Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bai du thi tim hieu lich su va truyen thong cach mang (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.24 KB, 15 trang )

PHỊNG GD&ĐT SẦM SƠN


BÀI DỰ THI
TÌM HIỂU LỊCH SỬ VÀ TRUYỀN THỐNG
CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN THANH HÓA

Họ và Tên: Lê Vân Chi

– Lớp; 8A4

Trường THCS Nguyễn Hồng Lễ – Sầm Sơn – Thanh Hóa
Dân tộc: Kinh

.

Sầm Sơn, 10/2022


2
BÀI DỰ THI
TÌM HIỂU LỊCH SỬ VÀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA NHÂN
DÂN THANH HÓA
Câu 1 (20 điểm). Hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa cử Ban
Chấp hành Đảng bộ Tỉnh gồm 03 đồng chí là những ai? Em hãy nêu những
hiểu biết của mình về đồng chí Bí thư đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thanh
Hóa.
Dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, ngày 29/7/1930, Hội nghị thành lập
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã được tổ chức tại Làng Yên Trường, Xã Thọ Lập,
huyện Thọ Xuân trên cơ sở hợp nhất 3 chi bộ Cộng sản gồm Chi bộ Hàm Hạ,
Chi bộ Thiệu Hóa và Chi bộ Thọ Xuân.


Hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa cử Ban Chấp hành Đảng bộ
Tỉnh gồm 03 đồng chí là Lê Thế Long, Vương Xuân Cát và Lê Văn Sỹ. Đ/c Lê
Thế Long được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy và là Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của
Đảng bộ Thanh Hóa.
Đồng chí Lê Thế Long sinh năm 1893 tại làng Hàm Hạ, xã Đông Tiến,
huyện Đông Sơn. Ơng sinh ra trong một gia đình nhà Nho với nhiều đời làm
nghề dạy học. Từ nhỏ, ông vốn sáng dạ, lại được ông và cha dạy dỗ nên ông học
rất giỏi. Suốt 10 năm đèn sách, Lê Thế Long đã được tham dự kì thi Hương tại
Nghệ An vào năm 1819.
Vốn là người hiếu học, ông đã theo học trường Pháp – Việt tại Ý Yên –
Hà Nam và đã thi đậu Tiểu học (Primary)
Sau 1 thời gian tìm hiểu, Lê Thế Long đã được đồng chí Nguyễn Doãn
Chấp bồi dưỡng và kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam vào ngày 25/6/1930.
Đồng thời, khi Chi bộ cộng sản đầu tiên của tỉnh được thành lập ở Hàm Hạ
(Đơng Sơn )thì đồng chí Lê Thế Long đã được cử làm Bí thư Chi bộ.
Đến ngày 29/7/1930, đồng chí Lê Thế Long được bầu làm Bí thư đầu tiên
của Đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa.
Câu 2 (20 điểm). Những địa danh: Hang Treo, Chiến khu Ngọc Trạo
(thuộc huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa) có liên quan đến sự kiện lịch


3
sử quan trọng nào trong phong trào phản đế cứu quốc của tỉnh Thanh
Hóa? Nêu tóm tắt nội dung và ý nghĩa của sự kiện đó?
Những địa danh: Hang Treo, Chiến khu Ngọc Trạo (thuộc huyện Thạch
Thành, tỉnh Thanh Hóa) có liên quan tới 1 sự kiện quan trọng trong phong trào
phản đế cứu quốc của tỉnh Thanh Hóa. Đó là sự kiện thành lập Đội du kích Ngọc
Trạo (19/9/1941)
Vào đêm ngày 19/9/1941 tại Hang Treo, trước ánh lửa hồng của ngọn
đuốc cách mạng, đội du kích Ngọc Trạo đứng chỉnh tề dưới cờ Đảng quang vinh

