnh thần linh, Rama cịn mang những đặc tính rất trần thế,
rất “Người”.
Có thể nói, bản chất của con người trần trong Rama thể hiện
khá rõ đặc biệt trong các mối quan hệ, lễ nghĩa và nhất là
trong tình yêu.
1.2.1.

Con người của trách nhiệm và bổn phận

Nhân vật anh hùng trong sử thi đều là những nhân vật được
dựng lên từ niềm mơ ước, khát khao của người dân về một
người anh hùng, một vị thủ lĩnh vĩ đại. Vì vậy đa số nhân vật
trung tâm của sử thi thường là những con người luôn đặt nặng
vấn đề quốc gia, dân tộc, gia đình lên hàng đầu. Đối với họ
sống điều đầu tiên khơng phải vì mình mà là vì mọi người, vì
cộng đồng, vì gia đình. Đối với họ cái chung bao giờ cũng lớn
lao, cao cả hơn những cái riêng tư, đơn lẻ. Cho nên người ta
thường nói nhân vật anh hùng sử thi thường là con người của
trách nhiệm, bổn phận. Đây cũng là một trong những biểu
hiện thể hiện chất “Người” trong nhân vật sử thi. Nếu như
ngoại hình, sức mạnh cùng những chiến cơng của nhân vật
trung tâm phủ kín bởi lớp sương thần bí, kì vĩ thì trách nhiệm,
bổn phận thể hiện bản chất trần thế của họ. Vì vậy, đọc sử thi

ta thấy các nhân vật anh hùng vừa xa, vừa lạ nhưng rất bình dị
và thân thuộc.
Có thể nói, Rama là hiện thân rõ ràng nhất cho tinh thần trách
nhiệm và bổn phận của một người con, một người anh, một đại
diện tiêu biểu cho tầng lớp Ksatrya.
Rama hiện lên là một người con phải đạo, một người hết mực
hiếu thảo với cha mẹ. Chàng ln kính trọng, u q và nghe
lời cha mẹ. Đối với chàng lời dăn dạy của cha mẹ là những
điều không thể không nghe theo. Thậm chí, trách nhiệm, bổn
phận làm con của chàng cịn được thể hiện rõ nhất khi chàng
không màng lợi danh, không màng vật chất, của cải, dám từ
bỏ tất cả tốt đẹp trong hiện tại và tương lai để giữ lấy danh dự
cho cha. Việc làm của Rama chính là việc làm của một người


con luôn đặt chữ hiếu lên đầu. Chịu cảnh lưu đày, phải lột bỏ
tất cả những gì hiện có, Rama khơng hề hối tiếc, hay lưu
luyến, thậm chí chàng khơng hề có lời nào than vãn hay ốn
trách Kekêyi, người trực tiếp đẩy chàng vào cảnh cùng cực
này. Bởi trong chàng giờ đây việc đó là phải đạo, cái đạo làm
con như chàng phải và nên gánh lấy, đó là điều hiển nhiên mà
bổn phận một người làm con như chàng cần phải tuân theo.
Từ bỏ mọi thứ mình đang sở hữu, từ bỏ cuộc sống sung sướng,
của cải, vật chất…tất cả khơng có gì đáng bận tâm đối với
Rama. Mà giờ đây điều quan trọng đối với chàng là lo lắng cho
sự buồn đau của cha mẹ, những người suốt đời quan tâm và
yêu quý chàng. Vì vậy chàng ln tìm mọi lí lẽ để khun nhủ,
an ủi mọi người “Thưa cha ngày hôm nay con sẽ gặt hái được
những điều phúc lớn hơn là vương quốc. Xin cha hãy trao nó
cho Bharata, và tự mình cha hãy tỏ ra trung thực. Xin đừng

nghi ngờ con. Con không thèm khát ngơi vua hoặc vì hạnh
phúc của riêng con, hoặc vì hạnh phúc của bất cứ ai tân thiết
với con. Xin cha đừng khóc nữa, mà cũng đừng quá lo lắng vì
con. Con sẽ sống sung sướng trong rừng (…) xin đừng đau
buồn vì con. Con khơng mong muốn có vương quốc thậm chí
cả Gianaki thân yêu, nếu cha tỏ ra không trung thực trên thế
gian này. Mong cha sống bình n” [1, 154]. Thiết nghĩ một
người phải có trách nhiệm, một người hiếu đạo như thế nào
mới có những hành động cao thượng như vậy? Hành động đó
thật vĩ đại, lớn lao. Nó khơng cịn dừng lại ở bổn phận một
người con đối với cha mẹ mà đã trở thành bổn phận, trách
nhiệm của một cá nhân đối với dịng họ, tầng lớp và cộng
đồng. Bởi rằng đây chính là một trong bốn nhiệm vụ mà một
tín đồ Hinđu trung thành, “kiểu mẫu” như chàng cần phải đạt
được (thực hiện đạo Đacma – đạo, Artha – biết quản lí gia sản
đất đai của mình, Kama – thực hiện tình nghĩa vợ chồng, trách
nhiệm đối với gia đình, Moksa – tu luyện để siêu thốt). Đây
chính là những quy định tôn giáo chặt chẽ về thời gian học
tập, tu dưỡng, rèn luyện trong giai đoạn đầu đời của con người
Ấn Độ. Có lẽ thế ở Mahabharata, năm anh em nhà Panđava
phải ẩn dật trong rừng mười hai năm thì ở đây Rama cũng bị
lưu đày trong rừng mười bốn năm.
Có thể nói, sống phải biết tn thủ mọi đạo lí, phải biết chấp
nhận số phận, đặc biệt là phải thực hiện tốt bổn phận và trách


