Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

110 tài liệu thuyết minh tuyến điểm đà lạt giao lưu văn hóa cồng chiên tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.6 KB, 5 trang )

Thuyết Minh Trên Tour
NỘI DUNG CÁC ĐIỂM THAM QUAN TOUR TP. HCM –TP.ĐÀ LẠT
Đà Lạt Đêm Giao Lưu Lửa Trại Xã Lát cùng các đồng bào dân tộc
I/ Xã Lát
Thuộc huyện Lạc Dương tỉnh Lâm đồng. Đó là khu vực dưới chân đỉnh Lanbiang, một trong 3
ngọn núi cao nhất của cao nguyên Lâm Viên. Đây là một trong những bản làng của đồng bào dân
tộc tây Nguyên còn giữ được nhiều nét văn hoá truyền thống. Đến nơi đây, du khách sẽ được
thưởng thức những nét âm vang của núi rừng qua đêm lễ hội cồng chiêng, thưởng rượu cần cùng
với thịt rừng nướng, xem các điệu múa cồng chiêng cùng những lời ca mang âm vang của núi
rừng Tây Nguyên.
II/ Văn Hoá Cồng Chiêng Tây Nguyên - Di sản phi vật thể của nhân loại
Nhạc cụ của các dân tộc tây Nguyên rất độc đáo, rất phong phú và đa dạng về nhạc cụ, về âm
điệu, về chức năng. Có loại làm bằng kim loại và thời xa xưa cịn có những bộ đàn đá. Có loại
nhạc cụ phải gõ bằng tay hoặc dùi, có loại thổi hơi hoặc khảy bằng tay, có loại dùng 2 bàn tay vỗ
vào nhau để tạo âm hưởng...
Nhiều nhạc cụ Tây Nguyên ngày nay đã được cả nước và thế giới biết đến như đàn Tơ rưng,
Klơng pút...trong đó có cồng chiêng. Vốn văn hoá âm nhạc Tây Nguyên ngày nay đang được
khai thác góp phần làm giàu cho truyền thống văn hoá Việt Nam.
Ngày 25 - 11 - 2005, tổng giám đốc tổ chức văn hoá - khoa học và giáo dục Liên Hợp Quốc
(UNESCO) Koichiro Matsuura đã trân trọng trao bằng công nhận kiệt tác di sản phi vật thể và
truyền khẩu "Văn hoá cồng chiêng các dân tộc Tây Nguyên - Việt Nam". Từ đây, tiếng nói tinh
thần của đồng bào dân tộc nơi đại ngàn đã được xác nhận và tôn vinh.
Cồng chiêng là một loại nhạc cụ được làm bằng hợp kim đồng. Thường, người thợ đúc cồng
chiêng pha đồng với vàng, bạc hoặc đồng đen để chiếc cồng hoặc chiêng càng có thêm giá trị.
Loại nhạc cụ này được làm với nhiều kích cỡ với đường kính từ 20 cm đến 120 cm, có núm hoặc
khơng núm.
Cồng chiêng được dùng theo đàn với nhiều bộ. Một bộ cồng chiêng từ 20 - 20 chiếc, đảm nhận
những chức năng riêng trong một bài hoà tấu. Dùng gùi để gõ vào cồng hoặc chiêng hay đấm
bằng tay để tạo âm thanh khi sử dụng. Trong một buổi biểu diễn cồng chiêng làm nhiệm vụ
điểm nhịp, tạo tiết tấu giai điệu một bè hoặc hoà tấu nhạc đa âm. âm thanh của cồng chiêng
được phối hợp giữa những chiếc cồng "cha mẹ", cồng "con", cồng "cháu chắt" để làm thành


thang âm điệu thức rất đặc biệt.
Về giá trị nghệ thuật cồng chiêng Tây Ngun có cả trên tính năng thơng thường của một nhạc
cụ bình thường chỉ phục vụ việc giải trí, hoặc những những loại nhạc cụ điện tử hiện đại. Âm


