NGHIÊN cvu - TRAO DỔI
BỔI THUÒNG THIỆT HỌI DO NHÒ củo,
CƠNG TRÌNH XÂY DỤNG KHĨC GÂY RO
PGS.TS.
PHÙNG TRUNG TẬP
------------------------------— *
Từ khố: Bồi thường thiệt hại do nhà cửa,
cơng trình xây dựng khác gây ra; trách
nhiệm liên đới.
Nhận bài
Biên tập xong
Duyệt bài
: 23/5/2022.
: 02/6/2022.
: 05/6/2022.
1. Quy định của pháp luật
Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, cơng
trình xây dựng khác gây ra, được hiểu là
trách nhiệm của chủ sở hữu phải bồi thường
thiệt hại do tài sản của mình gây ra. Điều
605 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 quy
định về bồi thường thiệt hại do nhà cửa,
cơng trình xây dựng khác gây ra như sau:
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được
giao quản lý, sử drụng nhà cửa, cơng trình
xây dựng khác phi ]i bồi thường thiệt hại do
nhà cửa, cơng trìn 1 xây dựng khác đó gây
thiệt hại cho người khác.
Bài viết phân biệt trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do nhà cửa, cơng
trình xây dựng khác tự thân gây ra mà
khơng có lỗi của con người với trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi
có lỗi của con người đế nhà cửa, cơng
trình xây dựng khác gây thiệt hại cho
người khác. ì)
Khi người thi cơng có lồi trong việc
để nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây
thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.
Trước đây, về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do các bất động sản gây ra, Điều
716 Bộ Dân luật Bắc kỳ (năm 1931) và Điều
767 Bộ Dân luật Trung kỳ (năm 1936) quy
định: “Người chủ nhà mà nhà mình đổ nát
làm thiệt hại cho người ta vì thiếu sự tu bổ
hay vì một hà tì kiến thiết phải chịu trách
nhiệm về sự tổn hại đó”. Theo đó, thì chủ
* Ngun Giảng viên cao cấp Trường
Đại học Luật Hà Nội.
__ _______
Tạp chí
Số 13/2022VKIẾM SÁT 25
NGHIÊN Cứu - TRAO DỔI
SỞ hữu nhà phải bồi thường thiệt hại cho
người khác khi nhà của mình đổ nát gây ra.
Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp
này dựa trên yếu tố lồi “vì thiếu sự tu bổ
hay một hà tì kiến thiết”.
Theo quy định tại Điều 3 Luật nhà ở
năm 2014 thì: Nhà ở là cơng trình xây
dựng với mục đích đề ở và phục vụ các
nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân;
nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng
trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử
dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền
kề và nhà ở độc lập; nhà chung cư là nhà
có từ 02 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có
lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu
riêng, phần sở hữu chung và hệ thống cơng
trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ
gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà
chung cư được xây dựng với mục đích để
ở và nhà chung cư được xây dựng có mục
đích sử dụng hỗn họp để ở và kinh doanh;
nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây
dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo
cơ chế thị trường; nhà ở công vụ là nhà
ở được dùng để cho các đối tượng thuộc
diện được ở nhà công vụ theo quy định của
Luật này thuê trong thời gian đảm nhận
chức vụ, công tác; nhà ở để phục vụ tái
định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia
đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà
ở theo quy định của pháp luật; nhà ở xã
hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho
các đối tượng được hưởng chính sách hồ
trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.
Tạp chí
_________
26 KIẾM SÁT_/số 13/2022
Đoạn 1 Điều 605 BLDS năm 2015
quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu,
người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa,
cơng trình xây dựng khác phải bồi thường
thiệt hại cho người khác”.
Như vậy, trách nhiệm dân sự do nhà
cửa, cơng trình xây dựng khác gây ra thiệt
hại cho người khác thì chủ sở hữu, người
chiếm hữu, người được giao quản lý, sử
dụng nhà cừa, cơng trình xây dựng khác đó
gây thiệt hại cho người khác về tài sản, sức
khỏe, tính mạng thì phải bồi thường.
