Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Đề cương ma túy và xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.91 KB, 64 trang )

ĐỀ CƯƠNG MA TÚY VÀ XÃ HỘI
Giảng viên: Ths. Lê Thị Thủy
Sinh viên: Nguyễn Thị Tuyết Nga
Lớp: D9CT2


Chương 1: Tổng quan về chất gây nghiện
I. Định nghĩa về chất gây nghiện
Khơng có định nghĩa chính xác và hồn chỉnh nào về chất gây nghiện
vì có nhiều giải thích khác nhau trong luật quay định về chất gây nghiện,
trong các quy định của chính phủ, trong y học và trong cách sử dụng tùy theo
thông tục.
Tổ chức sức khỏe thế giới WHO định nghĩa: “Chất gây nghiện là bất
kỳ loại chất nào sau khi được hấp thu vào cơ thể có làm thay đổi các chức
năng sống thơng thường.”
Theo Luật Phòng chống ma túy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam số 23/2000/QH10 ban hành ngày 09 tháng 12 năm 2000 thì “ chất
gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện
đối với người sử dụng”
II. Phân loại chất gây nghiện
Nhiều cách phân loại chất gây nghiện khác nhau được đưa ra dựa trên mục
đích của việc phân loại chất gây nghiện. Một số cách phân loại chất gây
nghiện được liệt kê dưới đây:
1. Phân loại theo luật pháp
Luật pháp chia chất gây nghiện làm hai nhóm: Hợp pháp và bất hợp
pháp
+ Chất gây nghiện hợp pháp: Rượu, bia, thuốc lá(nicotine), cafein...
+ Chất gây nghiện bất hợp pháp: Cần sa( Cannabis), Bạch phiến( Heroin),
thuốc lắc, các loại chất gây nghiện kích thích dạng Amphetamins(ATS)...
2. Sử dụng trong y tế
Theo cách phân loại này, chất gây nghiện được phân ra làm 2 loại là


chất gây nghiện hoặc không phải thuốc. Chất gây nghiện được sử dụng trong
y tế với mục đích để chữa bệnh, phịng bệnh, hoặc dùng để cải thiện chức
năng thực thể hoặc tâm thân của bệnh nhân( còn được gọi là thuốc gây
nghiện).
Một số thuốc như thuốc ngủ an thần (sedative- hypnotics) gồm có:
Benzodiazepines, Serepax, Valium, Librium...
Một số dược phẩm trong nhóm Amphetamies như dexamphetamine,
methylphenidate, phentermine...
Tuy nhiên có một vài giới hạn với thuốc hợp pháp. Những loại thuốc
trị bệnh cũng có thể trở thành bất hợp pháp nếu mua qua bạn bè, chợ đen hay
mua không có đơn của bác sĩ.
3. Phân loại theo nguồn gốc


Theo cách phân loại này, chất gây nghiện được phân thành 3 loại là: chất gây
nghiện có nguồn gốc tự nhiên, bán tổng hợp và tổng hợp.
a. Chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên: thuốc phiện, cần sa... Đây là các
Chất ma túy có sẵn trong tự nhiên, là những ancaloit của một số loài thực vật
như: cây thuốc phiện (cây anh túc, anh tử túc, a phiến ...), cây cần sa (còn gọi
là bồ đà, cây gai dầu), cây cô ca, nấm thần...
b. Chất gây nghiện bán tổng hợp: Heroin (được tổng hợp từ dẫn chất thuốc
phiện) hay Buprenorphine
c. Chất gây nghiện tổng hợp hoàn toàn: estasy ,đá (hay là crystal meth),
Morphine.
Các loại ma túy tổng hợp từ hóa chất độc hại thuốc nhóm amphetamin,
ketamin, methaphetamin… Các chất ma túy tổng hợp thường độc hại hơn
thuốc phiện 500 lần.
4. Phân loại theo tác dụng chủ yếu của chất gây nghiện với hệ thần kinh
trung ương
Theo cách phân loại này, chất gây nghiện được phân thành 3 loại chính đó là:

a. Nhóm an thần, ức chế hệ thần kinh trung ương.
Ức chế là ngăn cản hoặc suy giảm hoạt động. Chất gây nghiện ức chế
thần kinh có tác dụng làm suy giảm, làm chậm lại hoạt động của hệ thống
thần kinh, gây buồn ngủ, an thần, yên dịu, giảm nhịp tim, giảm hô hấp. Dưới
đây là một số loại thuốc ức chế thần kinh có tác dụng gây nghiện:
* Chất gây nghiện có tác dụng an thần gây ngủ:
+ Rượu(ethanol): bia, rượu chát, rượu mạnh...
+ Benzodiazepines: là những thứ thuốc an thần loại nhẹ hoặc thuốc ngủ.
Những loại Benzodiazepines thông dụng như Librium, Antenax, Valium,
Propam, Mogadon, Dormicum, Nitepam, Alepam, Murelax, Serapax,
Benzotran, Rivotril, Euhypnos, Normison, Temaze, Rohypnol...
* Chất gây nghiện giảm đau thuộc nhóm á phiện: Thuốc
phiện(opium), morphine, pethidine, codein, bạch phiến(heroin), methadone,
buprenorphine...
* Cần sa ở liều lượng nhẹ
* Những dạng ma túy dạng bốc hơi hoặc dạng hít: Xăng, thuốc lau
sơn, keo, dung dịch pha lỗng sơn...
b.Nhóm kích thích, kích thích hệ thần kinh trung ương: Là chất gây nghiện có
tác dụng làm tăng nhanh hoạt động của hệ thống thần kinh và nhiều bộ phận
trong cơ thể. Các loại chất gây nghiện thuộc nhóm kích thích bao gồm:
* Nicotine trong thuốc lá
* Cafein trong trà, cà phê, các loại nước uống tăng lực, chocolate...


* Amphetamine và những loại chất gây nghiện dùng cùng họ hoặc có
cơng thức hóa học rất gần như Dexamphetamine, Metamphetamine,
Methylpheniate, MDMA( Methylenedioxymethamphetamine)...
* Cocain
c. Nhóm gây ảo giác làm thay đổi nhận thức đến mức độ có thể nhìn thấy,
nghe thấy những sự việc khơng có thật( ảo thính, ảo thị). Nó làm thay đổi cảm

nhận của người sử dụng về hiện tại, môi trường xung quanh họ.
III. Lịch sử chất gây nghiện
- Chất gây nghiện có lich sử từ rất lâu đời, từ 5000 năm trước Công
nguyên người Sumer cổ đại đã miêu tả việc dùng cây anh túc để chữa bệnh
được khắc trên đá. Người ta cho rằng, Châu Á là quê hương đầu tiên của cây
thuốc phiện, còn Iran , Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia đầu tiên trồng cây thuốc phiện,
sau đó cây thuốc phiện, sau đó cây thuốc phiện được đưa vào trồng ở Ấn Độ,
Miến Điện, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam... Nhưng mãi đến thế kỹ 17,
người Châu Âu mới biết được tác dụng trị bệnh của thuốc phiện. Năm 1805.
Dược sĩ người Pháp Serterner đã chiết xuất được một chất màu
trắng(moocphin) từ cây thuốc phiện.
- Người ta biết đến cây cần sa từ 6000 năm trước đây, mó được dùng
để làm thuốc hút, hít, nhai, lúc đầu chủ yếu là người Ấn Độ, Trung Quốc và
các nước Đông Nam Á sử dụng, sau đó cần sa được phổ biến ở các nước Ả
Rập rồi lan sang các nước châu Âu, châu Mỹ
- Cocain là hợp chất của lá cây coca, quê hương của coca là dãy núi
Andet ở Nam Mỹ, sau đó được trồng rộng rãi ở các nước Nam Mỹ và Trung
Mỹ. Ngày nay coca được sản xuất tại nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 1855
lần đầu tiên dược sĩ Gedecke đã được chiết xuất được cocain từ lá coca. Năm
1880, Anrep xác định Cocain là hợp chất thiên nhiêm đầu tiên tác dụng gây tê
tại chỗ, có khả năng làm giảm hoặc làm liệt các đoạn cuối của các dây thần
kinh cảm giác và ức chế sự dẫn truyền qua các sợi thần kinh, nó cịn tác động
rõ rệt lên hệ thần kinh trung ương.
- Lịch sử sản xuất rượu cũng ghi chép bằng giấy cói Ai Cập cách đây
3500 năm trước cơng ngun.
IV. Tình hình sử dụng chất gây nghiện trên thế giới và Việt Nam
1. Thực trạng sử dụng chất ma túy trên thế giới.
Theo báo cáo Tình hình ma túy Tồn cầu năm 2015 của Cơ quan
phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC), tỉ lệ người
sử dụng ma túy trên toàn thế giới vẫn khơng có nhiều xáo trộn. Ước tính có

khoảng 246 triệu người, tương đương với khoảng hơn 5% dân số toàn thế giới
trong độ tuổi từ 15 đến 64 đã từng sử dụng ma túy trái phép trong năm 2013.
Số người có vấn đề về sử dụng ma túy chiếm khoảng 27 triệu người, gần một


