Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sử dụng học liệu các học phần lý luận chính trị trong trường đại học đào tạo theo mô hình CDIO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.18 KB, 7 trang )

sử DỤNG
HỌC

• LIỆU
• CÁC HỌC
• PHAN
LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ• TRONG TRUỜNG ĐẠI

• HỌC

ĐÀO TẠO THEO MƠ HÌNH CDIO
PHẠM THỊ THU HƯƠNG <*>
VŨ THỊ HỒNG VÂN
Tóm tắt: Hiện nay, nhiều trường đại học thực hiện đào tạo theo mơ hình “CDIO”(Conceive - Hình
thành ý tưởng; Design - Thiết kế; Implement - Triển khai; Operate - Vận hành). Để việc dạy - học
các học phần lý luận chính trị đạt hiệu quả cao và phù hợp với mơ hình này, nguồn học liệu đóng một
vai trị cốt yếu đến sự thành cơng trong học tập và nghiên cứu của sinh viên. Bài viết làm rõ việc sử
dụng học liệu các học phẩn lý luận chính trị trong dạy - học tại các trường đại học cũng như một sô'
đặc điểm đào tạo theo mơ hình CDIO. Trên cơ sở đó, đưa ra những khuyến nghị trong việc xây dựng
và sử dụng học liệu các học phần lý luận chính trị hiệu quả.
Từ khóa: Học liệu; Học liệu lý luận chính trị; CDIO.
Abstract: Many universities are following the CDIO model (Conceive; Design; Implement;
\Operate) in teaching. To apply this model in teaching political theory modules, learning materials
play a crucial role. The article discussed the use of learning materials in teaching political theory
modules in universities according to the CDIO model. Recommendations are made in the
construction and effective use of learning materials in teaching political theory modules.
Keywords: Learning materials; political theory resource; CDIO.
Ngày nhận bài: 28/02/2021; Ngày sửa bài: 24/03/2021; Ngày duyệt đăng bài:12/4/2021.

I


I

Mở đầu
Đe đáp ứng được mục tiêu và chuẩn
đau ra của học phần lý luận chính trị tại
cạc trường đại học đào tạo theo mơ hình
CDIO, nguồn học liệu có vị trí quan trọng.
Dpi vối giảng viên, nguồn học liệu phong
phú, hiện đại, thường xuyên được cập nhật
sẽ giúp cho việc chuẩn bị tốt kiến thức đáp
ứng được mục tiêu của học phần, bài học
cả trên ba phương diện: kiến thức, kỹ
năng, thái độ. Đối vối sinh viên có thể chủ
động, sáng tạo, chuẩn bị bài đáp ứng được
chuẩn đầu ra của học phần và từng nội
dung bài học trên cơ sở khai thác tài
ngúyên đã được cung cấp cụ thể, tối ưu với
Sự ] ướng dẫn và giảng giải của giảng viên,
Bởi vậy việc xây dựng bộ học liệu khoa
học phong phú, hiện đại cũng như được sử
SỐ 5-2021

dụng linh hoạt hiệu quả là một yêu cầu
cần thiết trong mỗi trường đại học.
1. Học liệu và học liệu các học phần
lý luận chính trị
1.1. Khái quát chung về học liệu
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều
2 Thơng tư 11/2018/TT-BGDĐT về tiêu
chí để xác định hàng hóa chuyên dùng

phục vụ trực tiếp cho giáo dục do Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành, có hiệu lực thi
hành từ ngày 22/5/2018(1), nội dung này
được quy định như sau:
(t) TS., Đại học Công nghiệp Hà Nội;
Email:
(,,) TS., Đại học Công nghiệp Hà Nội
(1> Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư sô 11/2018/TTBGDĐTngày 06/4/2018 ban hành tiêu chí để xác định hàng
hóa chuyên dùng phục vụ trực tiêp cho giáo dục, Hà Nội.

NHÂN Lực KHOA HỌC XÃ HỘI




sử DỤNG HỌC LIỆU CÁC HỌC PHẦN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ...