nhiệm chính là lẽ sống lớn của Rama. Đối với chàng “Đạo giáo
là điều cao nhất trên đời, và đạo giáo dựa trên nền tảng sự
trung thực. Mệnh lệnh của cha thuộc vào lẽ phải đó. Bởi vậy
khi anh đã được phép và lệnh của cha và mẹ Kekêyi anh

không thể không đi vào rừng được” [1, 132]. Những lời nói của
chàng mới ngay thẳng, chân thực làm sao? Nó vừa hàm chứa
sự dứt khoát, kiên quyết, vừa quảng đại, cao cả biết bao. Đó là
tư chất và tư thế của một con người anh hùng.
Không những giữ trọn đạo làm con, Rama còn là một người
anh, một người chồng, một Ksatrya rất có trách nhiệm. Chàng
ln lo lắng, quan tâm cho mọi người, ln giữ đúng vai trị
của mình. Chàng luôn là một người anh mẫu mực, một người
anh ln sống vì các em mình. Chàng xem các em như các bộ
phận trên chính cơ thể của mình vậy. Vì lẽ đó chàng khơng thể
cầm nỗi nước mắt, khơng khỏi xót xa trước sự đau đớn của các
em. Mặc dù bị buộc phải đi lưu đày do lời đề nghị của Kekêyi
nhưng khơng vì thế mà Rama căm ghét Bharata. Ngược lại
chàng ln tìm mọi cách vun đắp cho em mình. Đặc biệt qua
lời thỉnh cầu của Rama khi gặp linh hồn của Đaxaratha ở cuối
tác phẩm càng cho ta thấy rõ điều này. Được gặp cha là niềm
hạnh phúc của chàng mặc dù khi đó khơng cịn là một người
cha trần thế nữa. Những tưởng đó sẽ là cơ hội để chàng tâm
sự cùng cha chia sẻ những vất vả cực nhọc của cuộc sống lưu
đày. Nhưng không, trong giây phút ngắn ngủi đó chàng cũng
khơng qn nghĩ đến đứa em khác mẹ của mình “ Thưa cha!
Xin cha hãy khoan dung độ lượng với Kekêyi và Bharata. Khi
lời nguyền rủa Kekêyi cha nói “Ta phải khước từ ngươi với
thằng con ngươi” [3, 244]. Đặc biệt khi giao chiến với Ravana,
Lakmana bị thương, Rama rất đau khổ, chàng như muốn
quyên sinh, trong chàng như mất phương hướng, mất động lực
để sống, chàng như thấy mình chưa làm trịn trách nhiệm “Hỡi
Xusêna! Em Lakmana nằm sóng sồi trên bãi chiến trường
như thế kia, thì với tơi, dù
có chiến thắng, cũng chẳng thú vị gì. Mặt trăng mà thiếu bầu

trời thì có thể khiến người khác hân hoan được khơng? Chiến
đấu thêm nữa thì có ích gì? Giữ lại mạng sống của tơi thì có
ích gì?” [3, 205].


