Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

kỹ năng giải quyết mâu thuẫn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.21 KB, 16 trang )

CHỦ ĐỀ SỐ 15:
KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN
(Thời gian: 165 phút)

I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HV có khả năng:
-

Nhận diện được các mâu thuẫn nảy sinh trong đời sống và các nguyên nhân nảy
sinh những mâu thuẫn đó.
- Nêu được cách hạn chế những mâu thuẫn không đáng có.
- Biết cách kiểm sốt cảm xúc, giữ được bình tĩnh trước những mâu thuẫn và
xung đột.
- Biết chủ động giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh.
- Nêu được các cách giải quyết mâu thuẫn.
- Nêu được các bước của kỹ năng giải quyết mâu thuẫn theo phong cách hợp tác.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Giấy khổ lớn, bút dạ, kéo, băng dính.
- Câu chuyện 1, 2, 3, 4 dành cho hoạt động 1 và câu chuyện 5 dành cho hoạt
động 3 (phần phụ lục).
- Một quả bóng/quả cầu giấy hoặc chiếc khăn quấn tròn.
III. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ơn bài cũ (15 phút)
- GV tổ chức ơn bài cũ bằng cách tổ chức chơi chuyền bóng.
- Cả lớp đứng thành vòng tròn, GV đứng ở giữa cầm bóng và phổ biến luật chơi:
Khi bóng được chuyền đến vị trí của ai thì người đó phải bắt bóng và nói một câu
(khơng trùng lặp với người nói trước) về một trong số những nội dung sau:
1. Nội dung của KN Tư duy phê phán?
2. Ý nghĩa của KN tư duy phê phán?
3. Đã vận dụng KN này trong những tình huống nào?
Đồng thời, người có bóng lại tiếp tục chuyền bóng cho người khác. Trị chơi có thể tiếp


diễn trong 5 - 7 phút khi GV thấy nội dung của chủ đề về KN tư duy phê phán đã được
HV nêu tương đối đầy đủ. Nếu ai không nêu được thì sẽ được “thưởng” bằng hình thức
vui vẻ nào đó do lớp quyết định.
2. Giới thiệu bài mới
Hoạt động 1: Cách giải quyết mâu thuẫn thường gặp hiện nay (20 phút)


a. Mục tiêu
HV nhận dạng được cách giải quyết mâu thuẫn hiện nay và hậu quả của nó.
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu 4 HV xung phong đọc 4 câu chuyện (phần phụ lục) cho cả lớp nghe.
- Sau đó yêu cầu HV trả lời các câu hỏi sau:
1. Bạn có nhận xét gì về cách giải quyết mâu thuẫn của những nhân vật trong các
câu chuyện ?
2. Hậu quả của việc giải quyết mâu thuẫn bằng cảm xúc q khích?
- GV ghi tất cả các ý kiến (khơng trùng lặp) của HS lên bảng.
- Sau đó GV khái quát các ý kiến của HS và kết luận.
c. Kết luận
-

Một chuyện nhỏ nhặt có thể biến thành cuộc tranh cãi gay gắt, hoặc dẫn đến bạo
lực. Cảm xúc quá khích của con người rất dễ làm nảy sinh bạo lực. Hịa bình
hay bạo lực đều bắt đầu từ trong ý nghĩ của mỗi chúng ta.
- Cách giải quyết của các nhân vật trong các câu chuyện mang tính tiêu cực, bằng
bạo lực và hoàn toàn là sự phản ứng của cảm xúc quá khích. Họ để cho cảm
xúc tức giận điều khiển hành vi, thiếu lý trí, sáng suốt.
- Hậu quả của cách giải quyết theo cảm xúc quá khích, bằng bạo lực dẫn đến sự
tử vong, mất mát và tổn thương nặng nề cho cả người trong cuộc lẫn những
người thân của họ.
Vậy có cách giải quyết mâu thuẫn nào không làm tổn thương về thể chất và tinh thần

con người? Chúng ta sẽ tìm hiểu cách giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực trong
chủ đề này.


