Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

35 tài liệu thuyết minh tuyến điểm đà lạt lâm nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.82 KB, 5 trang )

Thuyết Minh Trên Tour
NỘI DUNG CÁC ĐIỂM THAM QUAN TOUR TP. HCM –TP.ĐÀ LẠT
CHƯƠNG I: NÔNG NGHIỆP – LÂM NGHIỆP
LÂM NGHIỆP
1. KHÁI QUÁT VỀ RỪNG ĐÀ LẠT
Thành phố Đà Lạt có diện tích tự nhiên là 39.106 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm
25.646 ha với tỷ lệ 73,9%. Đặc điểm chung của quần thể thực vật Đà Lạt là rừng thông 3 lá
thuần loại xen kẽ với rừng lá rộng.
Do có vị trí tự nhiên đặc biệt cùng với quần thể rừng thông thuần loại nên rừng Đà Lạt được coi
là rừng cảnh quan, phục vụ cho du lịch – nghỉ dưỡng. Vì thế, các chương trình định hướng phát
triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Lạt trước đây và hiện nay đều nhấn mạnh đến việc bảo tồn
cảnh quan tự nhiên, khai thác thế mạnh điều kiện khí hậu tự nhiên để phục vụ cho phát triển du
lịch – nghỉ dưỡng, khẳng định rừng Đà Lạt làrừng đặc dụng thuộc phạm vi bảo vệ và phát triển
chứ không chú trọng đến khai thác lâm sản.
Vị trí địa lý tự nhiên và địa hình đã góp phần hình thành khí hậu Đà Lạt theo
kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng cao. Thảm thực vật ở Đà Lạt mang nhiều nét riêng biệt so
với những khu vực khác. Chúng vừa mang tính chất của thảm thực vật nhiệt đới ẩm, vừa mang
tính chất của vùng á nhiệt đới ẩm với các kiểu hình rừng khác nhau như rừng lá rộng thường
xanh, rừng lá kim, rừng hỗn giao lá kim – lá rộng, rừng hỗn giao gỗ – tre nứa, rừng tre nứa lồ ô,
trảng cỏ, cây bụi,…
Đặc điểm của hệ sinh thái rừng vùng Đà Lạt là sự thay đổi rõ nét trong sự phân bố các khu hệ
động thực vật theo cao độ. Có những lồi có biên độ sinh thái rộng và cũng có những lồi chỉ
thích hợp với những biên độ hẹp. Các tài liệu phân loại học xác định khu hệ cao ngun Lang
Biang có hơn 400 lồi thực vật, trong đó có những lồi có giá trị kinh tế cao như thơng, thơng
hơi, pơmu, tùng, thơng nàng,… có những lồi là hố thạch sống như thơng 2 lá dẹt, thơng đỏ, tuế
lá chẻ,… và có những lồi đặc hữu như thông 5 lá, hồng tùng,…
2. PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN RỪNG
2.1

Thời kỳ trước năm 1975


Ngay từ những ngày đầu đặt chân đến Đà Lạt, người Pháp đã chú ý đến rừng thơng Đà Lạt. Cây
thơng có thể tái sinh một cách dễ dàng trên nền đất Đà Lạt mà khơng địi hỏi một sự chăm sóc
đáng kể nào.