Nhà cửa, cơng trình xây dựng khác là
bất động sản, là một loại tài sản khi nhà
cửa, công trình xây dựng khác gây ra
thiệt hại thì việc xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của chủ thể phải thỏa mãn
các điều kiện sau:
Một là, có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại do
nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây ra
có thể về tài sản, có thể về sức khỏe, tính
mạng của người khác hoặc thiệt hại đến
tất cả tài sản, sức khoẻ, tính mạng của một
người. Nguyên tắc xác định thiệt hại do nhà
cửa, cơng trình xây dựng khác gây ra cũng
tương tự như việc xác định những thiệt hại
do tài sàn khác gây ra; theo đó, việc xác
định thiệt hại phải khách quan và thực tế,
tính tốn được và khơng được suy đốn.
Hai là, có việc gây thiệt hại trái pháp
luật: Là những thiệt hại pháp luật khơng
cho phép. Những thiệt hại về tài sản, sức
khỏe, tính mạng của người khác do nhà cửa,
cơng trình xây dựng khác gây ra nằm ngoài
ý thức của con người, nhưng con người xác
định được về hậu quả là những thiệt hại đã
NGHIÊN Cứu - TRAO ĐỔI
phát sinh trên thực tế. Nhà cửa, cơng trình
xây dựng khác của chủ thể gây thiệt hại
cho người khác về tài sản, sức khỏe, tính
mạng là xâm phạm đến các quyền dân sự
của người bị thiệt hại. Vì vậy, chủ sở hữu,
người chiếm hữu, người được giao quản lý,
sử dụng nhà cửa, cơng trình xây dựng khác
phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, cơng
trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho
người khác.
Ba là, có mối quan hệ nhân quả giữa
bản thân nhà cửa, công trình xây dựng
khác gây ra thiệt hại. Tự thân nhà cửa,
cơng trình xây dựng khác gây ra thiệt hại,
mà khơng có hành vi tác động bởi con
người dần đến thiệt hại. Nếu hành vi của
con người cho dù là cố ý hoặc vơ ý để cho
nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây ra
thì trách nhiệm bồi thường thiêt hại khơng
thuộc trách nhiệm do nhà cửa, cơng trình
xây dựng khác gây ra, mà do hành vi có
lồi gây ra. Việc phân biệt trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nhà cửa, cơng trình xây
dựng khác gây ra với hành vi trái pháp luật
gây ra thật sự cần thiết, quan trọng để có
căn cứ xác định trách nhiệm gây thiệt hại
là trách nhiệm gì, do hành vi trái luật gây
ra hay do nhà cửa, cơng trình xây dựng
khác gây ra, từ đó xác định có trách nhiệm
hình sự hay khơng có trách nhiệm hình
sự. Hành vi cố ý hoặc vơ ý lợi dụng nhà
cửa, cơng trình xây dựng khác với mục
đích gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính
mạng của người khác thì người có hành vi
trái pháp luật có thể cịn phải chịu trách
nhiệm hình sự.
Căn cứ vào quy định tại đoạn 1 Điều
605 BLDS năm 2015 thì trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nhà cửa, cơng trình xây
dựng khác gây ra là một loại trách nhiệm
không cần điều kiện lỗi. Chủ sở hữu nhà
cửa, cơng trình xây dựng khác hoặc người
chiếm hữu, người được giao quản lý, sử
dụng nhà cửa, cơng trình xây dựng khác
phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, cơng
trình xây dựng khác gây ra thiệt hại cho
người khác về tài sản, sức khỏe, tính mạng.
Khi xác định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do nhà cửa, cơng trình xây dựng
khác gây ra cần phân biệt rõ với trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái
pháp luật gây ra. Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do nhà cửa, cơng trình xây dựng
khác gây ra được hiểu là tự thân nhà cửa,
cơng trình xây dựng khác gây ra, mà khơng
do hành vi có lỗi của con người. Việc phân
biệt này rất quan trọng, không chỉ trong
việc xác định chủ thể có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại, mà cịn là căn cứ xác định
có hay khơng có trách nhiệm hình sự hay
trách nhiệm hành chính liên quan đến sự
kiện nhà cửa, cơng trình xây dựng khác
gây thiệt hại cho người khác.
