Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

TỔNG QUAN về hệ THỐNG tài CHÍNH 0223

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.03 KB, 2 trang )

được phần lớn các nhà đầu tư, nhà phân tích và các dealer trên thị trường ngoại hối quốc tế quan tâm
sử dụng.
Bài đọc thêm số 2:
Chính sách quản trị rủi ro tỷ giá tại MB Bank
Định hướng của MB là trở thành một tập đồn tài chính đa năng. Do vậy, việc sử dụng các cơng cụ tài
chính, trở thành hoạt động mang tính then chốt. Xét từ khía cạnh quản lý rủi ro, MB cần duy trì cơ
cấu danh mục tài sản, công nợ và nguồn vốn (bao gồm các khoản mục nội bảng và ngoại bảng) vì
mục tiêu an toàn, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Những rủi ro liên quan đến trao đổi ngoại tệ và thay đổi lãi suất được quản lý thông qua áp dụng hạn
mức trạng thái nhằm hạn chế sự tập trung quá mức, đồng thời tham gia vào các hoạt động có tác
dụng cân bằng lẫn nhau để giảm thiểu rủi ro. Thông qua việc nắm giữ nhiều tài sản là các cơng cụ tài
chính có chất lượng cao giúp cơ cấu bảng cân đối kế toán hợp nhất của MB sẽ có đủ khả năng phịng
ngừa rủi ro trọng yếu trong quá trình hoạt động kinh doanh và đảm bảo khả năng thanh khoản.
Thêm vào đó, MB cũng tham gia vào nhiều giao dịch phòng ngừa rủi ro liên quan đến các cơng cụ tài
chính như các cam kết kỳ hạn ngoại tệ, cam kết hoán đổi ngoại tệ, cam kết hoán đổi chéo tiền tệ lãi
suất cho mục đích quản lý rủi ro lãi suất và rủi ro tiền tệ.
Rủi ro tiền tệ là rủi ro mà giá trị của các cơng cụ tài chính bị biến động xuất phát từ biến động tỷ giá.
MB được thành lập và hoạt động tại VN với đồng tiền báo cáo là đồng Việt Nam. Đồng tiền giao dịch
chính của MB cũng là đồng VN. Các khoản cho vay khách hàng của MB chủ yếu bằng đồng VN và đô
la Mỹ. Một số tài sản khác của MB bằng ngoại tệ khác ngoài đồng VN và USD. MB đã thiết lập hạn
mức trạng thái cho từng loại tiền tệ dựa trên hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ của MB và các quy định
của NHNN. Trạng thái đồng tiền được quản lý hàng ngày và chiến lược phòng ngừa rủi ro được MB
sử dụng để đảm bảo trạng thái đồng tiền được duy trì trong hạn mức đã thiết lập.
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng CPTM Quân Đội năm 2020
Bài đọc thêm số 3
Quản lý rủi ro ngoại hối tại SHB
Rủi ro ngoại hối phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn, chênh lệch về tỷ giá giữa các loại tiền tệ do
ngân hàng nắm giữ và thực hiện thanh tốn, vì vậy có thể sẽ gây cho ngân hàng gặp phải những thua
lỗ khi có biến động về tỷ giá. Quản lý rủi ro ngoại hối tập trung vào quản lý trạng thái ngoại hối ròng,
tuân thủ các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
SHB được thành lập và hoạt động tại Việt Nam với đồng tiền báo cáo là VNĐ. Đồng tiền giao dịch


chính của SHB cũng là VNĐ. Các tài sản của SHB chủ yếu bằng VNĐ, một phần bằng USD và EUR. Tuy
nhiên, một số tài sản khác của SHB lại bằng các đồng tiền khác ngoài VNĐ, USD và EUR. Trạng thái
đồng tiền được quản lý trên cơ sở hàng ngày và chiến lược phòng ngừa rủi ro được SHB sử dụng để
đảm bảo rằng trạng thái các đồng tiền được duy trì trong hạn mức đã thiết lập. SHB đã nghiên cứu
xây dựng hệ thống hạn mức để quản lý rủi ro tỷ giá. Các loại hạn mức sẽ bao gồm hạn mức giao dịch
với các khách hàng, đối tác, hạn mức trạng thái, hạn mức stop-loss. Bộ phận quản lý rủi ro thị trường
chịu trách nhiệm quản lý và giám sát các loại hạn mức, cũng như giám sát rủi ro của đối tác phát sinh
từ các giao dịch ngoại hối. Bên cạnh đó, để hạn chế rủi ro về ngoại hối, SHB sẽ ln duy trì một tỷ lệ
cân xứng giữa tài sản nợ và tài sản có ngoại tệ, duy trì mức ngoại hối rịng ở mức hợp lý, xây dựng
chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ chun mơn có khả năng nghiên cứu, phân tích những biến động


về tình hình ngoại hối, tỷ giá, v.v… nhằm đưa ra những quyết định mua bán các hợp đồng ngoại tệ
đúng đắn và phù hợp.
Việc kiểm sốt và phịng ngừa rủi ro đối với các dịch vụ ngoại hối được thực hiện theo cơ chế quản
trị rủi ro chung của ngân hàng. Cụ thể là việc phê duyệt một giao dịch phải qua 3 cấp: cấp cán bộ
phân tích và đánh giá tính hiệu quả, hợp pháp, hợp lệ của giao dịch, cấp kiểm soát và cấp phê duyệt
thường là Ban Tổng giám đốc hoặc người được Tổng giám đốc ủy quyền. Ngoài các dịch vụ ngoại hối
đặc thù như kinh doanh ngoại tệ chỉ được thực hiện tại Hội sở, các giao dịch thanh toán quốc tế phải
được thực hiện tập trung tại Hội sở. Phịng Thanh tốn quốc tế của toàn hệ thống, đồng thời thực
hiện chức năng phân tích, đánh giá tính chất an tồn, hiệu quả, hợp pháp, hợp lệ của giao dịch, theo
dõi, đánh giá và đề xuất các giairi pháp, kiểm soát và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra trên tồn hệ
thống SHB. Việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro cũng được thực hiện thông qua việc quy định hạn mức
giao dịch theo các cấp xử lý giao dịch bên cạnh các hạn mức tín dụng quy định cho khách hàng,
ngành hàng.
Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội năm 2021




×