MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
1. Bảng 1.1: Tổng hợp “12 trụ cột” cho năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt
2. Đồ thị 1.1: Thang điểm các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh của Việt
3. Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007.
4. Bảng 2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008.
5. Bảng 2.3: Doanh thu bán hàng, thị phần tương đối của Rạng Đông và
Điện Quang.
6. Bảng 2.4: Lợi nhuận sau thuế của Rạng Đông và Điện Quang.
7. Bảng 2.5: Tỷ suất lợi nhuận của Rạng Đông và Điện Quang.
8. Bảng 2.6: Sản lượng sản phẩm công ty qua các năm.
9. Bảng 2.7: Sản lượng công ty Rạng Đông và Điện Quang.
10. Bảng 2.8: Giá sản phẩm của Rạng Đông và các đối thủ trên thị trường.
11. Bảng 3.1: Trị giá gói cứu trợ ở các nước trên thế giới.
12. Bảng 3.2: Tốc độ đô thị hoá các nước trên thế giới.
SVTH: Phạm Văn Lực GVHD:TS.Nguyễn Thị Kim Dung
Lời nói đầu
Cạnh tranh là một trong những vấn đề lớn đối với mỗi quốc gia, doanh
nghiệp trên thế giới, nhất là trong giai đoạn quốc tế hoá, toàn cầu hoá hiện
nay. Các quốc gia cũng như doanh nghiệp trong mỗi quốc gia đều phải chấp
nhận cạnh tranh với các đối thủ khác để giành những lợi ích cho mình.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có vai trò cực lỳ quan trọng
đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, muốn giành chiến thắng
trong cạnh tranh doanh nghiệp phải có năng lực cạnh tranh đủ mạnh so với
các đối thủ trong ngành. Muốn được như vậy, mỗi doanh nghiệp phải tự đề ra
những chiến lược cụ thể cho doanh nghiệp của mình.
Rạng Đông là một doanh nghiệp được thành lập trong giai đoạn những
năm 60 của thế kỷ trước với mục tiêu cùng với những doanh nghiệp khác xây
dựng một nền công nghiệp vững mạnh phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc.
Tuy nhiên, cùng với thời gian, trên thị trường đã xuất hiện ngày càng
nhiều các doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh với công ty để giành giật thị
phần, chiếm lĩnh thị trường làm ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty.
Được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, em được nhận vào thực tập trong
phòng thị trường của công ty cổ phần bóng đèn và phích nước Rạng Đông,
với những kiến thức học được trong ghế nhà trường cũng như từ thực tế sau
thời gian thực tập ở công ty, em đã lựa chọn chuyên đề “Giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bóng đèn và phích nước Rạng
Đông”.
Nội dung chuyên đề gồm có 3 phần lớn:
SVTH: Phạm Văn Lực GVHD:TS.Nguyễn Thị Kim Dung
Chương 1: Năng lực cạnh tranh và sự cần thiết nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty cổ
phần bóng đèn và phích nước Rạng Đông
Chương 3: Biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của
công ty cổ phần bóng đèn và phích nước Rạng Đông trong thời
gian tới.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo công ty, phòng thị
trường, đặc biệt là Anh Triều phụ trách ban Marketing công ty cổ phần bóng
đèn và phích nước Rạng Đông, cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Kim Dung
đã giúp đỡ nhiệt tình để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình.
SVTH: Phạm Văn Lực GVHD:TS.Nguyễn Thị Kim Dung
Chương 1 : Năng lực cạnh tranh và sự cần thiết nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp.
1. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.
1.1.Khái niệm cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh.
1.1.1.Khái niệm cạnh tranh.
Cạnh tranh là một thuật ngữ phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, đó là hành động ghanh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay nhóm,
các loài vì mục đích giành sự tồn tại, sống còn, lợi nhuận, địa vị, sự kiêu
hãnh, hay các phần thưởng khác.
Trong lĩnh vực kinh tế, cạnh tranh xuất hiện khi tiền tệ ra đời, đặc biệt
trong thời kỳ nền sản xuất hàng hoá của chế độ Tư bản chủ nghĩa phát
triển mạnh.
Cùng với thời gian cũng như theo các cách tiếp cận khác nhau, có nhiều
quan điểm khác nhau về cạnh tranh.
Theo K.Mark, “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt của các nhà
Tư bản nhằm tìm kiếm lợi nhuận siêu ngạch, cạnh tranh là quy luật điều chỉnh
tỷ suất lợi nhuận, các nhà Tư bản luôn cạnh tranh với nhau và tìm đến nơi nào
có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị
trường”.
Theo Kinh tế chính trị học, “Cạnh tranh là sự thôn tính lẫn nhau giữa các
đối thủ nhằm giành giật thị trường, khách hàng cho doanh nghiệp của mình”.
Theo quan điểm Marketing, “Cạnh tranh là việc đưa ra những chiến thuật,
chiến lược phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp, xử lý tốt các chiến lược,
chiến thuật của đối thủ, giành được lợi thế trong kinh doanh hàng hóa và dịch
vụ nhằm tối đa hoá lợi nhuận”.
Dù hiểu theo cách tiếp cận nào đi chăng nữa, bản chất của cạnh tranh
vẫn là sự ganh đua của các chủ thể với nhau nhằm mang lại lợi ích cho chủ
SVTH: Phạm Văn Lực GVHD:TS.Nguyễn Thị Kim Dung
thể. Đối với các doanh nghiệp thì cạnh tranh là hoạt động nhằm đối phó lại
với các đối thủ khác trên thị trường, với mục đích chiếm lĩnh thị phần, nâng
cao vị thế của doanh nghiệp nhằm mục đích cao nhất là lợi nhuận.