Theo quy định tại đoạn 2 Điều 605
BLDS năm 2015 thì: “Khi người thi cơng
có lỗi trong việc để nhà cửa, cơng trình xây
dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi
thường”. Theo đó, chủ sở hữu của nhà cửa,
cơng trình xây dựng khác gây ra phải liên
đới cùng với người thi cơng có lỗi trong
việc để nhà cửa, cơng trình xây dựng khác
gây thiệt hại cho người khác và chủ sở hữu
_________
Tạp chí
Số 13/2022\_KIẼM SÁT 27
NGHIÊN CỨU - TRAO DỔI
cùng người thi cơng có lỗi phải liên đới bồi
thường cho người bị thiệt hại.
2. Những nội dung cần lưu ý khi xác
định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do nhà cửa, cơng trình xây dựng khác
gây ra
Khi xác định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do nhà cửa, cơng trình xây dựng
khác gây ra theo quy định tại Điều 605
BLDS năm 2015 thì cần làm rõ những vấn
đề sau đây:
Thứ nhất, chủ sở hữu nhà cửa, cơng
trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt
hại do tự thân nhà cửa, cơng trình xây
dựng khác gây ra. Trường hợp nhà cửa,
cơng trình xây dựng khác do tự thân chúng
sập đổ, khơng có sự tác động bởi hành vi
có lỗi của con người, thì chủ sở hữu, người
chiếm hữu, người được giao quản lý phải
bồi thường theo trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do nhà cửa, cơng trình xây dựng
khác gây ra.
Thứ hai, trong trường hợp chủ sở hữu,
người chiếm hữu, người được giao quản
lý, sử dụng nhà cửa, cơng trình xây dựng
khác mà có lỗi trong việc bảo dưỡng mà
nhà cửa, cơng trình xây dựng khác bị sập
gây thiệt hại cho người khác về tài sản, sức
khỏe, tính mạng thì phải bồi thường cho
người bị thiệt hại. Việc bồi thường thiệt hại
của chủ sở hữu, người chiếm hữu, người
quản lý, sử dụng nhà cửa, cơng trình kiến
trúc khác có lỗi để chúng sập đổ gây thiệt
hại cho người khác trong trường hợp này
không thuộc trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nhà cửa, cơng trình xây dựng khác
Tạp chí
_________
28 KIEM SÁT—/số 13/2022
gây ra, mà thuộc trách nhiệm bồi thường
do hành vi có lồi gây ra.
Thứ ba, bồi thường thiệt hại trong
trường hợp người thi cơng có lỗi để nhà
cửa, cơng trình xây dựng khác gây thiệt hại
thì chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hoặc
người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa,
cơng trình xây dựng khác phải liên đới bồi
thường. Trách nhiệm liên đới bồi thường
thiệt hại do nhà cửa, cơng trình xây dựng
khác gây ra trong trường hợp này là căn
cứ vào hành vi có lỗi của bên thi công và
chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được
giao quản lý, sử dụng nhà cửa, cơng trình
xây dựng khác. Xét về tính chất của trách
nhiệm bồi thường trong trường hợp này
khơng thuộc trách nhiệm do nhà cửa, cơng
trình xây dựng khác gây ra, mà thuộc trách
nhiệm do hành vi có lồi gây ra.
Trách nhiệm liên đới của chủ sở hữu
nhà cửa, cơng trình xây dựng khác và
người thi cơng có lồi trong việc xây dựng
phải bồi thường thiệt hại cho người bị
thiệt hại là căn cứ vào hành vi có lỗi của
người thi công và lỗi của chủ sở hữu.
Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại
trong trường hợp này là trách nhiệm do
hành vi trái pháp luật gây ra, khơng phải
là trách nhiệm do nhà cửa, cơng trình xây
dựng khác gây ra.
Việc xác định rõ trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do nhà cửa, cơng trình xây dựng
khác gây ra với trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do hành vi có lỗi để nhà cửa,
cơng trình xây dựng khác gây thiệt hại cho
người khác thật sự cần thiết và quan trọng.
NGHIÊN cưu - TRAO DỐI
Bởi vì, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây ra
được hiểu do chính tự thân nhà cửa, cơng
trình xây dựng khác gây ra thiệt hại cho
người khác thì chủ sở hữu, người chiếm
hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà
cửa, cơng trình xây dựng khác phải bồi
thường. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây
ra không cần điều kiện lỗi.
Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt
hại của chủ sơ hữu, người chiếm hữu,
người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa,
cơng trình xây dựng khác và người thi cơng
có lỗi trong việc để nhà cửa, cơng trình
xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên
đới bồi thường. Quy định tại đoạn 2 Điều
605 BLDS năm 2015 gắn trách nhiệm của
chủ sở hữu, ngư<ời chiếm hữu, người được
giao quản lý, sử dụng nhà cửa, cơng trình
xây dựng khác và trách nhiệm của người
thi cơng các cơng trình này có lồi phải liên
đới bồi thường khi nhà cửa, cơng trình xây
dựng khác gây thiệt hại cho người khác là
trách nhiệm phát sinh do hành vi có lồi của
người thi cơng.
3. Một số tình huống cụ thể trong
thực tiễn
Thực tế có nhiều tranh chấp xảy ra khi
nhà cửa, cơng trình xây dựng khác của
chủ thể bị sập đô gây thiệt hại cho người
khác, do không xác định rõ trách nhiệm
do nhà cửa, cơng trình xây dựng khác
gây ra với trách nhiệm do hành vi có lồi
gây ra, dẫn đến khó khăn trong q trình
giải quyết.
Từ góc độ nghiên cứu, tác giả nêu ra
những trường họp cụ thể nhằm phân biệt
rõ những trường họp nào thì phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, cơng
trình xây dựng khác gây ra và trường hợp
nào thuộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do hành vi trái pháp luật gây ra.
Tĩnh huống thứ nhất'. Ơng A th nhóm
thợ xây dựng của anh Q xây nhà ở 2 tầng
cho gia đình ơng. Nhóm thợ của anh Q
gồm có 5 người là Q, B, c, D và E, do anh
Q làm nhóm trưởng. Ơng A ký hợp đồng
xây dựng với anh Q. Thời hạn xây dựng
ngơi nhà có diện tích 120m2 là 3 tháng kể
ngày từ 20/11/2016 đến ngày 20/02/2017.
Khi xây xong phần mộc, chuẩn bị hồn
thiện thì một bức tường phía sườn tầng hai
của ngơi nhà bị đổ gây thiệt hại đến ngơi
nhà một tầng của anh M có địa giới liền
kề. Thiệt hại về nhà của anh M được xác
định là 50 triệu đồng. Nguyên nhân bức
tường nhà của ơng A bị sập đổ là do nhóm
thợ xây của anh Q đã pha tỉ lệ xi măng với
cát không đúng (chất lượng thấp hơn tiêu
chuân xây dựng loại nhà này).
Theo Điều 605 BLDS năm 2015 thì
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà
cửa, cơng trình khác gây ra là một loại trách
nhiệm không cần điều kiện lỗi và tự thân
ngơi nhà gây ra thiệt hại, thì chủ sở hữu,
người chiếm hữu, người được giao quản lý,
sử dụng nhà cửa, cơng trình xây dựng khác
phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, cơng
trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho
người khác. Nhưng theo tình huống này,
nguyên nhân bức tường nhà bị đổ là do lỗi
_________
số 13/2022
Tạp chí
KI E.vi SÁT 29
NGHIÊN cúv - TRAO DỐI
của bên thi cơng (nhóm thợ xây của anh
Q), do vậy, thiệt hại gây ra cho ngơi nhà
của anh M khơng phải do nhà cửa, cơng
trình xây dựng khác gây ra, mà do hành vi
có lỗi gây ra. Theo đó, anh Q và ơng A phải
liên đới bồi thường thiệt hại về tài sản cho
anh M theo quy định tại Điều 605 BLDS
năm 2015.
