Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Bình luận một số quy định của luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.26 KB, 8 trang )

NGHIÊN CỬU - TRA o ĐĨI

BÌNH LUẬN MỘT só QUY ĐỊNH CỦA LUẬT BẢO VỆ

QUYỂN LỢI NGƯỜI TIÊU DỪNG NĂM 2010
PHAN THỊ HƯƠNG GIANG *

Tóm tắt: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 là một trong những công cụ hữu hiệu
giúp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng - bên yếu thế trong quan hệ tiêu dùng. Tuy nhiên, Luật Bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng qua 10 năm áp dụng đã bộc lộ những điếm hạn che cần được sửa đối,
điều chỉnh. Bài viết phân tích một số nội dung khơng cịn phù họp trong Luật Bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng năm 2010 như: khái niệm người tiêu dùng, quy định về bảo hành hàng hoá, linh kiện, phụ
kiện, quy định về giải quyết tranh chấp tiêu dùng thơng qua tồ án... và đưa ra những đề xuất đế hoàn
thiện hơn các quy định trên.

Từ khoá: Hạn chế; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quan hệ thương mại
Nhận bài: 06/12/2019

Hoàn thành biên tập: 30/6/2022

Duyệt đăng: 30/6/2022

COMMENTS ON SOME PROVISIONS OF THE 2010 LAW ON PROTECTION OF
CONSUMERS’ RIGHTS
Abstract: The 2010 Law on Protection of Consumers’ rightsis one of the effective instruments to
protect the legally rights of consumers - the disadvantaged in consumption transactions. However,
after almost 10 years of enforcement, there are some drawbacks in this law which need to be
supplemented and amended. This article analyzes some contents that is no longer suitable in the 2010
Law on Protection of Consumers ’ rights, including provision on the definition of consumer, provisions
on warranty ofgoods, components, accessories, and the resolution of consumer disputes at courts, etc.
It also proposes some suggestions for improving these articles.



Keywords: Drawbacks; the Law on Protection of Consumers ’ Rights; commercial relations
Received: Dec Ốh, 2019; Editing completed: June 3ơh, 2022; Acceptedfor publication: June 3Ơh. 2022

uật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
năm 2010 (Luật BVQLNTD) từ khi
được áp dụng đã đóng góp rất lớn trong việc
bảo vệ người tiêu dùng nói riêng và quyền

L

nhân kinh doanh cũng như cơ chế giải quyết
tranh chấp phát sinh từ quan hệ tiêu dùng.
Theo đó, người tiêu dùng được bảo vệ đến
mức đảm bảo sự cân bằng của họ với các tổ

con người nói chung tại Việt Nam. Luật
BVQLNTD không chỉ giúp xác định rõ
quyền của người tiêu dùng mà còn xây dựng
cơ chế để bảo vệ các quyền đó thơng qua
quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá

chức, cá nhân kinh doanh trong quan hệ mua
bán, sử dụng hàng hố cho mục đích tiêu
dùng. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực thi,
Luật BVQLNTD cũng đã bộc lộ nhiều hạn
chế, thể hiện ở việc văn bản này chứa đựng
những điều khoản chưa rõ ràng (nhưng
khơng có văn bản hướng dẫn cụ thể), khơng
cịn phù hợp và thậm chí là bất khả thi.


* Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
E-mail:

116

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 6/2022


NGHIÊN cửu - TRA o ĐÓI

1. Khái niệm người tiêu dùng
Trước đây, theo Pháp lệnh Bảo vệ quyền

phẩm thì ai sẽ là người đứng ra giải quyết
tranh chấp với tổ chức, cá nhân cung cấp

lợi người tiêu dùng năm 1999 (sau đây gọi
tắt là Pháp lệnh), người tiêu dùng được định

hàng hoá? Trường hợp cả doanh nghiệp và
nhân viên cùng tham gia giải quyết tranh
chấp nhưng yêu cầu của họ là khác nhau về
cùng một vấn đề thì sẽ giải quyết theo yêu
cầu của ai? Tất cả những giả định trên đều
có thể xảy ra dẫn đến việc áp dụng pháp luật
gặp nhiều khó khăn vì cả hai chủ thể trên
đều được coi là người tiêu dùng theo quy