đã chính thức tuyên bố thành lập với tổng số 24 đội viên, phiên chế thành 3 tiểu
đội, do đồng chí Đặng Châu Tuê làm chỉ huy trưởng. Tất cả mọi chiến sĩ đều
tuyên thệ sẵn sàng hy sinh phấn đấu đến cùng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Bài hát “Đời ta bấy lâu khổ rồi” được chọn làm bài “Đội ca”.
Sự ra đời của đội du kích Ngọc Trạo đánh dấu bước trưởng thành to lớn
của tỉnh Thanh Hố nói chung và ở huyện Thạch Thành nói riêng. Từ nay, Đảng
bộ và nhân dân đã có một lực lượng vũ trang thốt ly đầu tiên, làm nòng cốt cho
phong trào đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang sau này. Đây là
một lực lượng có tổ chức chặt chẽ. Tất cả đều mặc quần áo nơng dân, có thêm
túi dết, xà cạp xanh. Mỗi chiến sĩ đều được trang bị một con dao nhọn, cán bộ
được thêm một khẩu súng kíp. Việc học tập chính trị, văn hố và huấn luyện
quân sự đều được tiến hành khẩn trương và rất kỉ luật.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng đội du kích Ngọc Trạo vẫn
lớn lên nhanh chóng. Các cơ sở cách mạng trong tỉnh và các tỉnh khác như Hà
Nam Ninh, Nghệ Tĩnh, Thái Bình... đã tập hợp các thanh niên giác ngộ cách
mạng để gửi tới tăng cường cho chiến khu. Chỉ trong vòng một tuần lễ, đội du
kích đã có tới 40 đội viên.
Câu 3(15 điểm). Người anh hùng huyền thoại quên thân mình cứu
pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là ai? Trình bày sơ lược vài
nét về người anh hùng đó.
Tơ Vĩnh Diện sinh năm 1924 ở thôn Dược Khê, xã Nông Trường, huyện
Nông Cống (nay thuộc huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hóa, trong một gia đình


4
làm nông. Cha ông là Tô Uy – một bần nông 5 đời trong làng Dược Khê. Anh là
con trai đầu của gia đình. Do gia đình nghèo, cuộc sống khó khăn, nên từ năm 8
tuổi, Tơ Vĩnh Diện đã phải đi ở, lớn lên làm tá điền cho nhà địa chủ ở làng bên.
Khi Pháp nổ súng tái chiếm Đông Dương năm 1946, Vĩnh Diện tham gia cách
mạng và dần trở thành Chỉ huy dân quân ở địa phương. Năm 1950, tại Thanh

Hóa nổ ra một vụ bạo loạn, anh bị những người nổi loạn bắt giữ. Sau đó, anh
được giải cứu và chính thức nhập ngũ trong lực lượng Quân đội nhân dân Việt
Nam.
Trước khi hy sinh, anh được cấp trên tin tưởng cho sang Nam Ninh, tỉnh
Quảng Tây (Trung Quốc) để huấn luyện loại súng lựu cỡ nòng 37mm. Trong
thời gian huấn luyện, anh được chỉ định là Trung đội phó thuộc Đại đội 829,
Tiểu đồn 394, Trung đoàn 367 và được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam.
Ngày 7/5/1955, Tô Vĩnh Diện được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
trao tặng Huân chương Qn cơng hạng Nhì, Hn chương Chiến cơng hạng
Nhất và được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm
1956. Hiện nay, mộ anh Tô Vĩnh Diện nằm ở khu đặc biệt của nghĩa trang Điện
Biên cùng với mộ của 3 anh hùng nổi bật khác trong trận Điện Biên Phủ là Phan
Đình Giót, Bế Văn Đàn, Trần Can. Một bia tưởng niệm cũng được dựng lên gần
vị trị đường kéo pháo nơi anh hy sinh.
Khẩu pháo cao xạ 37mm số hiệu 510681 sau đó tiếp tục được đưa vào
tham chiến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, bắn rơi 3 máy bay, bắn bị thương
13 chiếc khác. Năm 1958, khẩu pháo được đưa về trưng bày tại Phịng truyền
thống của Bộ Tư lệnh Phịng khơng, nay là Bảo tàng qn chủng Phịng khơng –
Khơng qn. Ngày 01/10/2012, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số
1426/QĐ-TTg cơng nhận pháo cao xạ 37mm số hiệu 510681 là Bảo vật quốc gia
đợt 1.
Hành động chèn lưng cứu pháo của anh Tô Vĩnh Diện mãi mãi khắc sâu
vào tim những người lính Cụ Hồ và những người đang sống. Đối với thế hệ trẻ
ngày nay, hành động dũng cảm của anh như một “cú hích” về sự xả thân hy sinh.