3. Phát triển bài mới
Hoạt động 2: Tìm hiểu mâu thuẫn, xung đột và nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn
(30 phút)
a. Mục tiêu
HV nhận biết được những mâu thuẫn thường nảy sinh trong cuộc sống và những
nguyên nhân của nó.
b. Cách tiến hành
GV chia lớp thành các nhóm từ 5 đến 8 người thảo luận các câu hỏi sau:
1. Mâu thuẫn là gì? Nó có tác động như thế nào đối với con người?
2. Trong cuộc sống bạn đã trải qua những mâu thuẫn với ai? về vấn đề gì? Nguyên
nhân nảy sinh những mâu thuẫn đó?
3. Trên cơ sở của những nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn hãy đề xuất biện pháp
hạn chế những mâu thuẫn khơng đáng có?
- Kết quả thảo luận nhóm được ghi vào giấy Ao.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Nhóm sau chỉ bổ sung những ý
khơng giống các nhóm đã trình bày.
- GV tổng hợp, phân loại, bổ sung thêm và kết luận.
c. Kết luận
Mâu thuẫn, xung đột:
-

-

Mâu thuẫn, xung đột là một q trình theo đó một bên thấy bị tổn thương, hoặc
quyền lợi của mình bị bên kia vi phạm (hoặc bị tác động tiêu cực), những bất
đồng giữa đơi bên xuất hiện và phát triển.

Có loại xung đột mâu thuẫn công khai và xung đột, mâu thuẫn ngấm ngầm.
Xung đột, mâu thuẫn là một hiện tượng tự nhiên.
Xung đột, mâu thuẫn sẽ không tự mất đi.
Xung đột có thể trở thành xung đột, mâu thuẫn lớn hơn.

Những mâu thuẫn thường nảy sinh trong cuộc sống:
-

Mâu thuẫn với bạn bè.
Mâu thuẫn với người trong gia đình, họ hàng.
Mâu thuẫn với những cá nhân khác trong cộng đồng.
Ngoài ra còn những mâu thuẫn khác.

Nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn:
-

Sự khác nhau về suy nghĩ và quan niệm.
Sự khác nhau về mong muốn/nhu cầu về lợi ích các nhân.
Sự hạn chế do cách nhìn nhận sự việc/vấn đề.


-

Chỉ xuất phát từ ý muốn/suy nghĩ chủ quan của mình, mà khơng biết thừa nhận,
tơn trọng suy nghĩ, ý kiến, quan điểm của người khác.
Có một số người hay thích gây hấn, hiếu chiến, thích người khác phải phục tùng,
hay lệ thuộc vào mình.
Sự kèn cựa, muốn hơn người của ai đó.
Sự định kiến, phân biệt đối xử.
Sự bảo thủ, cố chấp.

Nói hoặc nghĩ khơng đúng về nhau.
Ngồi ra cịn có những ngun nhân khác .

Cách hạn chế mâu thuẫn nảy sinh:
-

Có trách nhiệm với lời nói của mình.
Tơn trọng sự khác biệt của mọi người (quan điểm, ý kiến,…)
Thiện chí với mọi người. Suy nghĩ tích cực.
Khơng nên trầm trọng hóa những bất đồng. Nên tự hỏi: "Đây có phải chuyện lớn
khơng? Có đáng giận khơng? Mình giận có giải quyết được vấn đề khơng?"
Tin rằng, sống hịa hợp với mọi người sẽ làm cho cuộc sống của ta hạnh phúc
hơn.


Hoạt động 3: Kiểm soát cơn giận để giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực (30
phút)
a. Mục tiêu
HV nhận thức được trong mọi tình huống cần kiểm sốt được cơn giận để có thể giải
quyết mâu thuẫn một cách tích cực.
b. Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm:
GV chia lớp thành nhóm từ 5 đến 8 người, phát cho mỗi nhóm câu chuyện về Hùng và
Cường (phụ lục).
GV yêu cầu các nhóm đọc kĩ câu chuyện và thảo luận các câu hỏi:
1. Phân tích các KNS trong cách ứng xử, giải quyết mâu thuẫn của Hùng?
2. Các dấu hiệu nào để nhận biết mình đang tức giận?
3. Có thể kiểm sốt cảm xúc giận dữ và thay thế chúng bằng những cảm xúc điềm
tĩnh và bình an hơn bằng cách nào?
Yêu cầu các nhóm viết kết quả thảo luận vào giấy Ao.