nghĩa “là người mua, sử dụng hàng hố,
dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt
của cả nhân, gia đình và tổ chức”. Định
nghĩa này được giữ nguyên trong Luật
BVQLNTD. Tuy nhiên, nếu như trước đây
khái niệm trên trong Pháp lệnh được quy
định chi tiết hơn trong Nghị định số
69/2001/NĐ-CP ngày 02/10/2001 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thì
hiện nay khơng có văn bản hướng dẫn nào
giải thích cho khái niệm này. Việc quy định
chi tiết sẽ là khơng cần thiết nếu thuật ngữ
pháp lí hoặc nội dung đó đã được quy định
rõ ràng. Tuy nhiên, khái niệm người tiêu
dùng trong Luật BVQLNTD chứa đựng
nhiều vấn đề khúc mắc, cần phải được giải
thích rõ hơn.
Thứ nhất, về mặt chủ thể, Luật BVQLNTD

không quy định rõ người tiêu dùng là cá
nhân hay tổ chức mà chỉ quy định hai điều
kiện để xác định một chủ thể là người tiêu
dùng, đó là dựa trên hành vi và mục đích của
họ. Theo định nghĩa trên, cả tổ chức và cá
nhân đều được coi là người tiêu dùng. Điều
này có thể dẫn đến sự nhập nhằng khi xác
định chủ thể cần được bảo vệ với tư cách là
người tiêu dùng theo Luật BVQLNTD. Ví
dụ như trong trường hợp một doanh nghiệp
mua hàng để cho nhân viên của mình sử

dụng (như đồng phục, đồ ăn, thức uống) thì
chủ thể nào sẽ được coi là người tiêu dùng,

nhân viên hay doanh nghiệp hay cả doanh
nghiệp và nhân viên đều được coi là người
tiêu dùng? Trường hợp nhân viên của doanh
nghiệp đó bị thiệt hại từ việc sử dụng sản
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 6/2022

định của Luật BVQLNTD hiện hành.
So sánh với khái niệm người tiêu dùng
trong pháp luật của một số quốc gia, có thể
thấy khái niệm trên trong Luật BVQLNTD
Việt Nam là chưa thực sự chặt chẽ bởi chưa
thể hiện được đặc điểm của tổ chức để tổ
chức đó được coi là người tiêu dùng. Điều
này xuất phát từ việc khơng có bất kì quy
định nào giải thích về hành vi tiêu dùng của
một tổ chức. Liệu việc mua một hàng hoá,

dịch vụ cho nhân viên sử dụng của một
doanh nghiệp như ví dụ ở trên có được coi là
hành vi tiêu dùng khơng? Hay buộc tổ chức
đó phải là một tổ chức hoạt động khơng vì
mục đích kinh doanh thì việc họ mua, sử
dụng hàng hoá mới được coi là tiêu dùng.
Đồng thời, nhiều quan điểm cho rằng mục
đích quan trọng nhất của Luật BVQLNTD là
nhắm đến người tiêu dùng yếu thế. Do đó
hiện nay có những luồng ý kiến khác nhau

về việc có nên xác định người tiêu dùng có
bao gồm tổ chức hay khơng'. Trên thế giới

có hai xu hướng định nghĩa người tiêu dùng:
một là chỉ thừa nhận người tiêu dùng là cá
nhân, hai là thừa nhận người tiêu dùng là cả
1 Một số ý kiến tại Hội thảo “Lấy ý kiến đối với dự
thao rluaatj bào vệ quyền lợi người tiêu dùng” ngày
25/3/2022 tổ chức bởi Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam.