Hiện nay, khi tình hình kinh tế thế giới có nhiều chuyển biến, người ta
hiểu cạnh tranh không đơn thuần chỉ là cuộc chiến giữa các đối thủ nhằm
phân chia thặng dư kinh tế mà còn là giành những cơ hội xuất hiện trong
tương lai.
Ở Việt Nam, trước đổi mới - năm 1986, thuật ngữ cạnh tranh còn đang
mơ hồ, chưa được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế, bởi thời gian đó kinh tế
nước ta là nền kinh tế kế hoạch hoá, tự cung tự cấp, các doanh nghiệp sản
xuất theo đơn đặt hàng của Nhà nước, sản phẩm sản xuất ra lại được chính
Nhà nước bao tiêu. Vì thế mà các doanh nghiệp thiếu đi động lực phát triển.
Thực tế đó đã kìm hãm sự phát triển đất nước trong một thời gian dài. Nhận
thức được điều đó, sau Đại hội Đảng toàn quốc lần VI năm 1986, Đảng ta
quyết định đưa nước ta đi theo con đường kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Đến lúc này, cạnh tranh mới trở nên phổ biến hơn. Các doanh
nghiệp trong nền kinh tế không còn ỷ lại vào vai trò của Nhà nước nữa mà trở
nên chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì thế mà
bộ mặt nền kinh tế nước ta mới được cải thiện rõ rệt hơn sau thời gian đó.
Ngày nay, khi quốc tế hoá, toàn cầu hoá trở thành một tất yếu, cạnh
tranh là một quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp
buộc phải chấp nhận cạnh tranh nếu không muốn bị đào thải.
1.1.2. Vai trò của cạnh tranh.
Cũng giống như cách mạng, với bản chất là sự ganh đua của mình,
cạnh tranh là động lực của mọi sự phát triển.
1.1.2.1 . Đối với nền kinh tế quốc dân.
SVTH: Phạm Văn Lực GVHD:TS.Nguyễn Thị Kim Dung
Cạnh tranh là động lực của sự phát triển của nền kinh tế quốc dân,
thông qua cạnh tranh, tiềm lực của nền kinh tế ngày càng được cải thiện hơn
nhờ sự nâng cao năng suất lao động của các chủ thể trong nền kinh tế, khoa
học kỹ thuật phát triển và được ứng dụng rộng rãi hơn, của cải xã hội được
tạo ra ngày càng nhiều hơn, nhu cầu con người sẽ được đáp ứng nhiều hơn.
Cạnh tranh tạo ra nhiều sản phẩm mới, qua đó kích thích nhu cầu tiêu dùng
của khách hàng, tạo tăng trưởng cho nền kinh tế.
Cạnh tranh giúp loại bỏ những những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ,
không có khả năng ra khỏi thị trường, tạo điều kiện thuân lợi hơn cho các
doanh nghiệp còn lại của nền kinh tếcó điều kiện thuân lợi hơn để phát triển.
Cạnh tranh giúp nâng cao sức đề kháng của nền kinh tế, giúp đất nước
phát triển đi lên, không tụt lại sau so với sự phát triển chung của kinh tế thế giới.
1.1.2.2. Đối với doanh nghiệp.
Cạnh tranh giúp doanh nghiệp nhận thức rõ vị trí hiện tại của mình trên
thị trường, từ đó doanh nghiệp buộc phải có những đối sách nhằm nâng cao vị
thế của mình.
Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp không còn nhận được sự bảo hộ
của Nhà nước, để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp buộc phải tự cứu lấy
chính mình trước sự cạnh tranh của các đối thủ khác trong việc giành giật và
đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Bất kỳ một doanh nghiệp tồn tại trong một phân đoạn thị trường nào
đều muốn mình là người chiếm lĩnh các lợi thế của thị trường đó, nhằm thu
lợi nhuận tối đa. Để đạt được mục đích đó, doanh nghiệp buộc phải làm tốt
nhất việc phục vụ nhu cầu của khách hàng. Đó là động lực để doanh nghiệp
không ngừng cải tiến công nghệ sản xuất sản phẩm, năng động, linh hoạt hơn
trong việc tìm ra các tính năng mới cũng như các sản phẩm mới. Doanh
SVTH: Phạm Văn Lực GVHD:TS.Nguyễn Thị Kim Dung
nghiệp phải tìm cách tối thiểu hoá chi phí sản xuất, hoàn thiện hơn dịch vụ
bán hàng và sau bán hàng…
Vì thế cạnh tranh là động lực mang lại sự phát triển cho doanh nghiệp.
1.1.2.3. Đối với sản phẩm.
Thành công của doanh nghiệp trong cạnh tranh thể hiện một phần qua
các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp tạo ra. Để giành chiến thắng trong
cạnh tranh, doanh nghiệp phải tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn, giá
thành thấp hơn, mẫu mã đa dạng hơn, phù hợp hơn với thị hiếu của người tiêu
dùng. Cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành là động lực để tạo nên sự
hoàn thiện hơn của các sản phẩm.
1.1.2.4. Đối với người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau đều nhằm mục đích phục vụ tốt
hơn nhu cầu của khách hàng. Khách hàng trở thành cái đích trước lợi nhuận
của các doanh nghiệp trong các hoạt động cạnh tranh của mình.
Khi mà cuộc sống của người tiêu dùng được cải thiện nhiều hơn, nhu
cầu tiêu dùng của họ cũng tăng theo không chỉ về số mà còn về chất lượng.
