Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.36 KB, 2 trang )
PHẦN 1
RỦI RO THIÊN TAI VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA
BẢO HIỂM RỦI RO THIÊN TAI CHO TÀI SẢN CÔNG TẠI VIỆT NAM
1.1. Tình hình thiên tai tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và rủi ro
thiên tại nhiều nhất nhất trên thế giới, thiệt hại do thiên tai gây ra có xu hướng ngày càng
gia tăng. Bản thân biến đổi khí hậu làm gia tăng mối đe dọa khác nhau, như mực nước
biển dâng cao dẫn đến xâm nhập mặn nghiêm trọng, hay lũ lụt, triều cường, bão có xu
hướng dữ dội hơn và khó dự đốn hơn (The Alliance Development Works, 2016); World
Economic Forum, 2016-2022; UNDP, 2022).
Với hai vùng khí hậu nhiện đới và cận nhiệt đới và 3.200 km giáp biển, điều kiện
địa hình bao gồm cả đồi núi và đồng bằng đan xem, các rủi ro thiên tai thảm họa thường
xuyên tác động đến Việt Nam tập trung vào nhóm các rủi ro lụt, bão nhiệt đới, sóng
thần/sóng lớn, và động đất (Andrew Maskrey, 2020). Mùa mưa bão kéo dài từ tháng 5 đến
tháng 11 thường gây ra lũ lụt trên diện rộng, đặc biệt ở các vùng ven biển của cả nước và
đồng bằng sông Cửu Long. Điều này càng trở nên trầm trọng hơn do khai thác gỗ quá mức,
dẫn đến giảm khả năng hấp thụ nước mưa, đặc biệt ở các vùng miền núi nguyên nhân gây
ra lũ lụt cao hơn làm xói lở bờ song, sạt lở đất đá.
Ngoài lũ lụt, bão nhiệt đới là nguyên nhân thường xuyên gây ra thiệt hại về kinh tế
ở Việt Nam. Trung bình hàng năm, Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của 10 đến 12 cơn
bão nhiệt đới với cường độ khác nhau. Bên cạnh đó, do một tỷ lệ đáng kể dân số và tài
sản kinh tế phân bố ở các vùng đồng bằng và ven biển trũng thấp.
Hình 1: Khả năng xảy ra hạn hán theo khu vực ở Việt Nam (1985 - 2015)1
Nguồn: UNDP, 2022
Hình 2: Tầm suất bão theo khu vực tại Việt Nam (1960 - 2017)2
Nguồn: UNDP, 2022
Hiện tượng ấm lên toàn cầu đang gây ra lượng mưa thất thường hơn, bão mạnh hơn
và mực nước biển cao hơn và làm trầm trọng thêm các vấn đề liên quan đến lũ lụt.
1 Viet Nam’s Climate Risk Index by UNDP.
2 Ibid.