Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Văn học thi pháp thơ đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.89 KB, 26 trang )

Câu 1: Tính chất cơ đọng, hàm súc của ngơn ngữ bài thơ “Khuê oán”
(Vương Xương Linh) và “Nguyệt dạ” (Đỗ Phủ).
Hàm: ngậm; Súc: tồn trữ, tích trữ. Cơ đọng bao hàm tính chính xác, sinh
động để tạo nên trường "liên tưởng" rộng lớn bao la tùy năng lực cảm nhận của
độc giả. Tính cơ đọng hàm súc là hệ quả tất yếu của kiểu tư duy quan hệ. Do
không miêu tả chi tiết sự vật hiện tượng nên thơ Đường chỉ có thể "gợi" cho ta về
đề tài, cịn hiểu như thế nào là quyền của độc giả. Cảm nhận cái hay của thơ
Đường phải thẩm thấu từ "tâm" chứ không phải đọc bằng con mắt "trần tục". Như
đã nói, mỗi bài thơ Đường là một cấu trúc tuần hồn khép kín, là một biểu vũ trụ"
chứa đầy năng lượng. Thơ cận thể, nhất là tuyệt cú rất tiết kiệm chữ, nên năng
lượng thơ thường được dồn nén vào một từ nào đó gọi là "nhãn tự". "Nhãn tự"
chính là "lỗ đen" của vũ trụ thơ ca, nó hút và tồn trữ năng lượng để rồi bùng nổ
giải phóng sức mạnh tinh thần của mình. "Nhãn tự "(con mắt thơ) là cửa ngõ
tương thông giữa thế giới tâm hồn thi nhân với độc giả. Khám phá thơ Đường
nếu chưa tìm ra được cái "lỗ đen" này là chưa thể nói được hết cái hay của thơ
Đường. "Nhãn tự" chính là một biểu hiện sinh động của tính cơ đọng hàm súc của
thơ Đường. Tất nhiên, không phải bài thơ nào cũng có "nhãn tự" và khơng phải
cứ có "nhãn tự" mới hay. Những bài thơ như Tĩnh dạ tứ, Tảo phát Bạch Đế thành
dù khơng có "nhãn tự" song chẳng có ai bảo là khơng hay cả. Song trường hợp
như Lí Bạch là rất hiếm. Và chúng ta phải ngầm thừa nhận một điều rằng những
bài thơ có "nhãn tự" đều là những bài kết tinh những giá trị nhân sinh sâu sắc.
Chúng ta hãy lấy bài Khuê oán của Vương Xương Linh làm ví dụ:
Khuê trang thiếu phụ bất tri sầu,
Xuân nhật ngang trang thường thủy lâu.
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,
Hối giao phu tế mịch phong hầu.
"Nhãn tự" của bài thơ là "hốt kiến". Đây là "từ khóa" để mở ra hai vùng
tâm trạng đối lập nhau của người khuê phụ: bất tri sâu và sâu. Những tín hiệu
nghệ thuật nào cho thấy hai biểu hiện tâm trạng trên?
Những tín hiệu ngơn ngữ thể hiện "bất tri sầu”:
"Khuê trung" (trong phòng khuê) đã cho thấy người phụ nữ này xuất thân


tầng lớp quý tộc, có cuộc sống đầy đủ sung sướng, không phải lo lắng đến vật
chất. Hàng ngày nàng chỉ trang điểm ngắm gương.


"Thiếu phụ" là người phụ nữ có chồng, nhưng vẫn còn rất trẻ, tuổi xuân
còn dài, lại đang sống trong ảo tưởng chồng đi chinh chiến mong được "ẩn phong
hầu" để "phu quý phụ vinh" (nàng sẽ trở thành hầu tước phu nhân).
Như vậy người thiếu phụ trẻ tuổi có một cuộc sống hết sức vui vẻ, trạng
thái tâm lý cực kỳ thoải mái sung sướng (lên lầu đối thoại cùng trời đất).
Những tín hiệu ngơn ngữ thể hiện cái sau:
Nhãn tự "hốt kiến" đã khiến tứ thơ đột ngột thay đổi, mạch thơ chuyển làm
đổ vỡ lý tưởng của người khuê phụ. Thiếu phụ đã "hốt kiến" cái gì để mà sụp đổ
lý tưởng? Đó là hình ảnh "dương liễu sắc". Đây là hình ảnh mang nghĩa biểu
tượng:
Sắc màu dương liễu là sắc màu mùa xuân, mà mùa xuân đồng nghĩa với
tuổi trẻ hạnh phúc. Nhưng tại giờ phút ấy lại tạo ra sự trống vắng của cuộc sống
lứa đơi.
Nói đến mùa xn, người ta nghĩ ngay đến mùa thu. Giờ còn trẻ nhưng
chẳng mấy mà đến tuổi già, đó là quy luật tự nhiên khơng ai tránh được.
Sắc màu dương liễu gợi người ta nỗi buồn vì sự chia ly. Khi chia ly, người
ta bẻ cành liễu làm roi ngựa tiễn người lên đường.
Dương liễu gợi thân phận người phụ nữ (phận liễu bồ).
"Sắc" là cái thực, thực tại, phần vật chất đối lập với cái "không" của Phật
giáo. Theo quan niệm Phật giáo cái "không" mới là cái vĩnh hằng, tồn tại bất diệt;
còn "sắc" là ảo ảnh tồn tại trong chốc lát và nhanh chóng bị hủy diệt.
Hình ảnh "dương liễu sắc" đã đem đến sự thay đổi, đổ vỡ cực kỳ mạnh mẽ
của một quan niệm sống của người phụ nữ: tất cả những gì chờ trơng thì thực tại
đều trống rỗng. "Hốt kiến" như là một tiếng sét đánh ngang bầu trời, xé toang tấm
màn ảo tưởng của người "khuê phụ" và hành động phối giao phu tế mịch phong
hầu" là hệ quả tất yếu của lơgíc tâm lý trên. Bởi vì, người phụ nữ đã dự cảm

những điều khơng hay: Chồng về, có ấn phong hầu (tình huống đẹp nhất) nhưng
tuổi xn khơng cịn. Có cơng danh có phú q nhưng khơng có hạnh phúc gia
đình; Chồng về nhưng khơng có ấn phong hầu; Có ấn nhưng khơng có người về
(chồng chết trận); Khơng có ấn cũng chẳng có người (số 0 hồn tồn).
Những phân tích trên đây về nhãn tự "hốt kiến" đã chứng minh cho thấy
cái tinh tế, hàm súc của thơ Đường. Bài thơ khơng hề có chữ "sầu", "ốn" mà "sầu
ốn" tràn ngập bài thơ, khơng một lời tố cáo chiến tranh mà vẫn là tố cáo chiến


tranh phong kiến vì nó là ngun nhân gây ra bao nỗi li biệt của những đôi vợ
chồng trẻ. Đồng thời, nó cịn nói lên khát vọng địi quyền sống, quyền hạnh phúc
của người phụ nữ.
Như vậy, sự hàm súc cơ đọng có nhiều tầng bậc khác nhau. Đó chính là cái
tạo nên "ý tại ngôn ngoại", "ngôn hữu tận ý vơ cùng của thơ Đường.
Tính cơ đọng hàm súc còn được tạo bởi hệ thống hư từ rất độc đáo của thơ
Đường. Hư từ là những từ chỉ có ý nghĩa ngữ pháp, làm chức năng tạo “quan hệ”
trong ngữ pháp thơ. Do sự tiết kiệm câu chữ nên thơ Đường hầu như lược bỏ các
hư từ, dành số chữ ít ỏi đó cho thực từ. Song mặt khác tư duy nghệ thuật thơ
Đường là tư duy quan hệ, nên nó khơng thể lược bỏ hay triệt tiêu hồn tồn hư từ
mà nó giữ lại những hư từ đặc biệt có khả năng làm nổi bật các "quan hệ". Đó là
hệ hư từ "độc, nhất, cơ" (một mình), "do", "duy", "úng" trong mối quan hệ với hệ
hư từ "tương, dữ, cộng" (cùng nhau). Cả hai hệ thống hư từ này đều có ở hai
khuynh hướng thơ lãng mạn và hiện thực. Song "tương, dữ, cộng" phần lớn gắn
liền với loại thơ ca thể hiện con người trong mối quan hệ hịa hợp vũ trụ, nhằm
biểu hiện tính thống nhất trường giao giữa con người với thiên nhiên, đất trời
cũng như với các "tiểu thiên địa" khác:
- Lạc Dương thân hữu như tương vấn,
Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ.
(Ở Lạc Dương nếu như có người hỏi thăm,
(Thì nói) vẫn giữ tấm lịng băng trong bình ngọc.)