Học liệu là các phương tiện vật chất lưu
giữ, mang hoặc phản ánh nội dung học
tập, nghiên cứu. Học liệu có thể sử dụng
dưới dạng truyền thơng (tranh ảnh, ảnh
dạng thẻ) và học liệu điện tử. Học liệu
điện tử là các tài liệu học tập được số hóa
theo một kiến trúc định dạng và kịch bản
nhất định, được lưu trữ trên các thiết bị
điện tử như CD, USB, máy tính, mạng
máy tính phục vụ dạy - học. Dạng thức số
hóa có thể là văn bản (text), bảng dữ liệu,
âm thanh, hình ảnh, video, phần mềm máy
tính và hỗn hợp các dạng thức nói trên(2).

Học liệu được phân loại: theo tính chất
nội dung; theo tính chất khoa học - cơng
nghệ gồm học liệu chế tạo theo công nghệ
truyền thống (học liệu in, học liệu nghe
nhìn) và học liệu điện tử. Hiện nay, với sự
phát triển của khoa học công nghệ và viễn
thông, học liệu điện tử rất phong phú, đa
dạng bao gồm nhiều loại: cơ sở dữ liệu
máy tính (data); văn bản điện tử (E-text);
sách điện tử (E-book); phần mềm dạy học.
Như vậy, học liệu có nhiều loại. Vối tư
cách là phương tiện dạy - học, mỗi loại học
liệu đều có những tính năng ưu trội, vì
vậy, giảng viên (GV) cần biết khai thác và
phát huy thê mạnh của mỗi loại để góp
phần nâng cao chất lượng dạy - học, đặc
biệt là ở giáo dục đại học.
. 1.2. Học liệu giảng dạy cảc học phần lý
luận chính trị trong các trường đại học
Là các phương tiện vật chất lưu giữ,
mang hoặc phản ánh nội dung học tập
của các học phần lý luận chính trị thuộc
chương trình đào tạo trình độ đại học đối
vối các cơ sở giáo dục đại học do Bộ Giáo
dục và Đào tạo quy định được giảng viên,
sinh viên sử dụng làm phương tiện và
nguồn tài liệu để giảng dạy, nghiên cứu,
học tập theo mục tiêu và nội dung
chương trình. Mặt khác, được giảng viên
sử dụng làm căn cứ để tổ chức, hỗ trợ học

NHÂN Lực KHOA HỌC XÃ HỘI

tập theo đúng mục tiêu và nội dung của
học phần.
Căn cứ vào chương trình, giáo trình các
học phần lý luận chính trị được biên soạn
theo Kết luận 94-KL/TW ngày 28/3/2014
của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về đổi
mới học tập lý luận chính trị trong hệ
thống giáo dục quốc dân”(3). Những học
phần bắt buộc trong chương trình đào tạo
trình độ đại học thực hiện theo Kết luận số
03-KL/BTGTW ngày 25/4/2017 và Kết luận
số 04-KL/BTGTW ngày 19/9/2017 của Ban
Tuyên giáo Trung ương gồm: Chương trình
các mơn LLCT trong các chương trình đào
tạo của ngành khơng chun về lý luận
chính trị với thời lượng 11 tín chĩ, cụ thể:
Triết học Mác-Lênin (3 tín chỉ), Kinh tế
chính trị Mác-Lê nin (2 tín chỉ), Chủ nghĩa
xã hội khoa học (2 tín chỉ), Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam (2 tín chỉ), Tư tưởng
Hồ Chí Minh (2 tín chỉ); Chương trình các
mơn LLCT trong chương trình đào tạo của
ngành chun về lý luận chính trị gồm 14
tín chỉ: Triết học Mác-Lênin: 4 tín chỉ;
Kinh tế chính trị Mác-Lênin: 3 tín chỉ; Chủ
nghĩa xã hội khoa học: 2 tín chỉ; Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam: 3 tín chỉ; Tư
tưởng Hồ Chí Minh: 2 tín chỉ<4).

