Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Chính sách tiền tệ của FED

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.55 KB, 11 trang )

1Chính sách tiền tệ năm 2016:Fed nâng lãi suất lên 0,75%
Ngày 14/12/2016, tại phiên họp cuối cùng trong năm 2016 tổ chức trong hai ngày
13-14/12, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định nâng lãi suất cơ bản thêm
0,25% lên 0,75%. Nguyên nhân cơ bản của động thái này được Fed lập luận là
kinh tế Mỹ liên tục tăng, và đây là lần tăng lãi suất thứ hai kể từ năm 2008, khi Fed
bắt đầu thực hiện chính sách tiền tệ đặc biệt và hạ lãi suất xuống mức thấp nhất
trong lịch sử nhằm ổn định tình hình kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng tài chính
tồn cầu.
Trong thông báo quyết định tăng lãi suất, Fed không đề cập nhiều đến khả năng
Tổng thống mới đắc cử Donald Trump sẽ làm thay đổi triển vọng kinh tế Mỹ. Fed
kỳ vọng, kinh tế sẽ tăng chậm và sẽ thận trọng trong việc tăng lãi suất, mặc dù
phần lớn quan chức Fed kỳ vọng sẽ tiến hành 3 đợt tăng lãi suất trong năm 2017
nếu kinh tế tiếp tục tiến triển tốt.
Quyết định tăng lãi suất lần này thu được sự nhất trí của tất cả 10 thành viên Ủy
ban Thị trường mở liên bang (FOMC), đây là lần đầu tiên Fed đạt được sự thống
nhất cao trong những tháng vừa qua. FOMC nhận định, nền kinh tế Mỹ vẫn cần sự
hỗ trợ và Fed phải duy trì lãi suất ở mức thấp nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
thông qua việc khuyến khích khách hàng vay vốn, mặc dù một số nhà đầu tư có thể
liều lĩnh chấp nhận rủi ro.
Các quan chức Fed nhận định, triển vọng kinh tế Mỹ khơng có nhiều thay đổi so
với dự báo đưa ra hồi tháng 9 vừa qua, và GDP hàng năm của Mỹ sẽ tăng khoảng
2% trong vài năm tới. Fed kỳ vọng, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tiếp tục giảm nhẹ, sau khi
giảm xuống 4,6% trong tháng 11 vừa qua. Trong khi đó, lạm phát dữ kiến sẽ chạm
ngưỡng 2%, một con số được coi là phù hợp với nền kinh tế Mỹ hiện nay và Fed sẽ
có biện pháp thích hợp để duy trì mục tiêu lạm phát 2% này. Tuy nhiên, thị trường
lao động và lạm phát đều cải thiện chậm hơn so với mong đợi của Fed.
Các quan chức FOMC dự báo, Fed sẽ tiếp tục thực hiện lộ trình tăng lãi suất thận
trọng, và lãi suất có thể chạm mức 2,1% vào cuối năm 2018, cao hơn dự báo đưa ra
tại cuộc họp vào tháng 9 vừa qua là đạt 1,9%, nhưng thấp hơn nhiều so với mức lãi
suất 3,3% khi đưa ra lộ trình tăng lãi suất vào cuối năm trước.
Các quan chức Fed, thị trường và các chuyên gia kinh tế đều có chung nhận định


là, cuộc bầu cử tổng thống vừa qua đã gây phức tạp cho Fed khi đưa ra dự báo kinh
tế, do Đảng Cộng hịa sẽ kiểm sốt Nhà Trắng và cả hai nghị viện trong năm tới