nửa trong số họ là người tiêm chích ma túy (PWID). Có khoảng 1,65 triệu
người tiêm chích ma túy đang phải sống chung với HIV trong năm 2013. Nam
giới sử dụng cần sa, cocain và anphetamin nhiều gấp ba lần nữ giới, trong khi
nữ giới có xu hướng lạm dụng thuốc giảm đau có chứa opiods và thuốc an
thần.
Trong phát biểu nhân Ngày Quốc tế phòng chống Lạm dụng và Buôn
bán trái phép Ma túy, ông Yury Fedotov, Giám đốc điều hành UNODC cho
biết, mặc dù tình hình sử dụng ma túy trên tồn thế giới khơng có nhiều xáo
trộn, tuy nhiên cứ sáu người có vấn đề về sử dụng ma túy thì chỉ có một người
được tiếp cận với dịch vụ điều trị ma túy.
Theo các thông tin hiện có, trong khi tỷ lệ sử dụng opiates (hêrơin và
thuốc phiện) trên tồn thế giới khơng có nhiều xáo trộn và tỷ lệ sử dụng
cocain nói chung đã có dấu hiệu giảm, thì tỷ lệ sử dụng cần sa và opiod vẫn
tiếp tục gia tăng. Bằng chứng cho thấy ngày càng nhiều người sử dụng ma túy
bị các rối loạn liên quan đến sử dụng cần sa, và cần sa ngày càng trở nên độc
hại hơn, điều này được phản ánh qua một tỷ lệ cao những người tham gia điều
trị lần đầu các rối loạn do sử dụng cần sa ở nhiều khu vực trên thế giới. Nhu
cầu chữa trị cũng tăng cao đối với những người sử dụng các chất kích thích
dạng amphetamine (ATS) – bao gồm methamphetamine và MDMA hoặc
“thuốc lắc” – và những chất kích thần mới (NPS), hay còn được biết đến là
“chất gây phê hợp pháp”.
Hiện có khoảng 32,4 triệu người sử dụng các chất ma túy chứa opiods
và opiates như heroin và thuốc phiện – tương ứng với 0,7% trong dân số là
người trưởng thành trên thế giới. Năm 2014, sản lượng thuốc phiện toàn cầu
lên đến 7.554 tấn – mức cao thứ hai kể từ cuối những năm 1930, điều này chủ

yếu là do diện tích trồng cây thuốc phiện gia tăng đột biến ở Afghanistan nước trồng nhiều thuốc phiện nhất. Trong khi những vụ bắt giữ toàn cầu về
heroin, tăng 8%, thì những vụ bắt giữ morphine bất hợp pháp lại giảm 26%
trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2013.
Thông qua các dữ liệu 2015, tỷ lệ người sử dụng cocain toàn cầu là
0,4% dân số trưởng thành, có xu hướng tiếp tục giảm nhưng vẫn ở mức cao
tại Tây và Trung Âu, Bắc Mỹ và châu Đại dương (Úc). Tình hình sử dụng cần
sa đang và sẽ tiếp tục tăng cao ở Tây và Trung Phi, Tây và Trung Âu, châu
Đại Dương cũng như ở Bắc Mỹ. Trong năm 2013, 5.764 tấn cần sa thảo mộc
và 1.416 tấn nhựa cần sa đã bị bắt giữ trên toàn thế giới.
Ông Yury Fedotov - Giám đốc điều hành Cơ quan phòng chống Ma
túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC) nhấn mạnh rằng cần phải
làm nhiều việc hơn nữa nhằm tăng cường nhận thức, hiểu biết và giải quyết
tình trạng lệ thuộc vào ma túy như một tình trạng mãn tính về sức khỏe, giống
như các tình trạng mãn tính khác như bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp, phải
mất một thời gian dài, một quá trình điều trị và chăm sóc dài hạn. “Khơng có
biện pháp khắc phục nhanh chóng và đơn giản nào đối với vấn đề lệ thuộc ma


túy, và chúng ta cần đầu tư xây dựng giải pháp điều trị dựa vào bằng chứng y
học trong một thời gian dài.
2. Thực trạng sử dụng chất gây nghiện ở Việt Nam

Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy rằng trong năm 2012 heroin là
chất gây nghiện được sử dụng nhiều nhất và phổ biến nhất, ở nước ta nó
chiếm đến 84,7% được sử dụng.
Tại sao là có sự chênh lệch đó ?
Có thể lí giải cho sự chênh lệch lớn giữa việc số lượng sử dụng heroin
cao hơn hẳn so với các loại chất gây nghện còn lại vì tại quãng thời gian hiện
tại gần đây thì những chất như là ma túy tổng hợp, hay là thuốc lắc hoặc một
số chất khác là những chất mới được biết đến, mới được du nhập vào Việt

Nam nên mức độ phổ biến của chúng không cao như là heroin có từ lâu hơn
nên mức độ được biết đến nhiều hơn, và con người thì thường có thói quen
sử dụng những cái quen thuộc nhiều hơn nên số lượng sử dụng heroin mới ở
mức cao như vậy.
Thuốc phiện và cần sa là những chất đã có từ lâu hơn, hơn nữa lại
thiên về phần tự nhiên nên sẽ không tạo nên nhiều hứng thú bằng những chất
đã được điều chỉnh , hơn nữa vì là thành phần tự nhiên nên có phần dễ gây ra
cảm giác khơng an tồn khi sử dụng nên dần dần những chất này được thay
thế bởi heroin và được sử dụng ngày càng ít đi.
Tân dược gây nghiện về thuộc tính vật lý nó là một chất ở dạng nhẹ
nên khi sử dụng sẽ khơng ra cảm giác khối cảm cao nên heroin vẫn là lựa
chọn ưu tiên khi sử dụng.


Chỉ trong 20 năm qua, số người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý đã
tăng hơn 3 lần, tăng thêm 55.445 người. Trung bình mỗi năm, Việt Nam tăng
thêm 6.400 người nghiện ma tuý.
Đa số, người nghiện ma tuý tại Việt Nam dùng heroin với 72%.
Nhưng xu hướng hiện nay, người nghiện chuyển sang dùng ma tuý tổng hợp,
sử dụng các chất dạng Amphetamine ngày càng tăng.
Theo Báo cáo tình hình nghiện ma túy, cơng tác cai nghiện ma túy và
quản lý sau cai nghiện của Chính phủ gửi các Đại biểu Quốc hội đã đưa ra
nhiều con số đáng phải suy ngẫm. Đến cuối tháng 9 năm 2014, cả nước có
204.377 người nghiện ma túy. Số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý đã
tăng gần 4 lần trong 20 năm kể từ năm 1994 đến nay (năm 1994 là 55.445
người, trung bình mỗi năm tăng khoảng 7.000 người).
Người nghiện ma túy đã có ở 100% các tỉnh, thành phố, gần 90%
quận, huyện và khoảng 70% số xã, phường, thị trấn. Người nghiện cũng đã
xuất hiện ở mọi thành phần trong xã hội: học sinh, sinh viên, cán bộ công
chức, viên chức, người lao động…

Trong số người nghiện ma túy: 96% là nam giới, 4% là nữ giới, 74% ở
độ tuổi 18-35, có 1% dưới 18 tuổi. Người nghiện sử dụng heroin là 72% và có
xu hướng giảm dần, tỷ lệ người sử dụng ma túy tổng hợp nhóm kích thích
dạng Amphetamin (ATS) ngày càng gia tăng (2,5% năm 2005, 14,5 % đến
tháng 9/2014).
Tại một số địa phương, tỷ lệ học viên trong Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục - Lao động xã hội (Trung tâm) đã từng sử dụng ma túy tổng hợp cao
như : Đà Nẵng 74%, Tây Ninh 61%, Trà Vinh 49%.
Trong 9 tháng đầu năm 2014, các Trung tâm đã tiếp nhận cai nghiện
cho 3.946 người, chủ yếu là những người đã có quyết định trước khi Luật Xử
lý vi phạm hành chính có hiệu lực.
Về cai nghiện tại cộng đồng và quản lý sau cai nghiện, trong 9 tháng
đầu năm 2014, đã có 2.902 người được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng,
tương đương với 1,4% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý; trong đó, số
cai tại gia đình là 1.567 người và số cai tại cộng đồng là 1.335 người.
Cũng tính đến tháng 9/2014 có 20.024 người nghiện chất dạng thuốc
phiện đang được điều trị thay thế bằng Methadone tại 114 cơ sở thuộc 38 tỉnh,
thành phố trong cả nước. Phần lớn các cơ sở này đang được các tổ chức quốc
tế tài trợ thông qua các dự án quốc tế và chỉ có 5 cơ sở Methadone điều trị cho
1.039 người nghiện theo phương thức xã hội hóa thuộc các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương: Hải Phịng, Lào Cai, n Bái, Thanh Hóa và
TP.HCM.
Ngày 26-6-2015, tại Hà Nội, Cơ quan phòng chống Ma túy và Tội
phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC) đã phối hợp với các cơ quan chức năng
của Liên hợp quốc và Việt Nam tổ chức cơng bố Báo cáo Tình hình ma túy
thế giới 2015 và tổng quan tình hình ma túy ở Việt Nam. Báo cáo cho thấy ở
Việt Nam heroin vẫn là loại ma túy được sử dụng rộng rãi nhất.Tuy nhiên việc


sử dụng Methamphetamine cũng đang tăng lên nhanh chóng. Theo Bộ Cơng
an, tính đến cuối năm 2014, cả nước có 204.377 người sử dụng ma túy có hồ