(Vương Xương Linh - Phù Dung lâu tống Tân Tiệm)
Cịn "độc, nhất, cơ, do, duy, túng" chủ yếu gắn với loại thơ ca | hiện thực
nhằm biểu hiện những quan hệ đối lập tương phản:
- Kim dạ Phu Châu nguyệt,
Khuê trung chỉ độc khan.
(Vầng trăng đêm nay ở Phu Châu,
Trong phịng kh chỉ có một người đứng nhìn.)
(Đỗ Phủ - Nguyệt dạ)


Hư từ được dùng rất hạn chế, nhưng khi đã dùng thì nó ln có ý nghĩa gợi
mở cho khả năng thâm nhập vào thế giới nghệ thuật thơ Đường. Ta hãy phân tích
chữ "độc" trong bài Nguyệt dạ của Đỗ Phủ:
Kim dạ Phu Châu nguyệt,
Khuê trung chỉ độc khan.
Dao lân tiểu nhi nữ,
Vị giải ức Trường An.
Bài thơ được viết trong hoàn cảnh thị nhân bị giặc bắt và giam lỏng ở
Trường An, còn vợ con nhà thơ đang ở Phu Châu. Ngắm trăng mà nảy lòng
thương nhớ là chuyện thường tình. Nhưng chính vì thường tình nên cấu tứ thế
nào mới là quan trọng. Câu đầu bài thơ với lối "khai môn kiến sơn" (mở cửa thấy
núi) đã dựng ngay hình ảnh một đêm trăng với thời điểm xác định (đêm nay) và
không gian rất cụ thể (Phu Châu). Đây không phải là trắng ở Trường An, mà là
trắng ở Phu Châu nơi vợ con nhà thơ đang lánh nạn. Cái hay của bài thơ ở chính
chỗ này. GS Nguyễn Khắc Phi đã chỉ rõ “đây không phải là vấn đề kỹ xảo, mà
chủ yếu là vấn đề tâm hồn” 1. Rõ ràng hoàn cảnh nhà thơ đáng thương, song ơng
khơng hề nghĩ tới mình, mà nghĩ tới vợ con. Đó là cái đáng trân trọng của một
tấm lịng vị tha, hết lịng vì gia đình, vì vợ con của Đỗ Phủ.
Câu thứ hai "Khuê trung chỉ độc khan" có một nhãn tự độc. Độc là hư từ
đặc biệt. Đặc biệt vì một chữ có thể làm nổi bật mối quan hệ khác biệt hoặc đối

lập giữa các sự vật. Ở Phu Châu, lúc này đâu chỉ có vợ Đỗ Phủ mà cịn có đàn
con của ơng nữa chứ, biết đâu chúng đang quây quần bên mẹ? Những nhà thơ
vẫn hạ một chữ "độc". Nhờ chữ "độc" hình ảnh lẻ loi cô đơn của vợ Đỗ Phủ hiện
lên thật đáng thương, đồng thời cũng làm nổi bật lòng thương nhớ của nhà thơ.
Nhưng muốn hiểu hết vị trí của hư từ "độc" phải phân tích tiếp hai câu ba và câu
bốn.
Câu thứ ba và thứ tư “Dao lân tiểu nhi nữ/ Vị giải ức Trường An”, mạch
thơ đi khá kín. Lộ là điều tối kị với thơ Đường. Có người do khơng nắm chắc
ngun tắc "mạch kỵ lộ" của thơ Đường nên dịch câu "Vị giải ức Trường An" là
"Chưa biết nhớ cha đang ở Trường An"| "Chưa hiểu được lòng mẹ nhớ cha đang
ở Trường An". Cả hai cách dịch trên khơng phải khơng có lí, nhưng ý thơ lại quá
lộ và mạch thơ sẽ bị đứt qng (vì sao đang nói về vợ mà lại đột ngột chuyển sang
nói con) và hai chữ "độc khan" ở câu trên chưa được câu "thực" giải thích. Đây
là hai cầu ý tứ rất hàm súc, kín đáo, nhiều lớp nghĩa đan xen và bổ sung cho nhau:


- Chưa biết nhớ cha đang ở Trường An.
- Chưa hiểu được lòng mẹ đang nhớ Trường An.
- Chưa hiểu được lịng mẹ nhớ Trường An chính vì chưa biết nhớ cha đang
ở Trường An.
Như vậy, hóa ra vợ Đỗ Phủ "nhìn" trăng vì nhớ Trường An, nhìn "một
mình" là vì các con cịn bé q (Đỗ Phủ có 8 con, lúc ấy đứa lớn nhất mới 11 tuổi)
chưa hiểu được lòng bà đang nhớ Trường An. Mạch thơ đi tưởng đứt mà hóa nối,
tưởng ngắt mà tiếp, đó là cách chuyển tài tình trong thơ Đường. Khơng nói thương
vợ mà nói thương con, khơng nói mình nhớ vợ mà nói vợ nhớ mình, khơng nói
vợ nhớ mình mà nói vợ nhớ "Trường An", khơng nói vợ "nhớ Trường An" mà
nói con "chưa
hiểu nhớ Trường An". Kín đáo mà trang nhã, hàm súc. Đây là "ý đến mà
bút không đến". Cho nên dịch thêm chữ như hai | cách dịch trên là bớt nghĩa.
Để đạt tới vẻ đẹp hàm súc và cô đọng, thơ Đường thường sử dụng các thủ

pháp nghệ thuật: động - tĩnh, ẩn – hiện, cao - xa, âm thanh - hình ảnh... nhằm xác
lập quan hệ giữa các sự vật hiện tượng để miêu tả.
Câu 2: Từ đặc trưng cấu tứ thơ Đường, phân tích quan hệ cấu tứ tình – cảnh
trong thơ Đường.
Cảnh trong thơ Trung Quốc bắt nguồn từ triết lý phương Đồng coi con
người là một bộ phận hợp thành chỉnh thể của giới tự nhiên (Nhân thân tiểu thiên
địa). Vì vậy, tất cả các hiện tượng thiên nhiên trong văn chương không phải tồn
tại độc lập như đối tượng lãnh hội của mĩ học mà là phương thức biểu đạt tâm
hồn con người. Tất nhiên, bản thân tự nhiên cũng chứa đựng vẻ đẹp tự nó và nó
tồn tại độc lập như đối tượng của mĩ học. Nhưng điểm khác biệt giữa phương
Đông và phương Tây là ở chỗ phương Đông không bao giờ coi tự nhiên như đối
tượng tranh đấu, mà ln sống một cách hài hịa với thiên nhiên. Hơn nữa, ở
phương Đông phương thức sản xuất nông nghiệp kéo dài gấp ba bốn lần phương
Tây. Dù sau này, Trung Quốc phát triển | thành nước công nghiệp hiện đại thì
nơng nghiệp vẫn có vị trí trọng yếu trong nền kinh tế quốc gia, mà nông nghiệp
gắn liền với tự nhiên. Đến chữ Trung Quốc có 214 chữ tượng hình gốc cũng bắt
nguồn từ tự nhiên.
Trong Thơ Đường, quan hệ tình - cảnh được mã hóa trong “ý tượng”. Ý
tượng là một hình ảnh đã được gửi sẵn vào trong đó một ý niệm có tính chất tập
thể truyền thống. Ý tượng trong thơ Đường có thể là những ý tượng xã hội nhưng


phần lớn là ý tượng thiên nhiên. Đó là thơng, tùng, cúc, trúc, mai, liễu, phong,
hoa, tuyết, nguyệt... Trong những hình tượng trên người ta đã gửi sẵn vào đó
những tình cảm tập thể, truyền thống bao đời. Cho nên, nhà thơ chỉ việc vận dụng
ý tượng và sắp xếp sao cho bộc lộ sự sáng tạo của mình chứ hầu như không sáng
tạo thêm các ý tượng. Nhà mỹ học - tâm lý học người Đức Theodor Lipos đưa ra
thuyết “di tình” (tức di chuyển tình cảm của con người vào sự vật). Mọi hiện
tượng tự nhiên đều được ánh xạ và chắt lọc qua ý niệm. Như vậy, một hiện tượng
tự nhiên đi vào thơ ca không phải là một hiện tượng tự nhiên thuần tuý mà là tự