Việc khai thác gỗ thông tại Đà Lạt –Tuyên Đức được thực hiện từ năm 1927 (khoảng
3.000m3/năm), năm 1931 đã xuất hiện những xưởng chế biến gỗ tại Đà Lạt. Mức độ khai thác gỗ
thông tăng dần, năm 1941 là 15.000 m3, từ 1941-1970 ước khoảng 40.000 m3. Năm 1972, mức
khai thác tăng gấp 3 lần nhưng công tác trồng rừng khơng được chú trọng nên diện tích rừng
ngày càng suy giảm.
Gỗ thơng 3 lá được sử dụng chính làm nguyên liệu giấy, ván ép và ván dăm bào. Năm 1962,
Công ty giấy Việt Nam bắt đầu khai thác gỗ thông ba lá để làm nguyên liệu cho nhà máy giấy
Tân Mai.
Về cơ quan lâm nghiệp, Trạm Thực nghiệm Lâm nghiệp Cam Ly được thành lập năm 1947 với
mục đích nghiên cứu lâm học của vùng cao nguyên có cao độ 1500m, chủ yếu là thông ba lá.
2.2 Thời kỳ sau năm 1975
Sau năm 1975, với các quy định của Nhà nước và chính quyền địa phương, rừng thơng Đà Lạt đã
được quản lý tương đối chặt chẽ hơn nhằm mục tiêu bảo tồn cảnh quan tự nhiên, bảo vệ môi
trường sinh thái và phục vụ cho du lịch – nghỉ dưỡng.
Trong thời gian 1984-1988, rừng thông Đà Lạt được khai thác lấy nhựa và gỗ theo kỹ thuật khai
thác trắng và tổ chức trồng mới diện tích rừng đã khai thác.
Năm 1993, Ban Quản lý Rừng Đặc dụng Lâm Viên thành phố Đà Lạt được thành lập trên cơ sở
Lâm trường Đà Lạt cũ. Đây là thời điểm xác định cụ thể rừng Đà Lạt thuộc loại hình rừng đặc
dụng quốc gia, chỉ cho phép thực hiện các biện pháp lâm sinh nhằm bảo vệ và phát triển vốn
rừng mà không chú trọng đến vấn đề khai thác kinh tế.
Kể từ năm 1993, công tác bảo vệ và phát triển rừng Đà Lạt được tiến hành thường xuyên hàng
năm. Trong 7 năm (1993-1999), công tác trồng rừng đã được thực hiện trên diện tích 1.846 ha,
khoanh ni tái sinh tự nhiên được 378,5 ha, cơng tác khốn quản lý bảo vệ rừng cũng được thực
hiện với mức bình quân 5.000 ha/năm. Công tác xử lý vật liệu cháy trước mùa khô hàng năm đã
tăng cường nhằm bảo vệ rừng trong mùa khô hanh hàng năm.

Năm 1997, thực hiện Chỉ thị 01-CT/TU của Tỉnh uỷ Lâm Đồng và Chỉ thị 22/CT-UB của UBND
tỉnh Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt đã thực hiện công tác giải toả đối với các trường hợp lấn
chiếm đất rừng trái phép. Trong 3 năm (1997-1999) đã tiến hành giải tỏa 610,37 ha đất rừng bị
lấn chiếm và tổ chức trồng rừng trên đất rừng giải toả được 424,32ha (70%). Năm 2001 đã tổ
chức trồng mới được 162 ha rừng tập trung.
Năm 1998, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 734/1998/QĐ-UB ngày 25-3-1998
về việc “Phê chuẩn phân định ranh giới đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp thành phố Đà
Lạt”. Trên cơ sở này, UBND thành phố Đà Lạt đã triển khai thực hiện công tác phân định và cắm
mốc ranh giới đất nông lâm nghiệp trên địa bàn thành phố để bảo vệ và phát triển vốn rừng hiện
có, hạn chế tình trạng lấn chiếm đất rừng trái phép.


