Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

38 tài liệu thuyết minh tuyến điểm đà lạt lịch sử thành phố đà lạt 1954 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.57 KB, 3 trang )

Thuyết Minh Trên Tour
NỘI DUNG CÁC ĐIỂM THAM QUAN TOUR TP. HCM –TP.ĐÀ LẠT
LƯỢC SỬ VÀ TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH
CHƯƠNG I- LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
Đà Lạt, thành phố trẻ trên Tây Nguyên, đã trở thành một địa danh rất quen thuộc với mọi người
Việt Nam và du khách quốc tế.
Đà Lạt được ghi nhận hình thành từ năm 1893 khi bác sỹ Alexandre Yersin đặt chân lên cao
nguyên Lâm Viên và nhờ đó ông có ý kiến hết sức thuyết phục khi Paul Doumer - Tồn quyền
Đơng Dương hỏi tìm một địa điểm vùng cao để xây dựng nơi nghỉ dưỡng. Từ đó, thành phố Đà
Lạt dần dần hình thành và đã trải qua khơng ít thăng trầm.
3. THỜI KỲ 1954 - 1975
Theo Hiệp định Genève (1954), nước Việt Nam tạm chia làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh
giới. Ngay từ năm 1954, chính quyền Sài Gịn đã cố gắng xác lập một nền hành chính mang sắc
thái riêng. Dụ số 21 bãi bỏ chế độ Hoàng triều Cương thổ được ký vào ngày 11-3-1955. Theo Dụ
số 17 ngày 14-12-1955, các Phủ Thủ hiến được thay bằng Toà Đại biểu, nhưng Đà Lạt vẫn trực
thuộc Tổng thống như tinh thần của sắc lệnh số 4 - QT/TD ngày 13-4-1953. Giai đoạn này có
biến động cơ học về dân số, vì dịng người Bắc di cư vào năm 1954.
Năm 1956, dân số Đà Lạt là 58.958 người, trong đó người Việt Nam: 58.445, Hoa kiều: 1.307,
Pháp kiều: 206. Thành phố Đà Lạt đặt dưới quyền Đô trưởng và Hội đồng đô thị giúp việc. Đô
thị Đà Lạt giữ nguyên 10 khu phố như cũ, chỉ thêm làng Liên Hiệp (vùng sân bay Liên Khương)
và 5 ấp mới: khu phố I có ấp Ga chia thành 2 ấp Cô Giang, Chi Lăng; khu phố III thêm ấp Kim
Thạch; khu phố IV thêm ấp Thái Phiên; khu phố V thêm ấp Tùng Lâm.
Ngày 19-5-1958, ông Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh 261 – VN cắt bớt đất Đà Lạt chuyển sang tỉnh
Tuyên Đức và cử thị trưởng Đà Lạt kiêm luôn tỉnh trưởng tỉnh Tuyên Đức. Chức vụ này được cụ
thể hoá như một sự kết hợp giữa hai tồ thị chính và tồ hành chính theo sự vụ lệnh 68 VP/NV
ngày 9-11-1960, do thị trưởng Đà Lạt kiêm tỉnh trưởng Tuyên Đức ký. Tỉnh Tuyên Đức gồm thị
xã Đà Lạt và 3 quận Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng. Xuân Thọ, Thái Phiên lúc này thuộc
tổng Phước Thọ, quận Lạc Dương, Xuân Trường thuộc tổng Xuân Lạc, quận Đơn Dương. Nền
hành chính của thời kỳ Ngơ Đình Diệm vẫn giữ ngun tinh thần của sắc lệnh ngày 13-4-1953.
Do vậy, dân số Đà Lạt đã giảm xuống cịn 43.000 người.
Từ khi Ngơ Đình Diệm bị lật đổ, cuộc chiến ở Việt Nam ngày càng khốc liệt hơn, các sỹ quan


thay thế các thị trưởng dân sự. Những cố gắng xây dựng quy hoạch mới cho đô thị Đà Lạt đều
không thành công.