nhiên đã mang ý niệm của con người. Nhà lý luận phê bình Trung Quốc đời
Thanh, Vương Phu Chi cũng phát biểu ý tương tự “Cảnh dĩ tình hợp, tình dĩ cảnh
sinh” (cảnh vì tình mà hợp, tình vì cánh mà Sant): Thậm chí người ta cịn kêu gọi
“nhất thiết cảnh ngữ giai tình ngữ” (nhất thiết mọi lời tả cảnh đều là lời tỏ tình).
Khi phân tích thơ Đường nên tránh lối nói dứt khốt câu này, phần này tả cảnh,
câu kia phần kia tả tình. Những bài thơ được đánh giá cao trong sự kết hợp giữa
tình và cảnh thuộc loại sau đây:
Thứ nhất, không phân biệt nổi là tả cảnh hay tả tình. Ví dụ, Hồng Hạc lâu
của Thơi Hiệu.
Thứ hai, cảnh và tình được đưa vào một cách tự nhiên, có nghĩa cảnh đó
mặc dù vẫn là những ý tượng có sẵn nhưng đồng thời cũng phản ánh cảnh thực ở
tại thời điểm và địa điểm đó. Ví dụ bài Thu hứng của Đỗ Phủ tả cảnh Vu sơn, Vu
giáp, tiếng chày đập vải, thành Bạch để đều đúng như cảnh thực mặc dù chúng
cũng là ý tượng thơ ca. Hoặc như bài Văn Vương Xương Linh tả thiên Long Tiêu
dao hữu thử ký của Lý Bạch cũng vậy.
Những bài thơ như vậy thường là những bài rất thành công ở sự kết hợp
bút pháp tả thực và tượng trưng.
Quan hệ tình và cảnh trong thơ Đường chia làm hai dạng:
Lấy tình cảm con người đo sự vật (dĩ nhân độ vật): Con người ln ln
có một cự ly nhất định đối với sự vật. Nhưng các thi nhân lại lấy tình cảm của
mình để đo cái hữu tình của sự vật vơ trị khiến chúng dường như cũng phảng phất
cái tình. Trong trường hợp này thường xuất hiện các từ: như, tự, tượng, dơ...
Thử địa biệt Yên Đan,
Tráng sĩ phát xung quan.
Tích thời nhân dĩ một,
Kim nhật thủy do hàn.


(Nơi này từ biệt thái tử Yên Đan,
Tóc tráng sĩ dựng ngược mũ.

Người xưa đã đi mất rồi,
Nhưng đến nay nước sông vẫn lạnh).
(Lạc Tân Vương - Dịch thủy tống biệt)
Ngày xưa khi chia tay Yên Đan, Kinh Kha cảm khái hát lên cầu Nước sông
Dịch lạnh ghê/ Tráng sĩ một đi không quay về. Buổi tiễn đưa Kinh Kha nhập Tần
đã đi vào dĩ vãng lâu rồi nhưng dường như nước sơng vẫn lạnh đến bây giờ. Có
thể, dịng nước sông Dịch thủy không lạnh, nhưng tác giả đứng tách ra mà phán
đoán, nhận định. Tác giả đã xác lập chỗ đứng một cách rõ ràng để nhận định, vì
vậy các hiện tượng trắng, hoa, mây, nước... dường như cũng mang ý chí, tình cảm
của con người. Hoặc như bài Tây Thi thán (Bãi Tây Thi) của Thôi Đạo Dung có
câu: Cán sa xuân thủy cấp /Tử hữu bất bình thanh" (Nơi giặt lụa nước chảy ào
ào/dường như có tiếng bất bình) cũng là lấy tình người đo vật.
Sự vật được miêu tả như tự nó vốn có tình cảm thực sự: Trong trường hợp
này, tình cảm của đối tượng thẩm mĩ (sự vật) và chủ thể thẩm mỹ (con người)
dường như hịa nhập làm một.
Đa tình khước tự tổng vơ tình,
Duy giác qn tiền tiêu bất thành.
Lạp chúc hữu tâm hồn tích biệt,
Thế nhân thùy lệ đáo thiên minh.
(Rất đa tình mà tựa kẻ vơ tình,
Chỉ biết rằng trước mặt chàng thì muốn cười cũng khơng được.
Cây nến có lịng nên cịn tiếc nuối người ra đi,
Thay người nhỏ lệ cho đến khi trời sáng).
(Đỗ Mục - Tặng biệt)
Hoài thượng biệt cố nhân của Trịnh Cốc cũng vậy:
Dương Tử giang đầu dương liễu xuân,


Dương hoa sầu sát độ giang nhân.
Sổ thanh phong địch ly đình vãn,

Qn hướng Tiêu Tương ngũ hướng Tần.
(Đầu sơng Dương Tử liễu mướt màu xuân,
Hoa dương liễu làm buồn chết lịng người sang sơng.
Vài tiếng sáo vi vút buổi chiều ở đình ly biệt,
Anh đi cùng Tiêu Tương, tơi đi đến đất Tần).
Câu 3: Từ lý luận về kết cấu, phân tích đặc điểm kết cấu bài thơ “Xuân vọng
(Đỗ Phủ).
Trong quá trình phát triển, luật thi ngày càng trở nên gị bó, chặt chẽ do
u cầu thi cử, yêu cầu phổ biến quy cách làm thơ và do cả u cầu nghiên cứu
mà dẫn đến việc mơ hình hóa thơ Đường thành các cơng thức, kết cấu.
Kết cấu 2/2/2/2 (để, thực, luận, kết) Như đã nói, cách gọi "đề, thực, luận,
kết" không phải là do người Trung Quốc, mà có lẽ do Việt Nam gọi. Khi phân
tích luật thi, người Trung Quốc chỉ chia bài thơ thành bốn đơn vị và gọi là liên
một, liên hai, liên ba, liên bốn - mỗi liên tương ứng một cặp câu; hoặc họ gọi là
"đầu/khởi liên", "hàm liên", "cảnh liên", "vĩ liên". Ở đây, do thói quen chúng ta
vẫn gọi là "đề, thực, luận, kết". Thực ra cách chia bốn phần và gọi tên đề, thực,
luận, kết khơng phải khơng có lý. Lấy ví dụ bài Xuân vọng của Đỗ Phủ:
Quốc phá sơn hà tại,
Thanh xuân thảo mộc thâm.
Cảm thời hoa tiễn lệ,
Hận biết điều kinh tâm.
Phong hỏa liên tam nguyệt,
Gia thư để vạn câm.
Bạch đầu tạo cánh đoản,
Hồn dục bất thăng trầm.


(Đỗ Phủ - Xuân Vọng)
Hai câu đề:
- Câu phá đề

- giới thiệu cảnh nước mất.
- Câu thừa đề
- giới thiệu cảnh nhà tan.
Hai câu thực:
- Cầu một gợi câu ba - hiện thực của nước mất (hoa cũng rơi lệ vì thời thế).
chim mng cũng đồng cảm với lịng người.
Hai câu luận:
- Câu ba gợi câu năm - hiện thực cảnh nước mắt được thể hiện ở hình ảnh
khói lửa chiến tranh liên miên không dứt (phong hỏa liên tam nguyệt).
- Câu bốn gợi câu sáu - nói "thư nhà” là tiếp tục bình luận về cảnh nhà tan
ở câu hai, câu bốn. Mạch thơ đi rất kín và vẫn liên tục chứ không đứt đoạn. Nhà
tan nên cần thông tin về gia đình.
Hai câu kết:
Chuyện nhà và chuyện nước đủ làm con người phải bạc đầu (điển tích Ngũ
Tử Tư một đêm thức trắng bạc cả đầu).
Kết cấu 2/2/2/2 với cách gọi là "đề, thực, luận, kết" không phải lúc nào
cũng đúng với tất cả mọi trường hợp. Sáng tạo nghệ thuật khơng bao giờ gị vào
một khn khổ nhất định. Nói như Thẩm Đức Tiềm "Phép làm bài (luật thi) chỉ
là để dạy cho người mới học, không đủ nói với bậc cao minh". Do đó, khi phân
tích luật thì cần phải lưu ý điều này, vì nếu cứ gị vào trình tự trên mà phân tích
sẽ trở nên gượng ép.
Câu 4: Phân tích đặc trưng cú pháp tỉnh lược và đảo trang của thơ Đường?
a. Cú pháp tỉnh lược
Tỉnh lược là một hiện tượng cú pháp đặc biệt của thơ Đường. Do bị tỉnh
lược mà câu thơ Đường có kết cấu ngữ pháp đặc biệt, nó hướng độc giả vào sự
cảm nhận bằng trực giác, liên tưởng và xúc cảm. Tinh lược vì thế khơng đơn