Có thể nói, ở vị trí nào, Rama cũng hồn thành xuất sắc xứ
mệnh, bổn phận của mình. Vì vậy, chàng nhận được sự yêu
quý và kính trọng của rất nhiều người. Không những hiếu thảo
với cha mẹ, thương yêu các em, Rama cịn là người rất có
trách nhiệm với bạn bè, là người rất giữ chữ tín. Chàng ln
trăn trở, băn khoăn, đứng ngồi không yên khi những lời mình
nói ra chưa thực hiện được. Đây cũng chính là một trong
những phẩm chất cần có của tầng lớp Ksatrya, tầng lớp vũ
dũng trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ.
Trong tác phẩm ta thấy Rama hứa sẽ giúp đỡ hai nhân vật đó
là vua khỉ Xugriva và Viphisana. Trước cảnh ngộ khó xử của
Xugriva cũng như trước sự thành kính, lương thiện của
Viphisina tinh thần trách nhiệm trong con người chàng như
không chịu ngồi yên. Ngược lại chàng luôn tìm đủ mọi cách, sử
dụng hết tài trí và sức lực của mình để giúp đỡ bạn bè.
Song có lẽ lời buộc tội của Rama đối với Xita là hành động thể
hiện rõ nhất bổn phận, trách nhiệm của Rama, trách nhiệm
của một Ksatrya, trách nhiệm của một vị vua anh minh. Vì
trách nhiệm, vì bổn phận của một Ksatrya, một vị vua công
bằng, không thiên vị, Rama đành phải kìm nén con tim bng
ra những lời tàn nhẫn đối với Xita. Đó là những lời xuất phát từ
địa vị của một vị vua, một đại diện cho tầng lớp Ksatrya chứ
không phải là lời của Rama. Ở đây Rama chỉ thay mặt cho mọi
người để thẩm tra và dò xét Xita mà thơi. Đây chính là biểu
hiện thể hiện rõ nhất đặc trưng của sử thi: tính cộng đồng.

Trong sử thi dường như tình cảm riêng tư, cái tơi bị che khuất,
bị đè bẹp nhường chỗ cho những cái chung cao cả của cộng
đồng. Vì vậy đây cũng là lí do mà chúng ta khơng thể trách
Rama. Ngược lại đâychính là biểu hiện thể hiện sự khách quan,
cơng bằng, một biểu hiện rất Người của Rama.
Tất cả hành động, việc làm đó của Rama đều thể hiện Rama là
con người có trách nhiệm, một con người ln sống đúng với
đạo lý Đacma.
2.2.2.

Con người trọng danh dự

Không những là người có trách nhiệm và bổn phận, Rama cịn
hiện lên là một con người rất trọng danh dự. Vì danh dự chàng
sẵn sàng hi sinh tất cả: tiền tài, danh vọng, thậm chí cả tình
cảm riêng tư.


Vừa là người con hiếu thảo nhất là người trọng danh dự nên
Rama sẵn sàng từ bỏ cuộc sống nhung lụa, từ bỏ ngai vàng,
chấp nhận thay cha thực hiện lời hứa với Kekêyi. Với Rama
danh dự của cha cũng chính là danh dự của mình, của dịng họ
vì vậy chàng không hề luyến tiếc khi quyết định từ bỏ ngôi
vua, từ bỏ cuộc sống nhung lụa để sống cuộc sống lưu đày
trong rừng sâu núi thẳm trong suốt mười bốn năm. Nhưng có
lẽ con người trọng danh dự của Rama thể hiện rõ nhất khi
chàng “buộc tội” Xita, người mà chàng yêu thương nhất trước
mặt mọi người sau khi tiêu diệt quỷ vương Ravana.
Mặc dù rất thương yêu Xita, dù không bao giờ khôn nguôi nhớ
mong nàng, dù không cầm nỗi nước mắt trước sự đau khổ của

người vợ yêu dấu “Rama đức hạnh nghe người nọ kẻ kia thì
thào bàn tán, ngồi suy nghĩ thầm rỏ nước mắt” [3, 240].
Nhưng vì danh dự chàng đành phải bng ra những lời vơ tình
và tàn nhẫn với nàng “Hỡi phu nhân cao quý! Ta đã đưa nàng
tới đây sau khi đã chinh phục kẻ thù trong giao tranh. Ta đã
làm gì có thể làm được bằng tài năng của mình. Cơn giận của
ta đã hả, ta đã trả thù sự lăng nhục đối với ta. Ngày hôm nay,
ao nấy đều đã được chứng kiến tài nghệ của ta. Ta đã làm trịn
lời hứa, và bây giờ ta khơng cịn gì vướng mắc với chính ta
(…)” [3, 237].
Đối với Rama việc Xita bị Ravana bắt nhốt một thời gian dài có
thể là vơ can nhưng thái độ của mọi người thì sao? Liệu người
dân Kơxala và những người khác nữa có nhìn thấu được sự
trắng trong, trinh bạch của nàng khơng hay họ nghĩ Rama là
người đã làm vấy bẩn danh dự của tầng lớp Ksatrya? Có lẽ vì
những suy nghĩ đó, có lẽ vì là một người ln sống vì trách
nhiệm và bổn phận, luôn lấy đạo giáo làm lẽ sống, ln đặt lợi
ích của cái chung trên cái tơi cho nên Rama buộc mình phải
làm như vậy. Chàng chấp nhận từ bỏ hạnh phúc, tình cảm
riêng tư để quyết tâm bảo vệ cho nhân phẩm, danh dự cho
mình và cho tầng lớp Ksatrya. Đồng thời đây cũng là chi tiết
thể hiện sự chân thực đến cùng cực trong con người Rama.
Valmiki thật dũng cảm khi để Rama buông ra những lời nói tàn
nhẫn đến như vậy. Nếu như từ nguồn gốc xuất thân, ngoại
hình cho đến sức mạnh tốt lên bản chất anh hùng lí tưởng,
cao cả và vĩ đại, bản chất thần thánh thì với hành động này
dường như làm giảm đi sự sùng bái của mọi người đối với một


