Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TaiLieuPhatTay kynangsong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.39 KB, 14 trang )

KỸ NĂNG ĐẶT MỤC TIÊU
Người sống có mục tiêu mới là người biết quý trọng cuộc sống của mình và
đặt vào cuộc sống nhiều ý nghĩa. Cịn ai sống khơng có mục tiêu, sống theo kiểu
nước chảy bèo trơi, được chăng hay chớ thì cuộc đời khơng có mục đích, trở nên
vơ vị, có thể bị lệch lạc.
Người nào đặt cho mình những mục tiêu phù hợp với khả năng và điều kiện
của mình và quyết tâm thực hiện chúng thì sẽ phát huy hết những điểm mạnh của
bản thân và người đó sẽ dẫn bước lên những nấc thang thành công trong cuộc sống.
Vậy mỗi chúng ta cũng cần có những mục tiêu riêng cho bản thân mình tùy
thuộc vào từng giai đoạn của cuộc đời, mục tiêu khi là học sinh, sinh viên, khi đi
làm, khi lập gia đình hoặc là khi mong muốn trở thành ơng chủ. Trước khi đặt được
mục tiêu cho bản thân ta hãy tìm hiểu về khái niệm, các bước đặt mục tiêu như thế
nào.
I.
KHÁI NIỆM, VÀ CÁC BƯỚC ĐẶT MỤC TIÊU.
1. Khái niệm :
mục tiêu là kết quả cuối cùng mà chúng ta mong muốn để thực hiện (đạt
được) một công việc nào đó ở mỗi giai đoạn của cuộc đời trong một thời
gian xác định. Những mục tiêu này sẽ thay đổi theo mỗi giai đoạn của cuộc
đời.
Đặt mục tiêu cho bản thân từng cá nhân có hai ý nghĩa chính sau.
- Khả năng đặt mục tiêu là khả năng của con người trong việc đề ra cái đích
có thể thực hiện.
- Khả năng đặt mục tiêu giúp chúng ta sống có mục đích, có kế hoạch và khả
năng thực hiện mục tiêu của đời mình.
Để việc đặt mục tiêu nào đó của bản thân chúng ta được thuận lợi và đạt được
hiệu quả cao trong khi lên kế hoạch và thực hiện, ta cần phải xác định được có
những loại mục tiêu nào, các bước thực hiện một mục tiêu ra sao.
2. Mục tiêu trước mắt và mục tiêu dài hạn.



a. Mục tiêu ngắn hạn :
Mục tiêu trước mắt là kế hoạch có thể hồn thành trong vịng 6 tháng.
Ví dụ:


Hơm nay, tơi sẽ lau nhà.
Tơi sẽ vượt qua kì thi trong hai tháng tới.



Tôi sẽ thêu khăn trải bàn để tháng tới đem ra chợ bán.



Đặt ra mục tiêu ngắn hạn có thể giúp bạn lập kế hoạch để hồn thành những
cơng việc sẽ xảy ra trong tương lai gần. Khi bạn đề ra những mục tiêu thì hãy viết
ra và lên kế hoạch làm thế nào để đạt được chúng như vậy bạn sẽ dễ dàng hoàn
thành mục tiêu hơn.
Ví dụ nếu mục tiêu của bạn là giành được điểm tốt trong kì thi hai tháng tới thì
hãy ngồi xuống và ghi ra bạn sẽ chuẩn bị như thế nào để có thể làm tốt bài thi. Bạn
sẽ xắp xếp thời gian học như thế nào (hàng ngày hay tuần ba buổi...)? Bạn sẽ học ở
đâu? Ai sẽ động viên bạn? Bạn sẽ học với thời gian bao lâu? Nếu bạn thực hiện
theo kế hoạch, có thể bạn sẽ làm tốt bài thi. Như vậy bạn sẽ đạt được mục tiêu của
mình.
b. Mục tiêu dài hạn.
Mục tiêu dài hạn kế hoạch có thể hồn thành trong một năm hoặc lâu hơn. Chẳng
hạn như:




Tôi sẽ đi cao đẳng / đại học để trở thành chuyên viên / kỹ sư.
Tôi sẽ có một doanh nghiệp tư nhân sau 5 năm nữa.