thuần là sự “gọt chân cho vừa giày” để đảm bảo số câu, số chữ theo yêu cầu của
thơ luật, sâu xa hơn, nó là một cách tạo nghĩa nhằm làm hư ảo hóa, làm nhoè đi,

tạo sự dồn nén và tăng cường hiệu quả nghệ thuật. Cú pháp thơ bị tỉnh lược vì thế
có cái cảm giác mơ hồ, nửa hư nửa thực.
Tỉnh lược đại từ nhân xưng: Thơ Đường trừ cổ phong còn luật thi, tuyệt cú
hầu như khơng có đại từ nhân xưng. Đại từ nhân xưng đóng vai trị chủ ngữ trong
câu đã bị lược bỏ tối đa:
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
(Ngẩng đầu ngắm trăng sáng,
Cúi đầu nhớ quê hương.)
(Lý Bạch - Tĩnh dạ tứ)
"Vọng nguyệt tư hương" là đề tài muôn thủa của thi nhân. Trăng là tín hiệu
nghệ thuật chỉ quê hương. Cho nên nhìn trăng mà nhớ quê hương là tâm lý chung
của người phương Đông, ai ai cũng vậy. Do đó, khơng cần thiết phải chỉ rõ đại từ
nhân xưng của câu thơ. Ai "cử đầu" ai "để đầu"; ai "vọng" nguyệt và "tư" cổ
hương không quan trọng. Bởi ai vào hoàn cảnh xa quê, phiêu lãng nơi chân trời
góc bể đều cũng có tâm trạng ấy. Đó là yếu tố tạo nên trường liên tưởng rộng lớn
của thơ Đường. Có thể đồng ý với Nguyễn Sĩ Đại, việc tỉnh lược đại từ nhân xưng
là nhằm “hòa nhập tối đa cái tơi vào các yếu tố bên ngồi, vào bên trong sự vận
động của thế giới hình ảnh” và “tạo khoảng trống để người đọc có thể bước vào
làm chủ thế giới bài thơ được tạo ra”. Đây là nguyên lí “đồng sáng tạo” hay
nguyên lí “tảng băng trơi” mà lí luận văn học hiện đại đã chỉ ra. Cũng cần phải
lưu ý là tỉnh lược chỉ có thể phù hợp với ngôn ngữ Hán là ngôn ngữ đơn tiết tính,
cịn đối với ngơn ngữ phương Tây có sự biến đổi hình thái của từ, thì ý nghĩa nằm
ngay chính trong hình. thái biến hình đó của từ. Cho nên dù có tỉnh lược đại từ
nhân xưng thì đại từ ấy vẫn "hiển hiện" ra ở hình thái ngôi của động từ. Nếu câu
"cử đầu vọng minh nguyệt", khi dịch ra các ngôn ngữ phương Tây hay ngôn ngữ
Nga thì dù chủ ngữ là đại từ nhân xưng ngơi thứ nhất bị lược bỏ nhưng hình thái
biến hình của động từ vẫn cho biết chủ ngữ là đại | từ nhân xưng ngơi thứ nhất.
Có thể lấy một ví dụ nữa để chứng minh sự lược bỏ đại từ nhân xưng là
phương tiện tối ưu để mờ hóa, ảo hóa làm cho | thơ lung linh huyền diệu.

Xuân miên bất giác hiểu,


Xứ xứ văn đề điểu.
Dạ lại phong vũ thanh,
Hoa lạc tri đa thiểu?
(Vương Duy - Xuân hiểu)
Bài thơ miêu tả cái cảm giác sung sướng thoát tục của ẩn sĩ gửi mình trong
thiên nhiên. Cảm giác thốt tục sung sướng đó được tạo bởi ấn tượng một người
vừa mới thức giấc. Vừa mới thức giấc nên tâm trí cịn đang lẫn lộn trong trạng
thái nửa ý thức (chưa tính hồn toàn). Câu đầu cho độc giả thấy trạng thái vừa
thức giấc của chủ ngữ hàm ẩn. Ba câu sau trình hiện ba lớp trị giác của người vừa
mới ngủ dậy: hiện tại (tiếng chim kêu ríu rít); quá khứ (tiếng gió mưa), tương lai
(dự cảm niềm sung sướng mơ hồ được ngắm những cánh hoa rơi trên mặt đất).
Nếu ở đây, dịch giả do quan tâm đến sự sáng sủa" của ngôn ngữ mà dịch thành:
Vào mùa xuân khi tôi đang ngủ,
Khắp nơi quanh tôi, tôi nghe tiếng chim kêu.
Đêm hơm qua tơi nghe thấy tiếng gió mưa,
Và tơi tự hỏi khơng biết hoa rụng nhiều hay là ít?
Thì đây lại là trạng thái của một người đã thức tỉnh hoàn toàn, đã ra ngoài
trạng thái nửa ý thức ấy và đang bình luận. Cái hay của sự tỉnh lược chủ ngữ hàm
ẩn trong bài thơ là tạo nên trạng thái mơ hồ không phân biệt được tiềm thức và
nhận thức, giữa đêm và ngày, giữa ngủ và thức giấc làm tiền đề cho khả năng
động hiện các lớp trị giác như đã nói trên. Cả khơng gian và thời gian, cả tình lẫn
cảnh, cả khách quan và chủ thể xoắn xuýt với nhau thành một chỉnh thể mà sự
phân xuất ra từng ý nghĩa tách bạch của câu chữ chỉ nói rõ thêm sự vụng về của
người mới mon men ngồi rìa địa hạt thơ Đường.
Hiện tượng tỉnh lược đại từ nhân xưng trong thơ Đường nhiều khi còn đem
đến sự thú vị đặc biệt. Nếu như trong Tĩnh dạ tứ (Lý Bạch), chủ ngữ hàm ẩn bị
lược bỏ và khơng có độc giả thơ Đường nào hiểu khác chủ ngữ hàm ẩn ấy, thì

trong bài Lộc sài của Vương Duy, có hiện tượng chủ ngữ hàm ẩn bị lược bỏ,
nhưng trạng ngữ địa điểm lại có khả năng biến thành chủ ngữ của câu:
Không sơn bất kiến nhân,
Đãn văn nhân ngữ hưởng.


Phản cảnh nhập thâm lâm,
Phục chiếu thanh đài thượng.
(Núi vắng khơng thấy bóng người,
Chỉ nghe thấy tiếng người vọng lại.
Bóng chiều chiếu rừng sâu,
Soi xuống lớp rêu xanh.)
(Vương Duy - Lộc sài)
Ở câu đầu Không sơn bất kiến nhân, “không sơn” là trạng ngữ địa điểm
(trong núi vắng) đã biến thành chủ ngữ trong ngữ pháp của cầu thơ, tuy nhiên,
chủ ngữ thực sự của hành động “bất kiến” là chủ ngữ hàm ẩn. Hiện tượng chủ
ngữ hàm ẩn thực sự bị lược bỏ và chủ ngữ hóa trạng ngữ trong câu thơ đã đem
đến một sự đồng nhất giữa “không sơn” với tác giả (chủ ngữ hàm ẩn), với người
đọc.
Tỉnh lược động từ: Không chỉ chủ ngữ bị tỉnh lược mà động từ đóng vai
trị vị ngữ cũng bị tỉnh lược. Có trường hợp nêu khơng xác định đúng yếu tố bị
tỉnh lược và khơi phục chúng thì khơng thể nào dịch được. Hai câu thơ sau của
Đỗ Phủ:
Xuân thủy thuyền như thiên thượng tọa,
Lão niên hoa tự vụ trung khan.
Nếu người đọc dễ dãi, không chịu suy nghĩ thì dễ dàng kết luận "tọa" và
"khan" là động từ của hai câu. Câu 1 có thể hiểu theo hai cách: chủ ngữ là
"thuyền", hoặc chủ ngữ hàm ẩn. Những câu hai, "lão niên" và hai từ "hoa, khan"
không tạo thành cụm chủ - vị (nên câu 1 chủ ngữ không thể là "thuyền" mà là chủ
ngữ hàm ẩn - nhân vật trữ tình Đỗ Phủ) đồng thời động từ "khan" cũng bị tỉnh

lược. Ở câu 1 sau chủ ngữ hàm ẩn thì động từ chính "tọa" cũng bị tính lược. Cịn
"tọa" ở cuối câu khơng phải là động từ, cả cụm "thiên thượng tọa" làm trạng ngữ.
Hai câu thơ trên muốn dịch đúng phải khôi phục lại chú ngữ và động từ bị tỉnh
lược:
Xuân thủy (ngã tọa) thuyền như thiên thượng tọa,
Lão niên (ngã khán) hoa tự vụ trung khan.