sơ quản lý, trong đó số người sử dụng heroin chiếm tới 72%, sau đó là ma túy
tổng hợp 14,5%. Đáng chú ý, báo cáo cũng chỉ rõ tỷ lệ người tiêm chích ma
túy nhiễm HIV có xu hướng giảm trong mấy năm qua nhưng vẫn lan rộng
trên cả nước. Trong đó cao nhất là Thái Nguyễn 32%, Lai Châu 27,7%, Hà
Nội 24%, Quảng Nỉnh 22,4%, TP HCM 18,2%. Cùng với đó, số người nghiện
ma túy được tiếp nhận các dịch vụ điều trị cũng đang có chiều hướng gia tăng.
Tính đến tháng 5 - 2015, cả nước có 162 cơ sở điều trị Methadone tại 44 tỉnh
thành trên cả nước, với hơn 29.000 người được điều trị. Theo kế hoạch tới
cuối năm 2015, cả nước sẽ vận hành 245 cơ sở điều trị Methadone với khoảng
80.000 người lệ thuộc vào ma túy được tiếp nhận và điều trị.
Dự báo trong những năm tới, tình hình tội phạm ma túy và tệ nạn ma
túy của Việt Nam sẽ có những diễn biến phức tạp với những lý do: áp lực của
tình hình ma túy và tệ nạn ma túy ở thế giới và các nước trong khu vực Đông
Nam Á luôn gia tăng, đặc biệt ở Lào, Trung Quốc, Myama, Thái Lan…
Người nghiện ma túy của Việt Nam luôn tiếp tục gia tăng (trong 10 năm qua,
trung bình mỗi năm tăng từ 5 - 10%) chưa có xu hướng giảm; cơng tác cai
nghiện của Việt Nam chưa có hiệu quả; chính sách mở cửa hội nhập, dân chủ,
dân quyền của pháp luật, việc lập hồ sơ đưa người nghiện vào các trung tâm
cai nghiện khó khăn; xã hội chưa đủ các điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí cho
cai nghiện tại cộng đồng, điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone; ma túy
tổng hợp đang được giới trẻ truyên truyền ca tụng, xu hướng sẽ có gia tăng
đột biến ở Việt Nam, là những điều kiện cho tệ nạn ma túy gia tăng.
V. Một số chất gây nghiện phổ biến ở Việt Nam- tác động và hệ quả.
1. Một số chất gây nghiện không thuộc danh mục cấm sử dụng ở Việt Nam.
1.1. Caffeine
Caffeine còn được gọi là trimethylxanthine, coffeine, theine,
mateinem guaranine, methyltheobromine hay 1,3,7-trimethylxanthine, là một
xanthine alkaloid có thể tìm thấy được trong các loại hạt cà phê, trong chè, hạt
cola, quả guarana và một lượng nhỏ trong hạt cacao.







- Cà phê:
Một tách cà phê (250 ml) chứa khoảng 40–170 mg caffeine
Một tách cà phê tan chứa khoảng 40–100 mg
Một tách cà phê loại bỏ caffeine vẫn chứa khoảng 3–5 mg
Một tách nhỏ (50 ml) espresso arabica chứa khoảng 60 mg
Một tách nhỏ (50 ml) espresso robusta chứa khoảng 170 mg

- Chè
 Chè đen (Mỹ) 17 – 75 mg/200 ml








Chè đen (nước khác) 20 – 100 mg/200 ml
Chè ô long 12 – 55 mg mỗi túi nhỏ (pha được một tách 150-250 ml)
Chè xanh 8–30 mg mỗi túi nhỏ (pha được một tách 150-250 ml)
Chè tuyết 6–25 mg mỗi túi nhỏ (pha được một tách 150-250 ml)
Trước đây người ta gọi caffeine trong trà là theine hay teine. Tuy nhiên
trà không chứa các hợp chất khác của cà phê như xanthine,
theophylline.


- Các loại khác
 Nước uống tăng lực như Red Bull chứa khoảng 80 mg caffeine trong
một lon 250 ml.
 Cola: 30–60 mg/500 ml, trước kia loại đồ uống này chứa caffeine lấy từ
hạt cola, ngày nay cola thường được pha với caffeine nhân tạo, hoặc
cũng dùng caffeine tự nhiên, nhưng là từ hạt cà phê.
 Rượu tonic: 375 mg/lít.
 Cacao chứa một lượng nhỏ caffeine (khoảng 6 mg một tách), cịn chủ
yếu là theobromin.
 Sơcơla tùy theo loại có thể chứa từ 15 mg đến 90 mg/100 g, ngồi ra
cịn có theobromin và nhiều chất phụ khác.
 Một viên Aspirin forte chứa khoảng 50 mg caffeine, còn loại aspirin
bình thường thì khơng chứa chất này.
 Một viên caffeine chứa khoảng 100–300 mg cafein.
- Ảnh hưởng của Caffeine: caffeine khi dùng với liều lượng nhiều gây ra các
ảnh hưởng sau:
 Căng thẳng thần kinh
 Hưng phấn
 Tăng huyết áp
 Giãn nở phế quản
 Lợi tiểu (từ 300 mg/ngày trở lên)
 Kích thích nhu động ruột
 Mất ngủ
Sự phụ thuộc vào caffeine có thể dẫn tới các biểu hiện như nhức đầu, căng
thẳng, run rẩy, hồi hộp, thiếu tập trung, cáu giận. Cơ thể cần khoảng 3 ngày để
loại bỏ caffeine, sau thời gian này những tác dụng phụ trên sẽ hoàn toàn mất
đi. Nếu dùng caffeine với liều lượng cao có thể làm tăng nhịp tim và lợi tiểu.
Tuy vậy, nếu uống những loại đồ uống chậm giải phóng caffeine như guarana
hay chè đen thì có thể hạn chế được các ảnh hưởng tiêu cực của caffeine cũng
như tận dụng được các tác dụng của nó.

- Cơ chế tác động: caffeine gây ra sự hưng phấn và kéo dài thời gian tỉnh táo
bằng cách ngăn cản hoạt động bình thường của adenosine và
phosphodiesterase:


 Adenosine được tạo ra trong quá trình hoạt động của cơ thể. Khi nồng
độ đủ cao, nó sẽ gắn với receptor (thụ thể) làm cho hệ thần kinh phát ra
tín hiệu nghỉ ngơi dẫn đến sự mệt mỏi và buồn ngủ. Do có cấu trúc
phân tử gần giống nhau, caffeine cạnh tranh với adenosine trong việc
liên kết với receptor đặc hiệu. Điều này làm hệ thần kinh sẽ chỉ đạo cho
cơ thể tiếp tục làm việc thay vì phát ra tín hiệu nghỉ ngơi.
 caffeine cũng ngăn chặn phosphodiesterase không cho phân giải chất
truyền tin thứ cấp cAMP, do đó tín hiệu hưng phấn do andrenalin tạo ra
được khuếch đại rồi duy trì dài hơn bình thường. Điều này làm các tế
bào trong cơ tăng hiệu quả đáp ứng với adrenalin nghĩa là duy trì sự
hưng phấn của não bộ, làm ta thấy tỉnh táo vào buổi sáng hoặc mất ngủ
vào buổi tối.
1.2. Nicotine
Nicotine là một ancaloit tìm thấy trong các cây họ Cà (Solanaceae),
chủ yếu trong cây thuốc lá, và với số lượng nhỏ trong cà chua, khoai tây, cà
tím và ớt chng. Ancaloit nicotine cũng được tìm thấy trong lá của cây coca.
Nicotine chiếm 0,6 đến 3% trọng lượng cây thuốc lá khơ và có từ 2–7 µg/kg
trong nhiều loài thực vật ăn được. Nicotine được tổng hợp sinh học thực hiện
từ gốc và tích luỹ trên lá. Nó là một chất độc thần kinh rất mạnh với ảnh
hưởng rõ rệt đến các lồi cơn trùng; do vậy trong quá khứ nicotine được sử
dụng rộng rãi như là một loại thuốc trừ sâu, và hiện tại các phái sinh của
nicotine như imidacloprid tiếp tục được sử dụng rộng rãi.
Tác dụng: Nicotine làm tăng huyết áp và nhịp tim ở người. Nicotine
cũng có thể gây ra khả năng xơ vữa (atherogenic genes) tế bào nội mô động
mạch vành ở người. Tổn thương vi mạch có thể xảy ra do tác động của nó lên

các thụ thể nicotinic acetylcholine (nAChRs).
Một nghiên cứu trên chuột cho thấy rằng việc tiếp xúc với nicotine là mất ảnh
hưởng bảo vệ và có lợi của estrogen lên hồi hải mã, một khu vực nhạy cảm
với estrogen của não liên quan đến việc hình thành và duy trì trí nhớ.
2. Heroin( bạch phiến)
Heroin( bạch phiến) là một loại ma túy thuộc nhóm gây nghiện giảm đau
(narcotic analgesics) hay nhóm thuốc có á phiện (opiates) gồm á phiện opium,
morphine, codein, pethidine và methadone. Những loại này đều có tác dụng
giảm đau rất hữu hiệu và rất dễ bị ghiền.
Á phiện , morphine và codein được bào chế từ hạt hoa anh túc (á phiện) và
nhóm thuốc này được gọi là opiates , trong khi pethidine và methadone,
buprenorphine là những chất tổng hợp nhân tạo thuộc nhóm opioids có tác
dụng giống như bạch phiến và morphine.