con người lí tưởng như Rama. Nhưng đó mới chính là sự chân

thực của nghệ thuật, của tâm hồn. Rama không xa chúng ta
mà chàng gần chúng ta vô cùng, chàng vẫn có những “yếu
điểm” của con người. Chàng có thể chấp nhận từ bỏ ngai vàng
chứ không từ bỏ nàng, chấp nhận vào sinh ra tử vì nàng chứ
khơng chấp nhận nàng khơng chung thủy.
Có thể nói, trọng danh dự là một trong những phẩm chất của
con người Ấn Độ mà Rama chính là biểu hiện rõ ràng nhất. Anh
hùng sử thi là hình tượng thẩm mỹ lí tưởng, là con đẻ của cái
nơi văn hóa nghệ thuật. Vì vậy mỗi thiên sử thi đều dựng lên
những nhân vật anh hùng thấm đượm tinh thần, lí tưởng của
cộng đồng. Ở đây Rama cũng vậy, chàng chính là đại diện tiêu
biểu nhất cho ước mơ, phẩm chất của con người Ấn Độ, những
con
người luôn xem trọng danh dự, xem hạnh phúc chung, những
đạo lý, lẽ phải là trên hết. Đó cũng chính là nét khác biệt tạo
nên dấu ấn Ấn Độ.
Đọc sử thi Ấn Độ ta luôn nhận thấy rằng vấn đề danh dự, giữ
gìn phẩm giá, danh tiếng của bản thân, gia đình, tầng lớp ln
được đặt lên hàng đầu. Rama một chàng hồng tử sẵn sàng hi
sinh tình yêu để đổi lấy danh dự. Như vậy, qua hình tượng
nhân vật Rama giúp ta hiểu thêm những đặc trưng, cũng như
những tiêu chuẩn của con người Ấn Độ lúc giờ. Đó là những
con người khơng những có tài năng, sức mạnh mà còn là người
trọng danh dự, dám hi sinh tất cả để đổi lấy danh dự.
2.2.3.

Nồng nàn trong tình u

Rama hiện lên khơng những là một con người đẹp về ngoại
hình, phi thường về sức mạnh mà chàng cịn là con người rất

nồng nàn trong tình u. Có thể nói, cùng với giá trị “giáo dục
tinh thần cao thượng”, sử thi Ramayana còn để lại cho nhân
loại một mối tình tuyệt đẹp và ấm áp, một thiên tình sử éo le
của hoàng tử Rama và nàng Xita xinh đẹp.
Thông thường đi liền với những nhân vật anh hùng thường là
những nàng công chúa, những người con gái xinh đẹp. Người
ta thường nói “ Trai anh hùng, gái thuyền qun” là như vậy.
Có thể nói, chính tình u nồng cháy, đằm thắm giữa Rama và


Xita khiến cho thiên sử thi này thêm nồng nàn, hấp dẫn, làm
cho các nhân vật hiện lên một cách bình dị, thân thiện và gần
gũi hơn.
Tình yêu mà Rama dành cho Xita rất nồng cháy và chân
thành. Sự nồng nàn và chân thành đó thể hiện ngay từ cái
nhìn đầu tiên. Chỉ thống thấy nhau thơi đã làm chàng xao
xuyến, bồi hồi. Trái tim chàng như bị mũi tên tình yêu xuyên
thủng. Chàng mơ ước chiếm lĩnh được trái tim và con người
xinh đẹp kia “Cho dù tôi không được ơm nàng trong đơi cánh
tay tơi, thì có bao giờ tơi được một lần nữa nhìn lại, dù chỉ
thống qua thôi, cái khuôn mặt và đôi làn môi rực rỡ, chói
chang kia chăng? (…) mỗi một nét trên khn mặt nàng
dường như đều có sức tấn cơng và quật ngã tôi – tôi, kẻ mà
cây cung đã từng định đoạt số phận của bầy ma quỷ, giờ đây
phải chịu lệ thuộc vào một kẻ chỉ cần bật chiếc cung bằng mía
và dùng những mũi tên bằng hoa…”.
Để rồi khi đã thỏa ước mơ, lấy được nàng Xita yêu kiều về làm
vợ, chàng luôn tôn trọng, chung thủy và nhất là luôn yêu quý
người vợ xinh đẹp, bé bỏng của mình. Để bảo vệ danh dự cho
người cha thân yêu của mình, Rama đành phải lìa xa gia đình