thanh của nó truyền tải cả một nền văn hố, lịch sử, nhận thức xã hội, là sợi dây vô hình để con
người ký gởi tâm linh trước cõi người và cõi đời của các dân tộc Tây Nguyên. Âm nhạc Tây
Nguyên gắn bó với đời sống của người dân Tây Nguyên từ khi sinh ra cho đến lúc từ giã cõi đời,
trong các lễ hội, lễ mừng được mùa, cúng thần,đâm trâu,trong lễ cưới,lễ tang,lễ bỏ mả...không
một lễ hội hay một nghi lễ đòi người nào của Tây Nguyên mà không nghe thấy thứ âm thanh
mộc mạc này. Mỗi gia đình khá giả có đến vài bộ. Âm thanh của cồng chiêng là máu thịt của
người Tây Nguyên, vang lên nơi nhà rơng là trung tâm văn hố của bn làng, vang xa ngồi rẫy
để tạo khơng khí hăng say lao động, vang trên rừng để tìm nên sức sống chinh phục đại ngàn...là
chất dinh dưỡng nuôi sống tinh thần người dân Tây Nguyên và để Tây Nguyên tồn tại. Và, trong
các sử thi của Tây Nguyên đều có bóng dáng của cồng chiêng.
Khi biểu diễn ở hình thức vòng tròng, các nghệ nhân, nghệ sĩ vừa đánh vừa di chuyển dàn cồng
chiêng từ phải qua trái, ngược chiều kim đồng hồ là ngược chiều với thời gian, mang ý nghĩa
ngược về nguồn cội. Cồng chiêng Tây Nguyên đặc biệt hay, không chỉ ở sự đa dạng độc đáo của
các bè trầm bổng, mà cồng chiêng chính là cuộc sống của người Tây Nguyên. Nghe cồng chiêng
sẽ thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy, không gian lễ hội...
Ngày 25 - 11 - 2005 là một mốc lịch sử quan trọng và đáng tự hào cho đồng bào Tây Nguyên nói
riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Từ đây, tiếng nói tinh thân của đồng bào dân tộc nơi đại
ngàn đã được xác nhận và tơn vinh, bởi vì âm thanh cồng chiêng khơng cịn bó hẹp nơi địa
phương núi rừng Tây Nguyên hay chỉ trong địa phận quê hương Việt Nam, mà còn vang xa, lan
rộng và hoà nhập vào âm thanh của nền âm nhạc Di sản của nhân loại.
III/ Dân Tộc K'ho:
1/ Dân số và địa bàn cư trú:
Đến ngày 1/10/1997 có 104.025 người. Địa bàn cư trú chủ yếu là tỉnh Lâm Đồng, bao gồm nhiều
nhó, địa phương như: Cơ Ho Scre, Cơ ho chil, Cơ ho Nộp, Cơ ho Lạt,Cơ ho Chil, Cơ ho Dòn.
2/ Phân loại:

- Cơ ho Chư Srê là nhóm có dân số đơng nhất, họ có mặt ở hầu hết các huyện của tỉnh Lâm
Đồng, nhưng tập trung đông nhất là ở Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà và Lạc Dương.
- Nhóm Cơ ho Chil (1/04/1989) có khoảng 18.000 người. Trước đây họ cư trú rải rác trên vùng
núi cao thuộc thượng lưu sông K rông Knô (Bắc và Tây Bắc cao nguyên Lanbiang). Nhưng do
sống du canh, du canh, nên từ lâu họ đã di chuyển xuống phía Nam (vùng Bắc Đơng Bắc thành
phố Đà Lạt) kế cận với địa địa bàn cư trú của người Cơ Ho Lạt, Người Chu Ru và raglai. Hiện
nay, họ cư trú trên đạ bàn các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Lạc Dương, Đơn Dương và vùng phụ
cận thành phố Đà Lạt ...
- Nhóm Cơ Ho Lạt cư trú tập trung ở xã Lát và một số vùng thung lũng xung quanh thành phố
Đà Lạt. Do có điều kiện tiếp xúc, giao lưu lâu dài với người Kinh, nên đời sống kinh tế nhóm
này có những tiến bộ nhất định so với các nhóm Cơ Ho Dịn, Nộp, Chil...


- Nhóm Cơ Ho Nộp cư trú phía Nam Di Linh, ven đường từ Di Linh đi Phan Thiết. Do q trình
giao lưu văn hóa xã hội lâu đời với các dân tộc anh em ở Bình Thuận, nhất là người Chăm, nên
người Cờ Nộp còm lưu giữ lại một số yếu tố văn hóa của các dân tộc đó như tục ăn trầu và trồng
trầu, cau xung quanh địa điểm cư trú của mình.
- Nhóm Cơ Ho Cơ Dịn cư trú ở miền núi phía Đơng - Nam Di Linh, gọi là vùng Gia Bắc, kế cận
với địa bàn cư trú của người Cơ Ho Nộp tập trung đông nhất tại xã Đinh Trang Hòa, huyện Di
Linh.
3/ Kinh Tế:
- Ngành kinh tế chủ đạo của người Cơ ho là trồng trọt và tùy theo đặc điểm đại lý và xã hội và xã
hội của mỗi nhóm mà ngành trịng trọt ở mỗi nhóm có những nét khác nhau, Người Cơ Ho Chil,
Cơ Ho Dòn , Cơ Ho Nộp cư trú ở vùng núi cao, nên phát rừng làm rẫy là canh tác chính và ngơ,
lúa, rẫy sắn là nguồn lương thực chủ yếu của họ. TRong khi đó phương thức chủ đạo của người
Srê là trồng lúa trên ruộng nước nên cơm gạo là thức ăn chính trong vùng Srê.
Người Chil, Cờ Dôn, Nộp trước đây thường chọn những khu rừng già có nhiều cây cổ thụ trên
những sườn núi cao, độ dốc lớn để phát đất làm rẫy. Người Chil thích cư trú trên những ngọn núi
cao sườn hiểm trở, chứ khơng thích ở dưới các thung lũng lũng thấp hoặc vùng cao nguyên
tương đối bằng phẳng.