5
Nó sống mãi với thời gian, tươi mới về tinh thần cống hiến và vẹn nguyên giá trị
quên mình vì Tổ quốc.
Câu 4(20 điểm). Những đóng góp to lớn của quân, dân Thanh Hóa

trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975)?
Trong suốt những năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, trên khắp
các chiến trường, ở nơi đâu cũng có sự đóng góp cơng sức, máu xương, sự hy
sinh quả cảm, ngoan cường của những người con Thanh Hóa. Tồn tỉnh có
khoảng 250 ngàn thanh niên ưu tú và hàng vạn cán bộ, đảng viên lên đường
nhập ngũ và gia nhập thanh niên xung phong. Thanh Hóa cũng xây dựng và
huấn luyện 78 tiểu đồn bộ đội bổ sung cho các chiến trường. Gần 57 nghìn
người con Thanh Hóa hy sinh, hơn 32 nghìn người đã mất đi một phần thân
thể…
Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hịa bình được lập lại ở miền
Bắc. Nhưng nhân dân miền Nam vẫn phải sống trong ách thống trị bạo tàn của
bè lũ Mỹ ngụy. Thực hiện chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng nhân dân
cả nước cùng lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng là xây dựng
CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Cùng với nhân dân miền Bắc, Thanh Hóa nhanh chóng thực hiện cơng cuộc hàn
gắn hậu quả tàn phá của chiến tranh, khôi phục và phát triển sản xuất, ổn định
đời sống nhân dân.
Trong gần 10 năm cải tạo và xây dựng cơ sở vật chất ban đầu cho CNXH,
nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự nỗ lực phấn đấu của mọi
tầng lớp nhân dân trên địa bàn nên KT-XH phát triển, tiềm lực QP-AN của tỉnh
được tăng cường đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước. Tỉnh đã dồn
sức xây dựng nhiều cơ sở cơng trình thiết yếu phục vụ đời sống, đồng thời chú
trọng áp dụng tiến bộ của công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp nên năng suất
lao động được nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện. Phong trào thi đua
xây dựng các mơ hình, điển hình tiên tiến ở tất cả các ngành, các cấp được đẩy
mạnh. Các điển hình tiên tiến trong nông nghiệp như Đông Phương Hồng, Yên


6
Trường, trong cơng nghiệp như cơ khí Thành Cơng, trong giáo dục như Hải

Nhân... được nhân rộng trên toàn miền Bắc.
Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất Thanh Hóa đã đạt được một số
thành tựu quan trọng trong phát triển KT-XH với nhiều cơ sở vật chất, cơng
trình được đầu tư xây dựng. Khi thất bại trong áp dụng “chiến tranh đặc biệt” và
“cục bộ” ở miền Nam, giặc Mỹ đã điên cuồng thực hiện chiến tranh phá hoại
bằng không quân và hải quân ra miền Bắc.
Với địa thế là cầu nối giữa Bắc Bộ và Trung Bộ, Thanh Hóa trở thành khu
vực “cán xoong”, là huyết mạch giao thơng quan trọng của miền Bắc. Sẵn sàng
ứng phó với giặc Mỹ, Thanh Hóa đã nhanh chóng chuyển hướng hoạt động từ
thời bình sang thời chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác: “Mỗi người làm việc
bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, hàng chục phong trào thi đua đã được phát
động liên tục ở tất cả các cấp, các ngành. Đó là các phong trào “Thanh niên ba
sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm đang”, “Tiếng hát át tiếng bom”... đã lan tỏa khắp
các vùng miền tạo nên khí thế hừng hực, hào hùng trong xưởng máy, công
trường, đồng ruộng, trường học, trận địa.
Mặc cho bom đạn giặc ngày đêm tàn phá, người dân vẫn chắc tay cày,
vững tay súng để tạo nên những cánh đồng “5 tấn thắng Mỹ”. Các em thơ vẫn
đội mũ rơm đến trường để học tập. Các nhà máy, xí nghiệp vẫn duy trì sản xuất
cung cấp những đồ dùng thiết yếu cho sản xuất, sinh hoạt của người dân. Trong
những năm chống Mỹ, cứu nước, tồn tỉnh đã có hàng ngàn các gia đình cả ba
thế hệ ơng bà, cha mẹ, con cháu cùng chung một chiến hào diệt giặc, hàng vạn
gia đình có từ 3 đến 5 con cùng tịng qn nhập ngũ. Tồn tỉnh có 250 ngàn
thanh niên ưu tú và hàng vạn cán bộ, Đảng viên, nam nữ tham gia bộ đội và
thanh niên xung phong. Tỉnh cũng xây dựng và huấn luyện 78 tiểu đoàn bộ đội
bổ sung cho các chiến trường. Khơng chỉ làm trịn nhiệm vụ là hậu phương lớn
của miền Nam ruột thịt, Thanh Hóa cịn thực hiện tốt nghĩa vụ quốc tế giúp nước
bạn Lào và Campuchia trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, quốc phịng, góp phần
củng cố thắt chặt mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị.