117


NGHIÊN cút - TRA o ĐỎI

cá nhân và tổ chức nhưng phải nêu rõ tổ
chức nào có thể trở thành người tiêu dùng.
Ví dụ: trong điểm a khoản 2 Điều 1 Chỉ thị
số 1999/44/EC ngày 25/5/1999 của Liên
minh châu Âu quy định rõ người tiêu dùng
là cá nhân tham gia hợp đồng không liên
quan đến hoạt động kinh doanh thương mại
hoặc nghề nghiệp của mình2. Cịn trong Luật
BVQLNTD Hy Lạp năm 1994, sửa đổi năm
2007 thì người tiêu dùng là cá nhân hoặc
pháp nhân chứng minh mình là người sử
dụng cuối dùng (end users) của một hàng
hoá hay dịch vụ nào đó3. Bên cạnh đó, cũng
có một số luật gia trên thế giới đã đưa ra

định nghĩa khác nhau về người tiêu dùng. Ví

dụ như luật gia O’ Grady định nghĩa người
tiêu dùng là người sử dụng cuối cùng của tất
cả hàng hoá dịch vụ được sản xuất từ nền
kinh tế4. Luật gia khác là Schiffman và
Kanut cũng có sự phân định giữa người tiêu
dùng là cá nhân và người tiêu dùng là tổ
chức5. Người tiêu dùng cá nhân được hiểu là

2 Nguyên vàn: “consumer: shall mean any natural
person who, in the contracts covered by this
Directive, is acting for purposes which are not
related to his trade, business or profession ”,
/>PDF/?uri=CELEX:31999L0044&from=EN, truy
cập 16/9/2021.
3 Nguyên văn: “Consumer: every physical or legal
entity or unions of entities without a legal personality
who constitute the target group of products or
services offered in the market and who use
products or services being their end user”, diem a
khoản 4 Điều 1 Luật số 2251/1994 về bảo vệ người
tiêu dùng của Hy Lạp, greece.
gr/wp-content/uploads/2015/07/N2251 -1994-enc
2007-enl ,pdf, truy cập 16/9/2021.
4 O'grady, M. J., “Consumer Remedies”, Canadian
Bar Review, Vol 60, No. 4, 1982, tr. 549.
5 L.G Schiffman, L.L.Kanut, Consumer Behaviour,
Englewood Cliffs , Pretice-Hall Inc, 1978, tr. 4 - 8.


118

cá nhân mua hàng hoá, dịch vụ để phục vụ

nhu cầu tiêu dùng của chính mình, của gia

đình hoặc hộ gia đình, là người sử dụng hoặc
sẽ sừ dụng sản phẩm cuối cùng; còn tổ chức
tiêu dùng thì ngược lại, là các tổ chức tư nhân
mua sản phẩm dịch vụ để phục vụ cho mục
tiêu của tổ chức6.
Thứ hai, chưa có quy định pháp luật nào
ở Việt Nam giải thích “mục đích tiêu dùng”
là gì. Trên thế giới có quan điểm cho rằng
một tổ chức kinh doanh hoạt động vì mục
đích lợi nhuận hay phi lợi nhuận, khi mua
hàng đều cũng có thể trở thành người tiêu
dùng, thậm chí họ cịn có thể bán lại sản
phẩm ấy7. Quan điểm trên là khơng hợp lí do
quan hệ được xác lập ở đây hồn tồn có thể

được xem là quan hệ thương mại và được
điều chỉnh bởi pháp luật thương mại. Do đó,
việc thiếu quy định giải thích như thế nào là
mục đích tiêu dùng là một trong những cản
trở lớn trong việc xác định ai là người tiêu
dùng, đặc biệt đối với tổ chức. Ví dụ như
trong trường hợp một doanh nghiệp mua
thực phẩm cho nhân viên của mình sử dụng
thì trường hợp này doanh nghiệp đã đạt đủ

điều kiện để trở thành người tiêu dùng theo
Luật BVQLNTD (đã có hành vi mua và mục
đích là tiêu dùng của tổ chức). Tuy nhiên,
nếu đứng trên góc độ kinh tế, hành vi của
doanh nghiệp này cịn có thể được hiểu là

6 AG Eze, “Consumer Rights as Constitutional
Rights-A Comparative Analysis of some Selected
Jurisdiction”, Nnamdi Azikiwe University Journal
of International Law and Jurisprudence, Vol. 2,
2011, tr. 185.
7 Deepak Pore, Difference between personal consumer
and organizational consumer, a
class.com/difference-between-personal-consumerand-organizational-consumer/, truy cập 16/9/2021.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 6/2022