Vì vậy, khi xây dựng học liệu phục vụ
giảng dạy các học phần lý luận chính trị
phải căn cứ và bám sát vào chương trình các
học phần đã được quy định giảng dạy ở các
trường đại học.
<2) Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư sô'
11/2018/TT-BGDĐT ngày 06/4/2018 ban hành tiêu chí
để xác định hàng hóa chun dùng phục vụ trực tiếp
cho giáo dục, Hà Nội.
(3) Ban Bí thư (2014), Kết luận sô' 94-KL/TW ngày
28/3/2014 về việc tiếp tục đổi mới việc học tập Lý luận
chính trị trong hệ thông giáo dục quô'c dân, Hà Nội.
<4) Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Công văn sô'
3056/BGDĐT-GDĐH ngày 19/7/2019 về việc hướng
dẫn thực hiện chương trình, giáo trình các mơn Lý
luận chính trị, Hà Nội.
SƠ 5-2021


PHẠM THỊ THU HƯƠNG, vũ THỊ HỒNG VÂN
2. Đặc điêrn đào tạo và giảng dạy
các học phần lý luận chính trị theo
mơ hình CDIO
Đào tạo theo mơ hình CDIO ở Việt Nam
tối thời điểm này khơng thực sự mới nhưng
nó được xem như là một sáng kiến mới cho
giáo dục, một hệ thống phương pháp, hình
thức tích lũy kiến thức, kỹ năng trong việc
nâng cao chất lượng đào tạo đại học nhằm
đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, xã hội.

CDIO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh
Conceive - Design - Implement - Operate
có nghĩa là: hình thành ý tưởng, thiết kế ý
tưởng, thực hiện và vận hành. Mơ hình này
được khởi nguồn từ Viện Công nghệ MIT
(Hoa Kỳ)(5)6
. Cho đến nay, mơ hình này được
các trường ĐH, CĐ trên thê giới áp dụng
ngày càng nhiều.
Đào tạo theo mơ hình CDIO có thể áp
dụng để xây dựng quy trình chuẩn cho
nhiều lĩnh vực khác nhau ngoài các ngành
đào tạo kỹ thuật. Bởi lẽ nó đảm bảo khung
kiến thức và kỹ năng, chẳng hạn áp dụng
?ho khối ngành kinh tế, quản trị kinh
doanh,... Cho nên, có thể nói, CDIO thực
chất là một giải pháp nâng cao chất lượng
đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội, trên cơ sở
xác định chuẩn đầu ra, từ đó thiết kế
chương trình và kế hoạch đào tạo một
cách hiệu quả.
Mục tiêu đào tạo theo CDIO là hướng
tơi việc giúp sinh viên có được đầy đủ các
kỹ năng cần thiết khi ra trường, đáp ứng
yẹu cầu, đòi hỏi của xã hội cũng như bắt
nhịp được với những thay đổi vốn rất
nhanh của công việc trong cuộc cách mạng
cơng nghiệp lần thứ tư. Những sinh viên
gioi có thể làm chủ, điều chỉnh phương
pháp học theo hướng tích cực, góp phần

nâng cao chất lượng đào tạo. Chương trình
đào tạo theo mơ hình CDIO thực chất là
thiết kế lại chương trình đào tạo theo quy
trình nhất định căn cứ vào chuẩn đầu ra,
SỐ 5-2021