để lại mọi vinh hoa phú quý chỉ cùng người vợ và Lakmana lên
đường sống cuộc đời lưu đày giữa núi rừng Đanđaka.
Nhưng chính cuộc sống khó khăn, gian khổ lại làm cho tình
cảm giữa Xita và Rama trở nên thắm thiết, yêu nhau hơn.
Không lúc nào Rama quên để mắt đến vợ, đến cảm nhận của
nàng. Mặc dù xuất thân là hồng tử, quen sống trong cảnh
nhung lụa, ngọc ngà, khốc lên mình những tấm lụa mềm đẹp.
Vậy mà giờ đây phải khốc lên những tấm vải lá cây khơ cứng,
phải sống cuộc sống cực khổ giữa núi rừng hoang vu. Nhưng
không lúc nào chàng không nghĩ, chú ý và quan tâm đến vợ
mình. Chàng ln nghĩ rằng, cuộc sống lưu đày sẽ rất cực khổ,
không phù hợp với “người đẹp mắt bơng sen” như nàng
Gianaki. Có lẽ thế mà trước đó Rama đã từng khun Gianaki
khơng nên theo chàng “Em Gianaki, em sinh ra trong gia đình
cao quý và em có những đức hạnh bẩm sinh. Em cứ ở lại chờ
đợi anh về và tuân thủ những thực hành tôn giáo. Thế là anh
sung sướng rồi (…). Bởi vậy, anh phải nói với em chẳng có
chút sung sướng nào trong đời sống rừng núi và anh can em
đừng đi. Đời sống ở rừng không hợp với em, và anh thấy trước


một cách rõ ràng rằng có thể xảy ra nguy hiểm lớn cho em”
[1, 144]. Đây chính là biểu hiện rất chân thật trong tình yêu.
Khi yêu, ai cũng muốn người yêu mình được hạnh phúc, được
sống sung sướng. Rama cũng vậy, tình u trong chàng khơng
muốn nhìn thấy Xita rơi lệ, khơng muốn thân hình mỏng manh
của nàng phải chịu vất vả.
Nhưng làm sao có thể cản lại được tiếng gọi của tình yêu, sự
mãnh liệt nồng cháy trong tình cảm vợ chồng. Đối với những
trái tim đang yêu thì khơng có khó khăn, nỗi đau khổ nào lớn

hơn khi không được ở cạnh nhau, được cùng nhau chia ngọt sẻ
bùi. Ở đây Xita cũng vậy, bổn phận một người vợ cùng với tình
yêu cháy bỏng dành cho Rama không cho nàng ở lại. Nàng
quyết theo chồng đi tới chân trời góc bể “Chàng ơi! Bởi lẽ tình
u của em đối với anh thúc em đi lên phía trước thì những tai
họa mà anh kể ra, chả hề hấn gì đối với em (...) Nếu anh
khơng đưa cái kẻ bất hạn này đi cùng anh, chắc chắn em sẽ
quyên sinh hoặc bằng thuốc độc, hoặc nhảy vào lửa” [1, 144 –
145].
Chính thái độ đó của Xita càng khiến cho Rama cảm thấy tôn
trọng và yêu quý nàng hơn. Chàng ln sẵn sàng làm mọi thứ
để cho người mình u có được cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ.
Có thể vì muốn vợ quên dần đi sự khó khăn của cuộc sống lưu
đày nên Rama không bỏ lỡ cơ hội để chiều chuộng và nâng niu
nàng. Vì niềm vui của Xita khiến chàng khơng hề băn khoăn,
do dự hay suy tính trước địi hỏi của vợ khi nhìn thấy chú nai
vàng xinh đẹp do Maricha hóa thành. Để rồi khiến chàng phải
hối hận khi nhận ra mình đã trúng kế của quỷ vương Raksaxa
là Ravana. Tình cảm phải sâu sắc, đằm thắm, phải nồng cháy
thì mới có thể phủ mờ sự tỉnh táo của lí trí mới có thể bị trúng
kế của Ravana một cách dễ dàng đến như vậy. Đây cũng chính
là bước ngoặt tạo nên sự gấp khúc đồng thời là thời điểm cao
trào, quằn quại trong tình cảm của Rama. Mất Xita, khơng cịn
được hằng ngày nhìn thấy người vợ xinh đẹp, yêu dấu của
mình nữa, trái tim chàng như tan nát. Giờ đây trong suy nghĩ
của chàng chỉ chứa đựng hình ảnh của Xita. Làm sao đây? Phải
làm sao tìm ra kẻ đứng sau âm mưu này? Làm sao cứu thoát
được được người vợ thân thương của mình. Tâm trạng của
chàng như xáo động, bồi hồi, lịng chàng như sợi tơ vò. Mọi suy
nghĩ trong chàng cứ ùa về, chốn ngợp tâm trí khiến chàng trở