Trong tình huống này, ơng A có quyền
u cầu anh Q phải bồi thường thiệt hại cho
mình, do lỗi của nhóm thợ xây. Hơn nữa,
ơng A chỉ u cầu anh Q, vì anh Q là chủ
thể giao kết hợp đồng xây dựng với ông.
Các anh B, c, D và E là những người được
anh Q tập hợp để xây dựng. Họ không phải
là chủ thể của hợp đồng xây dựng này. Qua
tình huống này, cần phải hiểu trong những
trường hợp tương tự như: Thợ xây nhà ở,
cơng trình xây dựng khác mà cố ý hoặc vô
ý không tuân theo những tiêu chuẩn xây
dựng nhà ở hay vật kiến trúc tương ứng,
dẫn đến chất lượng nhà ở, cơng trình xây
dựng khác kém chất lượng mà bị sập đổ,
gây thiệt hại cho chủ sở hữu hoặc gây thiệt
hại cho người thứ ba, thì bên thi cơng có
trách nhiệm liên đới cùng chủ sở hữu bồi
thường cho người thứ ba. Thiệt hại về tài
sản của chủ sở hữu nhà ở, cơng trình xây
dựng khác được giải quyết theo phương
thức kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành
vi có lỗi của bên thi cơng. Theo đó, bên
thi cơng có trách nhiệm bồi thường thiệt
hại cho chủ sở hữu nhà ở, cơng trình xây
dựng khác.
Tình huống thứ hai: Ông A là chủ sở
hữu căn nhà số 45 tại khu dân cư số 3,
Tạp chí
30 KIEM SẤT
_________
SỐ 13/2022
phường p, quận M, thành phố H. Ngôi nhà
của ông A bị đổ sập dần đen đổ gara ôtô
nhà ông B liền kề và đè bẹp chiếc ôtô 4 chồ
của ông B. Thiệt hại xác định được về tài
sản là 300 triệu đồng.
Theo quy định tại Điều 605 BLDS năm
2015 thì trách nhiệm bồi thường thuộc về
ơng A. Ơng A với tư cách là chủ sở hữu
nhà ở và khơng có căn cứ loại trừ trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của ông A. Vì
vậy, ơng A phải bồi thường thiệt hại do
nhà cửa của ông gây ra là 300 triệu đồng
(nếu không có thỏa thuận khác).
Tình huống thứ ba: Căn nhà số 30 thuộc
quyền sở hữu của ông A, nhà số 32 thuộc
quyền sở hữu của ông B, nhà số 34 thuộc
quyền sở hữu của ông c. Ngôi nhà của ông
A và của ông c được xây dựng trước nhà
của ông B khoảng 2 năm, ông B xây nhà
cao 5 tầng và xây sau cùng. Khi nhà của
ông B đang trong giai đoạn hồn thiện, thì
hai ngơi nhà 03 tầng số 30 của ông A và
căn nhà số 34 của ông c bị rạn nứt tường
theo chiều dọc từ tầng 1 đến tang 2.
Ơng A và ơng c u cầu ơng B có trách
nhiệm bồi thường do ngơi nhà của ơng xây
sau đã làm rạn nứt gây thiệt hại các ngôi
nhà của hai ơng.
Trong tình huống này cần phải làm rõ
những yếu tố khách quan và chủ quan có
liên quan, để có căn cứ xác định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của ông B là
trách nhiệm do hành vi có lỗi gây ra hay
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà
cửa gây ra?
Trước hết, cần xác định nguyên nhân
NGHIÊN CỨU - TRAO DỔI
nhà sô 30 và số 34 bị rạn nứt tường.
