Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Việc làm cho người lao động ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.05 KB, 104 trang )

ViÖc lµm cho ngêi lao ®éng ngo¹i thµnh Hµ Néi
trong qu¸ tr×nh ®« thÞ ho¸
Hµ Néi - 2006

Mục lục
Mục lục....................................................................................................i
Danh mục các chữ viết tắt......................................................iii
Danh mục các bảng........................................................................iv
Mở đầu......................................................................................................1
Ch ơng 1 ..................................................................................................... 6
Tạo việc làm cho ng ời lao động
ngoại thành Hà nội trong quá trình đô thị hoá -
một nhu cầu bức xúc ....................................................................... 6
1.1. Đô thị hoá và tác động của nó đối với vấn đề việc làm ................ 6
1.2. Tác động của quá trình đô thị hoá và sự cần thiết phải tạo việc làm
cho ng ời lao động trong quá trình đô thị hoá ở ngoại thành Hà Nội ...... 29
1.3. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố về tạo việc làm cho ng ời
lao động (trong đó có tạo việc làm cho ng ời lao động ngoại thành) ....... 41
Ch ơng 2 ................................................................................................... 46
Thực trạng tạo việc làm
cho ng ời lao động ngoại thành Hà Nội ............................ 46
2.1. Những đặc điểm của thủ đô Hà Nội có ảnh h ởng đến tạo việc làm
................................................................................................................. 46
2.2. Thực trạng tạo việc làm cho ng ời lao động ngoại thành Hà Nội trong
thời gian qua ............................................................................................ 57
Ch ơng 3 ................................................................................................... 84
Những giải pháp cơ bản nhằm tạo việc làm
cho ng ời lao động ngoại thành Hà Nội
trong quá trình đô thị hoá ..................................................... 84
3.1. Chiến l ợc phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội với vấn đề tạo việc
làm cho ng ời lao động ngoại thành ......................................................... 84


3.2. Ph ơng h ớng tạo việc làm cho ng ời lao động ngoại thành Hà Nội
trong quá trình đô thị hoá ........................................................................ 86
3.3. Giải pháp để tạo việc làm cho ng ời lao động ngoại thành Hà Nội
trong quá trình đô thị hoá ........................................................................ 87
Kết luận..............................................................................................112
Danh mục tài liệu tham khảo...............................................114
Phô lôc.................................................................................................118
Danh mục các chữ viết tắt
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNKT Công nhân kỹ thuật
CNNT Công nghiệp nông thôn
DNN&V Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DVVL Dịch vụ việc làm
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
ĐTH Đô thị hoá
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GQVL Giải quyết việc làm
KCN Khu công nghiệp
KH-CN Khoa học - công nghệ
LĐTBXH Lao động thơng binh xã hội
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TTDVVL Trung tâm dịch vụ việc làm
TTLĐ Thị trờng lao động
UBTVQH Uỷ ban Thờng vụ Quốc hội
XKLĐ Xuất khẩu lao động
Danh mục các bảng
Bảng 2.1: Dân số trung bình của khu vực ngoại thành
[13, tr.19]..................................................................................................49
Bảng 2.2: Trình độ học vấn phổ thông của LLLĐ Hà

Nội
[9, tr.122, 126, 128, 134, 138,142]...........................................................53
Bảng 2.3: Lao động đã đợc giải quyết việc làm khu
vực thành thị [13, tr.28]................................................................58
Bảng 2.4: Tổng hợp kết quả GQVL 5 năm (2001- 2005)
Thành phố Hà Nội (Khu vực ngoại thành) [39, tr.2]......59
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động ngoại thành đang làm
việc chia theo nhóm ngành kinh tế [5, tr.168, 171]; [8,
tr.257, 258]; [9, tr.262, 264]..................................................................64
Bảng 2.6: Cơ cấu lao động ngoại thành chia theo
thành phần kinh tế [9, tr.286, 288]............................................66
Bảng 2.7: Vốn vay của Quỹ quốc gia giải quyết việc
làm [39, tr.5] ........................................................................................67
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc làm cho ngời lao động là vấn đề kinh tế- xã hội phổ biến và luôn
mang tính thời sự ở mọi quốc gia, bởi vì đảm bảo việc làm là một trong những
yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững. Đối với những nớc đang phát triển nh
Việt Nam thì vấn đề việc làm cho ngời lao động là hết sức quan trọng và có ý
nghĩa to lớn trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nớc theo định hớng xã hội
chủ nghĩa. Chính vì vậy, trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của
Đảng đã nhấn mạnh: "Giải quyết việc làm là nhân tố quyết định để phát huy nhân
tố con ngời, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện
vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân".
Hà Nội là trung tâm chính trị kinh tế và văn hoá của đất nớc, là địa phơng nằm
trong tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Vì
vậy, trong thời gian qua Hà Nội đã thu hút đợc nhiều nhà đầu t trong và ngoài nớc
tham gia vào phát triển kinh tế, tạo những bớc chuyển biến quan trọng đối với thủ đô
trên nhiều lĩnh vực trong đó có giải quyết việc làm.
Tuy nhiên, do Hà Nội đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá,