(Trên làn nước xuân, (ta ngồi) trên thuyền cảm thấy như ngồi trên trời.
Vì tuổi già, (ta nhìn) hoa mà cứ tưởng như nhìn trong sương mù.)
(Đỗ Phủ - Tiểu hàn thực chu trung tác)
Việc tỉnh lược nói chung và tỉnh lược động từ nói riêng trong thơ Đường,
một mặt do yêu cầu của thơ luật về câu chữ, nhưng điều quan trọng hơn, tỉnh lược
còn hướng đến việc diễn đạt ý tứ nhằm đạt đến trạng thái “ý ở ngồi lời” như
trường hợp bài Thường Nga của Lí Thượng Ẩn dưới đây:
Vân mẫu bình phong chúc ảnh thâm,
Trường hà tiểu lạc hiểu tinh trầm.
Thường Nga ưng hổi du linh dược,
Bích hải thanh thiên dạ dạ tâm.
(Đèn khuya mờ chiếu bóng bình phong,
Canh vắng sao thưa trắng bến sơng
Trộm thuốc tội tình nàng gánh chịu
Đêm thanh mâu thẳm xót xa lịng).
(Lí Thượng Ẩn – Thường Nga)
Bài thơ kể tích Thường Nga bị nhốt trên cung trăng, giữa biển biếc, trời
xanh, đêm đêm lịng xót xa cho mối tình. Câu 4 của bài tuyệt cú hoàn toàn bị tỉnh
lược động từ, chỉ cịn lại danh từ: bích hải, thanh thiên, dạ dạ tâm. Nhờ sự tỉnh
lược động từ mà câu thơ có sự tĩnh lặng hóa, khơng gian, thời gian như ngừng
trôi, ngưng đọng lại trên nền cái xao động của cõi lòng đầy bồn chồn, khắc khoải
(dạ dạ tâm) của Thường Nga. Nhịp ngắt 2/2/3 của câu thơ càng làm đối lập cái

tĩnh lặng hư vô của vũ trụ vĩnh hằng với cái xao động của trái tim Thường Nga
hay cũng chính là sự đồng cảm của con người đa tình Lí Thương Ấn như khóc
thương cho số phận người yêu nơi cung cấm.
Tỉnh lược quan hệ từ so sánh: Việc tỉnh lược những quan hệ từ so sánh
không đơn thuần chỉ vì tiết kiệm chữ nghĩa, quan trọng hơn là nó tạo ra giữa các
về một sự tương quan đối lập hoặc tương đồng:
Phù vân du tử ý,


Lạc nhật cố nhân tình.
(Lí Bạch - Tống hữu nhân)
Trong hai câu thơ đều vắng mặt các quan hệ từ so sánh, nên hai vế tạo nên
quan hệ nghịch đảo, do đó câu 1 có thể dịch bằng hai cách:
- Lịng người du tử như đám mây trơi
- Đám mây trơi có tâm trạng của người du tử.
Trong cách dịch thứ hai, thiên nhiên thực sự đã tham gia vào cuộc tiễn biệt
đau buồn của hai "tiểu thiên địa". Hai yếu tố thiên nhiên "đám mây trôi" câu trên
và "mặt trời lặn" câu dưới, đối diện với nhau tạo nên thể tương quan vừa tiếp cận
vừa đổi lập. Cả hai đều lượn lờ trên không, song trong khi một bên lao lên trời thì
bên kia lao xuống đất. Mối liên hệ giữa chúng đã | tạo nghĩa (sự chia ly) mà khơng
cần phải có quan hệ từ so sánh.
b. Cú pháp đảo trang
Cũng như tỉnh lược, thơ Đường cũng sử dụng rộng rãi cú pháp đảo trang.
Đảo trang chính là một biện pháp tạo nghĩa của thơ Đường. Do ít chữ, nên nó sử
dụng biện pháp này để tạo điểm nhấn, gây sự chú ý của người đọc. Nếu không
nắm được điều này, nhiều khi không thể dịch nghĩa nổi chứ chưa nói hiểu được.
Ví dụ hai câu thơ của Đỗ Phủ:
Khách bệnh lưu nhân dược,
Xuân thâm mãi vị hoa.
Cả hai câu thơ đều có cấu trúc cú pháp điều kiện "vì... nên...", đứng riêng

từng câu rất tơi nghĩa, hơn nữa quan hệ từ (nhân, vị) lại không đứng ở đầu câu
nên rất khó dịch.
Cú pháp đảo trang trong thơ Đường rất đa dạng. Có thể đảo trật tự trong
một câu thơ:
Hương đạo trác dư Anh vũ lập,
Bích Ngơ thê lão phượng hoàng chi.
(Con chim vẹt mổ thừa thãi hạt lúa thơm,
Con chim phượng hoàng đậu đến già trên cành cây ngô đồng)


(Đỗ Phủ - Thu hứng 8)
Trật tự cú pháp của câu là:
Anh vũ

trác

dư ,

CN

ĐT

PT

Phượng hồng
CN

thế

hương đạo lạp,

ĐN

lão

ĐT PT

DT

bích ngơ
ĐN

chi.
DT

Trong tiếng Hán, định ngữ và danh từ đóng vai trị trung tâm ngữ không
bao giờ tách ra, nhưng Đỗ Phủ đã tách và đảo vị trí đưa định ngữ (hương đạo,
bích ngơ) lên đầu câu, cịn trung tâm ngữ (lạp, chi) để ở cuối câu. Sự đảo trật tự
cú pháp này là có dụng ý:
- Thơng báo và nhấn mạnh yếu tố thời gian - đây là mùa thu. Hương đạo
và Bích ngơ là biểu tượng của mùa thu.
- Đảo cũng là cách hướng người đọc đến tiêu đề của bài thơ Thu hứng. Vì
đối với người Trung Quốc, cây cối cũng như âm thanh là những tín hiệu chỉ thời
gian. Đọc thơ Đường là phải nắm vững những mã tín hiệu này. Lan, liễu, đào là
tín hiệu mùa xuân; sen, lựu chỉ mùa hạ, cúc, tùng, phong, ngô đồng là tín hiệu
mùa thu. Tiếng chim là chỉ mùa xuân, tiếng ve chỉ mùa hạ, tiếng côn trùng, chày
đập vải chỉ mùa thu, tiếng sấm chỉ mùa đông.
Trong bài tuyệt cú Sơn cư thu minh của Vương Duy, đảo trang còn đi liền
với tỉnh lược hư từ:
Minh nguyệt tùng gian chiếu,
Thanh tuyền thạch thượng lưu.

(Vương Duy - Sơn cư thu minh)
Trong hai câu thơ này, tác giả đã tỉnh lược hư từ “ư” đồng thời đảo động
từ “chiếu” và “lưu” xuống cuối dòng, khiến kết cấu cú pháp của câu thơ đặc biệt:
Danh từ + Danh từ + Trạng ngữ + Động từ. Cấu trúc cú pháp đúng phải đưa động
từ lên phía sau danh từ chủ ngữ (minh nguyệt, thanh tuyền):
Minh nguyệt chiếu tùng gian,


Thanh tuyến lưu thạch thượng.
Đảo trong 2 câu thơ: đảo trong hai câu thường diễn ra trong trường hợp đó
là câu ghép quan hệ nhân quả, điều kiện. Thông thường trong câu ghép quan hệ
nhân quả, thì trật tự là "nguyên nhân - kết quả". Còn ở đây, trật tự đảo ngược kết
quả - nguyên nhân". Ví dụ là hai câu thơ sau:
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
(Vương Hàn - Lương Châu từ)
Trong hai câu trước đã ngầm chứa quan hệ mâu thuẫn: rượu ngon đựng
chén ngọc dạ quang thì thật là tuyệt vời cho tình huống "ẩm tửu". Nhưng một tình
huống khác xuất hiện khiến người lính đành phải miễn cưỡng gác lại thú vui vì
"tiếng đàn tỳ bà đã giục lên ngựa". Câu ba vẽ ra hình ảnh một người lính có vẻ
"lơi thơi", "lếch thếch" suốt ngày bét nhè, say khướt, quân luật dường như chẳng
còn ý nghĩa. Những câu kết giải thích cho cái ngun nhân vì sao người lính lại
"vơ kỷ luật" đến vậy? Đó là vì chiến tranh. Chiến tranh từ xưa tới nay, những
chính nhân ra đi có mấy ai trở về được đầu? Vậy chẳng có gì đáng cười cả nếu
anh biết chỉ chốc lát đây, ra chiến trường rồi gửi thân nơi chiến địa. Tại sao chẳng
uống để quên đi tất cả? Mượn rượu giải sầu là trạng thái tâm lý chung của con
người, nhất là trong khoảnh khắc đặc biệt giữa sống và chết nơi chiến trường.
Nào cái chết rình rập, nào vết thương đau đớn trong cái khí thu buốt lạnh, nào
tiếc cuộc đời trai trẻ, nào tiệc người vợ trẻ, nào nỗi lo mẹ già... Ngần ấy nỗi lo
lắng và tiếc nuối khiến người lính phải mượn rượu giải sầu quên đi tất cả. Câu