NGHIÊN CỨU - TRA o ĐƠI

nhằm mục đích kinh doanh bởi bất kì hoạt

Luật đã bỏ sót một chủ thể khác là người có

động nào của doanh nghiệp này đều nhằm
mục đích tạo ra lợi nhuận8 và việc chăm sóc

được hàng hố khơng thơng qua hành vi mua
và người này cũng chưa sử dụng hàng hoá
nhưng được dự đoán là sẽ sử dụng hàng hố

vì mục đích tiêu dùng theo luật định. Ví dụ
như trong trường hợp ơng A được ông B
tặng một máy massage (mua từ công ti C),
khi ông A chưa sử dụng thì máy đã phát nổ

nhân viên của mình cũng có thể được coi là
một khoản đầu tư của doanh nghiệp đó. Do

vậy, trường hợp này làm nảy sinh mâu thuẫn
trong việc xác định mục đích của doanh
nghiệp là mục đích tiêu dùng hay mục đích
kinh doanh. Có thể thấy, việc xác định chủ
thế rất quan trọng để đánh giá quan hệ giữa

người mua và người bán là quan hệ tiêu
dùng hay quan hệ thưong mại, từ đó giúp
việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên
được rõ ràng và thuận tiện hon.
Theo Từ điển Luật học Black’s Law,

người tiêu dùng là người mua hàng hoặc
dịch vụ để sử dụng cho mục đích tiêu dùng
của cá nhân, gia đình hoặc hộ gia đình mà
khơng có ý định bán lại, là con người tự
nhiên sử dụng sản phẩm cho mục đích cá
nhân chứ khơng phải nhằm mục đích kinh
doanh9. Định nghĩa trên đã gián tiếp thể hiện
rằng ý định bán lại sản phẩm mà mình có
được đồng nghĩa với việc chủ thể ấy sẽ


khơng cịn được xác định là người tiêu dùng.
Thứ ba, về mặt hành vi, Luật BVQLNTD
quy định điều kiện cần để một chủ thể trở
thành người tiêu dùng là chủ thể này phải có
một trong hai hành vi: mua hoặc sử dụng
hàng hố dịch vụ. vấn đề đặt ra ở đây là
8 Friedman, Milton, “The social responsibility of
business is to increase its profits”, Corporate ethics
and corporate governance, Springer, Berlin,
Heidelberg, 2007, tr. 173.
9 Nguyên văn: “a person who buys goods or services
for personal, family or household use, with no
intention of resale; a natural person who uses
products for personal rather than business purposes ”,
Gamer, Bryan A, Black’s Law Dictionary, 9th edn,
St, Paul, MN: West, 2009, tr. 358.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 6/2022

gây thiệt hại cho ông A; trong trường hợp
này dù chưa có hành vi sử dụng nhưng ông
A vẫn cần được xác định là người tiêu dùng
để được hưởng các quyền theo quy định của

Luật BVQLNTD. Theo đó, trong trường hợp
trên, nếu ơng A khơng được xác định là
người tiêu dùng thì việc chứng minh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trên sẽ thực hiện
theo quy định chung của Bộ luật Tố tụng dân
sự (BLTTDS), lúc này ông A đã bị mất đi

một quyền lợi quan trọng của người tiêu
dùng là quyền được miễn nghĩa vụ chứng
minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Trong khi đó, rất bất lợi cho ơng A bởi lồi là
vấn đề rất khó chứng minh vì một người tiêu
dùng luôn là bên yếu thế về mặt thông tin,
đặc biệt là thông tin chuyên ngành liên quan
đến sản phẩm cung cấp bởi tổ chức, cá nhân

kinh doanh như đặc tính kĩ thuật, các thơng
số sản phẩm.
Từ những phân tích ở trên cho thấy, dù
tổ chức là chủ thể thực hiện hành vi mua thì
người cuối cùng sử dụng sản phẩm để tiêu
dùng chỉ có thể là cá nhân (có thể thuộc tổ
chức đó hoặc khơng). Đồng thời, về mặt

hành vi, Luật BVQLNTD nên quy định theo
hướng mở rộng hon. Theo đó, thay vì xác
định điều kiện cần để một chủ thể trở thành
người tiêu dùng là người đó phải có hành vi
mua và/hoặc sử dụng sản phẩm thì Luật nên
quy định theo hướng người tiêu dùng là

