Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

33 tài liệu thuyết minh tuyến điểm đà lạt nông nghiệp đl

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.98 KB, 5 trang )

Thuyết Minh Trên Tour
NỘI DUNG CÁC ĐIỂM THAM QUAN TOUR TP. HCM –TP.ĐÀ LẠT
ĐỊA CHÍ ĐÀ LẠT
CHƯƠNG I: NƠNG NGHIỆP – LÂM NGHIỆP
NÔNG NGHIỆP
1. NÔNG NGHIỆP ĐÀ LẠT QUA CÁC THỜI KỲ
1.1

Thời kỳ trước năm 1954

Trong những năm đầu tiên khai phá vùng đất Đà Lạt, người Pháp đã chú ý đến sản xuất nông
nghiệp.
Trạm nông nghiệp đầu tiên được thành lập năm 1897 tại vùng Dankia do ông Jacquet điều khiển,
có diện tích 16,67 ha. Trạm đã trồng thử nghiệm nhiều loại rau, quả ôn đới như: măng tây, xà
lách, khoai tây, bắp cải, cải bông, a-ti-sô, dâu tây, đậu, hành, cây công nghiệp, cây ăn quả như
pom, lê, đào,… các loài hoa như hoa hồng, thược dược, cẩm chướng, hoa tím, marguerite,…
Đến năm 1925, người dân mới bắt đầu trồng rau tại Đà Lạt với diện tích ban đầu chỉ một vài mẫu
tây (ha).
Vào khoảng năm 1927 – 1928, ông Nguyễn Thái Hiến chuyển lên Đà Lạt làm giám thị lục lộ.
Khi biết ông Nguyễn Thái Hiến tốt nghiệp Trường Canh nông Tuyên Quang, công sứ Đà Lạt đã
đem hột giống rau và hoa ở Pháp qua giao cho ông trồng trong vườn công sứ. Vào cuối những
năm 1930, ông về Nghệ An đem bà con thân thuộc vào Đà Lạt sinh sống, khai phá rừng hoang,
trồng nhiều loại rau, hoa, a-ti-sô, mận, đào,… tại ấp Tân Lạc.
Ngày 31-5-1938, ơng Hồng Trọng Phu đưa 33 người dân từ Hà Đơng vào Đà Lạt, hình thành
nên ấp Hà Đơng và đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển ngành nơng
nghiệp Đà Lạt. Từ năm 1939 đến năm 1942, ấp Hà Đông đã khai khẩn được 12ha đất nông
nghiệp, sản xuất được 120 tấn rau cải các loại.
Năm 1940, ấp Nghệ Tĩnh được thành lập do một số người dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh vào lập
nghiệp, đây cũng là một trong những vùng sản xuất rau cải sớm nhất ở Đà Lạt.
Từ năm 1942 đến 1945, tiếp tục hình thành các vùng nơng nghiệp khác như vùng cây số 4, cây
số 6 (nay là vùng Đa Thành).


Từ năm 1948, người dân trồng rau đã biết áp dụng những biện pháp khoa học trong trồng trọt, sử
dụng phân bón hố học, các loại thuốc sát trùng, máy bơm nước,… Nhờ máy bơm nước, diện
tích trồng rau tăng nhanh vì tưới được các phần đất trên cao.


Năm 1952, ấp Ánh Sáng được hình thành và sau đó là Vạn Thành, Đa Cát,… Các vùng này đã
góp phần mở rộng vùng sản xuất nông nghiệp của Đà Lạt.
Năm 1953, Đà Lạt đã cung ứng cho thị trường được 6.000 tấn rau cải sau khi đáp ứng được nhu
cầu của cư dân tại chỗ. Diện tích trồng rau hoa của người dân Đà Lạt đã lên khoảng 360 ha.
Nghề trồng rau phát triển đã nuôi sống trên 3.000 gia đình trong 10 khu phố thuộc thị xã Đà Lạt.
1.2 Thời kỳ 1954 - 1975
Từ năm 1954 trở đi là thời kỳ phát triển của ngành sản xuất rau hoa tại Đà Lạt khi có một số
đồng bào di cư từ miền Bắc và miền Trung vào lập nghiệp.
Năm 1955, do những biến động về chính trị xã hội, tình hình tiêu thụ rau hoa Đà Lạt bắt đầu suy
giảm.
Năm 1956, một cuộc thi rau và hoa tại Đà Lạt được tổ chức để giới thiệu kết quả ứng dụng kỹ
thuật nông học vào nghề trồng trọt và khuyến khích phát triển ngành nơng nghiệp.
Năm 1956, ấp Đa Thiện được thành lập và trở thành một vùng sản xuất nông nghiệp trù phú và
quan trọng của Đà Lạt.
Ngày 23-1-1958, Hợp tác xã Rau Đà Lạt được thành lập theo Quyết định số 144-BKT/HTX và
Quyết định ngày 11-2-1958 của Bộ Kinh Tế, được tu chỉnh bằng Quyết định số 38-TV/QĐ ngày
10-12-1959 của Phủ Tổng uỷ Hợp tác xã và Nông tín.
Hợp tác xã rau được hình thành với mục đích bảo vệ quyền lợi của nhà vườn, quyết định giá bán
rau và cung cấp vật tư nông nghiệp, loại bỏ giới trung gian thương mại.
Năm 1958, Đà Lạt có 37,1% tổng dân số sống theo nghề canh nông.
Ngày 21-11-1958, lần đầu tiên Đà Lạt xuất 59 tấn rau sang Singapore.
Năm 1959, Trung tâm Thực nghiệm Rau Hoa Đà Lạt được thành lập để khảo sát và chọn lọc
những giống rau hoa, cây ăn trái,… nhập nội có thể trồng trọt được tại Đà Lạt và thực hiện
nghiên cứu kỹ thuật canh tác, áp dụng nơng cơ, nơng cụ, phân bón, thuốc sát trùng,… vào nông
nghiệp. Hoạt động của đơn vị này đã cung cấp nhiều giống mới có năng suất cao cho ngành canh