Cạnh tranh giúp doanh nghiệp nâng cao được khả năng đáp ứng nhu
cầu của người tiêu dùng nhờ đó, nguời tiêu dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn
trong việc mua sắm sản phẩm. Nhu cầu của họ sẽ được đáp ứng dễ dàng hơn,
đầy đủ hơn. Như vậy cạnh tranh giúp người tiêu dùng thoã mãn nhu cầu của
mình một cách dễ dàng hơn.
Bên cạnh những vai trò tích cực đó, cạnh tranh còn mang lại nhiều vấn
đề tiêu cực trong xã hội đó là khi các chủ thể cạnh tranh không lành mạnh với
nhau. Cạnh tranh tạo nên sự thành công cho các doanh nghiệp lớn mạnh
nhưng cũng tiêu diệt các doanh nghiệp có tiềm lực không đủ mạnh. Sự phá
sản của các doanh nghiệp này tạo nên hiệu ứng dây chuyền như người lao
động mất việc, thu nhập giảm sút, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, bất bình
SVTH: Phạm Văn Lực GVHD:TS.Nguyễn Thị Kim Dung
đẵng thu nhập trong xã hội tăng theo. Mặt khác, cạnh tranh có thể dẫn đến
tình trạng giữ bí mật công nghệ sản xuất, cản trở công tác chuyển giao công
nghệ. Cạnh tranh không lành mạnh là động lực thúc đẩy doanh nghiệp thực
hiện các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh như trốn thuế, ăn cắp phát
minh, sáng chế của đối thủ…
1.2. Năng lực cạnh tranh.
Cạnh tranh là một tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường, một
doanh nghiệp muốn giành chiến thắng trong cạnh tranh đòi hỏi phải có năng
lực cạnh tranh đủ mạnh để đối phó với các đối thủ khác trên thị trường.
Cũng như cạnh tranh, năng lực cạnh tranh là một thuật ngữ phổ biến
trên các phương tiện thông tin đại chúng, bản chất của năng lực cạnh tranh là
khả năng hay những lợi thế so sánh mà chủ thể có được so với đối thủ của
mình để duy trì và nâng cao vị thế của mình so với các đối thủ.
Khi nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, người ta thường chia thành 3
cấp độ là năng lực cạnh tranh của quốc gia, năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
1.2.1. Năng lực cạnh tranh của quốc gia.
Theo quan điểm của diễn đàn kinh tế thế giới WEF(Wold Economic
Forum) thì “Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là sức mạnh thể hiện trong
hiệu quả kinh tế vĩ mô, là năng lực một nền kinh tế đạt được và duy trì tăng
trưởng kinh tế bền vững, thu hút đầu tư, đảm bão ổn định kinh tế xã hôi, nâng
cao đời sống nhân dân”.
Theo quan điểm của Asian Development 2003, “Năng lực cạnh tranh
của quốc gia là khả năng cạnh tranh của một nước đế sản xuất các hàng hóa
dịch vụ, đáp ứng được thử thách của thị trường quốc tế đồng thời duy trì và
mở rộng thu nhập thực tế của người dân nước đó”.
SVTH: Phạm Văn Lực GVHD:TS.Nguyễn Thị Kim Dung
Để đánh giá năng lực cạnh tranh của quốc gia, thường dựa vào các tiêu
chí: Thể chế kinh tế, Cơ sở hạ tầng, Kinh tế vĩ mô, Hệ thống giáo dục và Y tế
phổ thông, Giáo dục đại học, Hiệu quả của cơ chế thị trường, Mức độ sẵn
sàng về công nghệ, Mức độ hài lòng doanh nghiệp, Mức độ sáng tạo.
Theo báo cáo của diễn đàn kinh tế thế giới WEF năm 2008 thì 10 nước
có năng lực canh tranh lớn nhất của thế giới bao gồm: Mỹ, Thụy Sỹ, Đan
Mạch, Thụy Điển, Singapo, Phần Lan, Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Canada. Cũng
theo đánh giá của diễn đàn này, năng lực cạnh tranh của Việt Nam giảm từ vị
trí 68 năm 2007 xuống vị trí 70.
Trong nhóm các yếu tố đánh giá thì nhóm các yếu tố căn bản của Việt
nam bị đánh giá thấp nhất.
Bảng1.1: Tổng hợp “12 trụ cột” cho năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam
Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới WEF
SVTH: Phạm Văn Lực GVHD:TS.Nguyễn Thị Kim Dung
Đồ thị 1.1: Thang điểm các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh của Việt Nam
năm 2008
Nguồn : Diễn đàn kinh tế thế giới WEF
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam bị đánh giá thấp chủ yếu là do các
yếu tố như lạm phát, cơ sở hạ tầng và lao động được đào tạo. Bên cạnh đó thì
Việt Nam vẫn được đánh giá cao trong các lĩnh vực như quy mô thị trường, y
tế, giáo dục tiểu học.
Trong nước, hàng năm Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam
(VCCI) cũng tiến hành đánh giá năng lực canh của các tỉnh dựa vào chỉ số
PCI được đánh giá theo 10 tiêu chí:
Chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Tính minh bạch.
Đào tạo lao động.
Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo.
Chi phí thời gian để thực hiện quy định của Nhà Nước.
Thiết chế pháp lý.
Ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước.
SVTH: Phạm Văn Lực GVHD:TS.Nguyễn Thị Kim Dung
Chi phí không chính thức.
Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất.
Chi phí gia nhập thị trường.
Theo đó, năm 2008, Đà Nẵng đã vươn lên vị trí dẫn đầu về năng lực
cạnh tranh. 10 tỉnh có thứ hạng cao nhất về năng lực cạnh tranh bao gồm: Đà
Nẵng, Bình Dương, Vĩnh Phúc, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An, Bến Tre,
Lào Cai, An Giang, Huế.
