Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

18 tài liệu thuyết minh tuyến điểm đà lạt thác bobla

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.98 KB, 2 trang )

Thuyết Minh Trên Tour
NỘI DUNG CÁC ĐIỂM THAM QUAN TOUR TP. HCM –TP.ĐÀ LẠT
Thác Bobla
Đây là một thác nước đẹp, hùng vĩ vừa được tôn tạo thành khu du lịch sinh thái mới ở xã Liên
Đầm, huyện Di Linh (Lâm Đồng). Bobla được xem như một nàng tiên tuyệt trần vừa được đánh
thức bởi vì thác được phát hiện khá lâu nhưng mãi đến năm 2000 mới được giới thiệu cùng du
khách và là điểm dừng chân tham quan của nhiều du khách trong và ngồi nước, trên lộ trình
hoặc trong những tour du lịch từ TP HCM lên Đà Lạt.
Nằm cách không xa quốc lộ 20, nên ngay từ xa đã có thể nghe tiếng thác vọng cả núi rừng. Ấn
tượng đầu tiên khiến du khách phải ngỡ ngàng là dòng thác cao 50m rộng 12m, nằm giữa hai
ngon đồi hình voi phục như một dải lụa trắng tinh đổ sầm sập xuống lịng hồ, tung bọt trắng xố.
Thiên nhiên ở đây đẹp như tranh vẽ, thác nước nằm gọn trong khu rừng nguyên sinh còn lưu giữ
nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi; hai bên thác là vách đá cao phủ rong rêu, rễ cây cổ thụ
buông xuống; dòng suối chảy lặng lờ, len trong những tảng đá, hai bên bờ cây cỏ, hoa dại nở
quanh năm chạy tít tắp về phía bn làng, hơi sương bay khắp một vùng trời... Tất cả tạo nên vẻ
đẹp vừa nguyên sơ, vừa huyền hoặc của núi rừng cao nguyên Di Linh.
Trong ngôn ngữ của người Cơ Ho, Bobla do được đọc lêch từ 2 âm ‘PốPla’, có nghĩa là ‘Đầu
Ngà Voi’, ‘Pố: nghĩa là đầu và ‘Pla’ có nghĩa là ngà voi.
Đồng bào các dân tộc bản địa sinh sống trên vùng đất này đã xem thác Bobla là biểu tượng của
sự bất khuất, là sức mạnh của cư dân miền sơn cước, quê hương của chàng Liang Dăm, người đã
có cơng đánh đuổi qn Chăm từng kéo lên quấy nhiễu, giày xéo buôn làng.
Chuyện xưa kể rằng: Thuở trước, vùng đất của Thác Bobla là nơi giao tranh thường xuyên giữa
quân Chăm và người Cơ Ho. Thời đó quê hương của người Cơ Ho ở Di Linh bị giặc chiếp đóng.
Người Cơ Ho muốn được bình n, phải thường xuyên cống nạp những sản vật quý giá cho giặc
như: ngà voi, sừng tê giác và những loại da thú quý hiếm…
Một ngày kia , tộc trưởng của người Cơ Ho săn được một con voi có cặp ngà rất lớn và mang cặp
ngà này dâng lên cho thủ lĩnh của quân giạc với lời thỉnh cầu:’Hãy để dân làng Cơ Ho được bình
yên’. Họ nhận lễ vật và hứa chấp nhận lời thỉnh cầu của người Cơ Ho, rồi đặt tên cho thác nước
nơi này là ‘Pố Pla’. Tuy nhiên chẳng bao lâu, họ không thực hiện lời hứa mà còn đem quân tiến
đánh người Cơ Ho. Nhưng những lần tấn công này họ phải đối đầu với sức mạnh phi thường của
chàng dũng sĩ Liang Dăm.


Liang Dăm là một chàng thanh niên mồ côi đến đây làm thuê cho người Cơ Ho trong nhiều năm
qua, nhưng không một ai biết được nguồn gốc quê hương của chàng. Khi đội quân hùng hậu của
giặc tấn công các buôn làng, người d6n cơ Ho hoảng sợ bỏ chạy tán loạn, chỉ một mình chàng


Liang Dăm bình tĩnh trụ lại bn làng theo dõi tình hình quân giặc. Chàng tiến đến bẻ một nhánh
của gốc cây trâm bên dịng thác rồi hướng về phía quân thù. Một điều lạ xảy ra, cành trâm trong
tay chàng hướng đến đâu, quân giặc ở đấy bỏ chạy hoảng loạn. Nhân cơ hội này một người đàn
ông Cơ Ho của Buôn làng tên Lăng Ler kêu gọi dân làng cầm gươm đến giết giặc. Giặc tan,
Lăng Ler cùng dân làng đến tạ ơnchàng thanh niên mồ côi này đã giúp cho bn làng thốt được
giặc ngoại xâm. Nhưng chàng Liang Dăm đi về phía ngọn thác và tan biếtn vào làn khói nước từ
lúc nào’ Ngọn thác ấy ngày nay chính là thác Bobla và cây trâm cổ thụ ngày xưa vẫn còn tươi
tốt. Đến Bobla ngày nay đã được xây dựng mở rộng và khôi phục lại những khu rừng già hoang
vu để đưa vào phục vụ khách du lịch, du khách có thể vượt thác, thám hiểm núi, câu cá, cắm
trại..
Km 156: Thị trấn di Linh được việt hố từ ngơn ngữ của dân tộc Cơ Ho là Djring. Tại đây có
một ngã 4, quẹo phải đi Phan Thiết 97km, quẹo trái đi Đaklăk 77km.
Km 172: Đèo Phú Hiệp. Đây là ranh giới giữa hai huyện Di Linh và Đức Trong.
Km 190: Phía tay trái có đường đi vào Thán Pongour 8km. Hàng năm, nơi đây có tổ chức ‘Lễ
Hội Pongour’ vào ngày 15/01 âm lịch.



×