lựa chọn đầu vào, xây dựng khung chương
trình và kế hoạch vào đào tạo một cách chi
tiết, hồn thiện, có hiệu quả cao nhất.
Chuẩn đầu ra được thể hiện ở 4 khôi kiến
thức, kỹ năng, bao gồm: Kiến thức chuyên
ngành; kĩ năng, thái độ cá nhân và nghề
nghiệp; kỹ năng giao tiếp và thái độ ứng
xử; năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế
ý tưỏng, thực hiện và vận hành trong bối
cảnh xã hội và doanh nghiệp<6).
Để đáp ứng mục tiêu của đào tạo theo
mơ hình CDIO thì việc giảng dạy các học
phần lý luận chính trị phải đảm bảo
không những truyền đạt đầy đủ kiến thức
mà còn lồng ghép thêm các kỹ năng, thái
độ trong từng nội dung của từng bài học
giúp đạt được mục tiêu của học phần. Trên
cơ sở đó đạt chuẩn đầu ra và mục tiêu của
chương trình đào tạo. Như vậy, giảng dạy
các học phần lý luận theo mơ hình CDIO
có nhiều điểm khác biệt so với cách giảng
dạy truyền thông, cụ thể: - Giảng dạy tích
hợp và trải nghiệm chủ động. Nhiệm vụ
của giảng viên không chỉ là truyền đạt tri

thức của học phần mà cịn phải hướng
dẫn, tơ chức cho sinh viên thực hiện các kỹ
năng. Hai hoạt động này thực hiện không
được tách rời mà phải đan xen, lồng ghép vào
nhau một cách linh hoạt, mềm dẻo để sinh
viên vừa hiểu được nội dung học phần, vừa
rèn luyện được các kỹ năng cần thiết.
Giảng viên trở thành người chỉ huy, hưóng
dẫn, qua đó thu hút sự tham gia của sinh
viên một cách trực tiếp vào các hoạt động

(5) ỊỊg Tấn Nhựt, Đoàn Thị Minh Trinh (biên dịch,
2010), Cải cách và xây dựng chương trình đào tạo kỹ
thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO, Nxb. Đại học
Quốc gia Thành phô' Hồ Chí Minh, tr. 10.
(6) Đinh Xuân Khoa, Thái Văn Thành, Nguyễn Xuân
Bình, “Quá trình xây dựng chuẩn đầu ra và chương
trình đào tạo ngành sư phạm theo CDIO tại Trường
Đại học Vinh”, Tạp chí Giáo dục (sơ' đặc biệt), tháng
10/2016, tr. 8-16.

NHÂN Lực KHOA HỌC XÃ HỘI




sử DỤNG HỌC LIỆU CÁC HỌC PHẦN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

tư duy và giải quyết vấn đề; - Người học là
trung tâm nên chủ động, sáng tạo tham

gia tích cực vào nghiên cứu những nội
dung của học phần bằng nhiều phương
thức như tự nghiên cứu, hoạt động nhóm...
dưới sự dẫn dắt của giảng viên. Mặt khác,
các hoạt động kiểm tra, đánh giá cũng
được tiến hành rất đa dạng, góp phần
đánh giá đúng năng lực của sinh viên
tương ứng với từng chuẩn đầu ra.
3. Một số khuyên nghị góp phần
nâng cao hiệu quả trong xây dựng và
sử dụng học liệu các học phần lý luận
chính trị trong các trường đại học
đào tạo theo mơ hình CDIO
3.1. Trong xây dựng học liệu
Nguồn học liệu là một trong những
công cụ không thể thiếu trong q trình
dạy - học. Tuy nhiên, trưóc những biến đổi
của khoa học công nghệ đã tác động lên
mọi mặt của đời sống xã hội làm cho xã
hội có những sự thay đơi nhanh chóng.
Điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết về việc
thường xuyên cập nhật về thông tin, tài
liệu đối với quá trình đổi mới, phát triển
đào tạo theo mơ hình CDIO ở bậc đại học.
Vậy nên, vấn đề đặt ra hiện nay xây dựng
học liệu nói chung và học liệu phục vụ
giảng dạy các học phần lý luận nói riêng phù
hợp là một trong những vấn đề cấp thiết.
Trong quá trình xây dựng học liệu cần đảm
bảo các yêu cầu:

Thứ nhất, cần nhận thức và đánh giá
đúng vai trị của học liệu trong q trình
giảng dạy theo mơ hình CDIO, bên cạnh
việc xây dựng học liệu truyền thông cần
song song xây dựng hệ thống học liệu mở đê
góp phần tạo điều kiện cung cấp thơng tin
cho người dạy, người học mọi nơi mọi lúc.
Thứ hai, cần bám sát vào chương trình
do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định để
đảm bảo tính định hướng về mặt mục tiêu.
Việc học tập các học phần lý luận chính trị