Mục tiêu dài hạn là những kế hoach giúp bạn đạt được ước mơ của mình. Khi bạn
lập ra kế hoạch làm thế nào để đạt được mục tiêu bạn sẽ tránh được những hành vi
có thể cản trở việc bạn đạt được ước mơ đó. Mục tiêu dài hạn được hoàn thành nhờ
việc hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn.
Ví dụ, nếu bạn muốn học ở một trường đại học uy tín bạn cần phải lập ra các kế
hoach ngắn hạn để giành được điểm tốt ở trường, để sau này có thể làm tốt bài thi
đại học và tránh xa các tệ nạn xã hội - cái có thể làm bạn mất cơ hội đặt chân vào
cổng trường đại học. Nếu bạn bỏ qua những việc mà bạn cần phải làm ngay từ bây
giờ để thì có nghĩa bạn đang đánh mất cơ hội để thực hiện ước mơ của mình. Một
người sáng suốt sẽ thực hiện theo cách, “Nỗ lực cho những gì đáng giá (làm)” Nếu


bạn thực sự muốn giành được mục tiêu của mình thì bạn cần phải nỗ lực hết mình
để giành được mục tiêu đó.
3. Các bước đặt mục tiêu.
Các bước sau đây sẽ giúp bạn thành lập mục tiêu của mình:
Đặt mục tiêu SMART
Có thể bạn đã từng nghe nói về “Mục tiêu SMART” rồi nhưng bạn đã áp dụng các
quy tắc đó chưa? Có thể nói mục tiêu thiết lập theo quy tắc SMART sẽ tạo ra nhiều
động lực cho người thiết lập hơn. Có nhiều cách diễn giải về từ SMART nhưng
nhìn chung thì SMART đại diện cho: Cụ thể - Đo lường được - Khả thi - Thích hợp
- Có khung thời gian
Thiết lập mục tiêu cụ thể: Mục tiêu phải rõ ràng và được xác định rõ, tránh đặt
mục tiêu mơ hồ hoặc chung chung vì khơng mang lại định hướng đầy đủ. Hãy nhớ
rằng, bạn cần mục tiêu để chỉ đường do đó phải làm cho mục tiêu trở nên dễ dàng
hơn bằng cách xác định chính xác nơi bạn muốn kết thúc.
Đặt mục tiêu đo lường được: Mục tiêu phải bao gồm khối lượng công việc chính

xác, ngày tháng, vv…để có thể đo lường mức độ thành cơng của mục tiêu đó. Nếu
mục tiêu của bạn chỉ đơn giản là “đạt bằng khá “ thì bạn không thể nào biết được
mức nào sẽ là khá. Vì vậy hãy cho bạn một con số để đạt được nó “ Đạt tấm bằng
khá với số điểm tổng kết là 7,5.”
Đặt mục tiêu khả thi: Phải đảm bảo mục tiêu đặt ra có khả năng thực hiện được
nếu không bạn sẽ dễ dàng mất tự tin và thấy nản lòng. Tuy nhiên, cũng tránh thiết
lập mục tiêu quá dễ dàng vì khi bạn khơng phải làm việc vất vả để đạt được mục
tiêu, chiến thắng sẽ chẳng còn ý nghĩa gì và khiến bạn nhát gan khơng dám đặt ra
các mục tiêu có nguy cơ cao. Tốt nhất nên thiết lập một mục tiêu thực tế nhưng thử
thách để cân bằng mọi thứ khiến bạn phải “nâng cao khả năng” và mang lại sự hài
lòng lớn nhất cho bản thân.
Đặt mục tiêu tương thích: Khi đặt mục tiêu tương thích với định hướng cuộc
sống và sự nghiệp, bạn có thể phát triển tập trung để ln tiến lên và hồn thiện
mình. Cịn nếu đặt mục tiêu q rộng và không phù hợp, bạn sẽ thấy thời gian sẽ đi
một đường, còn cuộc sống sẽ đi một nẻo.