7
Khi giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc bằng khơng qn và hải qn
thì Thanh Hóa trở thành địa bàn chiến lược trọng yếu, “chiếc giáp sắt” bảo vệ
thủ đô Hà Nội, kho dự trữ chiến lược, chiếc cầu nối giữa miền Bắc với miền
Nam... Các đầu mối giao thơng thủy, bộ, đường sắt như Đị Lèn, Hàm Rồng, Phà
Ghép... nếu ách tắc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng sự chi viện cho chiến trường
miền Nam và cách mạng Lào. Với quyết tâm cao độ, chúng ta đã đảm bảo mạch
máu giao thơng ln thơng suốt trong bất kỳ hồn cảnh nào. Tỉnh ta đã chủ động
sáng tạo lập 4 đường ra, 3 đường vào, mở nhiều điểm vượt sông, nhiều đường
tránh rẽ, làm cầu phao luồng, làm cầu phao liên hợp... huy động được sức mạnh
tổng hợp của mọi lực lượng để những đoàn xe, đoàn thuyền nan vẫn nối đi
nhau chở hàng hóa, vũ khí phục vụ chiến trường.
Câu 5 (15 điểm). Trình bày khái quát những nhiệm vụ và giải pháp
chủ yếu mà Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX đề ra
trong nhiệm kỳ 2020 – 2025? Em cần làm gì để góp phần xây dựng quê
hương Thanh Hóa ngày càng văn minh, giàu đẹp?
1. Về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
Một là, phát triển kinh tế nhanh và bền vững trở thành một cực tăng
trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển 4 trung tâm kinh tế động lực, 5 trụ
cột tăng trưởng và 6 hành lang kinh tế để tạo không gian mới cho phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh.
+ 4 trung tâm kinh tế động lực, gồm: Trung tâm động lực TP. Thanh Hóa TP. Sầm Sơn; Trung tâm động lực phía Nam (Khu kinh tế Nghi Sơn); Trung tâm
động lực phía Bắc (Thạch Thành - Bỉm Sơn); Trung tâm động lực phía Tây
(Lam Sơn - Sao Vàng).
+ 5 trụ cột tăng trưởng, gồm: Công nghiệp chế biến, chế tạo; Nông
nghiệp; Du lịch; Dịch vụ Y tế; Phát triển hạ tầng.
+ 6 hành lang kinh tế, gồm: Hành lang kinh tế ven biển; Hành lang kinh tế
Bắc Nam; Hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh; Hành lang kinh tế Đông Bắc;
Hành lang kinh tế trung tâm; Hành lang kinh tế quốc tế.



8
- Lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông, lâm, thủy sản theo hướng sản xuất
hàng hóa quy mơ lớn, giá trị gia tăng cao, gắn với xây dựng thương hiệu sản
phẩm.
- Tập trung phát triển công nghiệp với tốc độ cao, trọng tâm là công
nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng và công nghiệp chế biến, chế tạo; thu hút
đầu tư các dự án công nghiệp mới quy mô lớn; đưa Thanh Hóa trở thành một
trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung bộ và cả nước về công nghiệp.
- Tiếp tục phát triển mạnh các ngành dịch vụ. Khuyến khích phát triển
mạnh hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị tại các thành phố, thị xã và thị
trấn các huyện. Xúc tiến thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Na Mèo làm trung tâm
giao thương hàng hóa với nước bạn Lào.
- Tiếp tục phát triển mạnh doanh nghiệp; đổi mới phương thức hoạt động
của kinh tế tập thể, hợp tác xã, gắn với nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hai là, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sức hấp dẫn
mới để đẩy mạnh thu hút đầu tư, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Tiếp tục cơ cấu lại đầu tư công, ưu tiên bố trí vốn đẩy nhanh tiến độ thực
hiện và hồn thành các cơng trình, dự án trọng điểm, có ý nghĩa lớn đối với phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh; quan tâm đầu tư cho khu vực miền núi, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số.
Ba là, tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ,
thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, nhất là trong xúc
tiến đầu tư và thương mại, huy động và phân bổ nguồn lực, xây dựng kết cấu hạ
tầng, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ;
xây dựng các tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng.
Bốn là, đẩy mạnh phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới. Tập trung
huy động các nguồn lực đầu tư đẩy nhanh tốc độ đơ thị hóa ở các khu vực thành

phố, thị xã và những nơi có điều kiện; hồn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ
tầng xã hội, kiến trúc cảnh quan tại các đô thị động lực: Thành phố Thanh Hóa,