Bạch phiến được bào chế từ morphine hoặc codein dưới dạng bột nhuyễn
hoặc cục nhỏ trắng, nâu hay hồng và có tác dụng giảm đau mạnh hơn. Có thể
hít, hút hay chích và thấm vào máu rất nhanh.
- Tác dụng của bạch phiến: Tác dụng của bạch phiến nơi mỗi người khác nhau
tùy theo lượng dùng, độ nguyên chất, cách xử dụng (hút, hít, chích), chiều
cao, trọng lượng và sức khoẻ của người xử dụng, tâm trạng, kinh nghiệm, hay
dùng với thuốc khác.
- Hậu quả tức thời :
Bạch phiến là loại thuốc làm hệ thống thần kinh hoạt động chậm lại. Sau đây
là một số tác dụng tức thời:
 Giảm đau, buồn ngủ
 Con ngươi teo nhỏ lại
 Cảm giác khoan khối
 Ngứa ngáy
 Buồn nơn, ói mửa và táo bón

 Hơi thở ngắn
 Tác dụng của bạch phiến kéo dài từ 2 đến 3 giờ. Khi xử dụng
bạch phiến với liều lượng lớn, con ngươi sẽ teo lại rất nhỏ, người
bị lạnh, hơi thở và hoạt động của hệ thần kinh chậm lại đến mức
độ có thể bị hơn mê và chết.
- Hậu quả do việc xử dụng lâu dài
Xử dụng bạch phiến thường xuyên trong một thời gian có thể sẽ gặp những
vấn đề sau:
 Gân máu bị hư vì chích nhiều lần vào một chỗ
 Ung độc (abscess - áp-xe)
 Phong đòn gánh (tetanus)
 Viêm gan B, C và HIV (nếu dùng chung dụng cụ chích với người mắc
bệnh)
 Sưng màng phổi (pneumonia)
 Bất lực (impotence)
 Quá liều (overdose)
 Táo bón kinh niên
- Triệu chứng vã thuốc (hội chứng cai) xảy ra khi một người ghiền bạch phiến
thiếu thuốc, ngưng xử dụng hay cắt giảm liều lượng lớn một cách đột ngột.
Sau đây là những triệu chứng có thể xảy ra khoảng vài tiếng đồng hồ sau liều
cuối cùng:


 Chảy nước mắt, nước mũi, ngáp
 Đau bụng, tiêu chảy
 Nổi da gà, lên cơn thèm
 Áp huyết thấp
 Vọp bẻ
 Bồn chồn, đứng ngồi không yên
Những triệu chứng này mỗi lúc càng trở nên nặng hơn và lên tột độ trong

vòng hai đến bốn ngày sau liều thuốc cuối cùng, rồi sau đó giảm dần và dịu
xuống vào ngày thứ sáu, thứ bảy. Có người cảm thấy yếu ớt, xuống tinh thần,
thiếu chịu đựng và mất tự tin sau nhiều tuần.
Ngưng xử dụng bạch phiến đột ngột ít khi gây chết người, trừ khi người xử
dụng ngưng cùng lúc những loại ma túy khác và trong tình trạng sức khoẻ quá
yếu kém
- Bạch phiến và thuốc khác: Dùng bạch phiến chung với các loại thuốc khác
có thể gây nguy hiểm, đặc biệt với những loại thuộc dạng giảm trì/ức chế thần
kinh khác như rượu hay thuốc ngủ. Mọi chất giảm trì thần kinh đều có tác
dụng làm hệ thống thần kinh chậm lại và việc xử dụng hai ba thứ một lượt có
thể làm tăng tác dụng của thuốc. Nếu hệ thống thần kinh bị chậm lại quá, hậu
quả có thể đưa đến hơn mê hoặc tử vong.
- Bạch phiến và thai nghén: Sử dụng bạch phiến trong thời kỳ mang thai có
thể ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con. Đứa bé khi sinh ra cũng có thể gặp nhiều
khó khăn.
Phụ nữ dùng bạch phiến trong thời kỳ mang thai có nguy cơ:
 Hư thai, đứa trẻ chết khi vừa sinh ra hoặc sinh thiếu tháng
 Truyền lây siêu vi khuẩn HIV, viêm gan B và C qua thai nhi
 Bị những khó khăn về sức khoẻ và tài chánh trong thời gian mang thai
và lúc sinh nở
Em bé sinh ra có nguy cơ:
 Bị những biến chứng (lây nhiễm, các chứng bệnh phổi) trong những
tuần lễ đầu đời
 Yếu ớt
 Bị vã thuốc khi sinh ra vì khơng cịn được cung cấp máu của mẹ có
chứa bạch phiến
 Chết đột ngột
- Quá liều: Quá liều là tình trạng xảy ra khi xử dụng một liều bạch phiến quá
mạnh với sức chịu đựng hoặc tuy xử dụng một lượng nhỏ nhưng trong người



đã có sẵn rượu hoặc thuốc an thần khác. Cơn quá liều làm hệ thống hô hấp
ngưng lại.
Những dấu hiệu quá liều:







Ngất xỉu
Ói mửa
Mạch rất chậm và yếu
Hơi thở rất chậm và ngắn hoặc yếu đến nỗi như không thở
Môi, móng tay và móng chân tái xanh
Khơng phản ứng khi được gọi tên hoặc lay mạnh

3. Thuốc lắc( Ecstasy)
- Thuốc lắc, viết tắt là MDMA tức là 3,4-methylenedioxy-N
methamphetamine, được chế xuất từ nhiều hóa chất khác nhau. Đây là loại ma
túy được tổng hợp từ dầu chiết từ vỏ rễ hoặc quả cây de vàng
- Khi dùng liều nhỏ
Về tâm sinh lý:
 Thư thái và tự tin
 Gần gũi và cảm thấy yêu mến mọi người hơn.
 Tăng năng lượng và sinh lực
 Giảm lo lắng, sợ hãi, ghen tuông, thù địch, lo âu, hung hăng
 Dễ cảm thông, chia sẻ và tha thứ cho người khác
 Nghe nhạc thấy hay hơn

 Xuất hiện ảo giác về hình ảnh và âm thanh
Về thể chất:
 Đảo mắt ngoài ý muốn
 Các giác quan(nghe, nhìn, nếm, ngửi, xúc giác) đều nhạy cảm hơn rất
nhiều
 Khát nước
 Tăng nhịp tim
 Huyết áp tăng
 Hay đổ mồ hôi
 Cơ thể mất nước
 Nghiến răng, hàm
 Buồn nôn
- Khi dùng với liều lượng lớn:
Nếu sử dụng thuốc lắc liều cao, người sử dụng có thể:
 Nhìn thấy, nghe thấy hoặc cảm thấy những sự việc, hiện tượng khơng
có trên thực tế( ảo giác)


 Cảm giác bồng bềnh, trôi nổi
 Cư xử không bình thường- có hành vi hoặc nói những thứ bình thường
khơng làm hoặc khơng nói
 Co giật
 Nơn ói
Đã có bằng chứng cho thấy người sử dụng vẫn còn cảm giác “phiêu” sau khi
tác dụng của thuốc khơng cịn. Các triệu chứng của trạng thái này bao gồm:
 Khơng có cảm giác đói
 Khó ngủ
 Trầm cảm
 Đau cơ
 Khó tập trung

- Tác động dài hạn: tổn thương các cơ quan chính của cơ thể như gan, tim và
não. Sử dụng càng tăng thì cảm giác khó chịu cũng càng tăng, trong khi khoái
cảm do thuốc mang lại giảm đi.
- Quá liều: có thể gây ra:
 Huyết áp cao
 Tăng nhịp tim
 Nhiệt độ cơ thể tăng rất cao
Một vài người thậm chí có thể tử vong do các ngun nhân phản ứng thuốc
như nhiệt độ cơ thể tăng cao và cơ thể mất nước nhanh.
4. Methamphetamine
Methamphetamine là một loại chất gây nghiện tổng hợp được nhà
khoa học Nagai Nagayoshi tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1893 tại Nhật Bản.
Methamphetamine là chất gây nghiện thuộc nhóm các thuốc kích thích dạng
amphetamine. Khi dùng, nó tác động lên hệ thần kinh trung ương và kích
thích giải phóng dopamine hàng loạt.
Methamphetamine có nhiều dạng khác nhau như:
- Dạng bột trắng hoặc vàng, nâu, đỏ;
- Dạng muối hydrochlorit bột, vị đắng, dễ hịa tan trong nước và có thể dùng
để tiêm được;
- Dạng tinh thể có độ tinh khiết cao. Methamphetamine dạng tinh thể hay còn
gọi là “hàng đá” được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1919.
Ở Việt Nam, methamphetamine có các tên gọi khác như là “hàng đá”, “đập
đá”, “pha lê”...
Methamphetamine được sử dụng theo nhiều cách như nuốt, hút, uống
hoặc tiêm. “Đá” là dạng methamphetamine có thể dùng để hút. Đá thường là
tinh thể trong suốt có độ tinh khiết cao, hút bằng tẩu thủy tinh. Khói hút
khơng có mùi, để lại cặn sau khi hút, và cặn này có thể sủ dụng lại. Cảm giác


tạo ra khi hút có thể kéo dài trong vịng 12 giờ hoặc lâu hơn. Một số người

dùng (tỉ lệ rất nhỏ, chỉ dưới 3% số người dùng) dùng methamphetamine theo
đường tiêm chích.
Kiểu sử dụng:
- Sử dụng liên tục đến khi kiệt sức: Là ngay khi giảm tác dụng của một liều
methamphetamine, người dùng tiếp tục dùng ngay thêm một liều nữa (cứ 2- 4
giờ mỗi liều) và dùng trong vài ngày liên tiếp cho đến khi kiệt sức, không thể
thức và sử dụng thêm được nữa (thường kéo dài khoảng 3- 4 ngày). Người sử
dụng sẽ ngủ li bì từ 24-28 tiếng liền sau mỗi đợt sử dụng. Kiểu sử dụng liên
tục này (kiểu “binge”) gây tác hại rất lớn.
- Sử dụng mạn tính: Dùng nhiều lần trong ngày và hầu hết các ngày trong
tháng (trên 20 ngày một tháng).
Sử dụng a-ma-tơ: Thỉnh thoảng dùng vào thứ 7, chủ nhật, hoặc các dịp nghỉ
lễ. Người dùng có thể sử dụng một mình hoặc với bạn bè, ở nhà hoặc ở các
bữa tiệc.
Tác động tức thì
- Ngay sau khi hút hoặc tiêm ven, người sử dụng cảm thấy “bốc”, “sung”,
hoặc “sung sướng tột cùng”. Hít hoặc uống cũng tạo cảm giác “phê” nhưng
không “bốc”. Người sử dụng sẽ cảm thấy “phê” sau khi hút 3-5 phút, sau khi
uống 15-20 phút và tác động kéo dài từ 6-8 tiếng.
Tác động về thể chất khi sử dụng methamphetamine cũng tương tự
như khi sử dụng các chất kích thích khác. Các tác động này bao gồm:
- Cảm thấy khỏe khoắn, lâng lâng sung sướng;
- Tỉnh táo hơn và tràn đầy sinh lực;
- Tăng ham muốn tình dục;
- Tăng khả năng giao tiếp;
- Khơng có cảm giác đói;
- Thơng thái hơn, tâm trạng tốt hơn;
- Nhịp tim và huyết áp tăng;
- Tăng thân nhiệt;
- Giãn đồng tử;