tác rau cải. Những giống rau cải như khoai tây, hành tây, tỏi tây,… đã sản xuất được tại Đà Lạt.
Năm 1960, sản lượng rau cung cấp cho thị trường đạt 13.000 tấn và tăng lên 27.352 tấn vào năm
1968 với 639,35 ha đất được sử dụng để canh tác rau cải.
Năm 1969, Đà Lạt có 3.202 gia đình sống bằng nghề làm vườn rẫy (chiếm 26% dân số).
1.3 Thời kỳ sau năm 1975
Năm 1975, sản xuất nông nghiệp Đà Lạt chuyển sang một phương thức sản xuất mới.


Trước 1980, cây rau chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng diện tích gieo trồng. Sau 1980, do điều
kiện vật tư thiết bị hạn chế nên diện tích sản xuất rau giảm xuống chỉ cịn một nửa. Diện tích
gieo trồng cây rau 2.454 ha năm 1977 giảm còn 1.422 ha năm 1981. Từ năm 1982, diện tích gieo
trồng cây rau có tăng nhưng khơng đáng kể. Ngược lại, diện tích canh tác cây lâu năm gia tăng
rất nhanh, nhất là cây cà phê.
Giai đoạn 1986-1995, sản xuất nông nghiệp Đà Lạt đã có những bước chuyển biến mới. Cơng tác
quy hoạch phát triển ngành nông lâm nghiệp được thực hiện đã xây dựng nền tảng cho sự phát
triển của ngành nông nghiệp Đà Lạt.
Năm 1994, giá trị sản lượng tồn ngành nơng nghiệp đạt 88,5 tỷ đồng, trong đó trồng trọt chiếm
71,7 tỷ đồng, chăn nuôi 16,8 tỷ đồng.
Trong 5 năm 1990-1995, lượng vật tư cung cấp cho ngành nông nghiệp tương đối đầy đủ và
phong phú về chủng loại, cơ sở hạ tầng như điện, thuỷ lợi, giao thông nông thôn được đầu tư đã
tạo điều kiện giúp cho sản xuất nơng nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, công tác ứng dụng khoa
học - kỹ thuật được đẩy mạnh, các giống rau cải mới được đưa vào ứng dụng và nhanh chóng
mang lại hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp.
Trong thời gian này, một số công ty nước ngồi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp tại Đà
Lạt như Công ty Sinh học hữu cơ, Công ty DAP, Công ty Nông sản,… Năm 1994, Đà Lạt đã
xuất khẩu 4.000 tấn rau sang các nước trong khu vực châu Á.
Từ năm 1996, ngành nông lâm nghiệp thành phố Đà Lạt phát triển với mức tăng trưởng hàng
năm trên 10%, giá trị sản phẩm nông lâm nghiệp chiếm 18% GDP.
Năm 1997, quy hoạch phát triển nông nghiệp Đà Lạt giai đoạn 1998-2010 đã được thực hiện trên
cơ sở đánh giá kết quả 10 năm thực hiện chính sách đổi mới. Ngành trồng trọt đã phát triển theo

cả 3 hướng: mở rộng diện tích, tăng vụ, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Cuối năm 2000, diện tích canh tác cây ngắn ngày trên đất thuần nông tại Đà Lạt gia tăng 141%
so với năm 1996. Các tiến bộ kỹ thuật về sản xuất rau theo hướng nông nghiệp tổng hợp, sử dụng
các giống cây trồng mới có đặc tính chống chịu với sâu bệnh, áp dụng các chế độ phân bón hợp
lý và các biện pháp quản trị dịch hại tổng hợp (IPM) đã làm năng suất và chất lượng nông sản
gia tăng. Trong 5 năm 1996-2000, hàng năm vùng rau Đà Lạt đã xuất sang các nước trong khu
vực với mức xuất khẩu chiếm 10% sản lượng.
Trên lĩnh vực trồng hoa, năm 2001, diện tích hoa cắt cành đã đạt đến quy mô 508 ha với sản
lượng thu hoạch trên 147 triệu cành..
DANH SÁCH CÁC THỊ TRƯỞNG ĐÀ LẠT
(1901 - 1975)
1. Champoudry

(1901 – 1908)


2. Canivey

(1909 – 1916)

3. Cunhac

(1916 – 1920)

4. Garnier

(1920 – 1926)

5. Helgouach Chassaing


(1926 – 1930)

6. Darles Auguste

(1930 – 1934)

7. Champoudry

(1934 – 1937)

8. Lucien Auger

(1937 – 1940)

9. De Redon

(1940 – 1942)

10. Berjoan

(1942 – 1945)

11. Nguyễn Tiến Lãng

(1945)

12. Ưng An

(1945)


13. Movillon

(1946 – 1949)

14. Trần Đình Quế

(1949 – 1950)

15. Cao Minh Hiệu

(1950 – 1955)

16. Trần Văn Phước

(1955 – 1963)


17. Trần Ngọc Huyến

(1963 – 1964)

18. Đinh Văn Đệ

(1964 – 1965)

19. Trần Văn Phấn

(1965 – 1966)

20. Nguyễn Thị Hậu


(1966 – 1968)

21. Lộ Cơng Danh

(1969)

22. Nguyễn Bá Thìn

(1970 – 1973)

23. Nguyễn Hợp Đoàn

(1973 - 1975)



×