hiện đại hoá và xu hớng đô thị hoá gia tăng nó đòi hỏi ngời lao động phải có
trình độ, đợc đào tạo phải có tác phong công nghiệp thì mới đáp ứng đợc yêu
cầu, lao động ở ngoại thành hiện nay cha thể đáp ứng đợc yêu cầu này do mặt
bằng trình độ thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo cha cao, lao động giản đơn là chủ
yếu.v.v... không có việc làm sẽ nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp
vì vậy tạo việc làm cho lực lợng lao động, đặc biệt là lực lợng lao động ở khu
vực ngoại thành bao gồm 5 huyện: Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Sóc Sơn, Từ
Liêm là vấn đề cấp bách.
Để đánh giá lại những kết quả đã đạt đợc và những tồn tại vớng mắc, trong
vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở ngoại thành Hà Nội. Từ đó, đề xuất
một số giải pháp hữu hiệu cho vấn đề tạo việc làm nhằm góp phần vào sự ổn
1
định và phát triển của thủ đô trong những năm tới, tác giả đã chọn đề tài: " Vic
lm cho ngi lao ng ngoi thnh H Ni trong quỏ trỡnh ụ th hoỏ " làm
luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về việc làm và giải
quyết việc làm. Có thể nêu ra một số đề tài sau:
- TS Nguyễn Hữu Dũng: Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong
quá trình đô thị hoá công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn - Tạp chí Lao
động - Xã hội số 247 (từ 16- 30/9/2004). Tác giả đề cập đến thực trạng về lao
động và việc làm ở nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
đô thị hoá đồng thời đa ra những phơng hớng và giải pháp cơ bản để giải quyết
vấn đề lao động và việc làm nông thôn.
- PGS,TS Nguyễn Sinh Cúc: Giải quyết việc làm ở nông thôn và những
vấn đề đặt ra, Tạp chí Con số và sự kiện- 2003- số 8. Trong bài viết tác giả đã
đề cập những biến động của tính hình dân số ở nông thôn và những xu hớng
mới tạo việc làm ở nông thôn: từ kinh tế trang trại, khôi phục và phát triển các
làng nghề nông thôn, tạo việc làm mới từ phát triển công nghiệp chế biến nông,
lâm, thuỷ sản theo hớng sản xuất hàng hoá lớn, từ các chơng trình dự án quốc

gia và quốc tế.
- TS Vũ Đình Thắng: Vấn đề việc làm cho lao động ở nông thôn, Tạp chí
Kinh tế và Phát triển 2002 - số 3. Trong bài viết, tác giả đánh giá tầm quan
trọng và những kết quả đã đạt đợc về giải quyết việc làm đặc biệt là ở khu vực
nông thôn bằng cách phát triển các ngành phi nông nghiệp với phơng châm: ly
nông bất ly hơng.
- GS,TS Phạm Đức Thành: Vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam - Tạp
chí Kinh tế và Phát triển 2002- số 64. Trong bài viết, tác giả đã đánh giá hiện
trạng việc làm và thất nghiệp trên cơ sở đó đề ra những quan điểm và biện pháp
giải quyết việc làm cho ngời lao động.
2
- TS Nguyễn Tiệp: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn: Các
giải pháp tạo thêm việc làm, Tạp chí Lao động và Công đoàn, số 309 (6/2004).
Trong bài viết, tác giả đề cập đến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông
thôn là phù hợp với yêu cầu của quá trình CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Là kết quả của phát triển lực lợng sản xuất và phân công lại lao động ở nông
thôn. Đồng thời, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn còn chịu sức
ép giải quyết việc làm, tăng mức cầu lao động trên địa bàn nông thôn.
- TS Trơng Văn Phúc: Thực trạng lao động việc làm qua kết quả điều tra
1- 7- 2004, Tạp chí Lao động - xã hội, số 251 (16- 30/11/2004). Trong bài viết,
tác giả đề cập đến tình trạng lao động và việc làm của lực lợng lao động ở các
tỉnh, thành phố cũng nh ở những vùng kinh tế trọng điểm. Nó đánh giá một
cách khái quát những kết quả đã đạt đợc về giải quyết việc làm cho lực lợng lao
động. Trong đó, có đề cập đến lao động ngoại thành, một bộ phận quan trọng
cấu thành lực lợng lao động chung của xã hội.
Tuy nhiên, cho đến nay cha có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ
về việc làm cho ngời lao động ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hoá d-
ới góc độ kinh tế chính trị.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích:

- Góp phần nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề về lý luận và thực tiễn
trong lĩnh vực việc làm, tạo việc làm cho ngời lao động trong quá trình đô thị
hoá.
- Phân tích về thực trạng, chỉ ra phơng hớng tạo việc làm cho lao động
ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hoá hiện nay.
- Đề xuất những giải pháp cơ bản để tạo việc làm trong cho lao động ngoại
thành trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ:
- Làm rõ bản chất của việc làm, bản chất của tạo việc làm, nội dung của nó
và sự cần thiết phải tạo việc làm cho ngời lao động.
3
- Tập trung phân tích thực trạng tạo việc làm cho ngời lao động ngoại
thành: quy mô tạo việc làm cho ngời lao động, quá trình tạo việc làm, những
nhân tố tác động đến quá trình tạo việc làm. Đồng thời đánh giá những nguyên
nhân, hạn chế về kết quả tạo việc làm.
- Đề xuất phơng hớng và những giải pháp nhằm tạo việc làm cho lao động
ngoại thành trong quá trình đô thị hoá từ nay đến năm 2010.
4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
- Luận văn đề cập trực tiếp đến vấn đề giải quyết việc làm cho toàn bộ lực
lợng lao động nông nghiệp đang sinh sống ở khu vực ngoại thành do Thành phố
quản lý.
- Luận văn tập trung vào nội dung tạo việc làm cho ngời lao động ngoại
thành Hà Nội trong quá trình đô thị hoá từ năm 2001 trở lại đây. Nhiệm vụ này
đợc giao cho nhiều tổ chức thực hiện nhng luận văn tập trung khai thác thông
tin từ Sở LĐTB XH Hà Nội. Trên cơ sở đó đa ra những giải pháp cơ bản cho
vấn đề này đến năm 2010.
5. Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu
- Luận văn trình bày dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, t t-
ởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đờng lối của Đảng cộng sản Việt Nam
cùng với những chủ trơng và chính sách của Nhà nớc về vấn đề lao động việc