Về tổ chức hành chính, Đà Lạt được chia thành 10 khu phố, 1 xã Liên Hiệp và 1 ấp Thái Phiên.
Mỗi khu phố gồm nhiều ấp, mỗi ấp đều có ấp trưởng trực tiếp quản lý mạng lưới liên gia, mỗi
liên gia có từ 10 - 30 gia đình đặt dưới sự giám sát của liên gia trưởng về mọi mặt hành chính
cũng như an ninh trật tự.
Năm 1961, tồ thị chính Đà Lạt tách ra khỏi tồ hành chính Tuyên Đức, nhưng đến năm 1964 lại
được sáp nhập thành tồ hành chính Đà Lạt - Tun Đức. Chỉ đến năm 1966 Đà Lạt mới có trụ
sở hành chính riêng biệt với cơ quan tỉnh. Mặc dù trong lúc này hay lúc khác, chức tỉnh trưởng
và thị trưởng có thể do một người đảm nhận. Chế độ tự trị và độc lập của thị xã vẫn được giữ
nguyên tinh thần cũ của thời Pháp thuộc. Vai trò của Hội đồng thành phố vẫn chiếm giữ vị trí
quan trọng trong đời sống chính trị của Đà Lạt.
Ngồi bộ máy hành chính của địa phương, đóng tại Đà Lạt cịn nhiều trụ sở của cơ quan hành
chính liên tỉnh, quốc gia
Nền kinh tế của Đà Lạt vẫn giữ nguyên định hướng như trước: phát triển kinh tế nghỉ dưỡng – du
lịch và nông nghiệp trồng rau hoa. Đặc biệt, từ năm 1958, sau Đại hội Lâm Viên - Đà Lạt, chính
quyền Sài Gịn với Chương trình khai thác Cao ngun Trung Phần muốn biến Đà Lạt thành
trung tâm du lịch quốc tế đã mở ra hướng dịch vụ mới về giáo dục và nghiên cứu khoa học.
Hàng loạt trường học, cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo được mở ra:
-

Viện Đại học Đà Lạt (1957).

Trung tâm Sơn cước, Giáo hồng Học viện, Trung tâm Nghiên cứu Ngun tử, Phịng
Thống kê địa phương Đà Lạt, Trường Võ bị liên quân đổi thành Trường Võ bị quốc gia (1958).
-

Chi nhánh Nha Văn khố quốc gia, Thư viện Đà Lạt (1958).


-

Hội Việt Mỹ (1963).

-

Trường Đại học Chiến tranh chính trị (1966).

-

Trường Chỉ huy và Tham mưu - Trung tâm Văn hóa Pháp (1967).

Ngồi ra, khơng kể các trường sơ tiểu học, Đà Lạt cịn có 24 trường trung học, giáo dục chun
nghiệp và dạy nghề, trong đó có những trường nổi tiếng như Lycée Yersin, Couvent des Oiseaux,
Adran,... Đặc biệt là các loại hình trường nội trú thu hút học sinh từ mọi miền đến học tập.
Các cơng trình phục vụ du lịch được tiếp tục xây dựng và sửa chữa: Chợ Đà Lạt, đường xung
quanh hồ Xuân Hương, khu vực trung tâm, mở rộng và sáp nhập vào Đà Lạt sân bay Liên
Khương (1961), một loạt các khách sạn như Mộng Đẹp, Ngọc Lan, Duy Tân, Anh Đào,… đều
được xây dựng trong thời gian này.
Các điểm du lịch hồ Than Thở, thác Prenn, Thung lũng Tình u,… được tơn tạo và xây dựng
thêm (hồ Đan Kia, Đa Thiện 1, 2, 3) hấp dẫn du khách. Hàng loạt biệt thự do các quan chức,


tướng tá Sài Gòn xây dựng tập trung ở khu vực đường Nguyễn Du, Quang Trung, Nguyễn Đình
Chiểu, Lữ Gia, Trần Bình Trọng.
Chùa chiền, các tu viện của các dịng tu Thiên Chúa giáo và Tin Lành được xây dựng làm cho
sinh hoạt văn hoá Đà Lạt ngày càng đa dạng và phong phú. Đến năm 1975, Đà Lạt đã có hơn 40
chùa, trong đó có những chùa đẹp có nhiều du khách vãn cảnh như: chùa Linh Sơn, chùa Linh
Quang, chùa sư nữ Linh Phong, Thiên Vương Cổ Sát (còn gọi Chùa Tàu)... Nhà thờ, tu viện của

29 dòng tu Thiên Chúa giáo và các cơ sở văn hoá giáo dục do các giáo hội lập ra đã làm tăng vẻ
trang nghiêm cho cảnh quan Đà Lạt.



×