Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

16 tài liệu thuyết minh tuyến điểm đà lạt làng chùa đại ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.29 KB, 5 trang )

Thuyết Minh Trên Tour
NỘI DUNG CÁC ĐIỂM THAM QUAN TOUR TP. HCM –TP.ĐÀ LẠT

Làng của những ngôi chùa (Làng chùa Đại
Ninh)
Một ngôi làng (thôn) chỉ với 2.170 nhân khẩu nhưng có đến 53 cơ sở thờ tự gồm chùa, tịnh xá,
tịnh thất, niệm phật đường. Tính trung bình cứ 40 người có một cơ sở thờ tự, và đây được xem là
địa phương quy tụ nhiều chùa chiền nhất Việt Nam hiện nay. Nhiều người gọi đây là "xóm chùa",
"làng chùa" Đại Ninh.
Thôn Phú An, xã Phú Hội (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) vốn là vùng đồi núi hoang sơ,
nằm dọc hữu ngạn sông Đa Nhim, cửa ngõ vào thôn gần cầu Đại Ninh (quốc lộ 20, cách thành
phố Đà Lạt khoảng 42 km). Ơng Lê Hồng, Phó chủ tịch Văn xã, xã Phú Hội cho hay: "Trước
ngày đất nước thống nhất, vùng đất Phú An còn rất hoang sơ, dân cư thưa thớt, chỉ có vài ba ngơi
chùa, thạch thất ẩn mình sau rặng rừng già, càng về sau dân tứ xứ kéo nhau về đây định cư, lập
nghiệp tạo thành khu dân cư khá sầm uất với nhiều chùa chiền, tịnh thất nên Phú An được mệnh
danh là vùng "đất lành", là "làng chùa". Ông Mai Hữu Hịa, Trưởng phịng tơn giáo huyện Đức
Trọng cho biết thêm: trên 14 xã, thị trấn của huyện có 165 cơ sở thờ tự Phật giáo thì riêng tại xã
Phú Hội có 62 cơ sở (thơn Phú An 53 cơ sở), xã Ninh Gia (tả ngạn sơng Đa Nhim) có 29 cơ sở.
Tồn huyện có 650 chức sắc và tăng ni, riêng thơn Phú An đã có tới 492 vị, đây là điều hiếm có.
Một ngày ở làng chùa
Một ngày cuối tháng 3, chúng tôi đến thăm "làng chùa" Đại Ninh, từ quốc lộ 20 vừa mới rẽ vào
thôn Phú An đã nghe tiếng chuông chùa ngân vang, văng vẳng từ các triền đồi tiếng gõ mõ, tụng
kinh khiến lòng người cảm thấy thanh thốt, an bình. Nơi đầu tiên chúng tơi tìm đến là Vĩnh
Minh Tự Viện, ngơi chùa nổi tiếng nhất Phú An, tọa lạc trên ngọn đồi cao, xung quanh là khơng
gian thống mát rợp bóng cây xanh rộng khoảng 10 ha. Tại đây Đại Đức Thích Nguyên Chánh
đã cho chúng tơi biết q trình hình thành "làng chùa" độc đáo này. Những năm đầu thập niên
1960, các hịa thượng Bửu Lại, Bửu Huệ và Thích Thiền Tâm đã tìm đến núi rừng hoang vu bên
bờ sơng Đa Nhim này khai sơn, dựng thạch thất để yên tĩnh tu hành. Sau đó, hịa thượng Thích
Thiền Tâm cho xây dựng tu viện và chùa Hương Nghiêm (ngôi chùa đầu tiên ở vùng đất này, bây
giờ được gọi là Tổ đình). Cịn Vĩnh Minh Tự Viện được thành lập bởi hịa thượng Thích Tâm
Thanh (là học trị của 3 vị hòa thượng đầu tiên đến Phú An khai sơn) từ năm 1973, trên ngọn đồi


cao bên cạnh chùa Hương Nghiêm.
Ban đầu hòa thượng Tâm Thanh chỉ xây dựng tịnh thất nhỏ để về tịnh dưỡng sau những ngày đi
thuyết giảng. Sau ngày đất nước thống nhất, năm 1983 nhận thấy dun hóa độ có nhiều thuận
lợi, ơng xây dựng chùa Vĩnh Minh Tự Viện. Theo các phật tử, từ khi Vĩnh Minh Tự Viện hình
thành, cùng với tài thuyết giảng kiệt xuất của hịa thượng Tâm Thanh (ngun Phó ban trị sự
kiêm Trưởng ban Hoằng pháp Giáo hội Phật giáo tỉnh Lâm Đồng) nơi đây đã trở thành điểm tựa