Vì vậy người Chil là những thợ rừng cừ khôi với dăm bảy cây rìu (Kơi,sùng) và dăm ba cây chà
gạc (wốt) là họ có thể khai quang một cách nhanh chóng cỉa một khu rừng rộng đầy những cây
đại thụ. Thoạt tiên, đàn bà, trẻ em dùng chà gạc chặt những cây nhỏvà dây leo. Họ chỉ phạt dăm
ba nhát mà khơng cần chặt đứt thân cây. Tiếp đó, đản ơng dùng rìu (sùng) đốn những cây lớn dần
từ dưới lên đỉnh dốc, những cây này sẽ ngã và kéo theo cây nhỏ và dây leo. Sau khi phơi nắng độ
hơn một tháng, người ta châm lửa đốt rồi dọn rẫy để gieo hạt khi mùa mưa bắt đầu khoảng tháng
4.
Công cụ sản xuất cổ truyền có: rìu (sùng, chà gạc (wốt), gậy chọc lỗ trỉa hạt (chrmul)
Các nhóm Cơ Ho nói trên gọi rẫy là mir. Trước đây các nhóm Chil, Nộp,Cơ Ho Dịn...quần cư ở
đâu thì đốt rẫy, làm nương ở đó. Khi rẫy bạc màu thì dời đi nơi khác.
Điển hình về canh tác lúa nước là nhóm Cơ Ho Srê. Tên "Srê" trong ngôn ngữ Cờ Ho có nghĩa là
"ruộng" vì nhóm này chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng nước ở thung lũng. Công cụ canh tác
lúa nước của người Srê, người Lạch có cuốc, cày (ngal) có 2 trâu kéo, bừa (Sơkam) và Kơr
(dùng để trang đất cho bằng) rồi gieo sạ lúa.
Ngoài trồng trọt, người cơ Ho còn làm kinh tết phụ như: săn bắt, hái lượm các loại ở rừng và
đánh bắt cá dưới các sơng, suối...
Trong gia đình người Cơ Ho đều có ni trâu,bị,heo,dê,gà,vịt...Trâu,bị được ni chủ yếu để
dùng làm sức kéo. Các loại gia súc khác được dùng vào các dịp tế lễ hiến sinhvà vào đời sống
của đồng bào.


Ở tất cả các nhóm Cơ Ho đều có nhiều nghề thủ công cung cấp những sản phầm cần thiết cho
nhu cầucủa dân làng, sản phẩm dư ra được đưa trao đổi ở các chợ,thị trấn trong vùng. Phổ biến
nhất là các nghề dệt vải thổ cẩm,đan lát đồ mây,tre,cói;rèn cơng cụ và vũ khí truyền thống. Một
số nơi cịn có nghề làm đồ gốm (khơng dùng bàn xoay), làm các đồ dùng gia đình.
4/ Tổ Chức Cộng Đồng:
Đơn vị tổ chức xã hội cao nhất mà người Cơ Ho đã đạt đến là Bon. Đó vừa là một đơn vị tổ chức
xã hội, vừa là một đơn vị kinh tế tự cấp, tự túc của dân tộc Cơ Ho.
Về xã hội, bon là làng truyền thống theo kiểu một công xã nông thôn hoặc công xã láng giềng,
mang đậm dấu vết của công xã thị tộc mẫu hệ. Dựa trên cơ sở lưu trú trong những căn nhà dài,