119


NGHIÊN cứư - THA o ĐÓI

người sở hữu sản phẩm được cung cấp từ các


nhân trực tiếp cung cấp hàng hố, dịch vụ

hình thức giao dịch khác nhau được pháp
luật thừa nhận. Đi kèm với điều kiện trên là
mục đích tiêu dùng phải được thể hiện rõ
ràng. Ở điểm này, cách giải thích trong Từ
điển Luật học Black’s Law là hợp lí khi giải
thích đó cho thấy mục đích tiêu dùng thể

cho người tiêu dùng bị khởi kiện; 2) vụ án
đơn giản, chứng cứ rõ ràng; 3) giá trị giao
dịch dưới 100 triệu đồng. Đây thoạt nhìn là

hiện ở việc chủ thể có được sản phấm khơng
có ý định bán lại hoặc đưa vào sản xuất kinh

doanh. Hay nói cách khác, người tiêu dùng
cần được định nghĩa là cá nhân được cung
cấp hàng hoá, dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu

tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình và
việc tiêu dùng hàng hố, dịch vụ đó khơng
nhằm mục đích bán lại hoặc đưa vào hoạt
động sản xuất, kinh doanh khác. Việc quy
định như trên cũng nhằm thể hiện rõ rằng tổ
chức là chủ thể khơng có hành vi tiêu dùng,
sinh hoạt và cũng không đủ điều kiện để trở

thành người tiêu dùng theo Luật BVQLNTD.

2. Quy định về giải quyết tại tồ án đối
vói các tranh chấp tiêu dùng
Tranh chấp tiêu dùng suy cho cùng chính
là một trong các tranh chấp dân sự được giải
quyết theo trình tự thủ tục của pháp luật về
tố tụng dân sự. Cụ thể, khoản 1 Điều 2
BLTTDS năm 2015 quy định rõ rằng văn
bản này được áp dụng “đối với mọi hoạt
động tổ tụng dãn sự trên lãnh thố nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất
liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời ”.
Tuy nhiên, toà án cũng là một trong
những cơ quan giải quyết tranh chấp tiêu
dùng được quy định chi tiết trong Luật
BVQLNTD. Theo đó, Luật BVQLNTD quy
định rằng một vụ án dân sự về BVQLNTD
có thể được giải quyết theo thủ tục đơn giản
khi có đủ các điều kiện sau đây: 1) cá nhân
là người tiêu dùng khởi kiện; tổ chức, cá

120

quy định có lợi cho người tiêu dùng nhưng
lại bất khả thi vì khơng phù hợp với quy định

của pháp luật TTDS.
Thứ nhất, xét về điều kiện áp dụng thủ
tục đơn giản trong giải quyết tranh chấp tiêu

dùng tại toà án. Việc quy định “vụ án đơn

giản, chứng cứ rõ ràng” mang tính định tính,
dẫn đến việc có thể áp dụng tùy nghi trên
thực tế.
Thứ hai, xét về tính phù họp giữa Luật
BVQLNTD và BLTTDS. Các tranh chấp

tiêu dùng như phân tích ở trên được giải
quyết bằng tồ án thì phải tn thủ theo quy

trình, thủ tục quy định trong BLTTDS. Năm
2010, khi Luật BVQLNTD ra đời thì một
yêu cầu đặt ra là quy định về giải quyết tranh
chấp tiêu dùng tại toà án trong văn bản này
phải phù hợp với quy định trong BLTTDS
năm 2004. Tuy nhiên, BLTTDS năm 2004
lại khơng có quy định nào về thủ tục giải
quyết vụ việc đơn giản, thậm chí là khơng có
quy định về thủ tục rút gọn như hiện nay.
Trong BLTTDS năm 2015 tuy đã có quy
định về giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục
rút gọn nhưng so với thủ tục giải quyết vụ

việc đơn giản trong Luật BVQLNTD thì đây
là hai thủ tục hồn toàn khác nhau xét về tên
gọi cũng như điều kiện áp dụng10. Do đó,
mặc dù quy định trên trong Luật BVQLNTD
thể hiện sự tích cực trong việc bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng nhưng lại mang tính hình
thức vì khơng có cơ chế áp dụng.