Theo đánh giá, các tỉnh ở nhóm đầu của bảng xếp hạng đã có sự chuyển
biến rõ rệt trong việc cải thiện các thủ tục hành chính, giảm thời gian doanh
nghiệp phải chờ đợi hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục gia nhập
thị trường, các văn bản pháp lý được công khai minh bạch hơn. Bên cạnh đó
vẫn còn tồn tại nhiều điểm đen ở các tỉnh nhóm cuối về các chỉ tiêu như đào
tạo lao động, thủ tục về hóa đơn giá trị gia tăng, vệ sinh an toàn thực phẩm,
phòng chống cháy nổ…
1.2.2. Năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp sản
xuất và cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với
chi phí thấp hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn các đối thủ khác trên thị
trường.
Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt là doanh nghiệp có khả
năng tạo ra và duy trì vị thế của mình trên thị trường một cách vững chắc ở
hiện tại lẫn tương lai.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá thông qua các chỉ
tiêu nội tại của doanh nghiệp như vốn, lao động, công nghệ, quản lý, chất
lượng sản phẩm, hệ thống phân phối…
Một đất nước có năng lực cạnh tranh tốt đòi hỏi các doanh nghiệp trong
đó phải có năng lực cạnh tranh tốt.
SVTH: Phạm Văn Lực GVHD:TS.Nguyễn Thị Kim Dung
Theo đánh giá của WEF thì năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
Việt Nam được xếp hạng ở mức thấp 79/120. Do các doanh nghiệp Việt Nam
mới chỉ chú trọng công tác sản xuất sản xuất sản phẩm mà chưa chú ý nhiều
đến các hoạt động tạo giá trị gia tăng cao như R&D(nghiên cứu và triển khai),
P&M( xúc tiến và tiếp thị).
Các cấp độ cạnh tranh có mối quan hệ khăng khít với nhau, theo đó,
cấp độ cạnh tranh thấp sẽ góp phần tạo nên năng lực cạnh tranh cho cấp cao
hơn và ngược lại. Một doanh nghiệp sẽ có được năng lực cạnh tranh tốt so với
các đối thủ của mình khi sản phẩm của họ có khả năng cạnh tranh với các sản
phẩm của doanh nghiệp đối thủ. Khi doanh nghiệp có năng lực canh tranh tốt
sẽ góp phần tạo nên năng lực cạnh tranh quốc gia. Ngược lại, khi quốc gia có
năng lực cạnh tranh lớn, nó sẽ tạo điều kiện thúc đẩy cao hơn năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Khi doanh nghiệp có đủ năng
lực cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường, sản phẩm của doanh
nghiệp đó sẽ có khả năng đối phó với các sản phẩm của đối thủ.
1.2.3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Đó là những đặc tính hay giá trị sử dụng mà sản phẩm có được lợi thế
so với các sản phẩm thay thế như chất lượng, mẫu mã, giá cả. Đó là khả năng
giúp cho sản phẩm duy trì được vị trí của mình trong mắt của người tiêu dùng.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Sản phẩm có năng lực cạnh tranh tốt là các sản phẩm có giá thành thấp,
chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đáp ứng được độ thõa dụng của khách hàng. Để
có được các sản phẩm có năng lực cạnh tranh tốt, các doanh nghiệp phải chú
ý đầu tư nhiều cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ
vào sản xuất, chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào, sở hữu lao động có trình
độ cao cũng như nguồn vốn lớn, cở sở hạ tầng hiện đại đồng bộ.
SVTH: Phạm Văn Lực GVHD:TS.Nguyễn Thị Kim Dung
Ngày nay, các doanh nghiệp lơn trên thế giới đều chi ra một lượng kinh
phí lớn cho các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng lớn như R&D.
Ở Việt Nam, sỡ dĩ các sản phẩm không đủ sức cạnh tranh với hàng hóa
nhập khẩu là do công nghệ sản xuất sản phẩm của chúng ta còn lạc hậu, sản
phẩm chủ yếu là gia công, giá trị gia tăng thấp, giá trị cấu thành do các yếu tố
nhập khẩu chiếm khoảng 70%. Thêm vào đó nữa, công tác tiếp thị, giới thiệu
quảng bá hình ảnh sản phẩm còn yếu kém. Chính vì thế, nhiều mặt hàng của
các doanh nghiệp trong nước không đủ sức chống lại sản phẩm nhập khẩu
ngay trên sân nhà của mình.
1.3. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3.1. Đánh giá theo thị phần sản phẩm.
Thị phần (Market Share) là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà
doanh nghiệp chiếm lĩnh.
Si =
Trong đó: Si: Thị phần của công ty trên thị trường.
Qi: Doanh số bán hàng của doanh nghiệp.
∑Qi: Tổng doanh số của cả thị trường.
Hay
Sj=
Trong đó: Sj: Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường
Qj: Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp
∑Qj: Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.
Thị phần thể hiện rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với
tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.
SVTH: Phạm Văn Lực GVHD:TS.Nguyễn Thị Kim Dung
Ngoài ra, khi xem xét thị phần, người ta cũng thường sử dụng thị phần
tương đối ( Relative Market Share).
Sx=
Trong đó: Sx: Thị phần tương đối của doanh nghiệp trên thị trường.
Mx: Phần doanh số của doanh nghiệp.
∑Mx: Phần doanh số của đối thủ cạnh tranh.
Hay
Sy=
Trong đó: Sy: Thị phần tương đối của doanh nghiệp trên thị trường
My: Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp.