9
thành phố Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, thị xã Nghi Sơn, đô thị Lam Sơn - Sao
Vàng. Xây dựng một số khu đô thị đẹp, hiện đại.
Chú trọng xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Chỉnh trang khu vực nông thôn theo hướng văn minh, xanh, sạch, đẹp, bảo tồn
và giữ gìn văn hóa đặc trưng.
Năm là, đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ; nâng cao chất lượng
các hoạt động văn hóa - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.
Sáu là, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ mơi trường, chủ động
phịng chống thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu. Thực hiện tốt
cơng tác quản lý đất đai. Kiểm sốt chặt chẽ hoạt động khai thác, tập kết, vận
chuyển, chế biến khoáng sản. Huy động các nguồn lực để đầu tư hệ thống hạ
tầng kỹ thuật, hệ thống xử lý nước thải, chất thải tại Khu kinh tế Nghi Sơn, các
khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đô thị. Xây dựng kế hoạch di chuyển các cơ
sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các đô thị, khu dân cư; di dời
các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trên thượng nguồn Sông Mã, Sông Chu vào các
cụm công nghiệp, làng nghề. Ban hành chính sách khuyến khích các thành phần
kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các cơng trình, dự án xử lý chất thải. Nâng cao
năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bảy là, bảo đảm vững chắc quốc phịng - an ninh, giữ vững ổn định chính
trị, trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục xây dựng và củng cố nền quốc phịng tồn
dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân, biên phịng tồn dân, xây dựng khu vực
phòng thủ vững chắc. Xây dựng lực lượng quân sự, cơng an, biên phịng cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
trong mọi tình huống. Chủ động nắm, dự báo tình hình, triển khai các phương án
bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới. Xây dựng, củng cố đường biên giới với

nước bạn Lào hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Tiếp tục thực hiện hiệu
quả chủ trương tăng cường cán bộ biên phòng cho các xã biên giới.
Tám là, triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả công tác đối ngoại, trọng
tâm là kinh tế đối ngoại. Tiếp tục làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác với một số
tỉnh, thành phố ở một số nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài,


10
nhất là các đối tác chiến lược, quan trọng. Nâng cao năng lực hội nhập quốc tế,
nhất là năng lực thực thi và khả năng thích ứng của địa phương, doanh nghiệp về
các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Thực hiện tốt công tác quản
lý người nước ngoài sinh sống, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo quy
định của pháp luật.
Chín là, tăng cường xây dựng Đảng bộ đoàn kết, vững mạnh cả về chính
trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; trọng tâm là xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên và
Nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh, ngăn chặn các biểu hiện quan liêu,
tham nhũng, lãng phí. Chú trọng xây dựng văn hóa trong Đảng, trong hệ thống
chính trị, nhất là văn hóa trong thực thi cơng vụ, văn hóa phục vụ Nhân dân của
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo
của các cấp ủy đảng.
- Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng; tập
trung làm chuyển biến về nhận thức, đổi mới tư duy, tinh thần chủ động, sáng
tạo, khát vọng vươn lên của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Thực
hiện tốt việc nắm tình hình và kịp thời định hướng dư luận xã hội. Tăng cường
công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Làm tốt công tác báo cáo viên,
tuyên truyền miệng, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên.
- Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây
dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm với

yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Trọng tâm là tiếp tục thực hiện sắp xếp
tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của
Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị
(khóa XII). Rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy chế, quy định về công tác tuyển
dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức ở các cấp, các ngành; coi trọng tiêu chí về
bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, đặc biệt là hiệu quả thực thi nhiệm vụ để
đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức


11
chiến đấu, tạo chuyển biến rõ rệt về chất lượng hoạt động của các loại hình tổ
chức cơ sở đảng.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng;
kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm. Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát cán
bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để kịp thời phát hiện,
ngăn chặn từ xa, từ đầu, giải quyết từ sớm các vi phạm. Quan tâm kiện toàn,
củng cố tổ chức bộ máy và cán bộ cơ quan ủy ban kiểm tra các cấp. Nâng cao
hiệu lực, hiệu quả cơng tác phịng chống tham nhũng, lãng phí.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Hội đồng
nhân dân các cấp. Xây dựng Ủy ban nhân dân các cấp tinh gọn, hoạt động hiệu
lực, hiệu quả; hoàn thiện hệ thống thể thế, cơ chế, chính sách, tạo mơi trường
thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân sản xuất, kinh doanh; xây dựng chính
quyền điện tử.
- Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, hoạt động của
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng,
Chính quyền với Nhân dân; xây dựng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn
dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân để phát triển nhanh và bền vững.
2. Em cần làm gì để góp phần xây dựng quê hương Thanh Hóa ngày
càng văn minh, giàu đẹp?
Bài làm:

Thanh Hóa là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đồng thời là
một tỉnh lớn của Việt Nam, có dân số đứng thứ 3, diện tích đứng thứ 5 cả nước.
Hiện nay, Bộ Chính Trị, Trung Ương Đảng, Quốc Hội, Chính Phủ định
hướng xây dựng Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; một trong
những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng
lượng và chế biến, chế tạo; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du
lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hoá, thể thao; một cực tăng
trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát
triển ở phía Bắc của Tổ quốc. Thanh Hóa hiện nay là tỉnh có quy mô kinh tế
đứng thứ 8 cả nước, cao nhất các tỉnh thành khu vực miền Trung, Tây Nguyên


12
và đồng thời cũng là địa phương có tổng vốn đầu tư FDI, giá trị sản xuất công
nghiệp, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, thu ngân sách nhà nước hàng năm lớn
nhất tại miền Trung.
Thanh Hố có 27 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm: 2
thành phố (Thanh Hóa, Sầm Sơn), 2 thị xã (Bỉm Sơn, Nghi Sơn) và 23 huyện
(Đơng Sơn, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Thiệu
Hóa, Triệu Sơn, Yên Định, Nông Cống, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành,
Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá
Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát). Thanh Hố nằm ở vị trí trung
chuyển giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam nước ta. Trong lịch sử nơi
đây từng là căn cứ địa vững chắc chống ngoại xâm, là kho nhân tài vật lực phục
vụ tiền tuyến.
Tỉnh Thanh Hoá nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ. Với 102 km đường bờ biển ở đây có thể phát triển hoạt động
du lịch, khai thác cảng biển; có đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường
sắt xuyên Việt và sân bay Thọ Xn. Thêm vào đó, Thanh Hóa có quy mơ diện
tích lớn với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Đặc điểm về vị trí địa lý trở thành

một trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội
của tỉnh Thanh Hóa. Trong những nhiệm kỳ qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng
đắn của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự đồng lịng, hiệp sức của mọi tầng lớp
nhân dân, Thanh Hóa đã có những bước tiến quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, từ 1 tỉnh nghèo vươn lên thành địa phương có quy mơ nền kinh tế đứng
thứ 8 cả nước....
Sự thành cơng ấy là tổng hịa của nhiều yếu tố, trên nền tảng vững chắc là
tình hình an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội ln được giữ vững ổn định,
khơng để hình thành các điểm nóng, phức tạp, gây bức xúc cho nhân dân. Và
đây cũng được xác định là mục tiêu cao nhất của toàn lực lượng Cơng an tỉnh
Thanh Hóa trong thời gian tới, để đồng hành cùng cả tỉnh hiện thực hóa mục tiêu
trở thành tỉnh kiểu mẫu vào năm 2045. Với tinh thần “Đoàn kết, kỷ cương, nêu