thứ ba vừa như một lời thanh minh dặn phòng hờ, vừa như một sự mỉa mai ngầm
ẩn đối với anh bạn đồng ngũ chưa hiểu sự đời. Nhờ đảo trật tự kết quả - nguyên
nhân này mà ý nghĩa tố cáo chiến tranh ở câu kết tạo được dư âm trong lòng người
đọc.
Câu 5: Đặc trưng quan hệ không gian - thời gian trong thơ Đường?
Quan hệ khơng gian - thời gian trong thơ Đường có những kiểu quan hệ
đặc trưng như: cùng thời gian khác khơng gian, cùng khơng gian khác thời gian,
trong đó kiểu quan hệ thứ hai rất phổ biến trong thơ Đường.
Quan hệ cùng thời gian khác không gian: Kiểu quan hệ này có thể thấy qua
bài thơ Nguyệt dạ của Đỗ Phủ mà ngay ở câu đầu đã thể hiện rất rõ. Kim dạ Phu
Châu nguyệt (vầng trăng đêm nay ở Phu Châu): “Kim dạ” là cùng thời gian nhưng
Phu Châu lại khác khơng gian, vì hiện tại Đỗ Phủ bị giam lỏng ở Trường An. Thi


nhân ở Trường An lại khơng nói Trường An, mà nói về Phu Châu (nơi vợ con Đỗ
Phủ lánh nạn), nói tới vợ con (5 câu tiếp theo) mà khơng nói hồn cảnh bi đát của
mình. Tấm lịng thương vợ, thương con của thánh thơ thật cảm động. Đặc trưng
cấu tứ của bài thơ là lấy tưởng tượng hư cấu để miêu tả (khuê trung chỉ độc khan).
Từ sự tưởng tượng này mà nhà thơ vẽ lên hình ảnh người vợ, đàn con thơ cùng
sự giằng xé tâm tư trong lịng người vợ. Nhưng ở đây, Đỗ Phủ khơng thuần túy
nói chuyện gia đình mà lồng trong đó nỗi lịng của nhà thơ trước cảnh điêu linh
của đất nước trong cơn biến loạn. Trăng đêm nay là trăng thời loạn ly, chia cắt
nên hai câu thơ kết tự nhiên hướng tới một đêm trăng hịa bình:
Hà thời ỷ hư hoảng?
Song chiếu lệ ngân can.
(Bao giờ được tựa cửa màn mỏng?
Để trăng chiều đôi ta cho ngấn lệ ráo khô).
(Đỗ Phủ - Nguyệt dạ)
Trong thơ Đường, câu kết là câu khó hay nhất. Khó vì phải đóng lại một
cách tự nhiên, vừa để lại nhiều dư vị “ngôn hữu tận ý nhi bất tận”. Câu kết bài

này đáp ứng được yêu cầu đó. Hịa bình trở lại, dưới ánh trăng khơng chỉ “độc”
một người ngắm trăng nữa, ánh trăng sẽ không làm giá lạnh cánh tay nữa mà làm
“ngấn lệ ráo khơ”.
Sáu câu đầu chỉ nói về vợ con, với câu kết nhất là chữ “song tất cả hình
ảnh tâm tư nhà thơ được biểu hiện rõ. Không gian Trường An - Phu Châu bỗng
được nối liền, thời gian như rộng mở, chính đêm nay đây và có lẽ hơm qua, hôm
sau... không chỉ vợ con nhà thơ mà bản thân nhà thơ cũng nhìn trăng mà đẫm lệ.
Tình cảm vợ chồng đã hịa lẫn tình nước non, ước vọng đồn tụ đã kết hợp ước
vọng hịa bình . Đọc Đỗ Phủ lại nhớ đến hai câu thơ của Bạch Cư Dị:
Cộng khan minh nguyệt ưng thuỳ lệ,
Nhất dạ hương tâm ngũ xứ đồng.
(Cùng nhìn trăng sáng có lẽ đều rơi lệ,
Lòng nhớ quê của năm anh em (lưu lạc) năm nơi đêm nay đều giống nhau).
(Bạch Cư Dị - Vọng nguyệt hữu cảm)


Cũng diễn đạt ý tương tự song Đỗ Phủ chỉ dùng một chữ “song”. Lại độc
đáo ở chỗ dùng cảnh tưởng tượng trong tương lai để làm rõ thực trạng của hiện
tại.
Quan hệ cùng thời gian khác không gian nhiều khi được miêu tả một cách
tinh vi, phải thật tinh tế mới thấy.
Tức kim hà bạn bằng khai nhật,
Chính thị Trường An hoa lạc thì.
(Đúng ngày hơm nay khi ở bên bờ sơng băng mới tan,
Thì chính là lúc ở Trường An hoa đã rụng).
(Trương Kính Tơng - Biên từ)
Cùng một thời điểm ở Trường An thì mùa xuân sắp qua (tín hiệu hoa rụng)
thì ở nơi biên cương mùa xuân mới tới (băng tuyết tan hoa cỏ mới nảy nở đâm
chồi). Trương Kính Tơng nhấn mạnh độ vênh thời gian giữa kinh đô và biên ải
cũng là khoảng cách không gian xa xôi giữa Trường An và biến cương. Nhờ mối

liên hệ này mà cái xứ xa xôi, cùng cực, lạnh lẽo và cô đơn nơi biên ải đi liền đời
sống của những chinh phu được mở rộng thông qua liên tưởng ngầm.
Quan hệ khác thời gian cùng không gian: trong quan hệ khơng gian – thời
gian thì dạng này phổ biến hơn cả, chiếm đa số trong thơ Đường và sức biểu đạt
của nó cũng vơ cùng phong phú. Chủ đề xoay quanh dạng này là vịnh hoài cổ tích
và danh thắng. Trung Quốc là đất nước rộng lớn bao la, có một nền văn hóa lâu
đời, nhiều sự kiện lịch sử trọng đại cũng như nhiều danh thắng nổi tiếng. Lịch sử
phong phú để lại nhiều bài học đa dạng từ chính diện đến phản diện; từ bài học
cho kẻ thống trị đến bài học cho kẻ bị trị; từ người trí thức cho đến kẻ cùng dân,
phụ nữ đều có... Cái ý “dùng xưa để nói nay” là xuất hiện một cách tự nhiên.
Nhân một di tích (cùng khơng gian) nào đó nói chuyện ngày nay (khác thời gian).
Ngay trong cụm từ “vịnh hồi cổ tích” đã bao hàm quan hệ trên. Vịnh là vịnh cái
trước mắt, hoài là hoài cổ, nhớ cái xưa cũ. Những di tích như Phượng Hồng đài
(Kim Lăng), Cơ Tơ đài (Tơ Châu), lầu Hồng Hạc (Vũ Hán), lầu Nhạc Dương...
trở thành đề tài quen thuộc đối với các thi nhân. Ngay như Đỗ Phủ cũng có nhiều
bài thơ có đề tài vịnh cổ như Miếu Vũ hầu, Vịnh Vương Chiêu Quân... Tuy là
vịnh cái đã xảy ra, nhưng chủ ý nói tới | hiện tại, thể hiện nguyện vọng của mình
về một chế độ tốt đẹp hơn, qua đó phê phán sự thối nát về mặt chính trị của xã
hội đương thời. Có khi đó chỉ là lời than thở về sự tàn tạ của thời gian, sự ngắn
ngủi của kiếp người, sự thay đổi của quê cũ khi trở về:


Thiếu tiểu li gia lão đại hồi,
Hương âm vô cải mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến bất tương thức,
Tiểu vấn khách tòng hà xứ lai?
(Hạ Tri Chương - Hồi hương ngẫu thư I)
Trong câu thơ đầu, quan hệ cùng không gian là quê nhà, nhưng lại khác
thời gian (thiếu tiểu/lão đại). Bài thơ có một tự nhãn là “khách”. Rõ ràng là quê
hương mình, mình là chủ nhân, ấy mà trẻ con lại hỏi “khách từ nơi nào tới?”. Tự

nhãn “khách” có phần làm tăng cái chua xót, ngậm ngùi của nhân vật trữ tình
trước cảnh thay đổi dâu bể của đời người. Ai hay sau bước đường thăng trầm làm
quan hơn 60 năm, ông già Hạ Tri Chương trở về quê lại được đón tiếp như một
người khách. Trẻ con vơ tư, ngây thơ nào biết nỗi lịng canh cánh của ông già họ
Hạ!
Quan hệ cùng không gian khác thời gian ở bài thơ trên là tương đối rõ ràng.
Nhưng ở một số bài thơ khác thì khơng gian, thời gian xen vào nhau khá phức tạp
và vô cùng tinh tế. Ví dụ bài Dạ vũ ký bắc (Đêm mưa gửi về bắc) của Lí Thương
Ẩn:
Quân vấn quy kỳ vị hữu kỳ,
Ba sơn dạ vũ thường thu trì.
Hà đương cộng tiền song tây chúc?
Khước thoại Ba sơn dạ vũ thì.
(Em hỏi anh bao giờ về, chưa biết bao giờ về,
Chỉ biết mưa đêm ở Ba sơn làm nước ao thu dâng lên.
Không biết đến bao giờ chúng ta cùng cắt ngọn nến ở phía tây cửa sổ?
Nói chuyện cho nhau nghe về chuyện ao hồ trong đêm mưa núi Ba sơn.)
(Lí Thượng Ẩn - Dạ vũ ký bắc)
Bài thơ có 28 chữ thì có 2 chữ Ba sơn, dạ vũ, kỳ lặp lại nhau. Lặp chữ trong
thơ tuyệt cú là nhằm tạo quan hệ. Trong bài thơ mọi khoảnh khắc của thời gian
và khơng gian đều bị xóa nhịa khơng phân biệt được. Bài thơ có sự đan xen giữa


thời gian hiện tại và tương lai, giữa không gian chốn quê nhà và núi Ba sơn.
Nhưng đến bài Độ Tang Càn của Giả Đảo thì quan hệ cùng khơng gian khác thời
gian chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc khi “qua sông Tang Càn”:
Khách xá Tinh Châu dĩ thập sương,
Quy tâm nhất dạ ức Hàm Dương.
Vô đoan cánh độ Tang Càn thủy,
Khước vọng Tinh Châu thị cố hương.

(Mười năm làm quan chốn Tinh Châu,
Ngày đêm không lúc nào nguôi nhớ Hàm Dương,
Chẳng có cớ gì lại qua sơng Tang Càn.
Quay lại nhìn thì Tinh Châu đã thành quê cũ).
(Giả Đảo - Độ Tang Càn)
Ở đây có cái sona "đốn ngộ”, nói như Chế Lan Viên Khi ta chỉ là nơi đất
ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn (Tiếng hát Con tàu Đứng về mặt chọn thời
điểm trong một chuỗi thời gian là 10 năm thì có ba khơng gian: Tinh Châu, Hàm
Dương và sông Tang Càn là gianh giới vượt qua. Bài thơ đã le lói một quan niệm
mới về quê hương (Khước vọng Tinh Châu thị cố hương). Ý nghĩa mới mẻ này
chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc thời gian ngắn ngủi. Mười năm trời vẫn tự
coi mình là khách ở Tinh Châu, ngày đêm khơng nguôi nhớ Hàm Dương. Ấy vậy
mà chỉ khi qua sông Tang Càn quay lại nhìn thì Tinh Châu đã thành q cũ, chứ
khơng cịn là “khách xá” nữa. Phải thực sự gắn bó, tha thiết lắm mới khiến người
ta thức ngộ điều này mặc dù có một thời gian dài không nhận ra.
Về quan hệ không gian - thời gian có những ý tượng tự bản thân đã là
những đơn vị khơng gian - thời gian: Vọng nguyệt hồi viễn, vọng nguyệt tư
hương, đăng cao, hoặc cây phong đào, liễu... là những hình tượng mang sẵn ý
niệm rồi nhưng cũng chính là đơn vị khơng - thời gian. Nói tới cây phong là nói
tới mùa thu (thời gian, nhưng đồng thời sự tồn tại của nó chiếm một chỗ trong
khơng gian nhất định.
Mối quan hệ không gian - thời gian ln gắn bó với các mối quan hệ khác,
đặc biệt là tình và cảnh. Hầu như thơ Đường đều có quan hệ tình và cảnh, thậm
chí có thể nói quan hệ tình và cảnh quan trọng hơn cả quan hệ không gian – thời


gian, nhưng đó là mấu chốt cuối cùng trong chặng đường cảm thụ thở. Nếu ta
khơng phân tích từ quan hệ khơng gian – thời gian thì sự phân tích sẽ thiểu thuyết
phục. Tìm ra mối quan hệ khơng gian - thời gian chỉ là phương tiện để chỉ ra một
cách sâu sắc mối quan hệ tình và cảnh mà thơi. Ví dụ:

Hành đa hữu bệnh trú vơ lương,
Vạn lý hoàn hương vị đáo hương.
Bồng mấn ai ngâm cổ thành hạ,
Bất kham thu khí nhập kim sang.
(Đi nhiều đổ bệnh phải trú lại, khơng có lương ăn,
Q nhà xa vạn dặm mà vẫn chưa về tới.
Tóc rối bù rên rỉ dưới tịa thành cổ,
Khơng chịu nổi khí thu luồn vào vết thương).
(Lư Luân - Phòng bệnh quân nhân)
Ở đây, về mặt thời gian thì đó là thời gian mùa thu lạnh lẽo, người lính trên
đường trở về q nhà. Cịn về mặt khơng gian thì đó là đường xa vạn dặm, dưới
thành cổ. Từ việc phân tích quan hệ khơng gian - thời gian trên có thể thấy tinh
và cảnh đáng thương của người lính, qua đó cho thấy thái độ vơ trách nhiệm của
triều đình đối với qn nhân.
Câu 6 : Quan niệm nghệ thuật về con người “vũ trụ” trong thơ Đường
Con người trong thơ Đường trước hết được biểu hiện trong quan hệ thống
nhất, tương giao hòa hợp với thiên nhiên, vũ trụ bao la. Thiên nhiên là nơi bắt đầu
đi ra và cũng là nơi trở về của con người. Cho nên "con người vũ trụ" phải được
tồn tại trong thiên nhiên rộng lớn. Thiên nhiên bao la chính là "đại vũ trụ" hàm
chứa "tiểu vũ trụ" là con người. Cho nên quan hệ giữa con người với thiên nhiên
là quan hệ tượng giao hòa hợp. Ở đây, khác với lối tư duy phương Tây coi thiên
nhiên là đối tượng chiếm lĩnh, sở thuộc, thì người phương Đông lại coi thiên nhiên
là nơi tu dưỡng tâm hồn. Quan niệm coi thiên nhiên tượng giao, tương hợp với
con người có lý do của nó. Trung Quốc là nước nông nghiệp, mà sản xuất nông
nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên. Vì phụ thuộc vào các yếu tố tự
nhiên nên mới nảy sinh ở con người thái độ ứng xử hòa hợp với thiên nhiên. Do
vậy, khơng phải phương Tây, mà chính là phương Đơng là nơi đi đầu trong phong
trào bảo vệ thiên nhiên, chống lại sự can thiệp thô bạo của con người vào tự nhiên.