∑My: Số sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh.
Nếu thị phần tương đối lớn hơn 1 thì lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh
nghiệp.
Nều thị phần tương đối nhỏ hơn 1 thì lợi thế cạnh tranh thuộc về đối thủ.
Nếu thị phần tương đối bằng 1 thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và đối
thủ là như nhau.
Thị phần là một yếu tố quan trọng hàng đầu khi đánh giá năng lực cạnh
tranh của một doanh nghiêp. Trên thị trường, một doanh nghiệp phải cạnh
tranh với nhiều doanh nghiệp khác trong việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho
người tiêu dùng. Một doanh nghiệp có đủ năng lực để cạnh tranh với các đối
thủ trên thị trường thì doanh nghiệp đó sẽ chiếm lĩnh thị phần lớn so với các
đối thủ còn lại.
1.3.2. Đánh giá theo thương hiệu doanh nghiêp.
SVTH: Phạm Văn Lực GVHD:TS.Nguyễn Thị Kim Dung
Thương hiệu (Trademark) là những dấu hiệu được các cá nhân tổ chức
sử dụng để tạo khác biệt hoá, nét riêng biệt cho sản phẩm hàng hoá mà họ
cung cấp cho khách hàng, phân biệt với sản phẩm của chủ thể khác.
Thương hiệu là một tài sản của công ty, thường được cấu thành từ cái
tên, cụm từ, logo, biểu tượng hay hình ảnh.
Là một tài sản hữu hình nhưng thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng
trong cấu thành giá trị của doanh nghiệp. Theo đánh giá của Interbrand năm
2004, giá trị thương hiệu của Coca-Cola là 67,5 tỷ USD, trong khi doanh số
cả năm chưa tới 20tỷ USD, giá trị thương hiệu của Microsoft là 60 tỷ USD
còn doanh số khoảng 30 tỷ.
Thương hiệu của một doanh nghiệp đánh giá uy tín của doanh nghiệp
trong mắt người tiêu dùng. Một doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng sẽ
mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: thuyết phục người tiêu dùng sử
dụng sản phẩm, thuyết phục người bán hàng phân phối sản phẩm, tạo niềm tự
hào cho nhân viên công ty, tạo ra lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả của quảng
cáo tiếp thị, tác động làm tăng giá cổ phiếu, dễ dàng phát triển kinh doanh,
làm tăng giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp.
1.3.3. Đánh giá theo lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
Lợi nhuận là số tiền mà doanh nghiệp thu được sau hoạt động đầu tư
sau khi đã trừ đi các chi phí. Một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh trên
thị trường sẽ có cơ hội đạt được mức lợi nhuận cao nhờ việc bán được nhiều
hàng hoá, dịch vụ cũng như khả năng giảm chi phí sản xuất.
Khi xem xét tỷ suất lợi nhuận thường đề cập đến 3 chỉ tiêu:
Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu = .
Thể hiện lợi nhuận đạt được trên một đồng doanh thu.
Tỷ suất lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu ROE:
ROE=
SVTH: Phạm Văn Lực GVHD:TS.Nguyễn Thị Kim Dung
Thể hiện lợi nhuận đạt được trên một đồng vốn.
Tỷ suất lợi nhuận so với tài sản ROA:
ROA =
Thể hiện lợi nhuận đạt được trên tổng tài sản doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh so với đối thủ thể hiện qua chỉ số
tỷ suất lợi nhuận lớn hơn.
1.3.4. Đánh giá theo sản lượng sản phẩm
Sản lượng sản phẩm là số sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong một
thời kỳ nhất định, thường tính theo năm.
Sản lượng sản phẩm thể hiện năng lực sản xuất cũng như quy mô của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh lớn là doanh nghiệp có khả
năng sản xuất ra số lượng sản phẩm lớn, đủ sức cung ứng cho thị trường.
1.3.5. Đánh giá theo chủng loại sản phẩm.
Chủng loại sản phẩm thể hiện quy mô sản xuất cũng như chiến lược
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Sự đa dạng hoá của chủng loại
sản phẩm giúp cho doanh nghiệp phân tán được rủi ro cũng như mở rộng hơn
thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Một doanh nghiệp có khả năng sản xuất ra nhiều loại sản phẩm sẽ tăng
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, nhờ khả năng đáp ứng
rộng rãi nhu cầu của khách hàng.
1.3.6. Đánh giá theo chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng cho thấy năng lực, công nghệ
sản xuất của một doanh nghiệp. Nó cũng thể hiện chiến lược cạnh tranh cũng
như sự tôn trọng khách hàng của doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tiêu
dùng của khách hàng, nó cũng là yếu tố giúp nâng cao hình ảnh, thương hiệu
của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng. Sản phẩm, dịch vụ của doanh
SVTH: Phạm Văn Lực GVHD:TS.Nguyễn Thị Kim Dung
nghiệp tốt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh với các đối thủ trong việc giành
giật khách hàng, chiếm lĩnh thị trường, qua đó tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
1.3.7. Đánh giá theo giá cả sản phẩm
Giá cả sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ, trình độ
lao động, chi phí đầu vào, sự sẵn có của nguồn vốn…nên nó cũng phản ánh
được năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp.
Giá cá cũng là một trong những chiến lược phát triển của doanh nghiệp,
nó là yếu tố cấu thành trong quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Doanh
nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có giá bán sản phẩm cạnh
tranh với đối thủ dựa trên quan hệ tương đối với chất lượng sản phẩm.