Nội dung tình huống trên cho thấy, sau
khi ngơi nhà của ơng B xây xong thì hai
ngơi nhà của ông A và ông c bị nứt. Nguyên
nhân bị nứt tường là do sức nặng của ngôi
nhà thuộc quyề:in sở hữu của ông B gây ra
hay do hành vi :ó lỗi của những người thiết
kế, thi cơng gây ra? Để làm rõ vấn đề này,
cần căn cứ vào các số liệu từ khâu thiết
kế, thi công để! xác định ngơi nhà của ơng
B xây có bảo đảm chất lượng về kỹ thuật
xây móng của ngơi nhà khơng. Nếu căn cứ
vào các số liệu kỹ thuật từ khâu thiết kế, thi
cơng ngơi nhà của ơng B khơng có vấn đề
về kỹ thuật, thì hiệt hại xảy được xác định
thuộc trách nhiêm bồi thường thiệt hại do
nhà cửa gây ra.
Nhưng căn cứ vào các số liệu kỹ thuật
thiết kế, thi cơng ngơi nhà xác định được
các sai sót về kỹ thuật thiết kế, thi cơng
cũng như xử lý móng khơng tốt dẫn đến
các ngôi nhà bị rạn nứt gây thiệt hại về
tài sản cho các chủ sở hữu nhà cửa liền
kề, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong trường hợp này do hành vi có lỗi
gây ra, khơng thuộc trách nhiệm bồi
thường do nhà cửa gây ra theo Điều 605
BLDS năm 2015.
Tĩnh huống thứ tư: Ngôi nhà của ông A
sau khi có con đường giao thơng vừa được
xây dựng đi qua đầu nhà, nên nằm ở vị trí
ngã ba đường phơ. Với vị trí ngơi nhà như
vậy, ơng đã đục tường ở tầng 2 ngôi nhà
để mở cửa sổ quay ra đường cho thống
mát (điều này trước đó khơng thể thực hiện
vì có ngơi nhà của ơng B liền kề, do quy
hoạch đường giao thông đô thị mà ngôi nhà
của ông B đã bị dỡ bỏ). Khi đục tường để
mở cửa sổ, thì cả mảng tường ở tầng 2 của
ngơi nhà đã bị bục và đổ sập xuống đường
gây thiệt hại cho chiếc ôtô 4 chỗ của anh c
đang tham gia giao thơng tại thời điểm đó.
Thiệt hại về tài sản là chiếc xe của anh c bị
hư hỏng nặng phải sửa chữa với chi phí là
50 triệu đồng, anh c bị gãy xưoug bả vai
điều trị hết 120 triệu đồng và phải nghỉ việc
05 tháng để điều trị thương tích mà khơng
có thu nhập.
Căn cứ Điều 605 BLDS năm 2015, thì
thiệt hại trên do hành vi đục tường gây ra
mà không phải do nhà cửa gây ra. Hành
vi đục tường của ông A gây ra thiệt hại
là hành vi vơ ý, vì vậy trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho anh c trong trường
họp này là do hành vi có lồi gây ra. Theo
đó, ơng A có trách nhiệm bồi thường thiệt
hại cho anh c toàn bộ những thiệt hại xác
định được. Ngoài số tiền bồi thường là 50
triệu đồng tiền sửa xe do bị hư hỏng, chi
phí điều trị thưorng tích là 120 triệu đồng,
thu nhập bị mất do khơng lao động được là
5 tháng, ơng A cịn có trách nhiệm phải bồi
thường cho anh c số tiền bù đắp tổn thất
về tinh thần theo khoản 2 Điều 590 BLDS
quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm
phạm. Vì vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt
hại mà ơng A phải thực hiện là bồi thường
thiệt hại về tài sản theo Điều 589 BLDS
năm 2015 và bồi thường thiệt hại do sức
khỏe của anh c bị xâm phạm theo quy định
tại Điều 590 BLDS năm 2015.0
_________
Tạp chí
Số 13/2022V_KIẾ!VÌ SÁT 31