tinh thần cho dân chúng khắp các làng quê quanh vùng. Tiếng lành đồn xa, không chỉ tăng ni,
phật tử trong huyện Đức Trọng mà cả tăng ni, phật tử nhiều tỉnh thành khác cũng lặn lội lên núi
Phú An để được nghe thuyết giảng và thọ giáo quy y. Từ đó, người tứ xứ về đây ngụ cư, lập tịnh
thất, tịnh xá để tu hành.
Theo ơng Mai Hữu Hịa (Trưởng phịng tơn giáo huyện), Phú An là vùng đất khơng có tệ nạn xã
hội, an ninh trật tự ln bảo đảm. Các tăng ni về đây lập nghiệp, tu hành đều tự lao động sản
xuất, trồng cà phê, cây ăn trái để nuôi sống bản thân. Hầu hết các chùa, tịnh thất đều tích cực
tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, gắn bó với chính quyền và Hội chữ thập đỏ huyện tổ
chức nhiều đợt khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho người dân quanh vùng. Điều đặc biệt nữa là
các chùa ở đây luôn mở rộng vịng tay đón nhận trẻ em mồ cơi, bất hạnh; các em đều được tạo
điều kiện đến trường học hành, bên cạnh đó các tăng ni cịn giáo dục nhân cách cho các em, giúp
các em trưởng thành mọi mặt. Xin nói thêm, lúc sinh thời hịa thượng Thích Tâm Thanh đã vận
động ân nhân xa gần để làm gần 4 km đường bê tơng nhựa nóng chạy dọc thơn Phú An, xây
dựng chiếc cầu treo dài trên 200m bắc qua sông Đa Nhim, nối liền 2 thôn Phú An và Đại Ninh
giúp cư dân qua lại dễ dàng, thuận tiện, giảm bớt tai nạn giao thơng vì khơng phải chèo thuyền
qua sơng.
Như đã đề cập, hiếm có nơi nào có "duyên" (chữ nhà Phật) như vùng đất Phú An, bởi vậy vào
các dịp lễ tết, Vu Lan, Phật đản và rằm tháng giêng (lễ hội Pongour), rất nhiều du khách đến
thăm "làng chùa" độc đáo này. Sau một ngày tham quan làng chùa Phú An, chúng tôi cảm nhận
được những nét văn hóa độc đáo, phong phú. Tại chùa tổ Hương Nghiêm có tháp mộ 3 tầng khá
đồ sộ của cố hịa thượng Thích Thiện Tâm. Đến với Phương Liên Tịnh Xứ, ngồi ngơi chùa uy
nghi, rộng lớn với kiến trúc Đông - Tây kết hợp (đang được xây dựng dở dang), cịn có bảo tháp

7 tầng đồ sộ tọa lạc trên đỉnh đồi cao, nơi đây cịn có tháp mộ của cố ni sư Thu Nguyệt (vị trụ trì
chùa). Tại Vĩnh Minh Tự Viện có cổng tam quan xếp bằng đá, bảo tháp xá lợi Minh Tích Án khá
uy nghi, cùng tượng Phật Niết bàn và nhiều tượng đài khác. Dọc theo hữu ngạn sơng Đa Nhim
cịn có hàng chục ngôi chùa, tịnh xá, tịnh thất, niệm phật đường, mỗi cái mỗi vẻ kiến trúc khác
nhau vừa mang nét cổ kính vừa xen lẫn tính hiện đại như tịnh xá Ngọc Thành, các chùa Hương
Sen, Dược Sư, Đạo Tràng Long Châu...
Đến với làng chùa Phú An du khách cịn có thể tiếp cận những bậc chân tu lão thành như sư
Tràng (tịnh xá Ngọc Thành), sư bà Hải Triều Am (chùa Dược Sư), Thượng tọa Thích Tâm Mãn...
Trao đổi với chúng tơi, Thượng tọa Thích Minh Chiếu (Chánh đại diện Phật giáo huyện Đức
Trọng) cho biết: "Các tăng ni, phật tử trên địa bàn luôn ý thức sống tốt đạo đẹp đời, chung sức
chung lòng xây dựng quê hương giàu đẹp. Mỗi tháng 2 lần các Đại đức, tăng ni có 2 buổi quy tụ
về chùa Hương Nghiêm (Tăng) và Đạo Tràng Long Châu (Ni) để bố tát thuyết giới (học giới luật
nhà Phật), đây cũng là dịp để các tăng ni biểu lộ tinh thần gắn kết cùng nhau xây dựng đạo, đời
tốt đẹp.
Rồi đây khi đập thủy điện Đại Ninh (cách làng chùa khoảng 1 km) xây dựng xong sẽ trở thành
một thắng cảnh đẹp. Nếu các công ty lữ hành biết kết hợp du lịch - hành hương thì sẽ biến vùng
đất Phú An, Đại Ninh thành địa chỉ du lịch hành hương thú vị.
Thủy điện Đại Ninh