NHÂN Lực KHOA HỌC XÃ HỘI

có vai trị quan trọng trong định hưống,
dẫn dắt hoạt động thực tiễn trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội và ln có vai
trò quan trọng trong mọi giai đoạn cách
mạng của đất nước. Việc học tập lý luận
chính trị sẽ xây dựng nhận thức đúng đắn
và niềm tin vững chắc vào lý tưởng cộng
sản, vào đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách và pháp luật của Nhà nưốc.
Mặt khác việc học các học phần lý luận
chính trị sẽ cung cấp thế giới quan và
phương pháp luận cách mạng và khoa học,
từ đó vận dụng linh hoạt vào thực tiễn.
Tuy nhiên, hiện nay giảng dạy các học
phần lý luận chính trị trong các trường đại

học ở Việt Nam nói chung đang gặp phải
nhiều khó khăn như: những diễn biến trái
chiều trong đời sống chính trị, kinh tế, xã
hội trên thế giởi và trong nước. Bởi vậy,
cần xây dựng bộ học liệu đảm bảo tính
khoa học, chuẩn xác, phù hợp vởi đối
tượng sinh viên.
Thứ ba, đặc thù của các học phần lý
luận chính trị có tính trừu tượng, thiên về
lý thuyết hàn lâm, nội dung của mỗi học
phần có lượng kiến thức nhiều so với số giờ
học trên lởp. Nên khi xây dựng đề cương
chi tiết học phần theo mơ hình CDIO cần
xác định các chuẩn đầu ra rõ ràng, phù
hợp vối chuẩn đầu ra của chương trình
đào tạo.
Thứ tư, các bài giảng điện tử cần xây
dựng dựa trên những nội dung trọng tâm
và được thiết kế theo hướng mở đê giảng
viên phát huy tính sáng tạo trong q
trình giảng dạy. Các phần kiến thức
tương ứng với ý đồ sư phạm phải được
triển khai rõ ràng từ mục tiêu của bài
học, chuẩn đầu ra đạt được từng phần nội
dung, tài liệu tham khảo, giao bài cho
sinh viên. Ngoài ra, trên bài giảng điện
tử phải thể hiện rõ phần nội dung nào là
sinh viên tự nghiên cứu, phần nào là
SÔ 5-2021



PHẠM THỊ THU HƯƠNG, vũ THỊ HỒNG VÂN

giảng viên giảng, phần nào là phần thảo
luận để sinh viên phát huy tính sáng tạo
và rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm,
phản biện, thuyết trình.
Thứ năm, các câu hỏi, phương pháp
đánh giá cần phù hợp với chuẩn đầu ra và
đánh giá được cả q trình học tập của
sinh viên.
Thứ sấu, cần có sự liên kết, thiết lập các
mối liên hệ giữa các khoa giảng dạy lý luận
chính trị trong hệ thống trường đại học
nhằm trao đổi, chia sẻ nguồn học liệu trên
cơ sở các bên cùng có lợi, góp phần làm giàu
thêm kho tài nguyên chung làm nên sức
mạnh tổng hợp, tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ để phát triển tri thức.
Thứ bảy, cần tăng kinh phí cho cơng tác
xây dựng và phát triển học liệu, đặc biệt
chú trọng phát triển học liệu mở. Bởi lẽ,
phát triển học liệu có chất lượng là một
trong những điều kiện quan trọng tạo nên
sự đột phá trong việc cung cấp đầy đủ,
:hính xác, kịp thời thơng tin phục vụ cho
công tác nghiên cứu, dạy - học trưốc bơi
cảnh bùng nổ thơng tin tồn cầu. Hơn
nữa, để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn của
Ỉy - học theo mơ hình CDIO giải pháp