Do những biến động thực tế, tháng 4-2000 UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số
57/2000/QĐ-UB ngày 7-4-2000, “Điều chỉnh Điều I Quyết định 734/1998/QĐ-UB ngày 25-31998 về việc Phê chuẩn phân định ranh giới đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp thành phố Đà
Lạt” và các Quyết định số 955, 956, 957/QĐ-UB ngày 26-4-2000 của UBND tỉnh Lâm
Đồng “Điều chỉnh ranh giới đất lâm nghiệp” kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp
cho các chủ rừng.
Đặc biệt, thành phố Đà Lạt cịn có 2 khu vực đất có rừng nằm trong khu vực trung tâm thành phố
và được quản lý theo quy chế rừng nội ô. Đó là diện tích rừng do Cơng ty Quản lý Cơng trình Đơ
thị Đà Lạt quản lý với 431 ha theo Quyết định số 959/QĐ-UB ngày 25-6-1997 của UBND tỉnh
Lâm Đồng và rừng quốc phòng do Học viện Lục quân quản lý với 299 ha theo Quyết định số
560/QĐ-UB ngày 4-9-1992 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
Theo kết quả điều tra quy hoạch của Sở Lâm nghiệp và Lâm trường Đà Lạt thực hiện năm 1986,
diện tích rừng Đà Lạt có 26.000ha với tổng trữ lượng gỗ 2,11 triệu m3 và 5,14 tấn nhựa thông.
Năm 1997, theo kết quả đánh giá tài nguyên rừng, Đà Lạt có 24.383 ha rừng tự nhiên, 2.750 ha
rừng trồng với trữ lượng gỗ 3,25 triệu m3.
Kết quả công bố kiểm kê tài nguyên rừng theo Quyết định số 40/2001/QĐ-UB ngày 11-6-2001
của UBND tỉnh Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt có 21.524,17 ha đất có rừng với trữ lượng 3,10
triệu m3 gỗ. Bên cạnh đó cịn có 2.591,83 ha đất lâm nghiệp chưa có rừng.
3. QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN RỪNG

Theo Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11-1-2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Ban
hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên”, rừng Đà
Lạt được quản lý theo quy chế rừng đặc dụng với loại rừng cảnh quan nhằm mục đích bảo tồn
thiên nhiên, nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch- nghỉ dưỡng.
Trên địa bàn thành phố Đà Lạt, diện tích đất lâm nghiệp được phân chia làm 39 tiểu khu và do
các đơn vị chủ rừng quản lý thống nhất theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng
thơn.
Với chủ trương xã hội hố nghề rừng nhằm phát huy mọi nguồn lực sẵn có trong cộng đồng dân
cư sống trong và ven rừng vào việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, ngày 13-2-1998,
UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 372/1998/QĐ-UB về việc “Ban hành đề án tổ
chức trồng rừng và huy động vốn trồng rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”. Thực hiện nội dung
này, trong mùa trồng rừng 1999 đã có 9 hộ nhân dân nhận đất trồng rừng trên diện tích 34 ha.
Cơng tác xã hội hố nghề rừng được đẩy mạnh, việc nhận quản lý bảo vệ rừng của hộ nhân dân
thuộc các địa phương có diện tích rừng lớn như xã Xuân Trường, Xuân Thọ, Tà Nung, phường
11, phường 12, phường 4, phường 7,… đã được tổ chức thực hiện.
3.1 Quản lý bảo vệ rừng và đất rừng


Trên cơ sở Quyết định số 57/2000/QĐ-UB ngày 7-4-2000 và các quyết định giao rừng và đất
rừng cho các đơn vị quản lý, đến tháng 12-2002, tổng diện tích đất lâm nghiệp (kể cả loại đất
khác có rừng) trên địa bàn thành phố Đà Lạt là 29.505,5 ha đã được xác lập hồ sơ và bàn giao
cho các đơn vị chủ rừng để quản lý trực tiếp gồm: Ban Quản lý Rừng Đặc dụng Lâm Viên, Xí
nghiệp Giống Lâm nghiệp vùng Tây Nguyên, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm sinh,
Cơng ty Quản lý Cơng trình Đơ thị Đà Lạt, Ban Quản lý Rừng Phi Liêng, Học viện Lục quân và
8 doanh nghiệp, công ty khác.
Thực hiện đổi mới cơ chế chính sách ngành lâm nghiệp theo Quyết định số 1857/QĐ-UB ngày
6-12-1997 của UBND tỉnh Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt đã thành lập 11 Ban Lâm nghiệp
phường xã (gồm đại diện đơn vị chủ rừng, chính quyền địa phương), hoạt động theo cơ chế phối
hợp giữa chính quyền phường xã và các đơn vị chủ rừng nhằm tăng cường công tác quản lý lâm
nghiệp tại các địa bàn cơ sở.