làm.
Ngoài ra luận văn còn dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá của các công
trình khoa học đã đợc công bố, để nghiên cứu vấn đề việc làm và tạo việc làm ở
ngoại thành Hà Nội
- Luận văn sử dụng phơng pháp phân tích và tổng hợp, phơng pháp logíc
kết hợp với lịch sử, phơng pháp trừu tợng hoá khoa học. Ngoài ra luận văn còn
sử dụng phơng pháp thống kê, so sánh
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Luận văn, đã trình bày một số lý luận cơ bản về việc làm và tạo việc làm,
đã đề xuất những giải pháp để đẩy mạnh tạo việc làm cho lao động ngoại thành
Hà Nội.
4
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chơng, 8 tiết.
5
Chơng 1
Tạo việc làm cho ngời lao động
ngoại thành Hà nội trong quá trình đô thị hoá - một
nhu cầu bức xúc
1.1. Đô thị hoá và tác động của nó đối với vấn đề việc làm
1.1.1. Đô thị hoá - một xu thế tất yếu trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa
1.1.1.1. Tính tất yếu, nội dung và tác động của quá trình đô thị hoá
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá (CNH, HĐH& ĐTH) là con
đờng phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Trong thời đại ngày nay, thời đại
khoa học- công nghệ phát triển nhanh nh vũ bão, kinh tế tri thức đang dần đi
vào cuộc sống và toàn cầu hoá là một xu thế không gì có thể cỡng lại đợc thì
công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đờng giúp các nớc chậm phát triển rút
ngắn thời gian so với các nớc đi trớc.Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ đi lên

chủ nghĩa xã hội từ một nớc nông nghiệp cha phát triển bỏ qua chế độ t bản chủ
nghĩa, có nghĩa là chúng ta đang chuyển từ một nền kinh tế tiền t bản đi lên chủ
nghĩa xã hội, vì vậy chúng ta phải từng bớc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
cho một xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu của chúng ta là phải thực hiện CNH, HĐH đất nớc.
Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ơng Đảng cộng sản Việt Nam khoá VII đã
nêu định nghĩa khái quát về quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản,
toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế-
xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách
phổ biến sức lao động cùng với công nghệ phơng tiện và phơng pháp
tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa
học công nghệ tạo ra năng xuất lao động xã hội cao [18, tr.4].
6
Nh vậy CNH,HĐH là một khái niệm rộng, thực hiện CNH,HĐH trong tất
cả các mặt hoạt động của đời sống xã hội, trong đó nội dung nổi bật chính là
quá trình cải biến lao động thủ công lạc hậu thành lao động sử dụng máy móc
và áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại để đạt đợc năng suất lao động
cao. Kết quả mà quá trình này đem lại là tạo ra những điều kiện cần thiết về vật
chất - kỹ thuật về con ngời và khoa học- công nghệ thúc đẩy qúa trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền
kinh tế. Một vấn đề quan trọng trong quá trình CNH,HĐH là phải làm sao giải
quyết đồng thời mối quan hệ giữa phát triển nền sản xuất với giải quyết đợc các
vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình CNH,HĐH nh vấn đề giải phóng việc
làm và các vấn đề xã hội khác.
Chúng ta biết rằng, đi kèm với việc áp dụng máy móc, kỹ thuật vào trong
sản xuất sẽ làm thay đổi tính chất của quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất chỉ
sử dụng ít lao động sống và sử dụng nhiều máy móc thay thế. Hệ quả của việc
này là d thừa lao động: ngời lao động không có việc làm hoặc có việc làm nhng
không đầy đủ. Mặt khác qúa trình CNH,HĐH cũng làm xuất hiện những ngành

kinh tế mới, có thể thu hút đợc một số lợng lao động nhất định. Nhng nhìn
chung, tình hình ngời lao động không có việc làm vẫn tăng nhanh hơn tỷ lệ ngời
lao động tìm đợc việc làm.
Nh vậy CNH,HĐH sẽ dẫn đến sự thay đổi to lớn về nhiều mặt. Về mặt
kinh tế, CNH, HĐH làm thay đổi phơng thức sản xuất và cơ cấu nền kinh tế,
làm cho nền kinh tế có một bớc phát triển mới về chất, đó là nền kinh tế dựa
trên nền đại công nghiệp và dịch vụ chất lợng cao. Về mặt xã hội, đó là quá
trình đô thị hoá. Trong nền kinh tế hiện đại, đô thị hoá không chỉ đơn thuần là
sự hình thành các đô thị mới mà đó là một nấc thang tiến hoá vợt bậc của xã hội
với một trình độ văn minh mới, một phơng thức hoạt động mới. Đó là cách thức
tổ chức, bố trí lực lợng sản xuất, cơ cấu lại nền kinh tế. Có nhiều quan niệm
khác nhau về đô thị hoá: Đô thị hoá là quá trình biến đổi và phân bố lại lực l-
ợng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân c, hình thành, phát triển
các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị
theo chiều rộng và theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ
7
thuật và tăng quy mô dân số ở các đô thị. Đó là quá trình tập trung, tăng c-
ờng, phân hoá các hoạt động trong đô thị và nâng cao tỷ lệ số dân thành thị
trong các vùng, các quốc gia cũng nh trên toàn thế giới. Đồng thời, đô thị hoá
cũng là quá trình phát triển của các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối
sống thành thị trong dân c.
Theo quan niệm trên chúng tôi cho rằng: Đô thị hoá đợc hiểu đó là quá
trình biến đổi, chuyển biến về nhiều mặt kinh tế- xã hội của các khu vực trớc
đây là sản xuất nông nghiệp, khu vực nông thôn để trở thành các khu đô thị,
khu chế xuất, khu công nghiệp phục vụ cho sản xuất công nghiệp và các
ngành dịch vụ. Nh vậy, ta thấy về bản chất của đô thị hoá là sự phát triển các
cụm kinh tế công nghiệp, dịch vụ, kết cấu hạ tầng cơ sở, phát triển các cụm dân
c theo hình thức và điều kiện sống mang tính chất công nghiệp, đô thị sầm uất.
Đây là một xu thế tất yếu xảy ra đối với tất cả các quốc gia, các thành phố lớn
khi thực hiện chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công