Đặt mục tiêu có thời hạn: Mục tiêu ln phải có thời hạn. Điều đó có nghĩa rằng
bạn sẽ biết được thời điểm chính xác để ăn mừng thành cơng. Khi bạn làm việc
dưới sức ép của hạn chót, bạn sẽ thấy cấp thiết và đạt được thành công nhanh hơn.

1. Xác định mục tiêu: Ghi ra một mục tiêu ngắn hạn và một mục tiêu dài hạn.
Ví dụ: “Tơi sẽ học 3 năm tại trường trung cấp Nhân Đạo để trở thành một
chuyên viên / kỹ sư với mức lương 5 triệu sau khi ra trường”.
2. Những lợi ích mà tơi sẽ có được nếu tơi đạt được mục tiêu của mình là
gì? Chẳng hạn như là “tơi có thể ni sống bản thân và gia đình vì tơi có thu
nhập là 5 triệu / 1 tháng”.
3. Những trở ngại ngăn cản tơi đạt được muc tiêu của mình? Nếu tơi khơng
học hành chăm chỉ thì tơi sẽ khơng thể nào tốt nghiệp sau 3 năm học, sẽ
khơng có được mức lương như mong muốn. Vậy thì cần phải thay đổi những

hành vi không tốt để đạt được mục tiêu đã đề ra.
4. Bạn cần phải học hay làm gì? “Tơi phải tập thói quen học tập hợp lý như
vậy tơi mới có thể làm tốt các bài thi, tốt nghiệp đúng hạn”, “ phải trau dồi
thêm tiếng anh”
5. Ai sẽ đông viên tôi? “Cô giáo tôi, mẹ tôi, cha tôi, em trai, người yêu”
6. Kế hoạch thực hiện của tôi như thế nào? “Trước tiên tôi sẽ học bài hàng
ngày để làm tốt các bài thi. Tôi sẽ dành thời gian để luyện tập và hoàn thành
tốt những bài tập khi đi thực hành tại phòng máy, xưởng sản xuất.
7. Ngày hồn thành: Khi nào tơi sẽ hồn thành mục tiêu? Ví dụ đưa ra ngày
bạn sẽ tốt nghiệp.


Bạn có thể dùng bảng dưới đây để hỗ trợ việc lập kế hoạch.

Mục tiêu ngắn hạn

Mục tiêu dài hạn

Những lợi ích khi đạt mục tiêu

Những lợi ích khi đạt mục tiêu

Những trở ngại trong quá trình thực
hiện

Những trở ngại trong quá trình thực
hiện

Cần học và làm những gì?


Cần học và làm những gì?

Ai là người động viên

Ai là người động viên

Kế hoạch – Các bước tiến hành

Kế hoạch – Các bước tiến hành


Ngày hồn thành

Ngày hồn thành

KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHĨM
Kỹ năng làm việc nhóm sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về
nhóm, từ các quy luật tâm lý diễn ra trong nhóm cho đến cách chấp nhận sự khác
biệt của các thành viên trong nhóm, từ cách các thành viên truyền thông cho nhau
đến cách tổ chứ điều hành cuộc họp nhóm. Nhằm hướng đến cách thức làm việc
nhóm hiệu quả và mang tính đồng đội một cách đúng nghĩa.
1. Khái niệm về làm việc nhóm.
Nhóm là một tập hợp những cá nhân hóa thỏa mãn những điều kiện sau đây.
Có từ 2 tới 7 thành viên có thời gian làm việc chung với nhau nhất định.
Chia sẻ một nhiệm vụ hay một kế hoạch chung để đạt đến một mục tiêu cụ
thể mà các thành viên trong nhóm cùng hướng tới, hoạt động theo các quy
định chung của nhóm.
Nhóm hoạt động mang lại hiệu quả tốt mà từng cá nhân khơng thể đạt được
hoặc có thể đạt được nhưng hiệu quả khơng cao, hoạt động nhóm giúp các thành
viên trong nhóm có thể vượt qua những trở ngại của bản thân, xã hội để đạt được

các kết quả, mục tiêu và đồng thời cũng kéo theo những thành viên khác trong
nhóm tăng phần tự tin và cải thiện kỹ năng cá nhân. Nhóm mà chúng ta thường
tham gia là : nhóm lớp học, nhóm trong gia đình, nhóm bạn bè thân thiết, nhóm
bạn ngồi xã hội, nhóm bạn cùng xóm. . ..
2. Các yếu tố làm việc nhóm hiệu quả.
Nhóm làm việc hiệu quả là nhóm đặc trưng bởi năng xuất cao, các thành viên
hài lòng về cơng việc và khả năn trụ vững của nhóm. Một nhóm được coi là làm


việc hiệu quả nếu các thành viên trong nhóm đáp ứng đầy đủ những đặc điểm
cơ bản sau
-

Nhóm có số lượng thành viên khoảng 5, 7 người.