Từ năm 1997 đến tháng 6-2003, Hạt Kiểm lâm Đà Lạt đã xử lý 1.448 vụ vi phạm lâm luật, trong
đó phá rừng trái phép 470 vụ; vận chuyển, mua bán lâm sản 601 vụ; gây thiệt hại đất rừng 134
vụ; xâm chiếm đất rừng 168 vụ,…
3.2 Công tác phát triển rừng
Từ năm 1997 đến tháng 12-2002, chính quyền thành phố Đà Lạt đã đầu tư trồng mới cây xanh
nội ô hàng năm với 79.800 cây xanh các loại, trong năm 2002 đã chuyển giao 35.000 cây
pawlonia cho nhân dân các địa phương để trồng theo dạng phân tán.
Công tác khoanh ni tái sinh, chăm sóc rừng, phịng cháy chữa cháy rừng hàng năm đã được
các đơn vị quản lý rừng và địa phương phối hợp thực hiện chặt chẽ, trong đó cơng tác giáo dục,
tun truyền để nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ rừng được chú trọng tăng cường.
Trong lâm nghiệp bước đầu đã ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật trong việc phát triển
rừng như xử lý vật liệu cháy trong phòng chống, chữa cháy rừng, gây trồng, bảo tồn nguồn gen
quý hiếm cây rừng, xây dựng rừng theo phương pháp nhân giống vơ tính,…
Từ năm 1997 đến tháng 12-2002, các đơn vị chủ rừng và chính quyền các phường xã đã phối
hợp giải toả được trên 1.000 ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm và đưa vào trồng rừng được
1.945,01 ha. Diện tích che phủ của rừng tự nhiên đã được nâng dần từ 52% năm 1996 lên
57,83% năm 2002.
Việc giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho hộ gia đình đã được thực hiện. Đến tháng 12-2002, đã
giao khốn quản lý bảo vệ được 4.475,4 ha, trong đó các cá nhân và hộ gia đình được 1.622,4 ha
(đồng bào dân tộc thôn Măng Lin, Tà Nung, Đạ Nghịt nhận khoán 1.545 ha).
3.3 Kinh doanh du lịch dưới tán rừng
Thực hiện Văn bản số 07/CP-KTN ngày 6-1-1998 của Chính phủ về việc “Cho thuê đất thuộc
rừng đặc dụng, phòng hộ để kinh doanh du lịch tại tỉnh Lâm Đồng”, trong đó Ban Quản lý rừng
đặc dụng Lâm Viên là một trong các đơn vị được cho phép triển khai làm thí điểm. Trên cơ sở


Điều 16 của Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 11-1-2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Ban
hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên”, trên địa
bàn thành phố Đà Lạt đã có một số đơn vị đăng ký thực hiện mơ hình kinh doanh du lịch dưới
tán rừng như Doanh nghiệp tư nhân Vạn Thành, Công ty Thùy Dương, Công ty Du lịch Dã ngoại

Phương Nam, Công ty Dịch vụ - Du lịch Thanh niên, Công ty Du lịch Xuân Hương,…
Theo Quy hoạch nông lâm nghiệp 1997-2010, ngành lâm nghiệp duy trì diện tích rừng, tiếp tục
đầu tư cho cơng tác bảo vệ và phát triển rừng, nhằm ổn định và tăng diện tích rừng tự nhiên,
nâng cao chất lượng rừng, đặc biệt là rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ, bảo quản và nâng cao
tính đa dạng sinh học của rừng địa phương, nhằm mục tiêu bảo vệ quỹ gen và định hướng khai
thác thế mạnh về rừng một cách có hiệu quả theo hướng du lịch xanh và du lịch sinh thái.
Năm 2005, để địa phương có điều kiện tăng cường công tác quản lý bảo vệ và phát triển vốn
rừng phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng du lịch - nghỉ dưỡng, rừng đặc
dụng thành phố Đà Lạt đã được chuyển đổi thành rừng phịng hộ cảnh quan mơi trường tại Quyết
định số 882/QĐ-TTg.



×