nghiệp và từng bớc tiếp cận với nền kinh tế tri thức, vì đô thị hoá tạo ra cơ sở
thúc đẩy sự phát triển phân công lao động xã hội, cơ cấu lại kinh tế theo hớng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong đó có thủ đô Hà Nội.
Khái niệm pháp quy về đô thị hoá ở Việt Nam: Điểm dân c đợc coi là đô
thị hoá phải có các tiêu chí cơ bản sau đây:
- Là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế xã hội trong phạm vi cả nớc, một miền lãnh thổ, của một tỉnh, một
huyện hoặc một vùng trong tỉnh hay huyện.
- Có quy mô dân số nội thị nhỏ nhất là 4000 ngời (vùng núi có thể thấp
hơn).
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm 60% trở lên trong tổng số lao động
của nội thị, là nơi sản xuất và dịch vụ thơng mại hàng hoá phát triển.
- Có kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân c
đô thị hoá từng phần hoặc đồng bộ.
8
- Mật độ dân số tối thiểu phải đạt 2000 ngời/km
2
.
Đô thị hoá có hai hình thức biểu hiện chủ yếu:
Một là, đô thị hoá theo chiều rộng trong đó quá trình đô thị hoá diễn ra tại
các khu vực trớc đây không phải là đô thị. Đó cũng chính là quá trình mở rộng
quy mô diện tích các đô thị hiện có trên cơ sở hình thành các khu đô thị mới,
các quận, phờng mới. Với hình thức này, dân số và diện tích đô thị không
ngừng gia tăng, các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp và các hoạt động của
kinh tế đô thị không ngừng mở rộng; các hoạt động sản xuất kinh doanh và
điểm dân c ngày càng tập trung. Sự hình thành các đô thị mới đợc tạo ra trên cơ
sở phát triển các khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp, thơng mại, dịch vụ
ở vùng nông thôn và ngoại ô là xu hớng tất yếu của sự phát triển là nhân tố mở
đờng thúc đẩy lực lợng sản xuất phát triển. Đô thị hoá theo chiều rộng là hình
thức phổ biến hiện nay ở các nớc đang phát triển trong thời kỳ đầu công nghiệp

hóa.
Hai là, đô thị hoá theo chiều sâu, đó là quá trình hiện đại hoá và nâng cao
trình độ của các đô thị hiện có. Mật độ dân số có thể tiếp tục tăng cao, phơng
thức và các hoạt động kinh tế ngày càng đa dạng, thực lực khoa học kỹ thuật,
công nghệ ngày càng tăng cờng; hiệu quả kinh tế - xã hội cũng ngày càng đợc
cải thiện và nâng cao. Đô thị hoá theo chiều sâu là quá trình thờng xuyên, là
yêu cầu tất yếu của quá trình tăng trởng và phát triển. Quá trình đó đòi hỏi các
nhà quản lý đô thị và các thành phần kinh tế trên địa bàn đô thị thờng xuyên
vận động và phải biết điều tiết, tận dụng tối đa những tiềm năng sẵn có và hoạt
động có hiệu quả cao trên cơ sở hiện đại hoá trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội ở
đô thị.
Đô thị hoá là một tiến trình rất đa dạng, trong nó có chứa đựng nhiều hiện
tợng và biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển. Trên quan điểm một
vùng, đô thị hoá là quá trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện
sống theo kiểu đô thị. Trên quan điểm kinh tế quốc dân, đô thị hoá là một quá
trình biến đổi về phân bố các lực lợng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố
9
trí dân c những vùng không phải đô thị thành đô thị, đồng thời phát triển các đô
thị hiện có theo chiều sâu. Đô thị hoá là quá độ từ hình thức sống nông thôn lên
hình thức sống đô thị của các nhóm dân c, gắn liền với những biến đổi sâu sắc
về kinh tế - xã hội của và nông thôn trên cơ sở phát triển công nghiệp, giao
thông vận tải, xây dựng, dịch vụ.v.v.. Do vậy, đô thị hoá gắn liền với sự phát
triển kinh tế - xã hội. Đô thị hoá nông thôn là xu hớng bền vững có tính quy
luật; đó là quá trình phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho các
vùng nông thôn (cách sống, hình thức nhà cửa, phong cách sinh hoạt ); Thực
chất đó là tăng trởng đô thị theo xu hớng bền vững. Đô thị hoá ngoại vi là quá
trình phát triển mạnh vùng ngoại vi của thành phố do kết quả phát triển công
nghiệp, dịch vụ và kết cấu hạ tầng, tạo ra các cụm đô thị, liên đô thị, góp phần
đẩy nhanh đô thị hoá nông thôn.
Trong quá trình CNH, HĐH sự hình thành các đô thị hiện đại có vai trò

