Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.84 KB, 1 trang )
Ngân hàng số là sản phẩm của quá trình chuyển đổi số hồn tồn, trong đó vai trị của cơng nghệ có vị trí
đặc biệt quan trọng. Nó khơng những có khả năng cung cấp tiện ích số cho người dùng mà cịn có khả
năng tự động hóa các quy trình nội bộ, hỗ trợ ra quyết định và sáng tạo ra những sản phẩm mới với sự
cá biệt hóa ngày càng cao. Bốn nội dung này có quan hệ mật thiết và trong một chừng mực nhất định, nó
thể hiện cấp độ phát triển của một ngân hàng số. Điều này được thể hiện ở Hình 9.3
Hình 9.3 Các lớp chuyển đổi ngân hàng số
Nguồn: Nguyễn Văn Hiệu (2021)
Theo hình 9.3, ngân hàng số có nhiều cấp độ phát triển, thể hiện qua 4 lớp chuyển đổi chính như sau:
Thứ nhất là số hóa các kênh kết nối với khách hàng
Về cơ bản, đây là q trình số hóa các kênh phân phối truyền thống và có thể phát triển thêm các dạng
thức mới nhưng chưa tạo được những nền tảng mới. Trong giai đoạn số hóa, kênh giao dịch truyền
thống vẫn được sử dụng kết hợp và việc số hóa được thực hiện song song. Tuy nhiên, các kênh phân
phối và giao tiếp điện tử càng ngày càng được ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn bởi khách hàng. Một yêu
cầu quan trọng là phải đảm bảo sự liên thơng và tính đồng nhất về dịch vụ giữa các kênh mà khách hàng
có thể giao dịch. Ngân hàng số ở cấp độ này thông thường được gọi là ngân hàng điện tử. Chuyển đổi số
ở bước này có thể được nhận diện một cách trực quan bởi người dùng. Kết quả phổ biến của việc số hóa
kết nối với khách hàng gồm: Internet Banking, Mobile Banking, Website, Contact Center…
Thứ hai là tự động hóa các quy trình
Tự động hóa tối đa các quy trình nội bộ trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng là bước
tiếp theo cần được thực hiện. Việc làm này vừa là q trình số hóa các quy trình sẵn có nhưng được xử
lý thủ cơng, vừa là q trình hiệu chỉnh hoặc tạo ra những quy trình mới bằng những thuật tốn phức
tạp hơn cho phép kết hợp nhiều thơng tin bộ phận hoặc khai thác dữ liệu ở tầm mức phổ qt và chi tiết
hơn. Cơng việc này có thể triển khai từng cấu phần có tính độc lập tương đối bằng các phần mềm giải
pháp rồi sau đó tích hợp thành một hệ thống tổng thể. Một số cấu phần phổ biến có thể kể ra là: CRM
(quản lý quan hệ khách hàng), ECM (quản lý các nội dung của doanh nghiệp), BPM (hệ thống quản lý quy
trình kinh doanh), LOS (hệ thống quản lý khoản vay), kho dữ liệu (Dataware House)… Những cấu phần
(module) này sẽ được cấu trúc thành những chức năng cơ bản tạo nên cốt lõi (Core) của ngân hàng và
dần trở thành công cụ chủ yếu trong xử lý các giao dịch với khách hàng trên nền tảng số.
Thứ ba là hỗ trợ ra quyết định