13
gương, chủ động, hiệu quả”, lực lượng Công an Thanh Hóa quyết tâm hồn
thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nền tảng an ninh, trật tự xã hội vững chắc để
Thanh Hóa vươn mình phát triển nhanh, mạnh và bền vững hơn nữa trong tương
lai theo tinh thần Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị. Mỗi cơng dân chúng ta được
sống trong thời bình như hiện nay là một niềm may mắn rất lớn. Tuy nhiên,
khơng vì thế mà ta chủ quan, thờ ơ, dửng dưng với mọi thứ. Dù trong bất cứ
hồn cảnh nào, ta cũng cần sống có trách nhiệm với đất nước, dân tộc, đặc biệt
là thế hệ trẻ. Trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với quê hương đất nước là
lời nhắc nhở thế hệ trẻ hãy biết nỗ lực học tập, tích cực rèn luyện đạo đức thật
tốt để trở thành một người công dân tốt, cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho
đất nước phát triển văn minh, bền đẹp hơn. Để trở thành người công dân tốt,
trước hết chúng ta cần sống có mục tiêu, ước mơ, lí tưởng. Biết đặt ra mục tiêu
và phấn đấu hết mình để thực hiện mục tiêu, lí tưởng đó. Năm 2022 là năm có ý
nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 20212025, trong bối cảnh có nhiều thời cơ, thuận lợi, đan xen khơng ít khó khăn,
thách thức. Để thực hiện thắng lợi 25 chỉ tiêu chủ yếu năm 2022 về phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, đặc biệt là chỉ tiêu về tốc độ

tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 11,5% trở lên; đòi hỏi các
cấp, các ngành trong tỉnh cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và
hiệu quả hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ, trong đó cần tập trung triển khai
thực hiện một số giải pháp sau:
Một là xây dựng và triển khai các biện pháp “Thích ứng an tồn, linh
hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19” với lộ trình chặt chẽ, khả thi, vừa để
phịng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng kế hoạch phục hồi
và phát triển kinh tế phù hợp với lộ trình phịng chống dịch COVID-19, trong đó
chú trọng khuyến khích phát triển các ngành, lĩnh vực mới thích ứng tốt với
dịch; đồng thời khẩn trương khôi phục các ngành du lịch, dịch vụ, sản xuất bị
ảnh hưởng nặng nề của dịch, chăm lo đời sống nhân dân. Thứ hai, tập trung thực
hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, cơ chế, chính sách đã ban hành để sớm
cụ thể hóa và đưa Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, Nghị quyết số


14
58-NQ / TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và
các nghị quyết. đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025 đi vào cuộc sống.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi
mơ hình mới, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong lĩnh vực
công nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh phát triển cơng nghiệp theo hướng kết hợp hài
hịa cả chiều rộng và chiều sâu, lấy phát triển chiều sâu làm định hướng cơ bản
với các công ty năng lượng, công nghệ chế biến và chế biến. Các ngành công
nghiệp sử dụng công nghệ cao để phát triển. Trong lĩnh vực nông nghiệp, tập
trung thu ngân sách và hình thành các vùng cơng nghệ cao sản xuất hàng hóa
quy mơ lớn, giá trị gia tăng cao, tạo thương hiệu lớn trên thị trường sản xuất
nông nghiệp Việt Nam. Tập trung đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ, trọng
điểm là các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, ứng dụng hiệu quả công nghệ
và chuyển đổi số vào sản xuất kinh doanh.
Thứ tư, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, cải thiện mơi

trường đầu tư thơng thống, cơng khai, minh họa, chú trọng hồ sơ kiểm sốt
minh bạch, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, mơ hình hóa các thành phần. phần sơ
bộ, rút ngắn tối đa thời gian xử lý, đảm bảo lợi ích nhất cho tổ chức, doanh
nghiệp và cá nhân; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp
cận các nguồn lực về đất đai, tài chính, nhân lực.
Thứ năm, sử dụng tối đa và có hiệu quả các nguồn lực để tạo đột phá
trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, tập
trung vào các lĩnh vực: thông tin liên lạc, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp,
hạ tầng đô thị, hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, và một số cơng trình
hạ tầng quan trọng khác ... Thứ sáu, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa
- xã hội, giáo dục, y tế, an sinh xã hội, đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân
dân. Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, giữ vững và nâng cao thành tích giáo dục mũi nhọn.
Để xây dựng quê hương Thanh Hoá ngày càng văn minh, giàu đẹp em thì:
- Đầu tiên là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em cần học tập
thật tốt.


15
- Tham gia các hoạt động tuyên truyền, phòng chống tệ nạn xã hội
- Tham gia, thực hiện các hành động trong khả năng để bảo vệ môi trường
sống xung quanh em xanh/sạch/đẹp
- Tự rèn luyện cho bản thân tác phong tốt, lối sống lành mạnh và rủ các
bạn cùng lớp, các bạn cùng xóm và các bạn quen biết làm cùng.
- Tuân theo 5 điều bác hồ dạy.
- Phê phán các hành động trộm, cướp, giết người đi ngược lại thuần phong
mĩ tục của VN đang hoành thành ở quê em.




×