Bước 2: Làm việc chung tồn lớp:
Đại điện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
GV cùng với HS phân tích mẫu hành vi, các KNS thể hiện trong cách ứng xử của Hùng,
GV lưu ý cần làm bật:


Khi tự nhủ “Hãy cố thư giãn nào”; “Phải giữ bình tĩnh”; “Mình sẽ khơng nói
chuyện với cậu ta cho tới khi mình thật sự bình tĩnh”... là thể hiện KN kiềm chế,
kiểm soát cơn giận.
- Khi nghĩ: Chẳng cần lo lắng về những điều cậu ta nói, đó khơng phải là sự thật”
hoặc “Có lẽ cậu ấy khơng cố tình/ ác ý nói xấu mình, mà do cậu ấy nghe thơng
tin đồn đại khơng chính xác”... là thể hiện KN suy nghĩ tích cực.
- Khi ra quyết định”, “Mình sẽ nói chuyện đàng hồng, thẳng thắn với cậu ấy” thể
hiện KN kiên quyết.
GV cùng với HV phân tích các biểu hiện khi có cảm xúc giận dữ và cách kiểm sốt cơn
giận.
- Sơi máu, nóng mặt... muốn xả hận.
- Nếu cảm thấy muốn mắng, chửi/ cào xé người kia, hãy:
+ Tự hỏi: “Nếu mình mắng, chửi/ cào xé người này, hậu quả sẽ như thế nào.”
+ Tự hỏi: “Nếu mình mắng, chửi/ cào xé người này và một trong hai người bị
tổn thương, điều gì sẽ xảy ra?”
-

c. Kết luận
Khi rơi vào trạng thái giận dữ trong tình huống chứa đựng mâu thuẫn, chúng ta phải
biết kiềm chế, kiểm sốt cơn giận và suy nghĩ tích cực, tìm cách giải quyết mâu thuẫn
một cách thiện chí, mang tính xây dựng tránh những hành vi bạo lực.
Cần nhận biết khi nào mình đang tức giận, thường là khi có những dấu hiệu sau:
-


Nóng mặt;
Nghiến răng;
Lên giọng;
Mắng thầm người kia trong bụng.

Cách kiểm sốt cơn giận:
Khi biết mình đang tức giận, hãy:
-

Tự nói với mình: “Mình đang tức giận”.
Hít thở sâu vài hơi để lấy lại bình tĩnh, tự trấn tĩnh bằng những suy nghĩ bình an.

-

Nghĩ về các hậu quả của việc hành động theo sự chi phối của cơn giận.
Nghĩ về các giá trị của bản thân như hòa bình, tơn trọng…

Hoạt động 4: Tìm hiểu các cách giải quyết mâu thuẫn (20 phút)
a. Mục tiêu
HV biết các cách giải quyết mâu thuẫn trong các tình huống khác nhau.
b. Cách tiến hành


GV giới thiệu thường có 4 cách giải quyết mâu thuẫn cơ bản trong cuộc sống là: Hợp
tác; lảng tránh; nhượng bộ; thỏa hiệp.
GV lấy tinh thần xung phong của HV (8 bạn) để sắm vai 4 tình huống sau:
Tình huống 1: Hai chị em Hà cùng cha mẹ đẻ ra mà tính tình lại khác nhau nhiều. Tính
Hà cẩn thận, còn cậu em Hải lại tùy tiện, bạ đâu bỏ đó. Hải đã nhiều lần tự tiện lấy đồ
dùng học tập của chị và đánh mất, đến lúc Hà cần đến lại không thấy. Hà bực lắm và
yêu cầu Hải nói chuyện với mình để chấm dứt tình trạng này. Nhưng Hải phớt lờ và cho

rằng chuyện đó có quan trọng gì đâu, bảo chị xin tiền bố mẹ mua lại những đồ dùng mà
Hải đã làm mất của chị.
Tình huống 2: Hiền và Hoa là 2 cơ bạn thân từ nhỏ. Họ thân nhau như chị em vậy. Do
một hiểu lầm mà hai người giận nhau, nhưng cả hai đều rất buồn, họ khơng muốn tính
bạn của họ sứt mẻ. Cả hai đều muốn nói chuyện để giải quyết khúc mắc và họ nghĩ
xem nói như thế nào để khơng làm tổn thương nhau.
Tình huống 3: Chị Hương sống cùng với mẹ chồng. Mẹ chồng thương con trai nên
không muốn con trai phải vào bếp phụ giúp vợ. Chị Hương cho rằng mẹ chồng như vậy
là bất công, chị quyết định phải nói chuyện với mẹ chồng để bà thay đổi việc ngăn cản
con trai giúp vợ. Trong q trình trao đổi bà nói rằng bà khơng chấp nhận được việc
con trai phải vào bếp, nếu chị Hương muốn vậy, bà sẽ đi chỗ khác. Chị Hương không
muốn bà bỏ đi nơi khác, sẽ mang tiếng cho gia đình chị, thế là chị đành thơi khơng đề
cập đến vấn đề này nữa.
Tình huống 4: Nhà anh Ba tiết kiệm được một khoản tiền, vợ anh thì muốn sử dụng
khoản tiền đó vào việc sửa nhà, cịn anh Ba thì muốn sử dụng khoản tiền đó để mua
xe, trong khi số tiền chỉ đủ để làm 1 trong 2 việc đó. Vợ khơng thuyết phục được chồng
và ngược lại chồng cũng không thuyết phục được vợ. Cuối cùng, họ quyết định gửi số
tiền đó vào ngân hàng.
-