10 So sánh giữa Điều 317 BLTTDS năm 2015 với
Điều 41 Luật BVQLNTD.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 6/2022


NGHIÊN CỨU - TRA o ĐĨI

Từ những phân tích ở trên cho thấy cần
thay đổi nội dung quy định của Luật
BVQLNTD về thủ tục đơn giản cho phù hợp

Đồng thời, căn cứ xác định trách nhiệm của
tổ chức, cá nhân kinh doanh về việc bảo
hành và thu hồi hàng hoá có khuyết tật cịn

với BLTTDS năm 2015. Theo đó, thay đổi
tên gọi thành thủ tục rút gọn, đồng thời quy
định điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn được

chưa được phân định rõ ràng.
Thứ nhất, hàng hố có khuyết tật là căn

thực hiện theo quy định của BLTTDS. Tuy
nhiên, để giữ lại ý định của nhà làm luật
trong việc BVQLNTD khi tham gia tố tụng
tại toà án, nên đưa tranh chấp tiêu dùng trở
thành một loại tranh chấp đặc biệt. Do vậy,
ngoài những điều kiện áp dụng thủ tục rút
gọn như trong Điều 317 BLTTDS năm 2015,

cần thiết phải có một điều khoản dành riêng
cho việc giải quyết tranh chấp này. Để làm
được điều đó, bên cạnh việc thay đổi nội
dung Điều 41 Luật BVQLNTD, Điều 317
BLTTDS năm 2015 cũng cần được điều
chỉnh theo hướng bổ sung trường hợp áp
dụng thủ tục đơn giản đối với giải quyết
tranh chấp tiêu dùng. Theo đó, giữ nguyên
hướng quy định dựa trên chủ thể tranh chấp,
tính chất vụ việc và giá trị của vụ việc để áp
dụng thủ tục đơn giản, tuy nhiên cần có giải
thích rõ ràng để việc áp dụng quy định trên
là khả thi và phù họp.
3. Quy định về phân định trách nhiệm
bảo hành hàng hoá, linh kiện, phụ kiện và
trách nhiệm thu hồi hàng hố có khuyết tật
Hiện nay, trách nhiệm bảo hành hàng
hoá, linh kiện, phụ kiện được quy định trong
Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015, Luật
BVQLNTD năm 2010 và Luật Chất lượng
sản phẩm, hàng hoá năm 2007. Tuy nhiên,
các quy định này chưa mang tính thống nhất
với nhau trong quy định về quan hệ bảo hành11.
11 Xem thêm: Phan Thị Hương Giang, “Quy định cùa
pháp luật về bảo hành hàng hóa - Bình luận và đề

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 6/2022

cứ phát sinh cả hai trách nhiệm nêu trên. Cụ
thể, theo Điều 21 Luật BVQLNTD, hàng

hoá được bảo hành theo thỏa thuận của các
bên hoặc theo luật định. Đồng thời, Điều 447

BLDS năm 2015 cũng đã quy định: “Trong
thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện
được khuyết tật của vật mua bán thì có
quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải
trả tiền, giảm giả, đổi vật có khuyết tật lấy
vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền Kết
hợp giữa hai quy định trên, có thể hiểu

trường hợp bảo hành theo thoả thuận thì việc
phát sinh quan hệ bảo hành có thể dựa trên ý
chí của các bên. Tuy nhiên, đối với trường
hợp bảo hành theo luật định, dù các bên
không thỏa thuận thì quan hệ đó vẫn có thể
phát sinh khi hàng hố có khuyết tật, lúc này
phải dựa vào quy định hên của BLDS để

thực hiện trách nhiệm bảo hành. Bên cạnh đó,
Điều 22 Luật BVQLNTD quy định khi phát
hiện hàng hố có khuyết tật, tổ chức, cá nhân
sản xuất, nhập khẩu hàng hố có trách nhiệm
thực hiện các biện pháp theo luật định để thu
hồi các hàng hoá đã đưa vào lưu thông trên
thị trường, vấn đề đặt ra ở đây là trong
trường hợp phát sinh hàng hố có khuyết tật

sẽ áp dụng trách nhiệm bảo hành hàng hoá
hay trách nhiệm thu hồi hàng hoá hay cả hai

trách nhiệm trên?
Thứ hai, khoản 3 Điều 3 Luật BVQLNTD
quy định: “Hàng hố có khuyết tật là hàng
xuất hồn thiện”, Tạp chi Luật học, số 12/2018, tr.
3-10