nên căng thẳng. Chàng giận mình, chàng cảm thấy hối hận,
cảm thấy nhớ thương vợ mình tha thiết. Nhìn gì, làm gì, đi đâu
chàng cũng chỉ nghĩ đến Xita mà thơi “Em Lakmana ơi! Em
trơng kìa em, những bơng hoa hết độ nở, rơi trên đất mang
theo cả những đàn ong vo ve trên mình chúng! Và vui làm sao,
những con chim đang hát líu lo chào mừng lẫn nhau, kích
thích mọi tư tưởng ái ân. Nếu như mùa xuân cũng tới nơi mà
hiện nàng đang bị giam hãm chắc chắn nàng cũng âu sầu héo
hon như anhh vậy (…) Anh đang mãi mãi nghĩ đến chị Gianaki”
[2, 7].
Khơng tìm ra được Xita, Rama càng đau đớn, sầu thảm, tâm
hồn chàng như ủ dột, khơng cịn sức sống. Để rồi chính sự sâu
đậm, chính nỗi nhớ cuồn cuộn, trào dâng đã trở thành động
lực thúc đẩy Rama đi tìm mọi cách để cứu vợ.
Làm quen với vua khỉ Xugriva, được vua khỉ hứa sẽ giúp chàng
tìm ra Xita, làm cho Rama “nở hoa” trong lịng, trong chàng
ln hồi hộp chờ mong. Ngày qua ngày, tháng qua tháng trái
tim chàng luôn rạo rực, dằn vặt khơng n, tâm trí chàng khơn
ngi nhớ thương Xita và chàng càng cảm thấy cồn cào, xót
xa hơn khi thời cơ đã tới mà Xugriva chưa thực hiện lời hứa với
mình “Lakmana! Thật lạ lùng, Xugriva lại hờ hững không biết
rằng một trang anh hào như em đây là người giúp đỡ cho anh,
là người mà Xugriva đã mục kích tài nghệ khá đầy đủ. Anh đã
kết nghĩa bằng hữu với hắn để tìm kiếm Gianaki, nhưng y
không hề nghĩ đến đền bù lại lời hứa với anh. Bốn tháng trời
trơi qua, nhưng Xugriva hình như khơng biết điều đó vì mải mê
đắm say lạc thú” [2, 75-76].
Để rồi khi Hanuman vượt qua Lanka đến gặp nàng Xita, được

nghe tin tức về Xita, tận mắt nhìn thấy những kỉ vật của người
vợ dấu yêu đã lâu lắm rồi mình hằng đêm thao thức nhớ
mong, chàng như khơng kìm nỗi niềm sung sướng, xúc động
“Rama đặt viên ngọc của Gianaki lên trái tim mình rồi ịa khóc,
nước mắt đàm đìa, chàng khơng ngớt nhìn viên ngọc vừa nói
với Xugriva “ Anh ạ, trái tim tơi tan chảy khi nhìn viên ngọc,
chẳng khác bầu vú của con bị cái để sữa ri rĩ chảy lúc nó nom
thấy con bê (…)” [2, 252].
Vừa sung sướng vì biết rằng Xita còn sống, vừa lo lắng cho nỗi
cực khổ mà nàng đang phải chịu đựng đã biến thành động lực


khiến Rama quyết tâm hợp sức với loài khỉ để tìm cách tiêu
diệt tên ác quỷ Ravana để cứu thốt người vợ u của mình.
Dốc mọi tâm trí và sức lực để tiêu diệt tên quỷ vương mười
đầu Ravana, một Raksaxa đầy mánh khóe, cứu thốt Xita,
những tưởng đây là đỉnh cao của hạnh phúc, những tưởng giờ
đây trong phút giây này chàng khơng thể kìm hãm nỗi hạnh
phúc trong lịng mình, những tưởng chàng sẽ chạy đến âu
yếm, dang rộng vịng tay đón chào người vợ mà mình ngày
đêm thương nhớ. Nhưng không, Rama không hành động như
vậy, chàng thật lạnh lùng, tàn nhẫn, chàng buông ra những lời
buộc tội Xita thật vơ tình “Hỡi phu nhân cao q! Ta đã đưa
nàng tới đây sau khi đã chinh phục kẻ thù trong giao tranh. Ta
đã làm những gì có thể làm được bằng tài năng của mình. Cơn
giận của ta đã hả, ta đã trả thù sự lăng nhục đối với ta…”,
“Mục tiêu mà vì đó ta đã cứu nàng đã được hồn thành, vậy ta
khơng cần đến nàng nữa. Nàng muốn đi đâu tùy ý. Hỡi phu
nhân cao quý! Ta nói cho nàng hay chẳng chút quanh co ngập
ngừng là nàng có thể quan tâm đến Lakmana, Bharata,