- Thở nhanh;
- Khơ miệng và khó nuốt, nếu nặng có thể gây tình trạng mất nước và sốt cao;
Người sử dụng methamphetamine có thể có cảm giác mình là nhà vơ địch,
siêu nhân, anh hùng khiến cho họ thường làm những việc ngoài khả năng thực
tế của họ.


Sử dụng liều cao gây độc: Sử dụng liều quá cao trong thời gian ngắn gây nên
tình trạng ngộ độc methamphetamine. Biểu hiện của tình trạng ngộ độc là:
- Cảm giác có sức mạnh phi thường;
- Hung hăng và gây gổ;
- Lú lẫn;
- Hoảng sợ;
- Loạn thần do amphetamine;
- Đột quỵ;
- Nhịp tim nhanh, không đều, tiếng tim yếu;
- Xuất huyết não;
- Sốt rất cao;
- Tử vong (hiếm gặp).
Dung nạp và lệ thuộc: Methamphetamine làm người sử dụng cảm thấy
khỏe khoắn, nhiều năng lượng, tỉnh táo, tự tin hơn, nhưng nếu tiếp tục sử
dụng, những cảm giác ấy sẽ mất đi và hầu hết người sử dụng cần phải tăng
liều để cảm thấy “phê”. Dưới tác động của thuốc, người sử dụng thường bị
kích động và có cảm giác bị “trói buộc” vào việc sử dụng thuốc. Cũng như
các chất dạng amphetamine khác, hiện nay chưa có hiểu biết đầy đủ về cơ chế
dung nạp của methamphetamine. Đây là một cơ chế hết sức phức tạp và
khơng thể giải thích một cách đơn giản. Mức độ dung nạp khác nhau ở mỗi cá
nhân tùy thuộc vào liều lượng, thời gian sử dụng, tần suất sử dụng và đường
dùng.
5. Cần sa

Cần sa( Cannabis) còn được gọi là gai dầu, lanh mèo, gai mèo, đại ma,
“cỏ”, bồ đà, tài mà... cây cần sa cao từ 2-3 mét, mọc thẳng, nhiều cành lá. Quả
hình trịn, nhọn có màu xám tro( trong dân gian hay gọi là hạt cần sa). Cần sa
được chế từ hoa và lá khô của cây cần sa tên latin là Cannabis Sativa. Cần sa
nhìn giống như cây thảo cỏ, lá chè khơ và có thể cịn hạt hoặc cịn các cành lá
nhỏ.
Hoạt chất chính trong cần sa là THC là yếu tố làm cho người sử dụng
“phê”, nghĩa là làm biến đổi tâm trạng của người sử dụng, khiến họ có cảm
giác khác biệt.
Tác động của cần sa:.
Tác động của cần sa đối với người sử dụng phụ thuộc vào:
 Liều dùng
 Độ mạnh và tinh chất THC trong cần sa
 Đường sử dụng( hút, ăn)
 Chiều cao, cân nặng của người sử dụng
 Tâm trạng khi sử dụng
 Trải nghiệm sử dụng cần sa trước đây


 Chỉ sử dụng riêng cần sa hay sử dụng đồng thời với các loại chất gây
nghiện khác
 Sử dụng một mình hay với người khác, tại nhà hay tại nơi tiệc tùng
Tác động tức thì:
Với liều dùng nhỏ thì ảnh hưởng của cần sa có thể kéo dài trong vịng 5 giờ
đồng hồ và người sử dụng có thể:
 Cảm thấy khỏe khắn và sảng khoái một cách lạ thường
 Có những hành động khác thường
 Giữ thăng bằng kém
 Cười nói nhiều hơn
 Khó tập trung

 Tăng cảm giác đói
 Nhịp tim nhanh hơn
 Mắt đỏ ngầu
 Tăng khả năng thị giác, thính giác và khứu giác, mất khả năng hiểu
đúng về sự việc xảy ra xung quanh. Những cảm giác này thường làm
cho người sử dụng cảm thấy mọi thứ xung quanh đều trở nên chậm
chạp.
Khi dùng với liều cao:
 Lẫn lộn
 Bồn chồn
 Phấn chấn
 Nghe hoặc nhìn thấy những sự việc khơng thực( ảo giác)
 Lo lắng, sợ hãi
 Cảm thấy xa rời hoặc tách biệt với thực tại
 Cần sa còn gây ra các vấn đề:
- khó nhớ các sự việc
- suy nghĩ khơng mạch lạc
- khó phối hợp các động tác, giữ thăng bằng
- ảnh hưởng tới khả năng lái xe máy hay vận hành máy móc
Hệ quả lâu dài:
 Tăng nguy cơ mắc viêm phế quản, ung thư phổi và các bệnh lý khác về
đường hô hấp
 Giảm động cơ làm việc
 Giảm khả năng tập trung trí nhớ và khả năng học hỏi những điều mới
 Giảm ham muốn tình dục
 Giảm lượng tinh trùng ở nam giới
 Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới


 Một số người còn gặp phải các ảnh hưởng về tâm lý, đặc biệt là những

người có tiền sử bệnh tâm thần phân liệt
TÁC ĐỘNG VÀ HẬU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHẤT GÂY NGHIỆN
Gây sự lệ thuộc về mặt thể chất hoặc về mặt tâm lý
Hay nói ngắn gọn là bị nô lệ. Người nghiện nếu đã quen dùng khó lịng
ngưng, khơng sử dụng chất gây nghiện. Ma túy nguy hiểm vì nó gây sự lệ
thuộc cả hai, thể chất và tâm lý. Về mặt tâm lý, người nghiện ln có sự ham
muốn khơng kềm chế được là phải sử dụng ma túy. Còn về mặt thể chất, nếu
quen dùng mà lại ngưng, không sử dụng tiếp, sẽ bị các rối loạn mà từ chuyên
môn y dược gọi là bị "hội chứng cai thuốc" gây cơn vật vã dữ dội như bị tiêu
chảy, ói mữa, đau nhức cơ xương, tim đập hỗn loạn... làm người nghiện đau
đớn khổ sở không chịu được phải tiếp tục dùng ma túy, thậm chí gây tội ác,
cướp của, giết người để có tiền mua ma túy.
Có khuynh hướng phải tăng liều:
Tức là, người sử dụng chất gây nghiện cần phải tăng liều sử dụng lên mới đạt
được tác dụng mong muốn. Thí dụ, lúc đầu chỉ cần hút một hai điếu cần sa
trong ngày là thấy đủ, nhưng dần dần phải hút cả một hai chục điếu cần sa trở
lên mới thấy đủ hay nói theo người nghiện là mới thấy "phê". Khơng những
thế, người nghiện khơng chỉ tăngliều mà cịn thay đổi chất gây nghiện, thay
đổi phương cách sử dụng để tăng cảm giác khối cảm. Và đây chính là mối
nguy hại ln chờ đón người tập tành sử dụng chất gây nghiện. Như lúc đầu
chỉ hút vài điếu cần sa, sử dụng vài viên thuốc an thần gây ngủ loại Seduxen
gọi là để nếm "cảm giác lạ", nhưng dần dà khi quen dùng, do nhu cầu phải đạt
được cảm giác gọi là "phê", người nghiện sẽ đi đến sử dụng ma túy loại mạnh
loại gây tác hại dữ dội cở như heroin. Rồi từ phương cách sử dụng chỉ là hút,
hít, uống, người nghiện sẽ đi đến sử dụng phương cách tiêm chích, bởi vì tiêm
chích là cách đạt đến cảm giác "phê" nhanh và mạnh nhất. Đến đây có thể là
tận cùng của sự tác hại do sử dụng chất gây nghiện bởi vì tiêm chích ma túy là
con đường thuận lợi nhất dẫn đến nhiễm HIV/AIDS, và khi bị lây nhiễm
HIV/AIDS do tiêm chích ma túy, trong tình hình chưa có thuốc chữa và thuốc
ngừa như hiện nay, bị lây nhiễm HIV/AIDS cũng có nghĩa là sẽ chết.