-

Các thành viên trong nhóm đều được tơn trọng.

-

Các thành viên được nói, được lắng nghe.

-

có tính kỷ luật và tự chủ

-

có mục tiêu chung và đạt được mục tiêu.


-

Sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau và đón nhận sự hỗ trợ từ các thành viên khác trong
nhóm.

-

Giải quyết các xung đột xảy ra trong nội bộ nhóm.

Một nhóm làm việc hiệu quả sẽ mang lại những lợi ích sau.
-

Nhóm có thể đưa ra những giải pháp sáng tạo.

-

Việc ra quyết định gián tiếp thông qua sự đồng thuận của các thành viên trong
nhóm.

-

Nhóm có những thành viênn có những kỹ năng khác nhau nhằm bổ sung các kỹ
năng riêng biệt.

-

Nhóm có thể thu thập và học hỏi kinh nghiệm từ các thành khác trong nhóm.

-


Nhóm tạo ra sự giao tiếp và hợp tác tốt trong lớp, tổ chức.

3. Yếu tố làm nhóm khơng hiệu quả
Khi nhóm làm việc khơng hiệu quả thì các thành viên trong nhóm sẽ khơng đạt được
mục tiêu, các thành viên trong nhóm khơng cải thiện khả năng của bản thân. Nhóm cũng
sẽ khơng đạt được lợi ích tương đương nếu có các yếu tố sau.
-

khơng có sự tơn trọng từ các thành viên trong nhóm.

-

Khơng có sự lắng nghe, giao tiếp trong nhóm khơng tốt.

-

Khơng có chung mục tiêu, tính kỷ luật kém.

-

Khơng có sự phân chia cơng việc hợp lý.

-

Xung đột trong nội bộ nhóm khơng được giải quyết.

4. Truyền thơng trong nhóm.
Truyền thơng trong nhóm là huyết mạch, là cái quyết định sự thành công hay thất bại
của nhóm. Vì vậy phải cảm thơng nhau các thành viên trong nhóm mới tích cực hợp tác.

Khơng ít tình huống tryền thơng cản trở sự vận hành trong nhóm nếu nó bị tắc nghẽn


hoặc gây hiểu lầm dẫn đến mâu thuẫn. Vì vậy ta cần am hiểu và vận hành những kỹ
truyền thông một cách hiệu quả.

Khái niệm: Truyền thông là một quá trình giao tiếp để chia xẻ những hiểu
biết, kinh nghiệm, tình cảm. gồm các yếu tố: người gởi, người nhận, thơng
điệp sự phản hồi.
Truyền thơng trong nhóm bao gồm truyền thông trực tiếp và truyền thông gián
tiếp.
a. Truyền thông trực tiếp.
Khái niệm : là kênh truyền thông trực tiếp giữa người với người, giữa cá nhân
với nhau hay với một nhóm.
Ví dụ : tổ chức các buổi sinh hoạt lớp, nói chuyện chun đề trong lớp học
thơng qua ban cán sự lớp, đoàn thanh niên, hội sinh viên của trường.
-

Thảo luận nhóm.

-

Truyền thơng cá nhân

-

Làm mẫu thực hành.