GV phân cơng 2 HV đảm nhận sắm vai 1 tình huống và dành cho họ 5 phút để
chuẩn bị.
- Trước khi các cặp sắm vai thể hiện cách giải quyết mâu thuẫn trong từng tình
huống, GV yêu cầu HV chú ý nhận dạng cách giải quyết mâu thuẫn của các
nhân vật trong từng tình huống và trả lời các câu hỏi sau:
1. Cách giải quyết của Hải (tình huống 1) có thể gọi tên là gì? Bạn có hay gặp cách
giải quyết mâu thuẫn theo kiểu này không? Cách giải quyết theo kiểu này
thường xảy ra khi nào?
2. Cách giải quyết mâu thuẫn của Hiền và Hoa (tình huống 2) có thể gọi tên là gì?
Bạn có hay gặp cách giải quyết mâu thuẫn theo kiểu này không? Cách giải quyết

theo kiểu này thường xảy ra khi nào?


3. Cách giải quyết mâu thuẫn của chị Hương (tình huống 3) có thể gọi tên là gì?
Bạn có hay gặp cách giải quyết mâu thuẫn theo kiểu này không? Cách giải quyết
theo kiểu này thường xảy ra khi nào?
4. Cách giải quyết mâu thuẫn của vợ chồng anh Ba (tình huống 4) có thể gọi tên là
gì? Bạn có hay gặp cách giải quyết mâu thuẫn theo kiểu này không? Cách giải
quyết theo kiểu này thường xảy ra khi nào?
- GV ghi nhận tất cả các ý kiến của HV dù có khác nhau.
- GV phân tích, bổ sung và chốt lại.
c. Kết luận
Có 4 cách giải quyết mâu thuẫn:
1. Lảng tránh khi vấn đề không quan trọng, vấn đề không liên quan đến quyền lợi
của bản thân.
2. Hợp tác khi muốn tìm ra giải pháp phù hợp với cả hai bên; duy trì mối quan hệ
lâu dài.
3. Nhượng bộ khi nhận thấy tiếp tục đấu tranh sẽ có hại (Một điều nhịn là chín
điều lành).
4. Thỏa hiệp khi hai bên đều khăng khăng với mục tiêu riêng; Cần được giải pháp
tạm thời.
Hoạt động 5: Tìm hiểu cách giải quyết mâu thuẫn theo phong cách hợp tác (30
phút)
a. Mục tiêu
HV nắm được những điều cần chuẩn bị và quy trình giải quyết mâu thuẫn theo phong
cách hợp tác để có thể vận dụng vào trong cuộc sống.
b. Cách tiến hành
- GV sử dụng phương pháp động não đặt câu hỏi:
Để giải quyết mâu thuẫn theo cách hợp tác theo bạn:
1.

2.
-

Bước chuẩn bị tâm thế trước khi bước vào giải quyết mâu thuẫn?
Quá trình giải quyết mâu thuẫn cần tuân theo các bước như thế nào?
GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng.
GV cùng với HV phân tích, tổng hợp, bổ sung và kết luận.

c. Kết luận
Chuẩn bị tâm thế để bước vào giải quyết mâu thuẫn:
-

Giải quyết xung đột, mâu thuẫn đem lại lợi ích, động lực cho sự phát triển;
Đương đầu với vấn đề có thể giải quyết.


-

Lựa chọn cách nói, thể hiện, giải quyết thay vì phản ứng với người có mâu thuẫn
với mình.
Mục tiêu giải quyết mâu thuẫn hướng đến cùng thành cơng thay vì cần thắng đối
phương.
Cùng chịu trách nhiệm về xung đột, mâu thuẫn xảy ra.
Đặt mình vào vị trí của đối phương đốn xem họ nghĩ gì, muốn gì, khơng thích
gì.
Bày tỏ cảm xúc một cách cởi mở, nhưng biết kiểm soát cảm xúc để tránh gây
căng thẳng.
Khơng giải thích, khơng chỉ trích, quan trọng là đưa ra giải pháp.
Chỉ hỏi những câu hỏi mang tính xây dựng.
Vận dụng sự hài hước đúng mực, cùng với những dẫn chứng cụ thể.