đặc biệt quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh nông thôn,
đô thị là hình thái quần c cơ bản thứ hai của xã hội loài ngời. Trên thế giới, đô
thị ra đời rất sớm nhng chỉ thật sự phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ 19, đầu thế
kỷ 20 và đến nay đô thị đã trở thành một hiện tợng xã hội, một hiện tợng kinh tế
có ảnh hởng hết sức quan trọng tới mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống kinh tế
- xã hội.
Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, có vai trò thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của cả nớc. Sự phát triển đô thị kích thích tăng trởng,
phát triển của các vùng lãnh thổ xung quanh và toàn bộ nền kinh tế thông qua
quá trình phân bố lại các cơ sở kinh tế, lan truyền tiến bộ công nghệ, văn hoá,
xã hội. Với sự phát triển của hệ thống các đô thị, nhiều nớc đã từng bớc hình
thành đợc những vùng lãnh thổ phát triển, không chỉ đảm nhận chức năng động
lực, thúc đẩy sự phát triển toàn bộ kinh tế - xã hội đất nớc mà còn đảm nhận chức
năng hợp tác và hội nhập quốc tế, vừa đảm nhận vai trò tiếp nhận thông tin, các
thành tựu về phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hoá của thế giới rồi lan
rộng ra các vùng xung quanh (Xem phụ lục 1).
10
Sự hình thành các đô thị có những đóng góp hết sức quan trọng cho sự
phát triển của một quốc gia:
+ Các đô thị có vai trò to lớn trong việc tạo ra thu nhập quốc dân, tích luỹ
của nền kinh tế và nguồn thu cho ngân sách quốc gia. Chẳng hạn chỉ tính riêng
bốn thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
năm 2004 chiếm khoảng 14% dân số, tạo ra 36,4% GDP, 45,7% giá trị sản lợng
công nghiệp và gần 50% giá trị xuất khẩu của cả nớc. Các đô thị này đã trở
thành những vùng động lực có tốc độ tăng trởng cao và có đóng góp quan trọng
vào việc tăng quy mô của nền kinh tế, tăng giá trị công nghiệp, dịch vụ và xuất
khẩu của cả nớc.
+ Với quy mô sản xuất, diện tích, dân số lớn và không ngừng gia tăng sự
tập trung lớn các năng lực sản xuất, các đô thị cũng có khả năng cung cấp một
khối lợng đáng kể những sản phẩm công nghiệp và dịch vụ với chất lợng tốt đáp ứng

nhu cầu của nhiều vùng trong nớc và nguồn hàng cho xuất khẩu. Số liệu sau đây cho
thấy rõ vai trò của bốn đô thị lớn nhất ở Việt Nam ( Xem phụ lục 2).
+ Các đô thị lớn thực sự là các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa
học kỹ thuật, thơng mại của các vùng và cả nớc là những đầu tàu trong nhiều
lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác và giao lu quốc tế. Các hoạt động dịch vụ quan
trọng nh xuất nhập khẩu, tài chính, tiền tệ, vận tải, du lịch, khoa học công nghệ
từ các đô thị lớn bắt đầu có sức lan toả và thúc đẩy sự phát triển chung của các
lãnh thổ trên phạm vi cả nớc.
+ Các đô thị có u thế về nhân lực đợc đào tạo chất lợng cao, có khả năng
nhanh chóng tiếp cận trình độ công nghệ tiên tiến, trên cơ sở đó tạo ra các công
nghệ và các trang thiết bị hiện đại không chỉ phục vụ cho sự phát triển của bản
thân đô thị mà còn đáp ứng cho nhu cầu của các vùng lãnh thổ khác trên toàn
quốc.
+ Với những u thế về hệ thống kết cấu hạ tầng so với các lãnh thổ khác,
các đô thị từng bớc bảo đảm sự tiếp cận nhanh chóng, kịp thời các nguồn thông
tin, đặc biệt là thông tin kinh tế, thông tin về thị trờng để lại tiếp tục cung
11
cấp, chuyển tải và phản hồi các thông tin này tạo điều kiện cho các vùng cùng
tham gia trao đổi thông tin và hoà nhập vào sự phát triển của thị trờng trong n-
ớc, khu vực và quốc tế.
+ Sự phát triển các đô thị góp phần nâng cao năng suất và chất lợng lao
động cho toàn bộ nền kinh tế. Chẳng hạn, tại các đô thị của Việt Nam đã bớc
đầu hình thành đội ngũ lao động và cán bộ quản lý có trình độ và tác phong lao
động công nghiệp hiện đại. Hầu hết lực lợng lao động có trình độ từ cao đẳng
và đại học trở lên của cả nớc tập trung tại các đô thị. Tay nghề của ngời lao
động đợc nâng cao cùng các kinh nghiệm quản trị kinh doanh đ ợc tiếp tục lan
toả sang các lãnh thổ còn lại của đất nớc thông qua việc phát triển của các chi
nhánh, các cơ sở sản xuất kinh doanh đặt tại các địa phơng khác, góp phần từng
bớc nâng cao trình độ và hiệu quả quản lý kinh doanh, nâng cao năng suất và
chất lợng lao động cho toàn bộ nền kinh tế nói chung và các vùng kém phát

triển nói riêng.
+ Với lợi thế về lực lợng và tiềm lực khoa học kỹ thuật, sự tập trung số l-
ợng lớn các cơ sở đào tạo và khoa học trong đó có các trờng đại học, các viện
nghiên cứu khoa học đầu ngành, các đô thị lớn còn giữ vai trò đào tạo nguồn
nhân lực chất lợng cao cho đất nớc góp phần từng bớc nâng cao chất lợng nguồn
lao động cho nền kinh tế.
+ Do GDP/ngời tăng nhanh cộng với sự phát triển của các cơ sở công
nghiệp chế biến, xuất khẩu làm cho sức mua của các đô thị tăng nhanh, trong
đó phải kể đến sức mua về hàng nông lâm thuỷ sản với chất lợng cao. Việc các
đô thị trở thành nơi tiêu thụ hàng nông sản chất lợng cao sẽ tác động đến sự
phát triển các cơ sở cung cấp nguyên liệu và dịch vụ, góp phần chuyển đổi tập
quán sản xuất truyền thống của nhiều vùng nông thôn, mở ra khả năng nâng
cao chất lợng và giá trị nông sản, mở rộng thị trờng Nh vậy, sự phát triển
các đô thị sẽ tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
- nông thôn và của cả nớc theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
12
+ Sự phát triển của các đô thị cũng đợc đánh giá là đã tạo điều kiện để bổ
sung nguồn vốn đầu t cho sự phát triển của các vùng nông thôn, vùng kém phát
triển thông qua việc các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức từ các thành phố lớn
chuyển vốn đầu t phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp, du lịch,
văn hoá đến các vùng kém phát triển. Thông qua việc thu hút lao động tới các
đô thị, một phần đáng kể trong thu nhập của ngời lao động đợc đa trở về các
vùng nông thôn, vùng kém phát triển để giúp đỡ gia đình xây dựng, sửa sang
nhà cửa, đờng sá, phát triển kinh tế nông hộ...v.v.
Đô thị tợng trng cho thành quả kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia,
là sản phẩm mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và
văn hoá. Sự phát triển của các đô thị có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội của cả nớc. Nhiều đô thị đã và đang chuyển dần từ chức năng
hành chính thuần tuý sang cả chức năng kinh tế, đồng thời tùy theo các cấp độ
khác nhau mà đảm nhận các chức năng trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá.