Ưu điểm : người truyền thơng có thể nhận biết được những kiến thức, hành vi
của đối tượng thụ hưởng và tiếp nhận trong nhóm. Nhận được phản hồi trực tiếp

và có thể điều chỉnh lại phương pháp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất của
truyền thông.
Nhược điểm : chỉ tiếp cận một bộ phận nhỏ trong các thành viên trong nhóm,
người truyền thơng trong nhóm phải có được kiến thức , kỹ năng đáp ứng hết
nhu cầu của các thành viên.
b. Truyền thông gián tiếp
Khái niệm: là kênh truyền thông được thực hiện thông qua những phương tiện
truyền thông đại chúng như, Loa, radio, tivi, internet.
Ví du.
Tờ rơi, tờ gấp.
Bản tin phát thanh sáng.
Ưu điểm : Nội dung thơng tin mang tính thống nhất, tin cậy và có thể phát đi
nhiều lần. Có thể truyền tin nhanh, đến được nhiều nơi và nhiều đối tượng.


Nhược diểm: Truyền thơng chỉ mang tính truyền đạt kiến thức khơng thể tiếp
nhận phản hồi và khó làm cho đối tượng tiếp nhân thay đổi hành vi theo như mong
muốn, mục đích của truyền thơng.
5. Kỹ năng họp nhóm.
Họp nhóm là yêu cầu cũng như là thách thức đối với người giữ vai trị làm
trường nhóm, vì vậy khi họp nhóm hãy thực hành theo các bước chủ yếu dưới đây.
- Xác định mục tiêu buổi họp.
- Lựa chọn hình thức họp.
- Thơng báo danh sách nội dung buổi họp.
- Đặt câu hỏi mở.
- Tạm dừng và tóm tắt thông tin.
Kết thúc buổi họp và tổng kết báo cáo.
6. Kỹ năng chấp nhận người khác.
Việc chấp nhận người khác tưởng chừng đơn giản nhưng thực chất không hẳn là như
vậy . trong kỹ năng làm việc nhóm, rào cản lớn nhất khi mọi người không thể làm việc

với nhau chính là khơng biết chấp nhận người khác. Ta có thể phân tích những lý do sau.
Những lý do sau làm cho con người khó chấp nhận người khác.

- Thấy không cùng đẳng cấp.
- Chưa thấy được ưu điểm.
- Chưa đặt bản thân vào vị trí người khác.
- Cái tơi quá cao.
Một thực nghiệm nho nhỏ mà mỗi chúng ta hãy thật chú ý và suy nghẫm về ý nhĩa
sâu xa của nó. Một vết mực tím nằm trên một trang giấy trắng đưa cho nhiều người xem
câu hỏi được đưa ra là “bạn nhìn thấy gì” rất nhiều người bảo rằng họ nhìn thấy vết mực
trên trang giấy mà khơng nhìn thấy trang giấy mặc dù vết mực chỉ chiếm một phần rất
nhỏ của tờ giấy. Điều này nói cho chúng ta điều gì. Chúng ta khó chấp nhận nhau là do
quan niệm cá nhân của từng người khác nhau, với nhiều lý do khác nhau như, quê quán,
vị trí địa lý, lịch sử gia đình, phương pháp giáo dục từ nhà trường. v.v. đây cũng chính là
việc chưa thấy được ưu điểm của người khác, chưa đặt bản thân vào vị trí của người
khác.
Trong cuộc sống mỗi người đều có tính cách khác nhau khơng giống một ai. Thế nên,
điều cần làm là để cho cuộc sống của mình thoải mái là khơng ghét bỏ, phản đối mà hãy
nên tôn trọng và thừa nhận người khác với tất cả ưu và nhược điểm của họ cũng gióng


như việc chúng ta hạ thấp cái tơi của mình xuống và trân trọng đánh giá mọi người ln
ln có cùng đẳng cấp với mình.
Để chấp nhận người khác ta nên tuân theo những điều sau.

- Tìm hiểu về cá nhân với cái nhìn cơng bằng.
- Thấy ưu và nhược điểm của họ.
- Chấp nhận và sử dụng ưu điểm đó.
Việc chấp nhận người khác là một trong những yêu cầu cơ bản cũng có thể trở thành
thao tác mang tính chất nền tảng trong những kỹ năng làm việc nhóm. Khi chấp nhận

người khác nghĩa là bạn biết phát huy sức mạnh, bạn ln cảm thấy an tồn, hãy tổng
hợp sức mạnh nội tại trong nhóm với mối liên hệ sức mạnh bên ngoài.

KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Giao tiếp là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng. đó là một tập hợp
những quy tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm
thực tế hàng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả, thuyết phục hơn.
Giao tiếp giúp xác lập mối quan hệ và sự tiếp xúc giữa con người với con
người, nhằm thỏa mãn nhu cầu nhất định về thông tin. Trên cơ sở thu nhận thông
tin hai bên giao tiếp sẽ xây dựng và điều chỉnh mục tiêu, hành vi qua sự tương tác
nhằm có cùng tiếng nói và thu được lợi ích nhiều nhất có thể. Vậy để hiểu được
giao tiếp ta hãy tìm hiểu một vài khía cạnh cơ bản sau.
1. Khai niệm giao tiếp:
Giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người với con người,nhằm mục đích
trao đổi tư tưởng, tình cảm, kỹ năng nghề nghiệp. . . những điều có nghĩa
với người khác.
2. Chức năng.
Giao tiếp có chức năng sau:
Nhóm chức năng thuần túy xã hội :
- Chức năng thông báo (truyền tin) : thông qua giao tiếp, con người chia sẻ
thơng tin, tình cảm, nói ra mong muốn của mình. . .
- Chức năng điều khiển : chức năng này thể hiện trong khía cạnh tác động lẫn
nhau của giao tiếp. Trong giao tiếp người ta dùng những phương pháp tác
động lẫn nhau như : ám thị, thuyết phục, áp lực nhóm. . để điều khiển người
khác.


- Chức năng phối hợp hành động: trong một nhóm, một tập thể hay một tồ
chức, muốn hoạt động tốt cần phải có sự thống nhất, đồng bộ giũa các bộ
phận, các thành viên

- Chức năng động viên kích thích: chức năng này có liên quan tới lĩnh vực
cảm xúc của con người. Trong q trình giao tiếp cịn người không chỉ
truyền đạt thông tin cho nhau hay tác động điều khiển lẫn nhau mà cịn tạo
ra cảm xúc kích thích hành động của họ.
Ví dụ : khen ngợi, khen thưởng khi trẻ làm điều tốt.
Nhóm chức năng tâm lý xã hội.
- Chức năng tạo mối quan hệ: đối với con người, trạng thái cô đơn là điều
đáng sợ nhất. Thông qua giao tiếp, chúng ta thiết lập được các mối quan hệ.
- Chức năng cân bằng cảm xúc: có đôi khi chúng ta cần chi sẻ, muốn bộc lộ
những cảm xúc khác nhau: vui vẻ, thất vọng, buồn, đau khổ, hạnh phúc. Chỉ
có giao tiếp chúng ta mới tìm được sự đồng cảm, cảm thông và giải tỏa cảm
xúc của mình.
- Chức năng phát triển nhân cách : trong giao tiếp, con người lĩnh hội được
kinh nghiệm xã hội, tiêu chuẩn đạo đức cũng như tinh thần, trách nhiệm,
nghĩa vụ, quyền lợi.. của cá nhân. Từ đó hình thành những nét tính cách
riêng biệt của từng cá nhân.
Bài tập thực hành.
Các em hãy bắt chuyện với một người bạn mới quen, những câu nào nên nói và
thơng tin nào bạn cần.
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
3. Kỹ năng đặt câu hỏi.



Q trình giao tiếp ln bao gồm một chuỗi liên tục những câu hỏi và câu trả
lời tuy nhiên ít ai chú trọng đến kỹ năng đặt câu hỏi sao cho q trình giao tiếp
có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Trong giao tiếp chúng ta thường sử dụng câu
hỏi đóng và câu hỏi mở.
Câu hỏi đóng : là câu hỏi chỉ có một câu trả lời đúng hoặc câu trả lời có sẵn phương án
trả lời.
Ưu điểm : câu trả lời được chuẩn trước và giải thích, bổ xung cho câu hỏi. Dễ trả lời và
thuận tiện.
Nhược điểm : người trả lời bị bó hẹp trong phạm vi câu trả lời và bị hạn chế tư duy về
câu trả lời.

Ví dụ :

-

anh chị có hút thuốc khơng?