Các bước giải quyết mâu thuẫn:
-

Kiềm chế cảm xúc - sử dụng các KN thư giãn. Tự đưa mình ra khỏi tâm trạng/
tình huống đó.
- Xác định ngun nhân dẫn đến mâu thuẫn - Ai là người gây ra mâu thuẫn/chịu
trách nhiệm. Cần suy nghĩ tích cực, vì nó có tác động mạnh đến cảm xúc và
hành vi tích cực. (Nếu cần tách khỏi người có mâu thuẫn với mình một thời gian
để suy nghĩ và tìm cách giải quyết mâu thuẫn đó).
- Tìm thời điểm thích hợp để bày tỏ suy nghĩ của mình. Hỏi người có mâu thuẫn
với mình có thời gian để ngồi nói chuyện về mâu thuẫn đó khơng.
- Hãy nói với người có mâu thuẫn với mình về cảm xúc của mình.
- Hãy nói với họ tại sao mình lại có cảm xúc như vậy.
- Hãy lắng nghe, lắng nghe và lắng nghe câu trả lời của người đó.
- Hãy cùng thảo luận về cách giải quyết mâu thuẫn.
- Tiếp tục thảo luận/thương lượng một cách bình tĩnh. Nếu mâu thuẫn không thể
giải quyết được/hoặc một trong 2 người trở nên quá giận dữ rồi, thì hãy dừng
cuộc thảo luận/ thương lượng và hẹn sẽ nói chuyện về vấn đề đó.
4. Liên hệ thực tế.
Hoạt động 6: Tôi đã và sẽ giải quyết mâu thuẫn như thế nào? (20 phút)
a. Mục tiêu
HV nhận ra sự cần thiết phải thay đổi hành vi, cách ứng xử khi giải quyết mâu thuẫn
trong cuộc sống hàng ngày.
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu tất cả lớp suy nghĩ về 2 câu hỏi sau đây:


1. Bạn đã từng giải quyết mâu thuẫn trong cơn tức giận chưa? Đó là tình huống cụ
thể nào? Bạn đã thể hiện thái độ, hành vi, lời nói như thế nào trong tình huống

đó, kết quả như thế nào?
2. Bây giờ nếu gặp tình huống tương tự như vậy, bạn có thay đổi cách giải quyết
hay khơng? Nếu có thì bạn sẽ giải quyết như thế nào?
- HV suy nghĩ và chia sẻ theo nhóm đơi.
- GV mời 1 vài HV chia sẻ trước lớp.
c. Kết luận
Mỗi người cần biết kiểm sốt cơn giận thay vì để cho cảm xúc tức giận chi phối hành vi
khi giải quyết mâu thuẫn để tránh những hậu quả không lường.
5. Tổng kết ( 15 phút)
GV yêu cầu HV nói lên những thu hoạch của bản thân về nhận thức, KN sau khi học
chủ đề này (chỉ nêu những ý kiến không trùng lặp với người đã nói trước).
GV chỉ bổ sung thêm sau khi HV đã hết ý kiến.


-

-

-

- nảy
Khi sinh
nảy sinh
những
bất đồng
ta khơng
nêntrọng
trầmhóa
trọng
nó để

biến nhỏ
Khi
những
bất đồng
chúngchúng
ta khơng
nên trầm
nó hóa
để biến
chuyện
chuyện
nhỏ
thành chuyện lớn.
thành
chuyện
lớn.
- Khơng thể chấp nhận cách giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực. Khi xuất hiện cơn
Không thể chấp nhận cách giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực. Khi xuất hiện cơn giận dữ
giận dữ chúng ta cần biết kiểm sốt khơng để chúng chi phối hành vi của mình,
chúng ta cần biết kiểm sốt khơng để chúng chi phối hành vi của mình, để tránh làm tổn
để tránh làm tổn thương người khác, hoặc hậu quả không lường.
thương người khác, hoặc hậu quả không lường.
- Tùy từng tình huống mà lựa chọn cách giải quyết phù hợp, nhưng phong cách
Tùy từng tình huống mà lựa chọn cách giải quyết phù hợp, nhưng phong cách giải quyết
giải quyết mâu thuẫn tích cực nhất là hợp tác. Cần chuẩn bị tâm thế và vận dụng
mâuquy
thuẫn
tích
nhất
là thuẫn