14h ngày 17/1/2008, sau hơn 4 năm xây dựng, nhà máy thủy điện Đại Ninh đã chính thức hịa
lưới điện quốc gia tổ máy thứ nhất có cơng suất 150MW. Dự kiến tổ máy thứ hai cùng công suất
150MW sẽ hòa lưới điện trong tháng 3/2008. Khi cả hai tổ máy vận hành sẽ cung cấp sản lượng
điện hàng năm 1,2 tỷ kWh.Được biết sau thời gian hiệu chỉnh, chạy thử nghiệm (từ 28/11/2007
đến 16/1/2008) tổ máy thứ nhất đã đưa lên lưới điện quốc gia được 1,4 triệu kWh.
Dự án Thủy điện Đại Ninh thuộc hệ thống bậc thang của sông Đồng Nai, nằm trên sông Đa
Nhim cách Thành phố Hồ Chí Minh 260 km, cơng trình đầu mối nằm trên địa phận xã Phan
Lâm, huyện Bắc Bình, Bình Thuận. Được khởi công từ ngày 10/5/2003, thủy điện Đại Ninh là
một cơng trình vừa cấp phát điện cho hệ thống điện phía Nam và dẫn nước từ lưu vực sơng Đồng
Nai về cho Bình Thuận. Nhiệm vụ của dự án là:

+ Cấp nước và phát điện với N = 300 MW
+ Cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt cho vùng hạ lưu.
+ Cải thiện khí hậu trong vùng và tạo cảnh quan môi trường
+ Tạo điều kiện phát triển du lịch.
Kết nối nguồn nước giữa sông Đa Nhim và sông Đa Queyon, hồ chứa nước thủy điện Đại Ninh
rộng 2.000 ha được hình thành qua 2 đập chính cao gần 60 mét, 4 đập phụ, hai đập tràn sự cố và
một kênh nối thông giữa hai hồ, dẫn nước từ sông Đồng Nai thuộc tỉnh Lâm Đồng tạo thành hồ
chứa với tổng dung tích 320 triệu m3 nước, ở cao trình khỏang 640 mét, thuộc địa phận huyện
Đức Trọng (Lâm Đồng), cách thành phố Đà Lạt khỏang 40 km. Nước từ hồ chứa Đa Nhim và Đa
Queyon sẽ được dẫn về Nhà máy Thủy điện Đại Ninh qua một đường hầm áp lực dài 11,2 km
xuyên trong lòng núi và đường ống thép áp lực dài 1,8 km, đường kính 3,2 mét, với lưu lượng
nước thiết kế qua tất cả các tua bin là 55 m3/giây phục vụ cho hai tổ máy phát điện tổng công
suất lắp đặt là 300 MW (mỗi tổ máy 150 MW), cung cấp sản lượng điện hàng năm 1,2 tỷ kWh.
Một số thông số của nhà máy:
Tuyến đầu mối: Hệ thống gồm 2 hồ liên thông với nhau, một trên nhánh sông Đa Nhim, một
trên nhánh sông Đa Queyon
* Một số thông số cơ bản của hồ chứa:
+ MNC = +860 m, Dung tích chết Vc = 68,04 triệu m3
+ MNDBT = + 880,0 m, Dung tích hồ ứng với MNDBT: Vk = 320 triệu m3
+ Mực nước lũ lớn nhất ở hồ Đa Nhim là +882,6 m
+ Mực nước lũ lớn nhất ở hồ Đa Queyon là +883,2 m
+ Đầu mối có các cơng trình: 2 đập chắn, 4 đập phụ, tràn xả lũ chính, cống xả nước sâu, tràn sự
cố, kênh nối hai hồ
* Đập chính Đa Nhim: - Đập đất đồng chất có lõi chống thấm,
- Cao trình đỉnh đập +883,7 m; rộng 8 mét
- Chiều dài đỉnh đập L = 430m
- Chiều cao đập lớn nhất Hmax = 56m