Tác động lan toả của các đô thị đợc mở rộng cả về phạm vi không gian và biến
đổi về chất. Nhiều đô thị đã thực sự trở thành các hạt nhân động lực cho sự phát
triển của nhiều vùng.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi đối với sản xuất và đời sống con
ngời, sự phát triển nhanh chóng của các đô thị cũng là nguyên nhân chính gây
ảnh hởng đáng kể đến môi trờng và tài nguyên thiên nhiên, đến cân bằng sinh
thái do tài nguyên đất bị khai thác triệt để cho xây dựng đô thị, khối lợng khai
thác và sử dụng nớc sạch tăng, ô nhiễm các chất thải công nghiệp và sinh hoạt,
giảm diện tích cây xanh và mặt nớc, bùng nổ giao thông cơ giới.
Ngoài ra, sự gia tăng dòng ngời di dân từ nông thôn ra đô thị cũng gây nên
những áp lực đáng kể về nhà ở và vệ sinh môi trờng, hình thành các khu nhà ổ
chuột và khu nghèo đô thị, gây nên những khó khăn cho công tác quản lý đô
thị do sự phức tạp về mặt tổ chức đời sống và sản xuất v.v Do đó, khi quy
hoạch đô thị, cần phải tính đến các biện pháp ngăn chặn và hạn chế những hiện
tợng không có lợi đó.
13
1.1.1.2. Đô thị hoá trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam nói chung và Hà Nội nói riêng
Đối với nớc ta, từ một nền kinh tế nông nghiệp truyền thống muốn trở
thành nớc có nền công nghiệp hiện đại thì phải đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nớc và đó là con đờng để sớm đa nớc ta ra khỏi tình trạng kém phát
triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Cũng nh ở nhiều n-
ớc khác công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nớc ta cũng tất yếu kéo theo quá trình
đô thị hoá. Tốc độ công nghiệp hoá càng nhanh trình độ đô thị hoá sẽ càng cao.
Đô thị hoá là hệ quả tất yếu của CNH, HĐH. Đô thị hoá và sự hình thành các đô
thị hiện đại là một trong những chỉ tiêu cơ bản phản ánh trình độ CNH, HĐH.
Về thực chất CNH, HĐH và đô thị hoá là quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo
hớng phát triển mạnh khu vực công nghiệp, dịch vụ và chuyển dịch cơ cấu lao
động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, tăng nhanh lao động làm công nghiệp
và dịch vụ, giảm mạnh lao động làm nông nghiệp. CNH diễn ra đồng thời với

phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế mở, khu công nghiệp tập
trung, các trung tâm dịch vụ lớn, cùng với nó là quá trình mở rộng các khu đô
thị, các thị trấn, thị tứ Điều đó dẫn đến dân số thành thị cũng sẽ tăng lên. Và
nh vậy, một phần lớn lao động nông thôn làm nông nghiệp sẽ phải chuyển sang
làm phi nông nghiệp, dân sống ở nông thôn trở thành dân thành thị.
Quá trình CNH, HĐH tác động trên hai mặt, một mặt quá trình đô thị
hoá cũng là một trong những nhân tố chủ yếu góp phần tạo thêm việc làm
mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, nhất là đối với những nớc mà tỷ
lệ lao động trong nông nghiệp chiếm tới 57,9% lực lợng lao động của cả nớc.
Theo tính toán của các nhà kinh tế, nếu 1 ha đất nông nghiệp ở nớc ta hiện
nay mới chỉ tạo ra 22,5 triệu đồng/ một năm (năm 2004) và sử dụng 3-5 lao
động thì khi chuyển sang xây dựng khu công nghiệp có thể thu hút 50- 100
lao động và tạo ra giá trị từ 500 triệu đến hàng tỷ đồng/năm. Hơn nữa, thu
nhập của ngời lao động trong công nghiệp sẽ cao hơn trong nông nghiệp gấp
nhiều lần. Đô thị hoá cũng góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động và việc làm
14
ở nớc ta. Nhờ chuyển đổi cơ cấu mà một bộ phận không nhỏ lao động trong
lĩnh vực nông nghiệp chuyển sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, đi cùng
với đó là việc hình thành các khu đô thị cũng góp phần tạo ra một khối lợng
việc làm mới cho lao động tại đây. Do đó, làm giảm đáng kể lao động nông
nhàn ở nông thôn. Chỉ riêng 4 thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng
và Hải Phòng trong năm 2004 đã giải quyết việc làm cho khoảng 363.000 lao
động ngoài ra còn cha kể số lao động là các công việc phi chính thức, làm vệ
tinh cho các khu đô thị, khu công nghiệp này.
Mặt khác, quá trình đô thị hoá sẽ dẫn đến tình trạng: xuất hiện những
ngành nghề đang có sự phát triển mạnh và để áp dụng máy móc, kỹ thuật hiện
đại, phục vụ cho sản xuất lớn đòi hỏi ngời lao động phải có trình độ, đợc đào
tạo về một ngành, nghề chuyên môn nhất định, có tác phong lao động công
nghiệp cũng nh là xuất hiện ngành sử dụng nhiều lao động, sản xuất hớng
vào chế biến và xuất khẩu. Trong khi đó, lao động ở khu vực này lại ít đợc đào