121


NGHIÊN CỨU- TRAO ĐĨI

hố khơng bảo đảm an tồn cho ngườỉ tiêu
dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tỉnh
mạng, sức khoẻ, tài sản của người tiêu dùng,
kê cả trường hợp hàng hố đó được sản xt
theo đúng tiêu chn hoặc quy chuãn kĩ
thuật hiện hành nhưng chưa phát hiện được
khuyết tật tại thời điểm hàng hoá được cung
cap cho người tiêu dùng Bên cạnh đó, điều
khoản này cịn liệt kê các trường hợp được
coi là hàng hố có khuyết tật, bao gồm hàng
hố sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát
sinh từ thiết kế kĩ thuật; hàng hoá đơn lẻ có
khuyết tật phát sinh từ q trình sản xuất,
chế biến, vận chuyển, lưu giữ; hàng hoá tiềm
ẩn nguy cơ gây mất an tồn trong q trình
sử dụng nhưng khơng có hướng dần, cảnh
báo đầy đủ cho người tiêu dùng. Các quy
định tuy đã có nội dung cụ thể về khái niệm
và phân loại của hàng hố có khuyết tật

nhưng lại không phải là căn cứ để xác định
loại trách nhiệm phát sinh. Do đó, cần quy
định về mức độ khuyết tật của hàng hố theo
hai cấp độ: 1) nhóm hàng hố có khuyết tật
gây ảnh hưởng đến sự an tồn của người tiêu
dùng (hàng hố có khuyết tật nguy hiểm);
2) nhóm hàng hố có khuyết tật làm giảm
hoặc làm mất giá trị sử dụng của hàng hố
(hàng hố có khuyết tật thông thường).
Việc phân loại cấp độ khuyết tật như trên
là thực sự cần thiết để phân định trách nhiệm
bảo hành và trách nhiệm thu hồi đối với hàng
hoá có khuyết tật. Theo đó, việc làm rõ như
thế nào là hàng hố có khuyết tật nguy hiểm
sẽ là căn cứ để áp dụng trách nhiệm thu hồi
và hàng hoá có khuyết tật thơng thường sẽ là
căn cứ để áp dụng trách nhiệm bảo hành.
Việc quy định như trên sẽ góp phần giúp

4. Thuật ngữ sử dụng khơng cịn phù họp
Bên cạnh những điều khoản nêu trên,
trong Luật BVQLNTD vẫn còn tồn tại điều

phân định rõ hai loại trách nhiệm và tránh
chồng chéo trong việc áp dụng pháp luật.

trong BLDS năm 2015 so với BLDS năm
2005. Trước đây, Điều 21 BLDS năm 2005

122


khoản khơng cịn phù hợp với các quy định
hiện nay. Cụ thể, khoản 4 Điều 10 Luật này
quy định cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh

hàng hoá, dịch vụ thực hiện hoạt động xúc
tiến thương mại, đề nghị giao dịch trực tiếp
với đối tượng là người khơng có năng lực
hành vi dân sự hoặc người mất năng lực hành
vi dân sự. Bản chất của điều khoản này là
nhằm đảm bảo một giao dịch không bị vô
hiệu về mặt chủ thể theo quy định tại khoản a
điểm 1 Điều 117 BLDS năm 2015, từ đó giúp
người tiêu dùng tránh những rủi ro có thể
phát sinh từ các giao dịch trên. Bên cạnh đó,
nếu tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm điều

khoản này thì đây khơng chỉ là căn cứ xác
định giao dịch vơ hiệu mà cịn là căn cứ để xử
lí vi phạm hành chính. Theo đó, áp dụng điểm
đ khoản 1, khoản 5 Điều 61 và điểm b khoản
4 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày
26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động thương mại,
sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tổ chức, cá
nhân kinh doanh có thề bị phạt tiền lên tới
40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trên.
Do đó, đây là quy định rất hữu hiệu nhằm bảo
vệ người tiêu dùng khơng có khả năng bằng

hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền,
nghĩa vụ dân sự.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là quy định về