* Đập chính Đa Queyon:

- Đập đất đồng chất có lõi chống thấm,
- Cao trình đỉnh đập +884, 3 m; rộng 8 mét
- Chiều cao đập lớn nhất Hmax = 58m
* Đập phụ : có 4 đập phụ số 1, 2, 3, 4 có chiều cao lần lượt là 22m, 17m, 31m, 34m
* Kênh nối hai hồ có đáy rộng 22 m, đáy thấp hơn MNC. Kênh dài 2510 m, lưu lượng thiết kế là
3077 m3 /s
*Tràn xả lũ chính:
- Cao trình ngưỡng tràn +862,5m, thấp hơn MNDBT 17,5m
-Tràn có 3 cửa, van cung kích thước b x h = 15 x 18,75 (m)
- Ngưỡng tràn thực dụng. Cột nước tràn lớn nhất Hmax = 20,1m
- N ối tiếp sau ngưỡng tràn là dốc nước . Cuối dốc nước là tiêu mũi phun
*Tràn sự cố: đặt ở đập phụ, Tràn sự cố kiểu đập đất nước tràn qua đỉnh đập gây vỡ. Cao trình
ngưỡng tràn sự cố +869,0 m, thấp hơn MNDBT 11,0 m
* Cống xả sâu: Là loại cống trịn, chảy có áp. Đường kính cống 0,8m đặt ở dưới ngưỡng tràn xả
lũ chính. Lưu lương qua cống từ 7 đến 20 m3 /s nhằm duy trì dịng chảy ở hạ lưu đáp ứng các
yêu cầu khác nhau
2. Tuyến năng lượng
* Cửa nhận nước : cao trình ngưỡng cửa vào +850,0m
* Đường hầm dẫn nước: Sau cửa nhân nước là đường hầm dẫn nước. Dài 11.254 mét. Đường
kính trong là 4,5 m
* Tháp điều áp: cao 230 m; mặt cắt ngang dạng tròn. Gồm 3 phần: phần sâu nhất đường kính
3,5m; phần ở giữa đường kính 10m; phần trên cùng đường kính 28m
* Đường ống: Có một đường ống nối tiếp sau đường hầm dẫn nước. Đường kính ống từ 3,2m
đến 3,3m. Tổng chiều dài là 1.818m. Đến nhà máy đường ống rẽ làm 2 nhánh đi vào buồng xoắn
tuốc bin. Đường kính ống nhánh là 2,25m
Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng khỏang 440 triệu USD, trong đó vốn vay Nhật bản chiếm 85%.
Theo kế hoạch, tổ máy thứ nhất của Nhà máy Thủy điện Ðại Ninh sẽ vận hành vào cuối tháng 11
tới và tổ máy thứ hai cũng sẽ hoạt động vào cuối năm nay. Nhà máy Thủy điện Đại Ninh vận
hành, ngoài việc bổ sung nguồn điện cho lưới điện quốc gia, nước xả từ thủy điện Ðại Ninh còn
là nguồn năng lượng phục vụ cho thủy điện Bắc Bình với cơng suất khỏang 33 MW trong tương

lai và cung cấp luợng nước đáng kể cứu cho hàng chục ngàn ha đất nơng nghiệp có nguy cơ sa
mạc hóa ở huyện Bắc Bình và Bắc thành phố Phan Thiết (Bình Thuận).
Nước sau thủy điện Ðại Ninh và thủy điện Bắc Bình đổ ra suối Mác Tin, nhập cùng dịng sơng
Ða Ka Chu (Ta Mai) ở thượng nguồn sông Lũy, rồi xuôi về biển. Ðể tận dụng nguồn nước này,
cuối tháng 5-2006, Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn có quyết định phê duyệt điều chỉnh báo
cáo nghiên cứu khả thi dự án tưới Phan Rí - Phan Thiết giai đoạn một. Nhiệm vụ của dự án (giai