kế cận nhau theo từng nhóm dịng họ.
Đứng đầu bon là Già Làng (Kuang bon). Về quyền lợi kinh tết thì chủ làng cũng giống như mọi
tranh viên khác của làng. Hằng này ông ta cũng phải lao độngcật lực để tự ni sống bản thân
mình và gia đình. Nhưng về mặt tinh thần, ơng ta lại có một uy tín tuyệt đối so vời các thành
viên khác của làmg. Chủ làng là hiện thân của truyền thống và là một yếu tố tinh thần đưa đến sự
thống nhất của cộng đồng làng trong xã hội cồ truyền của người Cơ Ho.
Trong xã hội truyền thống thì chủ làng cùng với chủ rừng (Tombri), thầy cúng và các gia trưởng
hợp thành tầng lớp trên của người Cơ Ho. Sự khác biệt giữa các tầng lớp trong xã hội truyền
thống chủ yếu dựa vào sự khác biệt chút ít về những tư liệu sinh hoạt truyền thống như chiêng,
ché cổ, nồi đồng, chứ chưa phải là các tư liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất nơng nghiệp. Chưa
có sự bóc lột sức lao động của những thành viên khác trong cộng đồng làng, cộng đồng dân
tộc...Nhưng trong xã hội đó, đã xuất hiện sự phân tầng xã hội: kẽ giàu, người nghèo, "con ở"
hoặc "tơi tớ" trong gia đình. Đó chính là dầu hiệu của một xã hội đang trong thời kỳ quá độ từ sự
tan rã của xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp, có nhà nước...
Trong xã hội truyền thống của người Cơ Ho đã tồn tại hai hình thức tổ chức: gia đình lớn mẫu hệ
và gia đình nhỏ mẫu hê.Theo xu thế phát triển quá trình giải thể các gia đình lớn chuyển dần
sang gia đình nhỏ đang diễn ra mạnh mẽ dưới tác động của động lực nội và ngoại sinh. Loại hình
gia đình nhị này đang ngày càng chiếm số lớn.
Điều đáng chú ý là dù ở gia đình hay lớn gia đình đỉnh nhỏ những dấu ấn mẫu hệ vấn được duy
trì và bảo lưu. Con cái sinh ra đều theo họ mẹ, quyền thừa kế tài sản thuộc về những người con
gái.
5/ Hôn Nhân:
Chế độ hôn nhân một vợ một chồng và cư trú bên vợ đã được xác lập và duy trì một cách khá
chặt chẽ trong xã hội. Người phụ nữ hồn tồn đóng vai trị chủ động trong hôn nhân. Sau hôn lễ,
chàng rễ phải về ở bên nhà vợ.
Tập tục cổ truyển của người Cơ Ho tuyệt đối cấm việc kết hơn giữa những người có chung một
dòng họ, nhất là ở cùng một địa phương. Con chú, cịn bác, con dì, khơng được lấy nhau. Trái lại,


con cơ con cậu từ hai phía có thể quan hệ hôn nhân với nhau theo luật tục.. Sau khi vợ chết,

người chồng có thể kết hơn với người em gái của vợ. Và ngược lại, nếu chồng chết, người vợ gố
có thể kết hơn với người em trai của chồng nếu đôi bên cùng ưng thuận.
Cho đến nay, hôn nhân của người Cơ Ho vẫn dựa trên cơ sở sự ưng thuận giữa đôi bên trai gái.
Cha mẹ đôi bên cũng không cưỡng bách việc kết bạn trăm năm của con cái. Sau hôn lễ, người
con trai thường phải về ở nhà vợ, nhưng nếu gặp trường hợp gia đình hiếm muộn thì cơ dâu vẫn
có thể cư trú bên chồng. Tuy nhiên con cái vẫn theo họ mẹ và kế thừa tài sản vẫn thuộc về nữ
giới.
6/ Tín Ngưỡng:
Người Cơ Ho tin rằng mọi mặt của đời sống đều do các thế lực siêu nhiên quyết định. Tín
ngưỡng về siêu nhiên trong quan niệm của người Cơ Ho tập trung vào ý niệm đa thần.
Đến nay các lễ nghi phong tục cổ truyền của người Cơ Ho vẫn cịn được bảo lưu. Nhưng bên
cạnh đó, mấy chục năm lại đây một bộ phận khá lớn người Cờ Ho đã tìm theo những tơn giáo
nhập từ bên ngồi như Thiên Chúa Giáo, nhất là tin Lành. Kinh Thánh và các tài liêu truyển giáo
khác được dịch ra tiếng Cơ Ho và được các mục sư, thầy giảng đã sử dụng ngơn ngữ đó trong
việc truyền giáo, giảng đạo.
Từ bến xe Liên tỉnh đi theo đường Trần Phú sẽ gặp hai ngã ba bên trái cách nhau khoảng
500m đều mang tên đường Lê Hồng Phong. Bởi đường Lê Hồng Phong có hình bán nguyệt
và hai đầu đường đều giáp với đường Trần Phú. Khi đi theo đường Lê Hồng Phong đến tham
quan Dinh Bảo Đại, rẻ ngã 3 đường Huỳnh Thúc Kháng đến biệt thự Hằng Nga.



×