“người khơng có năng lực hành vi dân sự”
đã khơng cịn tồn tại và áp dụng gần nửa
thập kỉ qua do những quy định về năng lực
hành vi dân sự đã có những thay đổi cơ bản

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 6/2022


NGHIÊN cúv - TRA o ĐÔI

quy định người chưa đủ sáu tuổi là người
khơng có năng lực hành vi dân sự và giao
dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải

do người đại diện theo pháp luật xác lập,
thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay BLDS năm
2015 khơng cịn quy định trên và đã đưa
những nội dung liên quan đến năng lực hành
vi dân sự của người chưa đủ sáu tuổi được
vào trong quy định về người chưa thành niên.
Đồng thời, giao dịch của người chưa đủ sáu
tuổi cũng được quy định trong Điều 21
BLDS năm 2015 về người chưa thành niên.
Tuy nội dung quy định về giao dịch với
người chưa đủ sáu tuổi trong BLDS năm
2015 khơng có gì khác so với BLDS năm

2005 nhưng một thay đổi cơ bản là quy định
về người khơng có năng lực hành vi dân sự
đã khơng cịn xuất hiện trong BLDS hiện
hành. Đối chiếu với BEDS năm 2015 thì quy

định trên của Luật BVQLNTD năm 2010 là
chưa tương thích.
Kết luận

Qua một thời gian áp dụng, Luật
BVQLNTD đã thể hiện nhiều thiếu sót cần
phải được xem xét và điều chỉnh. Cụ thể,
nhà làm luật đã không lường trước được
những bất cập từ việc khơng có sự giải thích
rõ ràng về chủ thế, hành vi và mục đích tiêu
dùng trong việc quy định định nghĩa người
tiêu dùng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến
sự nhập nhằng, chồng chéo giữa trách nhiệm
bảo hành hàng hoá và thu hồi hàng hố đối
với hàng hố có khuyết tật. Bên cạnh đó,
việc thiếu sự so sánh đối chiếu khi ban hành
quy định pháp luật dẫn đến việc điều khoản
mang tính tích cực trong giải quyết tranh
chấp tiêu dùng là áp dụng thủ tục đơn giản từ
khi ra đời đã không thể được áp dụng trên
thực tế. Đồng thời, việc thiếu cập nhật, điều
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 6/2022

chỉnh kịp thời quy định của Luật BVQLNTD
cũng khiến quyền lợi người tiêu dùng chưa


thực sự được bảo vệ hiệu quả. Việc quy định
không rõ ràng, không phù hợp và thiếu tính
khả thi của các điều khoản đó đã kéo theo hệ
quả trực tiếp là việc không thể áp dụng các
quy định đó trên thực tế. Hệ quả sâu xa hơn
là ý nghĩa của việc ban hành Luật BVQLNTD
không đạt được như mong muốn ban đầu của
các nhà làm luật. Do đó, các đề xuất trong
bài viết có thể được tham khảo để hồn thiện

hon các nội dung có liên quan./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. AG Eze, “Consumer Rights as Constitutional
Rights-A Comparative Analysis of some
Selected Jurisdiction”, Nnatndi Azikiwe
University Journal of International Law
and Jurisprudence, Vol 2, 2011.
2. Gamer, Bryan A, “Black’s Law Dictionary,
9th edn, St.”, Paul, MN: West, 2009.
3. Consumer Remedies, 1982, 60 Canadian
Bar Review (No.4).
4. Deepak pore, difference between personal
consumer and organizational consumer,
Retrieved
November
11 2019,
/>zational-consumer/
5. L.G Schiffman, L.L.Kanut, Consumer

Behaviour, Englewood Cliffs, Pretice-Hall
Inc, 1978.
6. M. Friedman, “The Social Responsibility
of Business is to Increase its Profits”,
/>7. Phan Thị Hương Giang, “Quy định của
pháp luật về bảo hành hàng hố - Bình
luận và đề xuất hồn thiện”, Tạp chi Luật
học, số 12/2018.
123



×