hợp tác.
chuẩn
tâmtác
thếcóvàhiệu
vậnquả.
dụng quy trình giải
trình
giảicực
quyết
mâu
theoCần
phong
cáchbịhợp
quyết
thuẫn
phong
tácphong
có hiệu
quả.
- Đểmâu
có KN
giảitheo
quyết
mâucách
thuẫnhợp
theo
cách
hợp tác cần vận dụng nhiều giá
Để có
giải

mâucó
thuẫn
theo phong
cách
hợpbình,
tác cần
dụng
nhiều
trị sống
trị KN
sống
vàquyết
KN sống
liên quan
như: giá
trị hịa
giávận
trị tơn
trọng,
giágiá
trị u
và KN
sống có
liên quan
như:
hịa bình,
giá trị
tơntích
trọng,
giátựtrịtrọng,

u thương,
khoan
thương,
khoan
dung…
và giá
cáctrịKNS
như suy
nghĩ
cực,
thiện chí,
dung…
cácvới
KNS
nhưthẳng,
suy nghĩ
cực,
tự xúc,
trọng,hợp
thiện
chí,
ứngtiếp,
phóthuyết
với căng
thẳng,
ứngvà
phó
căng
kiểmtích
sốt

cảm
tác,
giao
phục,
kiểmthương
sốt cảm
xúc,rahợp
tác,định
giaovàtiếp,
phục,
thương lượng, ra quyết định và giải
lượng,
quyết
giải thuyết
quyết vấn
đề…
quyết vấn
đề…
6. Đánh
giá (15
phút)
Xử lí tình huống:
6.1 Một HS trong trường thơ bạo và tìm cách chế nhạo bạn. Bạn cảm thấy thế nào?
Bạn sẽ ứng xử như thế nào?
6.2 Giờ ra chơi, một nhóm HS bước vào quán nước ở cổng trường, lúc đó em đang
ngồi uống nước trong qn. Một HS trong nhóm này vơ tình nhổ nước bọt vào chân
bạn. Bạn quay lại yêu cầu người HS đó phải xin lỗi, tuy nhiên người đó đã khước từ,
khơng chịu xin lỗi, lại cịn cười bạn? Vậy bạn sẽ ứng xử như thế nào?
6.3 Giờ ra chơi có một vài HS lớp khác đến trêu bạn hoặc phá quấy trò chơi mà bạn
đang tham gia. Họ dùng những lời lẽ thơ tục, thiếu văn hóa để châm chọc. Bạn sẽ giải

quyết như thế nào?
6.4 Bạn đang tham gia vào một trị chơi giữa các nhóm bạn cùng tuổi tại sân trường.
Một thành viên của nhóm khác chạy xô vào bạn, cả 2 người cùng ngã. Mặc dù người
kia sai, bạn vẫn đỡ người đó dậy, nói lời xin lỗi hoặc hỏi han rất lịch sự. Tuy nhiên, đáp
lại thái độ rất lịch sự của bạn, người kia chửi tục, xúc phạm hoặc đe dọa. Vậy bạn sẽ
xử lý như thế nào?

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Dành cho hoạt động 1
Câu chuyện 1:


Khoảng 11g30 ngày 26-9, nhiều học sinh và người dân ở đây đã kinh hoàng chứng kiến
cảnh một học sinh đã bị chém chểt ngay trước cổng Trường THPT Ngô Quyền (P.An
Hải Đông, Q.Sơn Trà, TP Đà Nẵng).
Theo ông Nguyễn Thanh Phương - hiệu trưởng trường THPT Ngô Quyền, lúc 11g15
sau khi tan học, Trương Quang Nghĩa (học sinh lớp 11/8) cùng các em vừa ra trước
cổng trường thì bị một nhóm thanh niên ngồi trong quán cà phê gần đó gọi vào. Nghĩa
đi vào quán, phát hiện thêm một số thanh niên đang ngồi trong đó liền bỏ chạy.
Ngay lúc đó, nhóm thanh niên này liền đuổi theo đâm, chém làm Nghĩa gục xuống tại
chỗ. Được đưa vào Trung tâm Y tế quận Sơn Trà cấp cứu nhưng Nghĩa đã tử vong
trước đó.
Theo ơng Phương, trước đây Nghĩa từng là học sinh cá biệt, nhưng từ đầu năm đến
nay em đã nghiêm túc hơn trong lớp học.
Đến chiều 26-9, Công an phường An Hải Đông cho biết vẫn chưa điều tra, xác minh
được các đối tượng đã chém chết Nghĩa.
Trước đó vào chiều 16-9, sau khi tan học em Võ Nhật Linh (lớp 11A8 Trường THPT
Trần Phú, Đà Nẵng) ngồi uống nước trước cổng trường cũng bị một nhóm thanh niên
ập tới dùng dao đâm chém khiến em bị xun màng phổi và lịi cả lá lách ra ngồi.
Nguồn VnExpress