tạo nghề. Năm 2002 tỷ lệ công nhân kỹ thuật, cao đẳng, đại học trở lên ở khu
vực nông thôn chỉ chiếm 5,74%, nếu kể từ những ngời có chứng chỉ nghề trở lên
là 11,95%. Nguồn nhân lực trình độ thấp trở thành lực cản cho việc thúc đẩy sự
phát triển các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ có năng suất cao cũng nh các
nghề truyền thống nhằm tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô
thị hoá.
Để có thể hình thành những nhà máy, xởng chế biến, sản xuất, hạ tầng đô thị
đòi hỏi phải hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất với diện tích lớn tới vài
trăm hécta, điều này khiến cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp. Việc hình
thành các khu đô thị lớn, phát triển các trung tâm dịch vụ lớn sẽ ảnh hởng rất nhiều
mặt đến đời sống của ngời dân ở khu vực ngoại thành, nhất là khi những ngời lao
động ở khu vực ngoại thành chủ yếu dựa vào ruộng đất để sản xuất. Khi t liệu sản
xuất là ruộng đất không còn thì có sự tách rời giữa t liệu sản xuất và sức lao động,
sẽ có một bộ phận dân c trớc đây sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp nay chuyển
sang làm ngành, nghề khác khiến cho tỷ trọng và lao động trong ngành công
15
nghiệp, dịch vụ tăng dần còn tỷ trọng và lao động trong ngành nông nghiệp ngày
càng giảm đi. Nhiều vấn đề kinh tế- xã hội sẽ nảy sinh, trong đó nóng bỏng nhất là
vấn đề phải làm sao tạo đợc nhiều việc làm nông dân mất đất. Theo nhiều kết quả
nghiên cứu, ở những nơi thu hồi đất thì trung bình mỗi hộ có 1,5 lao động rơi vào
tình trạng không có việc làm và mỗi ha đất nông nghiệp bị thu hồi có tới 13 lao
động mất việc làm. Theo số liệu của Bộ Tài nguyên - Môi trờng, giai đoạn 2000-
2004 diện tích đất nông nghiệp đã đợc chuyển đổi mục đích sử dụng là gần
157.000 ha và có tới 20,41 vạn lao động nông nghiệp phải chuyển đổi nghề
nghiệp, nhiều ngời trong số đó hiện nay cha có việc làm [52, tr. 41, 42]
1.1.2. Tác động của đô thị hoá đối với việc làm cho ngời lao động ở
ngoại thành nói chung (trong đó có ngoại thành Hà Nội)
Việc đô thị hoá tác động trên các mặt sau đây:
1.1.2.1. Tác động đến cung về sức lao động
Cung về lao động biểu hiện khối lợng lao động sống (số lợng, chất lợng

và cơ cấu lao động) tham gia vào thị trờng lao động trong một thời gian nhất
định.
Thông thờng khi nói đến cung về lao động, ngời ta thờng phân biệt rõ
thành hai phạm trù: cung thực tế và cung tiềm năng.
Cung thực tế về lao động: bao gồm tất cả những ngời đủ 15 tuổi trở lên
đang làm việc và những ngời thất nghiệp.
Cung tiềm năng về lao động: bao gồm những ngời đủ 15 tuổi trở lên đang
làm việc, những ngời thất nghiệp, những ngời trong độ tuổi lao động có khả
năng lao động nhng đang đi học, đang làm công việc nội trợ hoặc không có nhu
cầu làm việc.
Cung về lao động phụ thuộc vào quy mô và tốc độ tăng nguồn lao động, sự
biến đối động của cầu về lao động, trình độ giáo dục hớng nghiệp, dạy nghề...
Năm 2004 dân số nớc ta là 82 triệu ngời, số ngời trong độ tuổi lao động là
40.792.571 ngời, chiếm 50% dân số. Trong đó, số lợng lao động đã qua đào tạo
là 22,57% còn số lao động cha qua đào tạo chiếm tới 77,43% [2, tr.8]. Về trình
16
độ văn hoá, đặc biệt là số lợng lao động ở khu vực nông thôn trong độ tuổi lao
động là 30.651.890 ngời, số ngời cha biết chữ là 5,4%, cha tốt nghiệp tiểu học
là 15,91%, đã tốt nghiệp tiểu học là 32,11%, đã tốt nghiệp trung học cơ sở là
34,12% và đã tốt nghiệp phổ thông trung học là 12,46% [2, tr.6]. Qua số liệu
trên, chúng ta có thể thấy đây là một lực lợng lao động đông đảo, nhng nó cũng
là gánh nặng hết sức lớn cho chính quyền của các tỉnh, thành phố. Đặc biệt, là
các tỉnh thuần nông có tỷ lệ lao động trong nông nghiệp cao, bởi vì :
Một là, do tác động của đô thị hoá làm cho diện tích đất bị thu hồi phần lớn
tập trung vào đất nông nghiệp, đất khu đông dân c và vào một số xã nhất là ở ven
các đô thị lớn (khoảng 70-80%), có xã thậm chí phải thu hồi 100% diện tích đất
sản xuất. Do đó, lực lợng lao động trớc đây làm việc trong nông nghiệp thì nay
không có việc làm. Vì thế, làm tăng nguồn cung lao động cho thị trờng. Trong giai
đoạn 2001- 2005, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích đất thu hồi là 1.200 ha đã làm cho
khoảng 8.000 lao động ở khu vực nông nghiệp mất việc; Thành phố Đà Nẵng là