y dựng và phát triển học liệu là một
óc đi bắt buộc góp phần đổi mởi phương
'ic dạy - học.
Thứ tám, ưu tiên và tạo điều kiện
lận lợi đế các giảng viên được tham gia
cac lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ
cnun mơn, nghiệp vụ đặc biệt là tham
giạ các đợt tập huấn của Bộ Giáo dục và
Đao tạo tổ chức thường liên hàng nám.
Bên cạnh đó, giảng viên cần nâng cao
năng lực sử dụng công nghệ thông tin để
thiet kế bài giảng phù hợp.
3.2. Trong sử dụng học liệu
Trong thực tê cho thấy, dù có bộ học
liệu hiện đại, chuẩn xác, tính cập nhật cao
nhưng nếu giảng viên và sinh viên khơng
SƠ 5-2021

khai thác triệt để và sáng tạo trong quá
trình dạy - học cũng không tạo được hiệu
quả cao. Đặc biệt với các học phần lý luận
chính trị, một bộ phận sinh viên vẫn cịn
coi nhẹ. Nhiều sinh viên có tư tưởng học lý
luận chính trị là học cho xong, cho qua
mơn. Mặt khác, các học phần lý luận
chính trị thường được học trong những
năm đầu, khi sinh viên còn bỡ ngỡ chưa
quen với cách học mói, nhiều sinh viên kiến
thức xã hội còn hạn chế. Vối nền tảng như
vậy, việc nhận thức vị trí, vai trị của các

học phần lý luận chính trị cũng khó khăn
hơn đối với sinh viên. Như vậy, để việc dạy
- học học phần lý luận chính trị đạt hiệu
quả cao cần đảm bảo các vấn đề sau:
Thứ nhất, trên cơ sỏ đề cương chi tiết
học phần theo mơ hình CDIO đã được đưa
trên chương trình đào tạo của từng
trường, giảng viên cần cung cấp thông tin
đầy đủ, chính xác, kịp thời những nội
dung: mục tiêu của học phần; chuẩn đầu
ra của học phần; phương pháp sử dụng
trong quá trình học; cách thức đánh giá
(bài kiểm tra thường xuyên 1, bài kiểm tra
thường xuyên 2... bài thi cuối kỳ) tương
ứng vói các chuẩn đầu ra cụ thể; giáo
trình bắt buộc, tài liệu tham khảo.
Thứ hai, đối với từng bài cụ thể, bài
giảng điện từ đã thiết kế rõ ràng phần
kiến thức giảng viên giảng trên lớp, sinh
viên tự nghiên cứu, phần thảo luận nhóm.
Bởi vậy, giảng viên cần bám sát bố cục của
bài giảng điện tử để từ đó triển khai phù
hợp đối vối từ lốp học và từng ngành học.
Cụ thể:
Đốì với nội dung giảng trên lốp giảng
viên cần xác định rõ sử dụng những phương
pháp gì? Ý đồ sư phạm ra sao. Phần này
thường là những nội dung khó tương ứng
với chuẩn đầu ra ở mức độ vận dụng.
Đốì với phần nội dung kiến thức sinh

viên tự nghiên cứu, thường là những
NHÃN LỰC KHOA HỌC XÃ HỘI




sử DỤNG HỌC LIỆU CÁC HỌC PHẦN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ...

phần kiến thức đơn giản, dễ hiểu và
chuẩn đầu ra ồ mức độ ghi nhớ. Trong
phần này, giảng viên cần hướng dẫn sinh
viên nghiên cứu và cung cấp các tài liệu
rõ ràng như: nghiên cứu giáo trình trang
bao nhiêu, đọc thêm tài liệu gì. Trên cơ sở
đó, để đánh giá quá trình tự nghiên cứu
của sinh viên, giảng viên cần lựa chọn các
câu hỏi phù hợp trong ngân hàng câu hỏi
đã được xây dựng để phục vụ quá trình
đánh giá.
Đốì vối phần thảo luận nhóm, để phát
huy tính sáng tạo của sinh viên và đặc thù
của từng ngành học, phần thảo luận
thường là những phần vận dụng lý luận
vào thực tiễn. Để triển khai tốt phần này,
giảng viên cần cung cấp cho sinh viên
những chủ đề cụ thể, các tài liệu tối thiểu
cần tham khảo, các tiêu chí đánh giá kết
quả và khun khích sinh viên sử dụng
cơng nghệ để tìm kiếm thơng tin chính
xác, xây dựng triển khai bài thuyết trình