Câu chuyện 2: Nữ sinh lớp 8 bị bạn gái đánh đến bất động
Từng là bạn, nhưng từ khi thấy Thảo được chọn làm người dẫn chương trình văn nghệ,
sau đó ít nói chuyện với mình, hai nữ sinh trường THCS Lê Lai, quận 8, TP HCM, lao
vào đánh liên tục đến khi bạn đổ gục.
Sự việc diễn ra ngay trong lớp học vào giờ ra chơi chiều 30/3. Khi thầy giáo đến nơi,
hai nữ sinh dở thói "anh chị" đã tránh mặt, còn học sinh Võ Thanh Thảo đã nằm bất
động.
Tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, nạn nhân được xác định tổn thương ở đầu, vai
bên trái và chân trái. Đến chiều nay, trao đổi với VnExpress.net, nữ sinh này vẫn cịn
thấy đau ở đầu, khó thở và chưa thể đi lại bình thường do chân bị bạn đá gây tổn
thương.
"Em cũng khơng biết tại sao mình bị đánh, bởi giữa em và hai bạn ấy không có xích
mích gì. Vài tháng trước, chúng em cịn chơi với nhau bởi em là người kèm hai bạn ấy


học tập. Vậy mà cách đây hai tuần, từ khi em dẫn chương trình văn nghệ, thái độ của
hai bạn ấy khác hẳn", Thảo nói.
Khai với cơng an phường 15, quận 8, một trong hai "nữ đại bàng" học đường cho rằng
nguyên nhân của vụ đánh bạn là do sau khi làm MC cho chương trình văn nghệ ở
trường, Thảo đã có thái độ chảnh, khinh thường, nhìn mặt thấy ghét nên cùng một bạn
nữa ra tay.
Một nhóm học sinh lớp 8/3 cho biết, Thảo bị đánh ngay sau khi hết tiết học thứ 3. "Thầy
giáo dạy văn vừa bước ra khỏi lớp một chút thì hai bạn ấy lao tới tát vào mặt Thảo và
thúc cùi chỏ, lên gối, đồng thời dùng tay đánh túi bụi vào đầu bạn", một học sinh nói.
Một em khác cũng cho biết: "Chúng em chứng kiến nhưng khơng dám can vì hai bạn
này rất dữ tợn. Một tháng trước, một bạn trong lớp đã bị đánh nên khi thấy có chuyện,
khơng ai dám lên tiếng mà chỉ ngồi yên hoặc đứng nhìn".
Theo lời một quản sinh, Thảo là học sinh học lực khá và rất ngoan; còn một trong hai
học sinh đánh bạn từng bị mời phụ huynh vì tội đánh bạn. Cả hai em này đều có hồn

cảnh khó khăn, trong đó một em mồ côi cha mẹ sống cùng ông bà.
Đại diện Ban giám hiệu trường Lê Lai cũng cho hay, nhà trường đã nhiều lần làm việc
và nhắc nhở từ cứng rắn cho tới mềm mỏng; nhưng do hoàn cảnh gia đình của các em
quá đặc biệt nên cứ vài hơm các em vẫn quay về bản tính cũ.
Hiện cơng an phường 15 tiếp tục lấy lời khai từ các bên để làm rõ vụ việc.
VnExpress - Thứ Năm, 1/4/2010. Thiên Chương
Câu chuyện 3: Thiệt mạng vì ngăn em trai hỗn với cha
Thấy em trai dùng lời thô tục lăng nhục cha, anh Muôn đã can ngăn liền bị người này
vung dao đâm tử vong.
Hôm nay, TAND TP. Cần Thơ đã tuyên phạt hung thủ Bùi Văn Phải (30 tuổi, ngụ
phường Phước Thới, quận Ơ Mơn, TP Cần Thơ) mức án 12 năm tù về tội “giết người”.
Theo cáo trạng, khoảng 20 giờ ngày 3/10/2009, khi đã ngà say sau một chầu nhậu,
Phải mò đến nhà cha ruột xin 200 ngàn để chuộc chiếc điện thoại đã cầm. Thấy cha nói
khơng có tiền, Phải cự cãi bằng những lời lẽ thô tục.