1.3.8. Đánh giá theo dịch vụ chăm sóc khách hàng
Chăm sóc khách hàng là khâu cuối cùng và cũng là khâu quan trọng
trong chuỗi hoạt động tạo ra giá trị của doanh nghiệp. Sự tận tuỵ, quan tâm
đến lợi ích của khách hàng giúp doanh nghiệp nâng cao doanh số bán hàng
cũng như cũng cố vị thế doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng.
2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh là yêu cầu khách quan của kinh tế
thị truờng.
Cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, bất
kỳ doanh nghiệp nào tham gia vào thị trường đều phải chấp nhận quy luật
này. Theo quy luật này, doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển phải đối phó lại
các đối thủ khác trên thị trường. Trong cạnh tranh luôn có người yếu, kẻ
mạnh, kẻ thắng người thua, muốn giành chiến thắng trong cuộc chiến này, đòi
hỏi doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh là cần thiết để doanh nghiệp và nền kinh
tế tham gia vào hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
SVTH: Phạm Văn Lực GVHD:TS.Nguyễn Thị Kim Dung
Trong xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hóa của kinh tế thế giới cạnh tranh
là một tất yếu, một doanh nghiệp không chỉ phải cạnh tranh với các doanh
nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các đối thủ khác đến từ các
nước khác trên thế giới. Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức
thương mại thế giới WTO, cơ hội để hàng hóa Việt Nam xâm nhập sâu rộng
vào thị trường thế giới trở nên dễ dàng hơn, bên cạnh đó, doanh nghiệp trong
nước cũng phải đối mặt với những khó khăn đến từ các doanh nghiệp nước
ngoài. Nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ giúp doanh nghiệp giành
chiến thắng trong thị trường nội địa mà còn giúp doanh nghiệp vươn ra thị
trường thế giới. Đó là một thị trường tiềm năng, với sức tiêu thụ hàng hoá đa dạng.
2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Ngày nay khi cuộc sống của đại bộ phận người tiêu dùng được cải
thiện, nhu cầu của họ không chỉ là sự tăng lên về số lượng sản phẩm mà còn
là chất lượng, mẫu mã của sản phẩm mà họ tiêu dùng. Để thoã mãn tốt nhất
nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp phải nỗ lực phấn đấu để nâng cao khả
năng đáp ứng nhu cầu của mình.
3. Nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
3.1. Môi trường vĩ mô:
3.1.1. Môi trường kinh tế:
3.1.1.1. Tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng hay thu nhập của đất nước
trong một giai đoạn nhất định.
Doanh nghiệp là một cá thể của nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp
phát triển sẽ tạo nên sự tăng trưởng kinh tế, ngược lại, nền kinh tế tăng trưởng
cũng tác động tích cực trở lại doanh nghiệp. Tăng trưởng kinh tế giúp nâng
cao thu nhập của người tiêu dùng, kích cầu tiêu dùng tăng lên, thị trường được
mở rộng và doanh nghiệp có cơ sở để mở rộng quy mô sản xuất của mình.
SVTH: Phạm Văn Lực GVHD:TS.Nguyễn Thị Kim Dung
3.1.1.2. Lạm phát và giảm phát.
Lạm phát là sự gia tăng liên tục với tốc độ nhanh của mức giá chung
trong nền kinh tế.
Lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến từng cá nhân và doanh nghiệp trong
nền kinh tế. Lạm phát làm giảm sức mua của đồng nội tệ, làm tăng chi phí
đầu vào cho hoạt động của doanh nghiệp, tác động làm tăng giá thành sản
phẩm, dịch vụ. Mặt khác, trong điều kiện lạm phát cao, lãi suất ngân hàng
tăng theo, doanh nghiệp cùng nhà đầu tư không dám mạo hiểm tiến hành các
hoạt động đầu tư của mình. Người tiêu dùng trong thời kỳ lạm phát trở nên
nghèo hơn do sự mất giá của đồng tiền, cầu tiêu dùng của họ giảm xuống,
doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng ế ẩm hàng hoá, hàng tồn kho gia
tăng. Vì thế, lạm phát là một nguy cơ đối với các doanh nghiệp.
Trong thời gian 3 quý đầu năm 2008, Việt Nam đối mặt với tình trạng
lạm phát cao, tỷ lệ lạm phát lên đến 23,6%, thực trạng này đã gây ra rất nhiều
khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước.
Ngược lại với lạm phát, giảm phát là tình trạng giá cả các mặt hàng của
nền kinh tế giảm sút liên tục. Hậu quả của tình trạng này là cầu tiêu dùng
hàng hoá, dịch vụ giảm xuống do lượng cung tiền tệ trong nền kinh tế giảm.
Mặt khác do giá cả giảm sút nên các doanh nghiệp thiếu động lực sản xuất,
sản lượng của nền kinh tế giảm theo, kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế đất
nước. Cũng giống như lạm phát, giảm phát cũng là một nguy cơ gây nên
những khó khăn cho doanh nghiệp.
3.1.1.3. Chu kỳ kỳ sống của ngành.
Bất kỳ một ngành nào cũng đều trải qua các giai đoạn khác nhau, hình
thành, tăng trưởng, bão hoà và suy giảm.
Trong mỗi giai đoạn khác nhau, sẽ ảnh hưởng khác nhau đến năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp, chúng có thể mang lại cơ hội cũng như đe doạ
SVTH: Phạm Văn Lực GVHD:TS.Nguyễn Thị Kim Dung
cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp trong ngành. Vì thế mỗi doanh nghiệp
phải có chiến lựơc để đối phó lại những khó khăn cũng như tận dụng cơ hội
xuất hiện trong từng giai đoạn của chu kỳ.