của nhóm.
Cuối mỗi bài, giảng viên cần tổng kết
tồn bộ nội dung kiến thức và giao bài cụ
thể vào buổi học sau.
Thứ ba, trong quá trình dạy - học giảng
viên có vai trị quan trọng, là người truyền
cảm hứng học tập cho sinh viên bằng
nhiều biện pháp, thông qua mỗi nội dung
của bài học và thực tiễn. Bởi vậy, giảng
viên cần sử dụng học liệu một cách linh
hoạt, cần đổi mới và đang dạng hóa các
phương pháp truyền đạt giúp bài học trở
nên hấp dẫn hơn. Giảng viên cần liên hệ
tri thức lý luận vào thực tiễn bản thân mỗi
con người đặc biệt vào bản thân sinh viên.
Đồng thời, giảng viên định hưống cho sinh
viên vận dụng kiến thức đã học vào giải
quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống
thường ngày và mở rộng sự liên hệ với
thực tiễn phát triển của đất nước, thế giới
giúp sinh viên có nhận thức rộng hơn góp


NHÂN Lực KHOA HỌC XÃ HỘI

phần hình thành thế giới quan khoa học
cho sinh viên.
Thứ tư, trong bối cảnh đất nước đổi mói
và hội nhập quốc tế sâu rộng, những tác
động từ mặt trái của kinh tế thị trường

cũng như các thế lực thù địch đòi hỏi
giảng viên cần cung cấp và kiểm soát tốt
nguồn học liệu chính thống đến sinh viên.
Bản thân mỗi giảng viên cần không ngừng
rèn luyện để nâng cao phẩm chất, năng
lực, có niềm tin vững chắc vào chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưỏng Hồ Chí Minh, vào
chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội. Giảng viên cần hiểu sâu sắc
đường lơì, chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước. Do đó, giảng
viên cần cập nhật thường xun tình hình
kinh tế, chính trị - xã hội... trong nước và
thế giới. Giảng viên cần làm đúng chuyên
môn của mình để phát triển tốì đa năng
lực chun mơn.
Thứ năm, với mỗi học phần có đặc
điểm riêng cần xác định phương pháp chủ
đạo trong học phần đó để giúp sinh viên
tiếp cận vối nội dung kiến thức dễ dàng
hơn. Ví dụ như: Học phần lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam có nhiệm vụ tái hiện
có hệ thơng tồn bộ tiến trình hoạt động,
lãnh đạo của Đảng đốì vối sự nghiệp cách
mạng của giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và dân tộc Việt Nam. Các sự
kiện lịch sử Đảng cần được nhận thức,
trình bày khách quan, rõ ràng trên cơ sở
những tư liệu, tài liệu tin cậy và được
thẩm định, cần xác định rõ sự kiện lịch

sử của Đảng để không lẫn vối sự kiện lịch
sử dân tộc, lịch sử quân sự hay lịch sử
một chuyên ngành khác. Bên cạnh đó,
giảng dạy và học tập lịch sử Đảng cịn
nhằm hiểu rõ những kinh nghiệm, những
bài học quý giá trong sự lãnh đạo của
Đảng được tổng kết từ thực tiễn lịch sử.
Như vậy, sự kết hợp nhuần nhuyễn
SÔ 5-2021