Thấy em hỗn với cha, anh Muôn đang ngủ trong nhà vội tơng cửa bước ra nói chuyện
phải trái với em. Lời qua tiếng lại, anh Muôn dùng cành cây đánh vào người Phải. Sau
đó, Phải chạy vào nhà bếp cầm con dao lao ra đâm liên tiếp vào người anh trai. Dù
được đưa đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong trong ngày hôm sau.
(Nguồn: VnExpress - Thứ năm, 25/2- Quang Minh)

Câu chuyện 4: Bị đâm chết vì đòi yêu em gái bạn
Cất lời xin được yêu em gái của người đồng nghiệp, thiếu niên 15 tuổi đã bị ơng bạn
tìm dao đâm thẳng vào ngực. Nạn nhân chết trên đường đưa đi cấp cứu.
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương chẩn đốn, Nguyễn Văn Vàng (15 tuổi, ngụ
ở Cần Thơ) bị đâm trúng tim.
Chiều 8/11, Cơng an xã Bình Chuẩn, Thuận An, Bình Dương cùng lực lượng dân quân
đã vây bắt khẩn cấp hung thủ giết người Kim Ma (22 tuổi).
Theo điều tra ban đầu, nạn nhân Vàng làm cùng chỗ với Kim Ma tại vựa phế liệu Đại

Phát Tài và đem lòng yêu em gái của bạn.
Trong bữa nhậu tại chỗ làm, Vàng thưa chuyện để mong ơng anh chấp nhận thì bị Kim
Ma từ chối. Lời qua tiếng lại, Ma đứng dậy đạp đổ bàn nhậu, đánh Vàng.
Dù 4 người làm công khác can ngăn nhưng Kim Ma chạy vào bếp, chụp con dao dài
khoảng 30 cm đâm một nhát vào ngực trái làm Vàng gục ngã tại chỗ.
Nguồn VnExpress


Phụ lục 2: Dành cho hoạt động 3.
Câu chuyện 5: Chuyện về Hùng và Cường
Hùng và Cường là đôi bạn thân. Bỗng nhiên Cường trở nên lạnh nhạt, xa lánh Hùng.
Một hơm, tình cờ Hùng đi sau Cường và một người bạn cũ của hai người là Dũng.
Hùng nghe thấy Cường kể cho Dũng những chuyện không hay về Hùng, đáng tiếc là
những chuyện đó khơng phải là sự thật .
Trong khi Cường đang thao thao bất tuyệt thì Hùng cảm thấy sôi máu lên, chỉ muốn
nhảy vào túm lấy Cường và cho mấy quả đấm. Nhưng rồi Hùng đã kịp tự nhủ: “Hãy cố
thư giãn nào”; “Phải giữ bình tĩnh”; “Mình sẽ khơng nói chuyện với cậu ta cho tới khi
mình thật sự bình tĩnh”.
Sau một phút trấn tĩnh lại, Hùng lại nghĩ: “Chẳng cần lo lắng về những điều cậu ta nói,
đó khơng phải là sự thật”, rồi Hùng lại nghĩ tiếp: “Có lẽ cậu ấy khơng ác ý nói xấu mình,
mà do cậu ấy nghe thơng tin đồn đại khơng chính xác”.
Rồi Hùng quyết định: “Mình sẽ nói chuyện đàng hồng, thẳng thắn với cậu ấy”. Sau đó,
Hùng vượt lên trước mặt Cường và Dũng. Hùng nói với Cường một cách cương quyết:
- Xin lỗi, những gì mà cậu đang nói làm tơi rất khó chịu. Tơi buộc lịng cắt ngang vì tơi
khơng muốn cậu tiếp tục tung những điều không đúng về tôi. Tôi cảm thấy rất đau lịng
và khơng hiểu sao đã từng là bạn thân của nhau, nay cậu lại có thể nói những điều
khơng có thật như vậy về tơi.
Cường giật mình và cũng chẳng biết thanh minh gì nữa, chỉ biết nói với Hùng:
- Xin lỗi cậu, mình sai rồi.




×