Ta nên lưu ý, ma túy và các chất gây nghiện chính là độc chất, chỉ cần dùng
quá liều là đưa đến tử vong. Trong thời gian qua, có khá nhiều bạn trẻ nghiện
ngập phải được đưa vào bệnh viện cấp cứu do ngộ độc heroin. Và nếu có
dùng đúng liều khơng đưa đến tử vong thì bản thân ma túy và các chất gây
nghiện đều có sẵn sự tác hại. Nói chung, các chất gây nghiện đều là các chất
được gọi là "hướng tâm thần", hoặc là ức chế hoặc là kích thích hệ thần kinh
trung ương. Lạm dụng các chất này sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ, đặc biệt dễ bị
suy nhược tâm thần. Như người nghiện cần sa, thuốc kích thích amphetamin


dễ bị bệnh tâm thần, dễ sa sút ý chí đưa đến có khuynh hướng tự tử. Các
thuốc an thần, thuốc ngủ đều có tác dụng phụ nếu dùng lâu ngày sẽ gây tổn
hại đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Ngoài tác hại do độc chất ma túy
và chất gây nghiện làm nhiễm độc, cơ thể người nghiện còn bị tổn thương
hoặc bị nhiễm trùng do phương cách sử dụng thuốc. Dân "chích chốt", tức
người nghiện dùng đường tiêm chích thì bị nhiễm trùng do tiêm thuốc bất kể
điều kiện vô trùng, họ không chỉ bị lây nhiễm HIV mà còn bị nhiễm các bệnh
lây qua đường máu như viêm gan siêu vi B, C...Người nghiện hít heroin,
cocain thì bị thủng vách mũi, người hút cần sa thì bị viêm nhiễm đường hơ
hấp. Người nghiện amphetamin sau thới gian sử dụng kết hợp thuốc phiện và
amphetamin thì tất cả răng đều bị gãy vụn. Do chỉ quan tâm đến sử dụng ma
túy và chất gây nghiện để đạt cảm giác khối cảm, người nghiện thường
khơng tha thiết đến ăn uống và thường bị suy dinh dưỡng để từ đó bị nhiễm
bệnh cùng một lúc.

Chương 2: Các lý thuyết về nghiện ma túy
I. Thuyết sinh học
Các nhà di truyền học cho rằng ngay từ khi sinh ra con người đã mang
trong mình những gien di truyền ảnh hưởng đến hành vi cá nhân. Trong
trường hợp những người sử dụng ma túy, họ giải thích rằng một số người

được sinh ra đã có sẵn một số gien di truyền liên quan tới sử dụng ma túy,
chất gây nghiện khiến họ có nguy cơ sử dụng hoặc lệ thuộc ma túy cao hơn,
dễ bị mắc nghiện hơn người khác. Đã có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu
khoa học về gien di truyền trên động vật cũng như trên người. Khi nghiên cứu
những gia đình có bố mẹ sử dụng rượu họ tìm thấy mối liên hệ giữa việc sử
dụng rượu của cha mẹ với sự lệ thuộc rượu của những đứa trẻ trong gia đình
đó. Nguy cơ lệ thuộc vào rượu ở những đứa trẻ có cha mẹ nghiện rượu cao
gấp 4 lần so với những đứa trẻ trong gia đình mà cha mẹ chúng khơng nghiện
rượu. Một số nghiên cứu khác được tiến hành trên các cặp sinh đôi từ bố hoặc
mẹ là người nghiện rượu. Người ta nuôi dưỡng mỗi đứa trẻ ở hai môi trường
bố mẹ hồn tồn khác nhau. Một gia đình bố mẹ ni khơng nghiện rượu và
một gia đình bố mẹ ruột là có nghiện rượu. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy
có mối liên quan giữa gien di truyền và khả năng lệ thuộc vào rượu nếu cha
mẹ là những người nghiện rượu, đứa trẻ là con ni cũng có nguy cơ nghiện
rượu cao hơn rất nhiều so với những đứa trẻ khác. (Zucker R.A và cộng sự.
Sự khác biệt giữa trẻ trong gia đình nghiện rượu và gia đình khơng nghiện
rươu: Nghiện rượu: Nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm. 19:1011-1017.
1975.; Hiệp hội quốc gia Hoa Kì về trẻ trong gia đình nghiện rượu NACOA)
Những nghiên cứu về sinh hóa trong cơ thể con người cũng tìm thấy
sự mất cân bằng về chuyển hóa cũng là một trong những yếu tố nguy cơ đối
với sự lệ thuộc vào chất gây nghiện ở con người. Lý thuyết này giải thích rằng


những người khi sinh ra đã có sự mất cân bằng sinh hóa dẫn đến sự trao đổi
chất khơng đầy đủ và để tạo nên sự cân bằng sinh hóa cho cơ thể, họ có xu
hướng sử dụng loại chất nào đó để tạo sự thay đổi hóa chất trong não bộ, cái
mà sẽ tạo nên sự cân bằng sinh hóa trong cơ thể họ. Người ta tìm thấy một số
người khi sinh ra thiếu chất indoxin (đây là một dạng hóoc mơn tương ứng
với chất á phiện), và những người này thường có tâm trạng khơng vui. Vì thế
những người này có xu hướng bổ sung chất tương tự như á phiện giúp cơ thể

họ tạo nên sự cân bằng, giúp cho họ có tâm trạng vui vẻ hoạt bát giống như
những người đã có đủ chất này trong cơ thể một cách tự nhiên. Hoặc insulin
là hóc mơn chuyển hóa lượng đường trong cơ thể, khi mất cân bằng chuyển
hóa insulin thì cần phải đưa lượng insulin từ ngồi vào để cân bằng chuyển
hóa.
Khơng phải tất cả gien liên quan đến hành vi sử dụng chất gây nghiện
đều có hại, một số gien lại mang tính bảo vệ. Ví dụ, nhiều người châu Á thiếu
gien giúp cho việc chuyển đổi chất khi uống rượu. Kết quả là khi họ uống
rượu mặt của họ dễ dàng đỏ, họ luôn cảm thấy chóng mặt và khó chịu dù chỉ
uống một lượng nhỏ. Ở nhóm người này, việc thiếu yếu tố gien này lại trở
thành yếu tố bảo vệ, tỷ lệ hấp thụ và uống rượu ở họ thấp hơn so với nhóm
khơng bị thiếu hụt về gien này.
Việc nghiên cứu và chỉ ra mối liên quan giữa yếu tố gien cũng như sự
mất cân bằng chuyển hóa trong cơ thể người và sử dụng chất gây nghiện/ma
túy, có tác dụng dự báo và giúp cho con người biết được họ đang mang gien
di truyền có nguy cơ lệ thuộc vào chất gây nghiện/ ma túy, từ đó giúp cho họ
sớm định hướng và đưa ra những quyết định an toàn có lợi cho bản thân. Tuy
nhiên gien khơng phải là yếu tố quyết định đối với việc sử dụng hay lệ thuộc
vào ma túy. Nhiều nghiên cứu của các nhà tâm lý học và xã hội học đã chỉ ra
việc sử dụng hay lệ thuộc vào ma túy còn phụ thuộc vào sự tương tác giữa
con người và xã hội và việc hành vi của chúng ta chịu sự ảnh hưởng như thế
nào trong xã hội ấy.
II. Thuyết tâm lý học.
2.1. Thuyết phân tâm.
Các nhà tâm lý học phân tâm (người đại diện cho học thuyết này là
Sigmund Freud) giải thích việc sử dụng ma túy của cá nhân là có liên quan tới
những xung đột tâm lý trong quá trình phát triển đặc biệt ở giai đoạn đầu đời
của cá nhân. Cách tiếp cận này cho rằng việc nghiện ma túy là sự hóa giải
những rối nhiễu mà cá nhân gặp phải trong giai đoạn đầu đời.
Tâm lý học phân tâm cho rằng những xung đột tâm lý ở tuổi ấu thơ bị

dồn nén và nó thường được bùng phát khi đến tuổi thanh thiếu niên. Ma túy là
một trong những phương thức để đứa trẻ giải tỏa những xung đột này. Đây
cũng là một cách giải thích cho việc lứa tuổi bắt đầu sử dụng ma túy thường
là tuổi thanh thiếu niên. Những rối nhiễu trong tương tác với cha mẹ với đứa


trẻ cũng dễ tạo nên cảm giác lo âu. Người ta cũng xem đây như một trong
nguyên nhân tiềm ẩn của việc sử dụng ma túy sau này của cá nhân.
Theo lý thuyết phân tâm người ta nghiện là do mất cân bằng tâm lý, là
do sự xung đột giữa cái bản năng (Id) và cái siêu tôi (super Ego) trong cấu
trúc nhân cách của mỗi con người. Khi bắt đầu dùng chất gây nghiện, có thể
cá nhân chưa nghiện, nhưng dùng nhiều lần, lặp đi lặp lại và không kiểm soát
được liều lượng dùng cũng như số lần dùng bị phụ thuộc vào chất đó thì sẽ bị
nghiện. Và một khi người sử dụng ma túy trở thành nghiện, việc họ ln thơi
thúc tìm kiếm sử dụng ma túy là do sự đòi hỏi của cái bản năng phải được
thỏa mãn để não bộ sản sinh ra một lượng Dopamine (chất dẫn truyền thần
kinh) làm cho cơ thể có thể cảm thấy phấn khích và thích thú, hoặc
endorphins tác động làm điều hòa thân nhiệt cơ thể và giảm đau (lúc này phần
bản năng kiểm soát họ hơn là bản ngã hoặc siêu bản ngã). Khi đứa trẻ gặp vấn
đề gì trong mối quan hệ gia đình và bạn bè, trẻ bị ức chế, căng thẳng thần
kinh các cơ chế tự vệ sẽ xuất hiện để bảo vệ cái tôi (Ego). Những điều trẻ
muốn làm, muốn thể hiện với người khác thường bị che giấu, bị dồn nén, trẻ
có thể rơi vào tình trạng lo âu, ám ảnh. Vì vậy trẻ thường tìm kiếm và thực
hiện những hành vi nhằm thỏa mãn cái bản năng. Chẳng hạn: Trong thời kỳ
thanh niên và đầu tuổi trưởng thành, xung lực tính dục được chuyển thành
những hành động cụ thể nhằm thỏa mãn xung lực tính dục. S. Freud, người
sáng lập ra trường phái phân tâm, tập trung vào vấn đề tính dục – “là vấn đề
cốt lõi cho hệ thống lý luận của mình. Đó là cơ sở giải thích mọi hiện tượng
tinh thần của cá nhân: sự dồn nén và sự chống đối cái vô thức của ý thức là
yếu tố dồn nén và chống đối ham muốn tính dục; sự địi hỏi, thơi thúc thỏa