3.1.1.4. Lãi suất.
Một doanh nghiệp hoạt động không thể không cần đến nguồn vốn vay
từ ngân hàng. Nguồn vốn vay sẽ làm tăng khả năng sinh lời của nguồn vốn
chủ sở hữu. Khi lãi suất tăng, doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn trong việc tiếp
cận nguồn vốn vay từ ngân hàng do chi phí sử dụng vốn vay lớn và ngược lại.
Mặt khác lãi suất cũng ảnh hướng đến mức cầu tiêu dùng do có bộ phận
người tiêu dùng thường xuyên vay tiền để thanh toán các khoản chi tiêu cá nhân.
3.1.1.5. Tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị đồng tiền trong nước với đồng
tiền của quốc giá khác. Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng lớn đến các
doanh nghiệp mà đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.
Khi tỷ giá VND/USD tăng lên, tức là đồng nội tệ mất giá, hàng hoá trong
nước sẽ rẻ tương hơn, hàng nước ngoài sẽ đắt hơn, vì thế kích thích hoạt động
xuất khẩu nhưng lại ảnh hưởng xấu đến nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ. Ngược
lại, khi nội tệ lên giá, tỷ số VND/USD giảm xuống, hàng hoá sản xuất trong
nước sẽ trở nên đắt hơn, sức cạnh tranh về gía giảm xuống và hàng hoá nhập
khẩu rẻ hơn, hạn chế xuất khẩu, kích thích tăng nhập khẩu.
SVTH: Phạm Văn Lực GVHD:TS.Nguyễn Thị Kim Dung
3.1.2. Môi trường chính trị, pháp luật..
Là một yếu tố định tính nhưng nó cũng có vai trò khá quan trọng đối
với các doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp hoạt động đều phải tuân theo
những quy định Pháp luật như sử dụng lao động, thuế, đầu tư, bảo vệ môi
trường…
Sự ổn định của chính trị xã hội là điều kiện quan trọng thu hút các nhà
đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong nước cũng yên tâm hơn trong các hoạt
động sản xuất, kinh doanh của mình.
3.1.3. Môi trường văn hoá, xã hội.
Hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố như:
Dân số: tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, mật độ dân số, giới tính, tỷ lệ
nam/nữ, tốc độ di dân…
Trình độ văn hoá.
Phong tục tập quán.
Xu hướng tiêu dùng.
Doanh nghiệp muốn thành công đòi hỏi phải tiến hành nghiên cứu, khảo sát
các vấn đề văn hoá - xã hội liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình.
3.1.4. Môi trường tự nhiên.
Là những yếu tố thuộc môi trường sống xung quanh như khí hậu, tài
nguyên thiên nhiên khoáng sản, đất đai…Những yếu tố này có thể tạo nên
thuận lợi hoặc khó khăn cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp
khai thác, chế biến.
3.1.5. Môi trường công nghệ.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, sự phát triển của khoa học công
nghệ đống vai trò cực kỳ quan trọng. Ngày nay, công nghệ được coi là yếu tố
quan trọng trong cạnh tranh, vì thế các công ty đã chi ra một lượng kinh phí
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thể chi phí hoạt động của doanh nghiệp cho các
SVTH: Phạm Văn Lực GVHD:TS.Nguyễn Thị Kim Dung
nghiệp vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất của
doanh nghiệp.
Công nghệ phát triển, giúp doanh nghiệp có đựơc những sản phẩm có
chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, chủng loại sản phẩm phong phú hơn và
gía thành sản phẩm nhỏ hơn trước. Đó là những yếu tố quan trọng giúp nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Sự phát triển của công nghệ vừa là một cơ hội nhưng cũng là một nguy
cơ, công nghệ phát triển nhanh làm cho các sản phẩm trở nên lạc hậu, chu kỳ
sống của nó bị giảm ngắn lại.
3.1.6. Tình hình kinh tế thế giới.
Mỗi doanh nghiệp là một cá thể của nền kinh tế quốc dân, mỗi nền kinh
tế là một bộ phần cấu thành nền kinh tế thế giới. Vì thế tình hình kinh tế thế
giới sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Khi kinh tế thế
giới ở trong giai đoạn phát triển mạnh, đó sẽ là tiền đề cho các doanh nghiệp
trong nước phát triển.
3.2. Mô hình 5 áp lực canh tranh:
Bất kỳ một doanh nghiệp nào trong thị trường cũng chịu tác động của 5
đối tượng.
3.2.1. Nhà cung ứng.
Đây là đối tượng cung cấp đầu vào đảm bảo cho hoạt động của doanh
nghiệp được tiến hành liên tục như nguyên vật liệu, trang thiết bị, lao động vì
thế nhà cung ứng góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh cho doanh nghiêp.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nhà cung ứng gây khó khăn cho doanh
nghiệp thông qua việc đòi tăng giá, giảm chất lượng của các yếu tố đầu vào
của quá trình sản xuất hoặc tiến hành cung ứng cho doanh nghiệp canh tranh
trong ngành.
Sức ép từ phía nhà cung cấp phụ thuộc vào:
SVTH: Phạm Văn Lực GVHD:TS.Nguyễn Thị Kim Dung
Mức độ tập trung của nhà cung cấp.
Sự khác biệt hoá của sản phẩm nhà cung cấp.
Khả năng hội nhập dọc xuôi chiều của doanh nghiệp.
Chi phí chuyển đổi.
Công ty Xerox là người phát minh ra máy photocopy, họ có được sự
độc quyền trong thời gian 25 năm trong việc sản xuất loại máy này. Khách
hàng buộc phải chấp nhận mức giá bởi Xerox là nhà độc quyền.