- Em có thích anh khơng ?
- Giúp mình một tay được khơng?
Câu hỏi mở :là câu hỏi khơng có sẵn đáp án, người trả lời chỉ đơn thuần nhận câu hỏi.
Ưu điểm : người trả lời không phụ thuộc vào các phương án có sẵn, họ trả lời tự do theo
những gì họ biết và họ đang nghĩ đến.
Nhược điểm: câu trả lời khác nhau tùy vào từng thời điểm trả lời và tâm lý của người trả
lời.
Ví dụ :

- Bạn đang sử dụng những màu son môi nào ?
- Khi dùng son mơi điều gì làm em thích nhất?.
Một và mẫu câu thơng dụng trong giao tiếp về câu đóng, câu hỏi mở và cách tiếp
nối câu chuyện.

Không nên sử dụng:

- Bạn đã lập gia đình chưa?.
- Bạn kiếm sống bằng nghề gì?.


- Bạn có con chưa?.
- Sở thích của bạn là gì?.
- Kỳ nghỉ cuối tuần vừa rồi của bạn như thế nào?.
Nên sử dụng:

- Hãy kể cho tôi về gia đình bạn.
- Hãy kể cho tơi về cơng việc, nghề nghiệp của bạn.
- Hãy kể cho tơi về gia đình của bạn.
- Hãy kể cho tơi về sở thích của bạn.
- Điều gì thú vị nhất trong kì nghỉ cuối tuần của bạn.
- Chuyện gì đã điễn ra trong kì nghỉ cuối tuần của bạn.
Cách tiếp nối câu chuyện;

- Bạn có thể nói rõ hơn về điều này.
- Tiếp đến điều gì sẽ xảy ra.
- Bạn sẽ làm gì tiếp theo.
- Bạn có thể giải thích thêm cho tơi hiểu tại sao khơng?.
- Bạn có thể cho thêm một tí ví dụ nữa chứ.
- Điều này cịn liên quan đến những điều gì khác nữa.
4. Kỹ năng lắng nghe và cử chỉ trong giao tiếp.
Trong giao tiếp hàng ngày chúng ta trao đổi và thu nhận rất nhiều thông tin vì vậy
phải có kỹ năng lắng nghe một cách hiệu quả thì ta mới có thể đáp ứng được tốt tất
cả những cuộc giao tiếp. Vậy nghe và lắng nghe là gì?.
Nghe : nghe là một quá trình sinh lý mà âm thanh tác động vào tai hoặc cịn có

thể nói nghe là hình thức tiếp nhận thơng tin bằng thính giác.

Lắng nghe : lắng nghe là mơt q trình tâm lý, hình thức tiếp nhận thơng tin
qua thính giác có sự chú ý. Lắng nghe giúp ta hiểu được nội dung thơng tin và có những
hoạt động tiếp theo của q trình giao tiếp.

Khơng chỉ riêng lắng nghe mà những hành vi cử chỉ của người nói hoặc người
nghe cũng cho ta biết rằng người đó có đang tập trung vào tiến trình giao tiếp hay
là khơng vậy những cử chỉ nào là tích cực, cử chỉ nào là tiêu cực. Ta hãy tham khảo
những cử chỉ dưới đây.


Cử chỉ tích cực:
Vươn người về phía trước ( khi ngồi nói chuyện )
Giao tiếp bằng mắt
Mở rộng tay và thẳng người.
Thả lỏng cơ thể.
Mặt hướng về phía người nói.
Gật đầu và mỉm cười.

Cử chỉ tiêu cực :
Chỉ trỏ
Che miệng
Gãi hoặc mơn trớn cơ thể
Mân mê đồ trang sức
Dùng bút chì hay bút máy chọc lung tung
Rung chân
Khoanh tay
Chống nạnh
Nhìn ra chỗ khác, khơng nhìn vào người nói.


Trên đây là những kiến thức cản bản về ba kỹ năng : Đặt mục tiêu, giao tiếp và làm việc
nhóm. Tơi hi vọng những kiến thức sẽ giúp các bạn trong một vài khía cạnh của cuộc
sống. chúc các bạn ln tự tin và thành công với những mục tiêu đã chọn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×