đoạn một) là cấp nước tưới cho 15.700 ha đất canh tác thuộc đồng bằng Phan Rí, cấp nước phục
vụ dân sinh và cải tạo môi trường trong khu vực.
Theo đó, ở khu đầu mối, xây dựng một đập đất dài 430 m, rộng 5 m, chiều cao đập lớn nhất là 10
m cùng một đập tràn và cống lấy nước, cống xả, nhà quản lý đầu mối. Kênh chính Ðơng của
cơng trình dài gần 10 km cùng hệ thống kênh cấp I, cấp II, cấp III trở xuống và kênh tiêu có tổng
chiều dài hơn 180 km. Tổng dự toán thực hiện dự án (thời điểm quý 3 năm 2005) hơn 1.100 tỷ
đồng. Dự án cũng đã kết hợp đã xây dựng các khu tái định cư cho bà con hai xã Phan Lâm, Phan
Sơn, huyện Bắc Bình.
Bắc Bình là vùng khô hạn nhất tỉnh. Cuối tháng 12-2005, tỉnh Bình Thuận đã khảo sát xây dựng
đập dâng nước Bắc Bình (dài 140 m, mặt đập rộng 1,5 mét) tại thơn 3, xã Phan Sơn, nhằm ngăn
dịng sơng Lũy, chảy qua tuyến kênh đào dài 14 km dẫn nguồn nước xả sau thủy điện Đại Ninh
về hồ chứa Cà Giây. Khi tổ máy thứ nhất của thủy điện Ðại Ninh hoạt động, cơng trình này sẽ
tiếp nguồn nước có lưu lượng nước từ 8 đến 12 m3/giây để đưa về hồ Cà Giây, nâng năng lực
tưới của hồ lên khỏang 8.000 ha, gấp 2 lần năng lực thiết kế.
Cùng với tiến trình xây dựng đập đầu mối sơng Lũy đưa nước về hồ Cà Giây, ngành thủy lợi tỉnh
Bình Thuận cũng đã khảo sát và nâng cao đập 812 ở hạ lưu sông Lũy từ 1,4 m lên 2,4 m và mở
rộng từ 1 lên 3 cửa cống tưới tải nước về cho kênh Úy Thay với lưu lượng nước qua mỗi cống 3
m3/giây. Cơng trình này phục vụ tưới cho hơn 850 ha, thay vì lấy nguồn nước từ hồ Cà Giây để
tưới nên đã tiết kiệm được nguồn nước khá lớn của hồ. Ðồng thời, hệ thống cống sẽ đưa nước từ
đập 812 về tưới cho khoảng 2.000 ha ruộng “ăn” nước trời thuộc xã Lương Sơn, Sông Bình và
bổ sung nước cho đập Ðồng Mới ở khu vực hạ lưu. Tổng vốn đầu tư cho hai công trình nói trên
khoảng 30 tỷ đồng, khi Thuỷ điện Đại Ninh đi vào vận hành, thì đồng nghĩa hai cơng trình thủy

lợi này cũng phát huy hiệu quả và mang lại tiềm năng kinh tế rất lớn cho một vùng khô hạn, hàng
năm chỉ sản xuất một vụ bấp bênh, thậm chí khơng có nước cho gia súc uống vào mùa khô.
Theo thiết kế, hồ Cà Giây tưới được hai vụ cho khoảng 4.000 ha, năm nào mưa thuận điều tiết
nước sản xuất thêm được khoảng 1.000 ha vụ đông xuân. Khi thủy điện Ðại Ninh hoạt động và
hai công trình trên đưa vào sử dụng, năng lực tưới của hồ Cà Giây sẽ tăng gấp hai lần so với thiết
kế và đủ nước tưới ba vụ/năm.
Thủy điện Đại Ninh không những đánh thức tiềm năng một vùng đất khô hạn, còn mở ra được
hướng làm giàu từ du lịch sinh thái, đồng thời góp phần khơng nhỏ trong việc cải thiện đời sống
cho nhân dân trong vùng./.



×