mãn cái cái bản năng về nguyên thủy là sự thôi thúc thỏa mãn nhu cầu tính
dục; cơ chế tự vệ của cái tơi để giải tỏa khỏi sự căng thẳng, lo âu cũng chủ
yếu hướng tới giải tỏa sự dồn nén và ẩn ức cá nhân và sự thoái lui, cố định
nhân cách qua các giai đoạn lứa tuổi được quy về sự thành thục, di chuyển và
thối lui, cố định khối cảm tính dục; căn nguyên sâu thẳm của mọi hành vi
lầm lỡ, của giấc mơ và của các chứng bệnh rối nhiễu tâm thần cũng chính là
do các xung lực khối cảm tính dục thời ấu thơ bị kìm nén, khơng được thỏa
mãn hoặc không đúng lúc, đúng nơi”(Phan Trọng Ngọ, 2003). Tư tưởng chủ
đạo của S.Freud là hầu hết các hoạt động tâm thần được diễn ra trong tầng vô
thức và được thúc đẩy bởi các xung lực bản năng. Dựa trên đó người ta giải
thích người lạm dụng chất gây nghiện và ngày càng muốn sử dụng nhiều hơn
nữa là do sự lôi kéo, thúc đẩy bởi một nguồn năng lượng tiềm tàng trong vô
thức. Hầu hết người sử dụng chất gây nghiện đều nhận thức rõ hậu quả của
việc nghiện ma túy có liên quan tiêu cực đến nhiều lĩnh vực khác nhưng họ
vẫn khơng thể kiểm sốt được khả năng sử dụng của bản thân, họ muốn bỏ
muốn cai nghiện mà vẫn tái nghiện là do nguồn năng lượng mang tính bản
năng, ngun thủy trong tầng vơ thức thúc đẩy.
Tuy nhiên, một số nhà Phân tâm học sau này đã khẳng định vai trị của
cái tơi (Ego) khơng chỉ phụ thuộc vào cái bản năng (Id). Cái tôi (Ego) có năng


lượng và chức năng của chính mình mang tính độc lập. Cái tơi (Ego) hoạt
động theo ngun tắc nên có khả năng điều khiển và có thể giải quyết được
mâu thuẫn giữa cái bản năng (Id)và cái siêu tôi/siêu bản ngã (SuperEgo). Như
vậy đối với những người sử dụng chất gây nghiện thậm chí cả những người
nghiện ma túy vẫn có khả năng giữ được cân bằng tâm lý, giải tỏa được
những xung đột giữa cái bản năng và cái siêu tôi/siêu bản ngã để trở về với
cái tôi hiện thực. Để làm được điều này phải có sự cố gắng nỗ lực của người
sử dụng ma túy kết hợp với phương pháp phân tích tâm lý do chính các nhà
phân tâm thực hiện. Các nhà phân tâm học sau S.Freud như: S. Freud-Anna

(1895-1982) (con gái út của Freud); Eric Ericson(1902-1994); Karl
Jung(1875-1961)...Theo S.Freud, con người là sản phẩm của các trải nghiệm
thời thơ ấu của mình và bị quyết định bởi tính dục. Cịn đối với K.Jung con
người khơng chỉ bị quy định bởi quá khứ mà còn bởi cả những mục đích,
những mong đợi và hi vọng vào tương lai của mình. Sự hình thành nhân cách
khơng hồn thành vào lúc 5 tuổi mà có thể thay đổi và hồn thiện trong cả
cuộc đời con người. Ơng đưa ra khái niệm “vô thức tập thể”- là cấp độ sâu
hơn của hành động tâm lý, chứa đựng kinh nghiệm bẩm sinh của các thế hệ
trước cũng như của những tổ tiên, động vật (Phan Trọng Ngọ, 2003. Tr. 327).
Vô thức tập thể nằm sâu hơn tầng vô thức cá nhân mà ở đó chứa đựng những
kinh nghiệm được tích lũy từ các thế hệ trước, bao hàm của cả tổ tiên động
vật. Đây cũng là cơ sở để người ta lý giải tại sao vấn đề về nghiện lại không
chỉ thuộc về lĩnh vực tâm lý, tình cảm mà cịn thuộc về lĩnh vực khác như
sinh học, xã hội và văn hóa...Nghiên cứu và làm việc với người sử dụng ma
túy cần phải nghiên cứu lịch sử gia đình, tiểu sử cá nhân trong bối cảnh lịch
sử xã hội nhất định.
Theo S. Freud mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là rất quan trọng.
Từ khi dậy thì trở đi, cá nhân mỗi người phải huy động hết năng lực trong
mình để tách khỏi cha mẹ để trở nên độc lập trở thành một thành viên của xã
hội, của cộng đồng. Và khi đưa điều này vào ứng dụng trong lý giải vấn đề
nghiện của người nghiện, sự tách rời này khơng thể thực hiện được do có sự
rối loạn trong nơron thần kinh. Điều này khiến cho mối quan hệ giữa cha mẹ
và trẻ xuất hiện những triệu chứng bệnh lý. Trẻ sẽ bị lệ thuộc vào cha mẹ, lo
lắng và sợ hãi bị bỏ rơi. Mặc dù trẻ xác định cha mẹ là người tốt nhất với
chúng nhưng chúng lại có thái độ thù địch cha mẹ mình. Đây là những triệu
chứng bất thường người lạm dụng ma túy hay thể hiện, nó liên quan tới việc
họ nhận thức được tác hại của việc sử dụng ma túy nhưng họ không thể từ bỏ.
Trên cơ sở lý thuyết phân tâm, hành vi của người nghiện ma túy được giải
thích xuất phát từ căn ngun thiếu thốn tình cảm trong mối quan hệ giữa cha
mẹ và con cái. Nó là cả một lịch sử lâu dài từ khi trẻ sinh ra và lớn lên, trẻ bị

thiếu hụt cái tơi (Ego) vì cái bản năng (Id) phát triển lấn át cái tơi.
Callahan (1977) cho rằng có mối quan hệ giữa sự sợ hãi và sự lệ thuộc
ma túy. Và việc sử dụng chất gây nghiện giúp cho cá nhân làm giảm đi những
vấn đề họ phải chịu đựng mặc dù nó chỉ là những cảm giác nhất thời chỉ có


tác dụng an thần, thậm chí là che đậy, phong tỏa nỗi sợ hãi trong họ. Khi cai
nghiện, sự sợ hãi trở nên mãnh liệt ở người đang cố cai nghiện và đó cũng là
lý do khiến cho những người này càng dễ trở nên nghiện lại. Sự sợ hãi thường
bị che khuất bởi vô thức, khiến con người không nhận biết được.
Cũng có tác giả cho rằng việc sử dụng và nghiện ma túy là cách mà
đứa trẻ đến tuổi thanh thiếu niên muốn tạo nên tính cách riêng của mình và
muốn tách khỏi người mẹ, chống lại sự lệ thuộc vào người mẹ (Jammer,
1989). Khi này ma túy được xem như vật gì đó thay thế cho người mẹ của đứa
trẻ khi còn ở tuổi nhỏ.
Do vậy để can thiệp cai nghiện người ta thường cố tìm ra những yếu
tố gây lo hãi mang tính vơ thức, từ đó giúp cá nhân vượt qua sự lo âu. Nếu
con người biết được nó, vượt qua nó thì họ sẽ không cần sử dụng đến chất gây
nghiện. Cách can thiệp của ông là liệu pháp trường tư duy mà ở đó ơng sử
dụng các hệ thống năng lượng (huyệt, cơ, não, tư duy…) giúp con người hình
thành và phát triển các khả năng tích cực cho cuộc sống và gạt bỏ những cảm
xúc tiêu cực. Myers, Richardson (1977) cũng khẳng định rối loạn tâm trạng,
cảm giác lo âu dự báo cho khả năng nghiện ma túy cao.
Với cách tiếp cận này người ta cho rằng để can thiệp nghiện ma túy ở
con người cần hóa giải những xung đột vơ thức của người nghiện để từ đó họ
từ bỏ ma túy và khơng phụ thuộc vào nó nữa.
Tóm lại theo thuyết phân tâm học, mỗi một con người thì có 3 phần:
bản năng, bản ngã/cái tôi và siêu bản ngã/siêu tôi. Những dấu ấn từ thời thơ
ấu và rối nhiễu tâm thần học đã góp phần làm cho bản năng vượt trội hơn so
với siêu bản ngã. Việc mất cân bằng giữa bản năng và siêu bản ngã/siêu tôi