Xatruna, Xugriva, hay nếu nàng thích nàng có thể đi theo
Viphisava cũng được” [3, 238].
Phải chăng do quá yêu Xita nên Rama ghen. Chàng ghen vì
Xita đã ở quá lâu trong Lanka, chàng ghen vì Xita đã bị “lột
trần” trước con mắt dâm dục của tên Ravana háo sắc. Chàng
ghen vì nghĩ rằng Xita khơng cịn như xưa nữa? Hay là cái tôi
trong chàng quá lớn, cái con người của xã hội của chàng quá
cao đã đè bẹp tình cảm riêng tư trong chàng.
Đọc tác phẩm, chúng ta phải chắc một điều rằng tình cảm mà
Rama giành cho Xita là vơ cùng chân thành và đằm thắm. Hơn
ai hết, Rama là người hiểu Xita nhất, chàng cũng là người thấu
hiểu rất rõ tấm lòng chung thủy, trong trắng của Xita. Nhưng
danh dự buộc chàng phải làm như vậy.
Thơng thường trong tình yêu, những lời bộc bạch, tâm sự
thường chỉ được nói trong một khơng gian riêng tư chỉ có hai
người. Thế mà, Rama lại buộc tội Xita trước mặt đông đủ mọi
người. Phải chăng đây là sự tàn nhẫn


của Rama? Phải chăng lòng ghen đã khiến chàng trở nên vô
cảm, không con tôn trọng Xita nữa? Nhưng không, khơng lúc
nào Rama khơng giành cho vợ mình những tình cảm thân
thương và những điều tốt đẹp nhất. Tất cả những gì mà chàng
làm cũng chỉ là nguyên tắc mà thơi. Vì vậy khi bng ra những
lời tàn nhẫn đó, trước phản ứng của Xita Rama “ngồi suy nghĩ
ủ ê, thầm rỏ nước mắt”.
Một trong những nguyên tắc sống, tiêu chuẩn của con người
Ấn Độ lúc bấy giờ là phải làm trịn đạo, phải trung thực. Họ
sống khơng chỉ vì hạnh phúc riêng mình mà vì danh dự, hạnh
phúc của dịng họ và cộng đồng. Vì lẽ đó họ có thể dùng hạnh

phúc riêng tư để đổi lấy danh dự. Đặc biệt điều này càng quan
trọng hơn đối với những tầng lớp trên của xã hội như Rama và
Xita. Vì thế việc Rama buộc tội Xita trước đông đảo mọi người
một mặt thể hiện sự giận hờn, ghen tuông của Rama mặt khác
nó chính là cơ hội để Xita biện minh cho mình.
Trong tình u có rất nhiều cung bậc; u thương, nhớ nhung,
sầu muộn, ghen tng...Trong đó ghen tng chính là biểu
hiện cao nhất trong tình u. Người ta thường nói rằng: có u
thì mới có ghen. Đúng như vậy, vì q u Xita, ngày đêm
ln mong ngóng, chờ mong, thao thức vì nàng cho nên khiến
Rama khơng khỏi chột dạ khi nghĩ đến việc người mình yêu
thương ở trong nhà một kẻ dâm dục. Lòng ghen đã khiến cho
một vị minh quân vốn sáng suốt mất đi sự sáng suốt vốn có.
Chàng khơng chấp nhận vợ khơng trong trắng. Chàng nhẫn
tâm để vợ mình bước lên giàn hỏa tiêu. Chỉ khi ngọn lửa thần
Anhi minh chứng cho sự trong sạch của Xita thì Rama mới đón
nhận nàng. Rama tuy xuất thân từ thánh thần Visnu giáng thế,
là bậc quân vương, vị anh hùng nhưng chàng vẫn có đủ mọi
cung bậc tình cảm của con người trần tục. Chàng yêu say
đắm, yêu hết mình nhưng ghen cũng cực độ, có lúc oai phong
lẫm liệt, nhưng cũng có lúc mềm yếu nhu nhược, có lúc vị tha
nhưng cũng có lúc nhỏ nhen, ích kỉ. Nhưng có lẽ ẩn sâu trong
hành động vơ tình của Rama chính là tình u chân thành,
nồng nàn chàng dành cho vợ. Vì yêu vợ nên chàng cố tình dàn
dựng ra khung cảnh để Xita chứng mimh sự trong trắng, thủy
chung của mình trước bàn dân thiên hạ. Điều đó cho ta thấy
sự nhạy bén, sáng suốt của Rama, đồng thời qua đó giúp cho