3.2.2. Khách hàng.
Là đối tượng trực tiếp tiêu thụ cũng như đánh giá sản phẩm, dịch vụ
của doanh nghiệp. Khi tiêu dùng, họ có nhu cầu đòi hỏi nâng cao chất lượng
cũng như hạ giá bán của sản phẩm dịch vụ. Ngoài ra họ còn gây khó khăn cho
doanh nghiệp thông qua việc từ bỏ tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp và
chuyển sang sản phẩm thay thế của doanh nghiệp khác trong ngành.
Sức ép từ phía khách hàng phụ thuộc vào các yếu tố:
Mức độ tập trung của khách hàng: Nếu khách hàng tập trung,
doanh nghiệp phân tán thì sức ép của khách hàng lên doanh nghiệp
lớn.
Tỷ trọng mua sắm của khách hàng đối với sản phẩm của ngành. Đó
là tỷ lệ giữa số tiền mà khách hàng chi trả cho sản phẩm của ngành
trên tổng chi phí tiêu dùng của khách hàng. Nếu tỷ trọng này lớn
thì sức ép lớn.
Chi phí chuyển đối. Nếu giữa khách hàng và doanh nghiệp có hợp
đồng cam kết, người tiêu dùng khó thay đổi sự lựa chọn của mình
thì sức ép của khách hàng lên doanh nghiệp nhỏ.
Khả năng hội nhập dọc ngược chiều của doanh nghiệp. Nếu khả
năng này lớn thì sức ép lớn và ngược lại.
SVTH: Phạm Văn Lực GVHD:TS.Nguyễn Thị Kim Dung
3.2.3. Sản phẩm thay thế.
Là những sản phẩm của công ty trong những ngành khác nhưng có khả
năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường giống như công ty
trong ngành. Những công ty này thường cạnh tranh gián tiếp với nhau, ví dụ
ngành cafe với ngành chè, bia với rượu. Khi giá của sản phẩm tăng lên thì
người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng sản phẩm thay thế.
Sự xuất hiện của sản phẩm thay thế vừa là động lực để doanh nghiệp
cải tiến, nâng cao chất lượng cũng như hạ giá thành sản xuất, nhưng cũng là
một nguy cơ đe doạ đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Sức ép từ phía sản phâm thay thế phụ thuộc vào:
Số lượng các sản phẩm thay thế: Số lượng sản phẩm thay thế nhiều
thì sức ép càng lớn và ngược lại.
Giá cả của sản phẩm thay thế: Nếu giá sản phẩm thay thế thấp thì
sức ép lớn.
Chất lượng sản phẩm thay thế: Chất lượng sản phẩm thay thế cao
thì sức ép lên doanh nghiệp lớn.
3.2.4. Đối thủ hiện tại trong nội bộ ngành.
Đây là đối thủ cạnh tranh trực tiếp ở thời điểm hiện tại của doanh nghiệp.
Sức ép của đối thủ tiềm ẩn phụ thuộc vào:
Xu hướng nhu cầu thị trường của ngành: Nếu xu hướng này tăng
lên cao thì cường độ cạnh tranh giữa các công ty trong ngành giảm
và ngựơc lại.
Cấu trúc ngành hay mức độ tập trung của ngành: Thể hiện qua số
lượng, quy mô của các doanh nghiệp trong ngành. Nếu ngành tập
trung( gồm ít doanh nghiệp quy mô lớn liên kết với nhau) thì cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành là nhỏ, ngược lại ngành
SVTH: Phạm Văn Lực GVHD:TS.Nguyễn Thị Kim Dung
phân tán ( gồm nhiều doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ liên kết với
nhau), sự gia nhập ngành dễ dàng thì cạnh tranh là rất lớn.
Rào cản rút lui khỏi ngành: Đó là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ
ra khi rút lui khỏi ngành như máy móc, hợp đồng, lao động…Nếu
rào cản này lớn, doanh nghiệp khó rút ra khỏi ngành thì cạnh tranh
giữa các đối thủ lớn và ngược lại.
3.2.5. Đối thủ tiềm ẩn.
Là những đối thủ tiềm năng sẽ xuất hiện trong tương lai và cạnh tranh
với doanh nghiệp trên thị trường. Sự đe doạ của những đối thủ tiềm ẩn này là
rất lớn, do tính chất khó lường trước nên không có nhiều những phương án
hữu hiệu để đối phó với những đối thủ này.
Đối thủ tiềm ẩn này sẽ gây ra nhiều sức ép cho doanh nghiệp hiện tại
đang hoạt động trong ngành, sức ép này phụ thuộc vào rào cản gia nhập
ngành.
Rào cản gia nhập ngành phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố:
Tăng hiệu quả kinh tê do quy mô lớn: Một công ty muốn gia
nhập thị trường nhưng hiện tại trong thị trường đó lại đang tồn
tại những công ty có quy mô lớn, điều này gây khó khăn cho
công ty khi muốn gia nhập vào thị trường này.
Khác biệt hoá sản phẩm: Nhằm giành giật khách hàng của đối thủ.
Yêu cầu về vốn.
Phí tổn chuyển đổi: Là phí tổn một lần mà người mua gặp phải
khi chuyển từ sản phẩm của một nhà cung ứng này sang nhà
cung ứng khác.
Tiếp cận các kênh phân phối: Công ty muốn xâm nhập thị trường
phải đảm bảo có một hệ thống phân phối sản phẩm, công ty mới
phải thuyết phục cửa hàng bán lẻ bán sản phẩm của mình.
SVTH: Phạm Văn Lực GVHD:TS.Nguyễn Thị Kim Dung