khiến cho một người dễ dàng tìm đến sử dụng và lạm dụng chất gây nghiện để
tạo ra một sự cân bằng về tâm lý.
2.2. Thuyết nhận thức xã hội.
Một trong những tác giả ứng dụng thuyết cái tôi hiệu quả vào giải
thích cho hành vi nghiện ma túy là A. Bandura. Theo thuyết nhận thức xã hội,
việc đánh giá của xã hội về cái tôi hiệu quả cùng với tự đánh giá của mỗi cá
nhân là yếu tố thúc đẩy hoạt động cụ thể để đi tới mục đích. Niềm hy vọng
thành công thúc đẩy con người hoạt động, bên cạnh đó thơng tin phản hồi từ
xã hội tạo nên cái tơi hiệu quả của cá nhân từ đó đóng góp vào tạo nên thành
cơng. Nếu cá nhân có cảm giác về cái tơi khơng hiệu quả, họ sẽ cảm thấy
mình yếu đuối cùng với sự đánh giá tiêu cực của xã hội sẽ làm họ giảm đi
niềm tin vào bản thân, từ đó họ dễ làm điều gì đó trong đó có sử dụng ma túy
để khẳng định bản thân, Những người sử dụng và thường tái nghiện là những
người có cái tơi khơng hiệu quả, có cái nhìn tiêu cực về bản thân.
Cái tôi hiệu quả thể hiện ở ý thức tự trọng, tự đánh giá và sự thành
thạo của cá nhân khi giải quyết những vấn đề của cuộc sống. Dựa trên lý
thuyết của A.Bandura có thể giải thích nếu tạo nên cái tơi hiệu quả ở mỗi cá
nhân sẽ tác động tới điều chỉnh hành vi của người nghiện. Người không sử


dụng ma túy hoặc đã sử dụng rồi có thể cai nghiện khi họ nhận thức tích cực
về bản thân mình, họ xác định được khả năng đối đầu và ứng phó với các sự
kiện diễn ra trong cuộc sống thậm chí bản thân họ có năng lực khắc phục
những trở ngại. Họ khơng ngừng tìm kiếm và khám phá những thử thách, phát
huy sức mạnh của mình để đạt được mục đích đã xác định. Việc giúp cho cá
nhân nhận thức cái tơi của mình tích cực sẽ giúp họ điều chỉnh hành vi nghiện
ma túy. Theo ông nhận thức của xã hội, đánh giá của xã hội tích cực giúp cá
nhân nhận thức được khả năng của mình theo hướng tích cực, tạo nên ý nghĩa
quan trọng cho khả năng của bản thân, điều này có ý nghĩa rất lớn để họ giải
quyết vấn đề. Đây chính là việc giúp họ tạo nên cái tôi hiệu quả cho bản thân

và nó có ý nghĩa quan trọng hơn cả khả năng thực sự của họ. Khi cá nhân có
được cái tơi hiệu quả tức là họ đã có khả năng đánh giá tích cực được bản
thân trong các nỗ lực từ bỏ ma túy. Trong can thiệp điều trị nghiện những
chương trình trị liệu hướng tới tăng cường cái tôi hiệu quả sẽ giúp cho họ
vượt qua sự sợ hãi, cảm giác bất lực để ứng phó ứng hợp lý với hồn cảnh.
Bên cạnh đó, lý thuyết này cũng đề cập đến việc thay đổi hành vi
khơng bình thường thậm chí là hành vi rối nhiễu bằng phương pháp “Mơ hình
hóa”. Có nghĩa là bản thân khách hàng muốn cai nghiện thì cần học tập qua
quan sát mơ hình hóa trong những tình huống nhất định. Chẳng hạn: khách
hàng có thể xem video clip phim về những tấm gương của những người đã từ
bỏ thành cơng ; những hình ảnh về gia đình: cha mẹ, vợ chồng, con cái phải
chịu liên lụy như thế nào khi trong gia đình có một người nghiện ma tuý.
Hoặc họ có thể nâng cao nhận thức về những vấn đề cơ bản của nghiện, cơ
chế gây nghiện, các phương pháp trị liệu thay đổi hành vi qua học tập quan
sát mơ hình. Thơng qua quan sát mơ hình, A. Bandura khẳng định sự phát
triển của nhận thức cá nhân từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng. Như
vậy bản thân người nghiện ma túy khơng những có thể thay đổi được nhận
thức mà còn thay đổi được cảm xúc và hành vi nghiện.
Vị thành niên phụ thuộc vào chất gây nghiện thường bị thiếu hụt cái
tôi nghiêm trọng. Chúng nhận thấy bản thân mình khơng nhạy cảm với sự
thay đổi của cuộc sống và bị hạn chế trong việc quan tâm hay tò mò khám phá
những cơ hội như: giáo dục, việc làm, vui chơi, giải trí lành mạnh... Họ dường
như bị rối loạn mãn tính ngay từ những năm đầu đời nên phản ứng đều bị hạn
chế. Họ thường trải nghiệm cuộc sống nghèo nàn và khơng có cảm giác hài
lòng trong cuộc sống mà chấp nhận sự thất vọng. Họ sẵn sàng từ chối nhiệm
vụ, bỏ học ở trường, khơng hồn thành cơng việc nơi cơng sở, họ khơng thể
hình thành mục tiêu định hướng. Khả năng kiềm chế của họ cũng kém đi...Vì
vậy họ thường tìm kiếm và sử dụng heroin để đối phó với sự thất vọng và đau
khổ, giảm thiểu sự lo lắng vì khi sử dụng heroin họ tìm thấy cảm giác thoải
mái, thư giãn và yên bình.

Hull J.G, Young R.D. (1986) đưa ra giả thuyết về mối quan hệ chặt
chẽ giữa sự nghiện và khả năng nhạy cảm và những trải nghiệm thất bại của
cá nhân. Họ thấy rằng người thường có nhạy cảm cao cũng thường sử dụng


chất gây nghiện nhiều hơn để làm giảm các trải nghiệm tiêu cực trong cuộc
sống của mình. Qua nghiên cứu so sánh giữa những người dễ nhạy cảm, quan
tâm tới thành cơng nhiều hơn với nhóm người ít nhạy cảm, ít quan tâm nhiều
tới sự thành công hay thất bại, kết quả cho thấy những người nhạy cảm,
hướng tới thành công thường dùng nhiều rượu hơn sau khi gặp thất bại so với
nhóm người ít quan tâm tới sự thành công hay thất bại. Các nhà tâm lý học
theo hướng này cũng giải thích việc cá nhân sử dụng chất gây nghiện nhằm
giải tỏa những cảm giác tiêu cực mà họ đang phải đối mặt. Từ những kết quả
nghiên cứu này họ đưa ra đề xuất can thiệp đó là cần can thiệp “cái tơi”, giúp
họ có sự nhạy cảm, nhận thức về bản thân một cách hợp lý để từ đó vượt qua
những khó khăn trong cuộc sống một cách phù hợp. Như vậy, theo học thuyết
nhận thức xã hội đã giải thích việc một số người có nhận thức về bản thân
hoặc do xã hội đánh giá, nhận thức rằng họ kém cỏi (cái tối yếu kém), thì
thường có nguy cơ sử dụng và lạm dụng chất gây nghiện cao hơn người khác.
Họ sử dụng và nghiện là do những tác động tích cực của ma túy, vì khi sử
dụng họ cảm thấy tự tin và dũng cảm hơn, quên đi những yếu kém của bản
thân hoặc khẳng định mình khơng yếu kém.
2.3. Thuyết hành vi - Học tập xã hội:
Thuyết học tập xã hội giải thích việc sử dụng ma túy như là hành vi
nhằm giải quyết vấn đề họ đang gặp phải từ đó giúp họ thích nghi và hịa
nhập xã hội. Sử dụng ma túy giúp họ xóa bỏ những cảm giác tự ti, mặc cảm
về bản thân khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống.
Trong những giai đoạn đầu của quá trình phát triển “Thuyết hành vi”
những khái niệm cơ bản là “kích thích-S” và “phản ứng-R” (S-R). J.Watson
nhà hành vi học đã khẳng định cần phải nghiên cứu hành vi của cơ thể nói

chung bao gồm những phản xạ tự nhiên và những phản xạ đạt được kết quả
nhất định tác động đến mơi trường xung quanh. Ơng gọi chung là “Phản ứng
vận động”- phản ứng có thể là cơng khai hay ngầm ẩn. Phản ứng cơng khai là
những phản ứng bên ngồi và có thể quan sát được, cịn phản ứng ngầm ẩn là
sự co bóp của các cơ quan bên trong, sự tiết dịch, các xung động thần kinh
diễn ra bên trong cơ thể, đó là những thành tố của hành vi và có thể quan sát
được qua việc sử dụng thiết bị. Điều này lý giải những người sử dụng ma túy
không chỉ là những biểu hiện hành vi hút, chích...bên ngồi mà bao hàm cả
những hành vi bên trong cơ thể như sự co bóp các cơ bắp, sự truyền dẫn các
xung động thần kinh...Khi chất gây nghiện được đưa từ bên ngoài vào trong
cơ thể sẽ làm cho cơ thể có những phản ứng nhất định cả bên trong và bên
ngoài. Điều này lý giải tại sao người sử dụng ma túy không chỉ thay đổi
những biểu hiện bên ngồi mà cịn thay đổi cơ bản những biểu hiện bên trong
cơ thể như cấu trúc não bộ, hệ thần kinh, các cơ quan nội tạng...Tuy nhiên tư
tưởng của J. Watson còn hạn chế ở việc phủ nhận ý thức như là một dạng đặc
biệt điều chỉnh được hành vi, quy hành vi về các hành động thích ứng với
kích thích bên ngồi cơ thể, tuyệt đối hóa mơi trường bên ngoài, đồng nhất


×