PHẠM THỊ THU HƯƠNG, vũ THỊ HỒNG VÂN

phương pháp lịch sử và phương pháp
logic là tuyệt đốì cần thiết trong cả dạy
và học lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ sáu, một trong những khâu quan
trọng không thể thiếu trong bất cứ học
phần nào là việc đánh giá quá trình học
tập của sinh viên. Việc đánh giá phải đảm
bảo tính giá trị, độ tin cậy, tính khả thi,
khách quan, cơng bằng, khoa học, phù hợp
với chuẩn đầu ra của học phần. Bởi vậy,
quá trình đánh giá kết quả học tập của
sinh viên cần phải được thực hiện công
khai từ kê hoạch, các hình thức đánh giá
để có thế giúp sinh viên nhận ra tiến bộ
của bản thân, tạo động lực học cho sinh
viên. Nên khi xây dựng các câu hỏi để
đánh giá cần bám sát nội dung phù hợp

với mục tiêu dạy học (U,I,T)(use,
introduce, teach) được xác định trong đề
cương chi tiết.
Kết luận
Trong điều kiện hiện nay để dạy - học
liệu quả các học phần lý luận chính trị
trong các trường đại học đào tạo theo mô
ninh CDIO việc xây dựng nguồn học liệu
liệu phong phú, đa dạng, hiện đại và sử
dlụng linh hoạt, phát huy tính sáng tạo
của cả người dạy, người học là yêu cầu cần
thiết. Bên cạnh đó, việc giảng dạy các học
phần này cần phải đổi mới mạnh mẽ cả
plịiương pháp dạy và học. Không nên giảng
nặng về thuyết trình mà cần thiết đốì
thpại với sinh viên, nêu câu hỏi để cùng
tìm hiểu, học tập. Sinh viên cũng không
nên chỉ thụ động nghe mà cũng cần biết
đặt ra các yêu cầu cần thiết trong khuôn
khố bài học và học phần, cần chú trọng
phương pháp liên hệ, vận dụng vào hiện
tại. Sự phát triển của khoa học và công
ngbệ tạo điêu kiện cho việc sử dụng các
phựơng tiện dạy học hiện đại trong thực
hiện bài giảng của giảng viên và q trình
học của sinh viên.
SĨ5-;

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018),

Thông tư sô' 11/2018/TT-BGDĐT ngày
06/4/2018 ban hành tiêu chí để xác định
hàng hóa chuyên dùng phục vụ trực tiếp
cho giáo dục, Hà Nội.
2. Ban Bí thư (2014), Kết luận sơ' 94KL/TW ngày 28/3/2014 về việc tiếp tục đổi
mới việc học tập Lý luận chính trị trong hệ
thơng giáo dục quốc dân, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Công
văn
sô' 3056/BGDĐT-GDĐH
ngày
19/7/2019 về việc hướng dẫn thực hiện
chương trình, giáo trình các mơn Lý luận
chính trị, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định
sô' 4890/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2019 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phê
duyệt chương trình, giáo trình sử dụng
chung các mơn lý luận chính trị đối với đào
tạo trình độ đại học các ngành khơng
chun về lý luận chính trị.
5. Đinh Xn Khoa, Thái Văn Thành,
Nguyễn Xn Bình, “Quá trình xây dựng
chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo
ngành sư phạm theo CDIO tại Trường Đại
học Vinh”, Tạp chí Giáo dục (số' đặc biệt),
tháng 10/2016.
6. Phạm Thị Thu Hương, Hoàng Thị
Hương Thu, “Học liệu trong giảng dạy đại
học theo mơ hình CDIO”, Tạp chí Giáo dục

và Xã hội (số đặc biệt), tháng 10/2020.
7. Hồ Tấn Nhựt, Đoàn Thị Minh Trinh
(biên dịch, 2010), cải cách và xây dựng
chương trình đào tạo kỹ thuật theo
phương pháp tiếp cận CDIO, Nxb. Đại học
Quốc gia Thành phơ Hồ Chí Minh.
8. Thư viện Học liệu mở Việt Nam (2015)
(VOER), Học liệu mở và các khái niệm cơ
bản, VOER,. Nguồn: .
vn/m/hoclieumovacackhainiemcoban.
NHÂN Lực KHOA HỌC XÃ HỘI

Q



×