854,4 ha với 20.000 lao động bị mất việc [52, tr. 42].
Trong thời gian 13 năm, từ năm 1990 đến năm 2003 Nhà nớc ta đã thu hồi
697.410 ha đất phục vụ cho việc xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Đặc biệt, ở một số tỉnh có tốc độ đô thị
hoá nhanh là: Lào Cai, Hà Nội, Hải Dơng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hng Yên, Đà
Nẵng, Hà Tây, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Bình
Dơng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Long An, Đồng
Tháp và Cần Thơ. Trong giai đoạn 2001- 2005, các địa phơng này đã thu hồi
44.720 ha mà chủ yếu là đất nông nghiệp [52, tr.31, 32, 33].
Hai là, do quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH,HĐH
theo hớng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và
dịch vụ nên tỷ trọng về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế cũng biến đổi.
Những ngời trớc đây sống dựa vào nguồn thu nhập từ nông nghiệp thì nay
không còn hoặc bị giảm sút về thu nhập . Muốn nuôi sống đợc bản thân phải
tìm việc làm. Cung lao động vì thế cũng tăng lên. Theo thống kê lao động nông
17
nghiệp đã giảm từ 62,6% năm 2000 xuống còn 56,8% năm 2005, trong khi lao
động công nghiệp và xây dựng tăng từ 13,10% lên 17,9% còn lao động dịch vụ
tăng tơng ứng từ 24,30% lên 25.3% . Đô thị hoá thúc đẩy chuyển dịch lao động
nông thôn sang làm các công việc phi nông nghiệp với các hoạt động rất đa
dạng tại các vùng trung tâm, thị trấn, thị tứ, các vùng nông thôn ven các thành
phố, thị xã hình thành thị trờng lao động khá sôi động.
Ba là, khu vực ngoại thành thờng là khu vực có tỷ lệ gia tăng dân số cao,
lực lợng lao động trẻ nhiều, do đó cũng tác động đến cung lao động trên thị tr-
ờng. Một số lợng lớn lao động bớc vào độ tuổi lao động thiếu việc làm đã tham
gia vào thị trờng lao động. Năm 2005, quy mô lực lợng lao động ở khu vực
nông thôn, ngoại thành là 33.313.874 ngời chiếm 75,06%, trong số đó lực lợng
lao động trẻ chiếm tỷ lệ lớn. Đặc biệt, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ từ 15-
24 tuổi chiếm 13,44% và cao gấp 2,5 lần tỷ lệ thất nghiệp chung [2, tr.5].
Bốn là, theo kết quả của cuộc Điều tra lao động và việc làm đợc công bố

ngày 1/7/2005, cho biết tỷ lệ thời gian nhàn rỗi, không có việc làm ở nông thôn
Việt Nam là 19,3%, tơng đơng với khoảng 6,42 triệu lao động [2, tr.13]. Đây cũng
là một tác động không nhỏ có ảnh hởng đến cung lao động.
Cần lu ý rằng, đô thị hoá và di chuyển lao động nông thôn ra thành thị trở
thành xu thế không thể cỡng nổi. Nó có tác dụng giảm sức ép căng thẳng về
việc làm tại các vùng nông thôn và cung ứng lao động cho thị trờng lao động ở
các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu du lịch.
Đây là nguồn cung cấp dồi dào về lao động cho sự phát triển của các khu đô thị.
Nhng ở khía cạnh nào đó, nó cũng trở thành sức ép do lao động giản đơn là chủ
yếu cũng nh sức ép do hệ thống hạ tầng cơ sở không đáp ứng đợc số lợng lao
động gia tăng qúa nhanh. Từ đó dẫn đến tính trạng quá tải, gây biến động lớn về
các vấn đề kinh tế - xã hội của khu vực thành thị. Theo tính toán hàng năm số
lao động từ khu vực nông thôn, ngoại thành chuyển sang thành ngời dân ở khu
vực thành thị tăng giảm khoảng 0,52%, cha kể đến số lao động nhàn rỗi di
chuyển ra khu vực thành thị tìm kiếm việc làm cũng chiếm số lợng không nhỏ.
18
1.1.2.2. Tác động đến cầu sức lao động
Có nhiều quan niệm khác nhau về cầu lao động, nhng theo hai tác giả
Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung trong cuốn Về chính sách giải quyết
việc làm ở Việt Nam thì: Cầu về lao động là khả năng thuê mớn lao động
trên thị trờng lao động.
Cũng có quan niệm phân tích một cách rõ ràng hơn cầu về sức lao động:
là nhu cầu về sức lao động của một quốc gia, một địa phơng một ngành hay
một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, nhu cầu này thể hiện
qua khả năng thuê mớn lao động trên thị trờng lao động. Nh vậy, theo khái
niệm thì đó chính là nhu cầu mà những ngời thuê lao động cần sử dụng một số
lợng nhất định về lao động để kết hợp với t liệu sản xuất đã có.
Theo lý thuyết, cầu về lao động cũng đợc phân chia thành hai loại: cầu
thực tế và cầu tiềm năng.
Cầu thực tế về lao động: là nhu cầu thực tế về lao động cần sử dụng tại

một thời điểm nhất định, thể hiện qua số lợng những chỗ làm việc trống và chỗ
làm viịc mới.
Cầu tiềm năng về lao động: là nhu cầu về lao động cho tổng số chỗ làm
việc có thể có đợc, sau khi đã tính đến các yếu tố ảnh hởng đến khả năng tạo
việc làm trong tơng lai nh vốn, đất đai, t liệu sản xuất, công nghệ và cả những
điều kiện khác nh chính trị, xã hội v.v..
Cầu về lao động bao gồm hai mặt:
Thứ nhất, là cầu về chất lợng lao động.
Thứ hai, là cầu về số lợng lao động.
Xét từ góc độ số lợng, trong điều kiện năng suất lao động không biến
đổi cầu về sức lao động xã hội tỷ lệ thuận với quy mô và tốc độ sản xuất.
Nếu quy mô sản xuất không đổi, cầu về sức lao động tỷ lệ nghịch với năng
suất lao động.
19

×