Lão Tử nói "Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên"
cũng là từ ý nghĩa đề cao cái bản tính hồn thuần của tự nhiên. Trang Tử sau này
còn quyết liệt hơn khi phê phán sự can thiệp thô bạo của con người, những hành
động "nhân vi" của con người đã phá vỡ sinh thái tự nhiên qua câu chuyện Thúc
và Hốt trả ơn Hỗn Độn trong Nam hoa kinh. | Như vậy, con người với tư cách là
một tiểu thiên địa" tồn | tại tượng giao hòa hợp với "đại vũ trụ". Và khi xuất hiện
| trong trời đất này, con người luôn khẳng định cái "tơi" siêu cá thể mang tầm vóc
vũ trụ.
Người mở đầu cho "con người vũ trụ" bước vào thơ Đường một cách dõng
dạc chính là Trần Tử Ngang, nhà thơ thời Sơ Đường - người đã tiến hành và kêu
gọi sự đổi mới thi Phong. Hình tượng con người trong Đảng U Châu đài ca là
hình tượng tiêu biểu cho "con người vũ trụ". Khoảnh khắc trên đài - Châu là
khoảnh khắc con người bộc lộ tư thế vũ trụ của mình. Con người đó muốn giao
hịa cùng đất trời và giao hoa với cả con người. Trên đài cao, một mình đứng giữa
đất trời nhìn về quá khứ, nhìn về tương lai chỉ là khoảng trống mênh mơng vì "bất
kiến". Khơng có người xưa, khơng có người sau, chỉ có một mình nó (độc) đứng
giữa đất trời mà nghiền ngẫm về cái mênh mông vô định của kiếp người nên mới
lòng đau mà rơi lệ.
“Con người vũ trụ” bao giờ cũng gắn liền với "đăng cao". Khi đăng cao",
con người ln có khát vọng tượng giao hịa hợp với vũ trụ, trải lịng mình cùng
thiên địa.
Phong cấp thiên cao viên khiếu ai,
Chử thanh sa bạch điểu phi hồi.
Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ,
Bất tận trường giang cổn cổn lai.
Vạn lý bị thu thường tác khách,
Bách niên đa bệnh độc đăng đài.
Gian lao khổ hận phồn sương mến,
Lao đảo tân đình trọc tửu bơi.
(Giá gấp trời cao vượn nỉ non,

Bên trong, cát trắng lượn chim cồn.
Rào rào lá trút rừng cây thắm,


Cuồn cuộn sơng về sóng nước tn.
Thu quạnh nghìn khơi lòng khách não,
Bài cao trăm bệnh chiếc thân mòn.
Gian nan khổ hận đầu thêm bạc,
Quặt quẹo đành kiêng chén giải buồn).
(Đỗ Phủ - Đăng cao)
"Đăng cao" là một mơ típ chủ đề của thơ Đường. Khi đăng cao" con người
hoặc giãi bày tâm sự cùng vũ trụ hoặc bày tỏ khát vọng, chí hướng của mình. Bài
thơ của Đỗ Phủ thuộc chủ đề thứ nhất. Bài thơ này được Đỗ Phủ làm trong những
ngày tháng bôn ba, phiêu giạt nơi đất khách quê người những năm cuối đời, dễ
hiểu vì sao chất chứa tâm sự "mang mang thiên cổ sầu". Bốn câu thơ đầu miêu tả
cái nhìn hướng ngoại. Từ điểm nhận trên cao, tác giả đưa tầm mắt quan sát chiều
cao, chiều dài chiều rộng của | thiên nhiên chỉ thấy bao la, bát ngát một dịng sơng
dài "cuồn cuộn" chảy về đông. Không gian rộng mở, bao la nhung hoang sơ và
trống vắng. Thiên nhiên như đồng cảm với con người mà vượn "khiếu ai", điểu
"phi hồi", rừng cây lá rụng bời bời, sông dài cuồn cuộn trôi. Bốn câu thơ cuối cái
nhìn thu lại hướng vào bên trong tâm cảnh của con người. Trong cái bao la "vô
biến", "bất tận" của vũ trụ ấy con người chỉ là một sinh thể nhỏ nhoi, hữu hạn, cô
đơn. Không những nhỏ bé đơn độc trước vũ trụ mà nó cịn trải qua những phong
ba bão táp cuộc đời, trơi giạt làm thân lữ khách tha hương nên thu về càng cô
đơn:
Vạn lý bị thu thường tác khách,
Bách niên đa bệnh độc đăng đài.
Gian lao khổ hận phồn sương mến,
Lao đảo tân đình trọc tửu bơi .
Đọc Đăng cao của Đỗ Phủ ta lại thấy nó khác xa với tư thế muốn "đăng

cao" của chính ơng trong bài Vọng Nhạc (Trông núi Thái Sơn):
Thái Sơn thế nào nhỉ,
Tề Lỗ thấy xanh rì.
Đất trời đúc núi lạ,
Trước sau chia sớm tối.


Nơn nao tầng mây nổi,
Căng mắt bóng chim về.
Nhất quyết lên chót đỉnh,
Đám núi thấy li ti.
(Đỗ Phủ - Vọng Nhạc)
Bài thơ này cực tả độ cao núi Thái Sơn. Đứng ở nước Tề phía Bắc, nước
Lỗ phía Nam đều thấy màu xanh của nó. Núi cao chia khơng gian làm hai, phía
dương sớm, phía âm tối. Quanh năm mây mù bao phủ, một cánh chim bay cũng
phải căng mắt nhìn mới thấy. Bài thơ này được Đỗ Phủ sáng tác khi còn trẻ nên
dễ hiểu khát vọng, lý tưởng, hùng tâm tráng chí của ơng muốn gửi vào đây. Tuy
rằng ở đây Đỗ Phủ mới chỉ "vọng" chứ chưa "đăng” song đã có ý muốn leo lên
chót đỉnh để thả tâm hồn cũng vũ trụ, nhìn đám núi dưới chỉ thấy li ti. Cả hai bài
thơ của Đỗ Phủ đều mang cảm xúc rất đặc trưng của thơ Đường. Những bài thơ
khác như Đăng Quán Tước lâu (Vương Chi Hoán), Đăng Nhạc Dương lâu, Đăng
lâu (Đỗ Phủ), Độc tọa Kính Đình sơn (Lí Bạch), Cửu nhật Tề sơn đăng cao (Đỗ
Mục), Đông Bách quán (Chu Phác)... là những bài thơ tạo dựng được tư thế của
con người vũ trụ rất tiêu biểu của thơ Đường.
Con người trong thơ Đường có khi ở tư thế "độc đăng đài” chiếm vị trí ngất
ngưởng trên cao phóng tầm mắt ra thiên nhiên bao la để thu lại vào tâm cảnh một
cảm giác cơ đơn rợn ngợp; có khi ở vào trạng thái được vây bọc của thiên nhiên
vũ trụ, song dù ở vị trí nào thì con người cũng đều đứng vào vị trí trung tâm của
đất trời:
Thanh sơn thành bắc quách

Bạch thủy nhiễu đông thành.
(Núi xanh chắn ngang vùng ngoại ô phía bắc
Nước bạc uốn vịng quanh thành phía đơng.)
(Lí Bạch - Tống hữu nhân)
Như trên đã nói, quan niệm coi thiên nhiên là cội nguồn của con người
trong triết học cổ Trung Quốc dẫn đến quan niệm "vạn vật hữu linh". Thiên nhiên
như trăng, sao, mây nước, hoa cỏ... đều trở thành những sinh thể có tâm hồn và
trở thành đối tượng giãi bày tình cảm của con người. Khi vui người ta cũng tìm
đến với thiên nhiên, vũ trụ, khi buồn người ta cũng tìm đến thiên nhiên để giãi
bày. Thiên nhiên và con người trong thơ Đường tuy "lưỡng thể nhưng lại "hợp
nhất”.


Vì vậy, một cánh hoa rơi cũng giảm vẻ tươi tốt của mùa xuân: "Nhất phiến
hoa phi giảm khước xuân" (Đỗ Phủ - Khúc giang I ). Vầng trăng có thể mang nỗi
sầu ly biệt, tình cảm da diết của người bạn Lí Bạch đến cổ nhân:
Ngã ký sầu tâm dữ minh nguyệt,
Tùy quân trực đáo Dạ Lang tê.
(Ta gửi nỗi sầu cùng vầng trăng sáng,
Theo anh đi tới đất Dạ Lang.)
(Lí Bạch - Văn Vương Xương Linh tả thiên Long Tiêu dao hữu thử ký)
Phút chia tay là giây phút đau đớn nhất của con người, không chỉ “đổi vũ
trụ” trong cuộc lệ ướt áo mà ngọn gió xuân cũng như thấu hiểu nỗi ly biệt của
con người nên:
Duy hữu xuân phong tới tương tích,
Ân cần cánh hướng thủ trung xuy.
(Chỉ có gió xn cịn luyến tiếc,
Ân cần thổi liễu cánh tay anh).
(Dương Cự Nguyên - Họa Luyện Tú tài dương Liễu)
Và chiếc nến chảy đến hết mà tình khơng dứt:

Lạp chúc hữu tâm hồn tích biệt,
Thế nhân thùy lệ đáo thiên minh.
(Ngọn nến có lịng cịn tiễn biệt,
Thay người nhỏ lệ suốt đêm thâu).
(Đỗ Mục - Tặng biệt)
Trong thơ Đường hầu như không bao giờ thấy khoảng cách giữa con người
và thiên nhiên. Sự tồn tại của con người và thiên nhiên là sự tồn tại ở trong nhau.
Nên giữa con người và thiên nhiên nỗi buồn cũng như niềm vui đều được sẻ chia,
tượng cảm:
Thiên hạ thương tâm xứ,
Lao Lao tống khách đình.


×