mối tình giữa chàng với Xita trở nên đẹp hơn, đằm thắm, hợp

đạo lí hơn.
Tình u mà Rama giành cho Xita thật nồng nàn và đằm thắm.
Tình u đó khơng phải là đường thẳng một chiều mà nó chính
là những phím đàn lúc trầm lúc bổng. Để rồi chính sự trầm
bổng đó tạo nên một bản tình ca tuyệt đẹp.
KẾT LUẬN
Bằng bút pháp lý tưởng hóa nhân vật cùng với nghệ thuật
khắc họa tâm lí nhân vật “chỉ đến lúc Sêchxpia xuất hiện thì
Valmiki mới có đối thủ”, Valmiki đã làm cho nhân vật Rama
hiện lên một cách sinh động và kì vĩ nhưng cũng rất “Người”.
Vẻ đẹp đó khiến cho nhân vật vừa xa, vừa lạ nhưng lại rất gần
gũi và thân thuộc. Phải chăng sự thành công trong việc khắc
họa nhân vật Rama càng làm sáng hơn vẻ đẹp của viên ngọc
quý Ramayana, khiến cho Ramayana ngày càng chiếm giữ
được vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân
Ấn nói riêng và con người chúng ta nói chung.
Đọc tác phẩm ta khơng những bắt gặp một Rama với vẻ đẹp
ngoại hình hơn người mà ta cịn gặp một Rama có sức mạnh
phi thường, một con người rất có trách nhiệm và bổn phận,
một con người dám hi sinh hạnh phúc riêng tư để đổi lấy danh
dự. Song đó cũng là con người rất nồng nàn, cháy bỏng trong
tình u.
Thời gian qua đi có thể làm phai mờ những gì vơ nghĩa nhưng
thời gian cũng sẽ làm rực sáng những gì có giá trị. Ramayana
cũng vậy, từ khi ra đời cho đến nay Ramayana luôn là một
thiên anh hùng ca có sức hấp dẫn người đọc ở biết bao thế hệ.
Thời gian đã làm cho Ramayana tỏa sáng cả về nội dung lẫn
nghệ thuật để nó mãi trường tồn cùng sông núi và con người
Ấn Độ.
Nghiên cứu Ramayana nhất là ở hình tượng nhân vật Rama

giúp ta khẳng định thêm giá trị to lớn của thiên sử thi đồ sộ
này. Đồng thời phần nào thấy được tài năng, cơng sức của
Valmiki. Đặc biệt, qua việc tìm hiểu hình tượng nhân vật Rama
chúng ta khơng những thấy được tiêu chuẩn thẩm mỹ của con
người Ấn Độ lúc bấy giờ, thể hiện ước mơ về một xã hội tươi
đẹp trong đó con người đối xử với nhau bằng tình thương.


Có lẽ thế, mặc dù ra đời sau, khơng đồ sộ như Mahabharata
nhưng Ramayana để lại những giá trị vô cùng to lớn đặc biệt ở
mặt văn hóa tinh thần, khiến Ramayana trở thành cuốn kinh
thánh, là tập thơ giáo dục tinh thần cao thượng cho nhân dân
Ấn.Vì vậy có người từng nói rằng: “Bất cứ ai mà đọc câu
chuyện cao quý này cùng những chiến công của Rama, thiêng
liêng như kinh Vêđa, người đó sẽ thốt khỏi mọi tội lỗi và sẽ
cùng họ hàng đạt tới hạnh phúc thần tiên. Nếu một người
Bramana đọc nó, y sẽ đạt tới chỗ tuyệt đỉnh trong khoa ăn nói;
nếu một Ksatrya đọc nó, y sẽ sai khiến được mọi người; nếu
một Vaisia đọc nó, y sẽ làm ăn phát tài phát lộc; và một gã
Xuđra sẽ đạt tới sự cao thượng khi lắng nghe câu chuyện này”
[1, 19].
Ramayana luôn sống mãi cùng tháng năm và ăn sâu trong tâm
hồn người đọc. Chính sức gợi cảm, hấp dẫn của cốt truyện, sự
phong phú, sinh động của không gian, sự đa dạng trong xây
dựng hình tượng nhân vật đã góp phần nâng cao giá trị của
tác phẩm. Đặc biệt, bút pháp kì ảo, lí tưởng hóa và nghệ thuật
xây dựng, miêu tả tính cách, diễn biến tâm trạng của nhân vật
được thể hiện khá thành cơng trong tác phẩm. Có thể nói
“Chừng nào sơng chưa cạn, núi chưa mịn thì Ramayana cịn
làm say mê lòng người và cứu giúp họ ra khỏi tội lỗi”. Và

Ramayana mãi là tác phẩm làm lay động hồn người.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×