Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài tập phương pháp nghiên cứu quản trị kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.35 KB, 2 trang )

BÀI TẬP 3 – MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU QTKD
T4.1 Đọc bài “ Chất lượng sống của sinh viên quá…bèo”(trang 6-Bài đọc minh họa) và
trả lời câu hỏi.
(1) Loại nghiên cứu, phân theo:
- Mục đích nghiên cứu: nghiên cứu cơ bản. Nghiên cứu này thông tin về mức sống
của sinh viên.
-

Thuộc tính đo lường của dữ liệu: nghiên cứu định lượng. Các con số % chì rõ
lượng sinh viên đánh giá về chất lượng sống của họ không tốt.

-

Mục tiêu/độ sâu tri thức: nghiên cứu khám phá. Nghiên cứu đưa ra cái nhìn khái
quát về cuộc sống sinh viên, làm tiền đề cho các nghiên cứu về sau, như cải thiện
môi trường sống của sinh viên chẳn hạn.

-

Thời gian khảo sát: nghiên cứu cắt ngang. Kết quả của nghiên cứu này chỉ có ý
nghĩa tại một thời điểm.

-

Tần xuất tiến hành: nghiên cứu đột xuất. Nghiên cứu được thiết kế và triển khai
phù hợp trong tình huống cụ thể là chất lượng sống sinh viên.

(2) Phạm vi:
-

Đối tượng: đời sống sinh viên, những sinh viên này đang học đại học trên địa bàn


thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là có mức sống
cao, nhưng chất lượng sống sinh viên quá thấp, nên tác giả đã khái quát trên
phạm vi cả nước về tình trạng này.

-

Không gian: không gian sống xung quanh sinh viên, sinh viên đang sinh sống tại
Thủ Đức.

(3) Mục tiêu: khảo sát, nghiên cứu, tìm hiểu chất lượng sống của sinh viên đang học đại
học.
(4) Ý nghĩa: cơ sở để tạo điều kiện cải thiện, cho sinh viên có cuộc sống, mơi trường học
tập và làm việc tốt hơn.
(5) Nghiên cứu này phục vụ cho sinh viên. Nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề của sinh
viên (nên các bạn sinh viên nhiệt tình tham gia). Một khi vấn đề được cơ quan có
thẩm quyền chú ý, quan tâm thì cuộc sống của các bạn sẽ tốt hơn.
(6) Cơ sở lý thuyết:
-

Học thuyết về tâm lý học, xã hội học.

-

Phương pháp nghiên cứu: quan sát, phỏng vấn, bảng câu hỏi.

(7) Cơ sở thực tiễn:
-

120 sinh viên sinh sống tại Thủ Đức.


-

Các biểu hiện cụ thể trong đời sống sinh viên: sinh viên cho rằng mơi trường cư
trú của họ có nhiều khói bui, tiếng ồn, ruồi, muỗi,…; giá thuê phòng lại cao,


trong khi ở kí túc xá có chất lượng tốt hơn nhưng không hẵn ai cũng vào được;
giá điện nước cao và tăng thường xuyên; thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm; cơ sở hạ tầng, an ninh không đảm bảo;…
(8) Lý luận được sử dụng: lý luận chính được sử dụng là quy nạp. Sau nhiều khảo sát,
phân tích cuối cùng tác giả đi đến kết luận: “Chất lượng sống sinh viên quá bèo”. Tuy
nhiên, ở mỗi đoạn, mỗi lĩnh vực nghiên cứu, tác giả còn sử dụng lý luận suy diễn.
(9) Đánh giá nghiên cứu:
-

Ý nghĩa: mang tính thực tiễn.

-

Phương pháp: cụ thể, rõ ràng, dễ tiến hành khảo sát.

-

Độ tin cậy và giá trị kết quả: cao.

-

Độ phức tạp: phức tạp, qua nhiều lĩnh vực, yếu tố tham gia mới đi đến kết luận.

(10) Gợi ý đề tài nghiên cứu: giải pháp cải thiên và tạo môi trường sống, học tập tốt hơn

cho sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
T4.2 Sinh viên tự chọn một đề tài, đặt tên và phác thảo đề cương sơ bộ.
Đề tài: “Bạo hành trẻ em – nguyên nhân và giải pháp”.
Đề cương sơ bộ:
1. Cơ sở hình thành vấn đề
Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước. Những mầm non ấy đáng lẽ ra phải được
nâng niu, giáo dục đến nơi đến chốn. Nhưng mấy năm gần đây, một vấn đề đang rất
được quan tâm, đó là nạn bạo hành ở trẻ em – đang diễn ra và ngày một trở nên
nghiêm trọng. Dư luận xã hội và các cơ quan chức năng rất bức xúc và cần có biện
pháp can thiệp tình trạng này.
2. Mục tiêu, phạm vi
-

Mục tiêu: điều tra các nguyên nhân, biểu hiện và tìm ra giải pháp về tình trạng
bạo hành trẻ em.

-

Phạm vi:
o Đối tượng: trẻ em, kể cả nông thôn và thành thị
o Không gian: các gia đình trong một xã (phường), quận (huyện). Nhà trẻ,
trường mẫu giáo cũng cần chú trọng, vì bạo hành xuất hiện ngay cả trong
trường học.
o Phạm vi lý thuyết: tâm lí trẻ em, giáo dục học, xã hội học. Tâm lý cha
mẹ, thầy cơ của trẻ. Có thể họ chịu áp lực từ cuộc sống, gia đình, ghen
tng đố kị,…mà trút giận lên trẻ em.
o Thời gian: khi nạn bạo hành đã lên một hồi chuông cảnh báo.

3. Ý nghĩa: cơ sở đánh giá mức độ bị bạo hành ở trẻ em hiện nay, từ đó có hướng điều
chỉnh cho phù hợp./.




×