Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

120 tài liệu thuyết minh tuyến điểm đà lạt cây cẩu tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.04 KB, 1 trang )

Thuyết Minh Trên Tour
NỘI DUNG CÁC ĐIỂM THAM QUAN TOUR TP. HCM –TP.ĐÀ LẠT
CẨU TÍCH
Cẩu Tích (CT) là loại dương xỉ thụ mọc hoang nơi đất ấm ở miền rừng núi, bở khe suối hay ven
rừng…còn được gọi là cây kim mao, cu li hay cây lơng khì..Tên khoa học là Cibotium barometz,
thuộc họ Cẩu Tích (Dicksoniaceae). Cẩu là con chó, tích là xương sống lưng. Vì thân rễ của cây
giống lưng của con chó nênmang tên cẩu tích. Đây là một loại cây thuốc quý của Việt Nam.
Cây CT có thân yếu, chiều cao khoảng 2 – 3m. Lá dải, có tàn rộng, dạng lá lơng chim hình trái
xoan. Cuống lá dài 30 – 60cm tạo nên tàn của lá rộng.
Vào thế kỷ XVI – XVII, ở Châu Âu, người ta cho nó là một con vật nên đặt tên là Agnus
scynthius. Họ cho rằng, loại cây động vật này sinh ra do một hạt dính vào rễ, có máu và thị như
một động vật ăn cỏ. Con vật này khơng đi lại được, nên nó sẽ chết sau khi ăn hết cỏ nơi nó sinh
ra.
Rễ CT được thu hái quanh năm để làm thuốc CT (Rhizoma Cibotii), nhưng tốt nhất ên thu hoạch
vào mùa Thu – Đông. Khi thu hoạch, CT được cắt bỏ cuống lá và rễ con, cạo cấy lớp lông vàng
để làm thuốc. Sau khi cạo sạch lông, thân rễ được rửa sạch sẽ, thái phiến hoặc cắt từng đoạn dài
4 – 10cm, rồi đem phơi sấy cho thật khô và bảo quản nơi khô ráo. Khi sử dụng thường được tẩm
rượu một đêm, sau đó đem sao vàng. Có khi người ta cũng chế CT với muối (gọi là diêm chế) để
tăng cường tác dụng bổ thận của nó. Trong CT có chứa tinh bột 30% và aspidinol. Lơng vàng
của CT có chứa tannin (chất chát) và sắc tố.
CT có vị đắng ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ gan và thận, làm mạnh gân cốt, trừ được phong thấp,
tay chân tê bại , thận hư, đau lưng mỏi gối, di tinh, bạch đới, tiểu són hoặc bí tiểu, khí huyết suy
kém, các khớp đau nhức hoặc bị bại liệt, đau thần kinh toạ…Y học hiện đại cũng ghi nhận CT có
tác dụng chống viêm, ức chế chủ yếu trong giai đoạn viêm cấp tính.
Lơng vàng quanh thân rễ của CT có tác dụng cầm máu có tính cơ học bằng cách hút huyết thanh
của máu và giúp cho máu nhanh chóng đơng lại. Đông y sử dụng lông vàng của CT để cẩm máu
bằng cách lấy lông rửa với rượu cho thật sạch, sấy khô và đắp ên vết thương đang chảy máu.
Thân rễ CT thường được để nguyên với bốn gốc cuống lá tạo thành hình con vật có bốn chân,
lơng vàng. Người ta có thể phun rượu tạo ẩm để kích thích cho lơng mọc nhiều, tạo nên sản
phẩm lưu niệm hoặc có mục dích sẽ thu hoạch được nhiều lơng để làm thuốc.
Du khách đến Đà Lạt thường bắt gặp một sản phẩm được bày bán trên các quầy lưu niệm, có


hình dáng giống như một chú chó hoặc chú voi bé tí với bộ lơng vàng mượt, ngộ nghĩnh. Đó là
loại sản phẩm độc đáo được làm bằng cây CT.



×