đây, dẫn đến những thay đổi đáng kể về chính sách tài khóa sau thời gian kiểm sốt
chặt chẽ. Điều này bắt nguồn từ cam kết của Tổng thống mới đắc cử Donald
Trump, là ơng có ý định theo đuổi chính sách tài khóa nới lỏng thơng qua biện
pháp giảm thuế và mở rộng đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng.
Mặc dù khơng vội tăng lãi suất, nhưng nếu Đảng Cộng hịa thành cơng trong việc
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Fed sẽ rút ngắn lộ trình tăng lãi suất. Càng nới lỏng
các biện pháp tài khóa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lãi suất sẽ tăng nhanh hơn.
Theo lập luận của một số chuyên gia kinh tế, Fed có thể chờ lạm phát chạm
ngưỡng mục tiêu 2% rồi mới quyết định tăng lãi suất, khi nhiều người cịn gặp khó
khăn trong việc tìm kiếm việc làm, tỷ lệ thất nghiệp trong các nhóm các dân tộc
thiểu số còn ở mức khá cao. Lập luận này trái với quan điểm của một số quan chức
Fed khi cho rằng, cần nhanh chóng tăng lãi suất vì đã hết kiên nhẫn và việc duy trì
lãi suất thấp quá lâu có thể sẽ làm tăng rủi ro, nhất là xu hướng đầu cơ trên thị
trường nhà đất.
Tại báo cáo hội nghị sau khi các quan chức FOMC nhất trí tăng lãi suất, Chủ tịch
Fed - Janet Yellen cho rằng, kết quả bầu cử tổng thống với phần thắng thuộc về
ứng viên Đảng Cộng hòa - Donald Trump đã đẩy Fed vào thế bất ổn, làm thay đổi
lập trường của một số nhà tạo lập chính sách.
Theo lịch trình, ơng Trump sẽ nhậm chức tổng thống vào giữa tháng 01/2017, và
một số thành viên của Fed bắt đầu thay đổi quan điểm về chính sách tài khóa nhằm
hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và giảm thất nghiệp, nhưng nâng triển vọng lãi suất dự
kiến Fed sẽ tiến hành ba đợt tăng lãi suất trong năm 2017 thay vì lộ trình hai lần
được đưa ra vào tháng 9 vừa qua.
Tại cuộc họp này, các quan chức Fed đã thảo luận về lộ trình tăng lãi suất từng
bước và duy trì chính sách nới lỏng để cải thiện thị trường lao động. Theo đó, tỷ lệ
thất nghiệp trong năm 2017 sẽ giảm xuống 4,5% và ổn ở mức này trong những

năm sau đó; GDP năm 2017 sẽ tăng 2,1%, cao hơn dự báo cách đây ba tháng là
tăng 2,0%
Các nhà tạo lập chính sách của Fed nhận định, chính sách của ơng Donald Trump
sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, nhưng chính sách cụ thể của chính
phủ mới vẫn chưa rõ ràng. Nhìn chung, Fed khơng thể sớm tăng lãi suất.


Triển vọng kinh tế còn bị ám ảnh về sự cân bằng giữa một bên là những yếu tố cản
trở với một bên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đây là nhận định đã được Fed đưa ra
tại cuộc họp vào đầu tháng 11 vừa qua.
Sau quyết định của Fed, lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn ngắn tăng lên mức cao
nhất trong 5 năm qua và thị trường chứng khoán ghi nhận mức giảm sâu nhất trong
hai tháng qua, USD tăng giá so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt trên thế giới, đẩy giá
dầu giảm trở lại, trong khi vàng lao dốc xuống mức thấp nhất trong hơn một thập
kỷ qua.
Trên thị trường chứng khoán Phố Walls, chỉ số cơng nghiệp Dow Jones đóng cửa
với mức giảm 118,68 điểm (tương đương 0,6%) xuống 19.792,53 điểm, chỉ số S&P
500 giảm 18,44 điểm (tương đương 0,81%) xuống 2.253,28 điểm, chỉ số công nghệ
Nasdaq Composite giảm 27,16 điểm (tương đương 0,5%) xuống 5.436,67 điểm.
Chỉ số USD trong rổ 6 đồng tiền chủ chốt tăng lên mức cao nhất trong gần 14 năm
qua do kỳ vọng về lạm phát và lãi suất sẽ tăng cao. Kết thúc phiên giao dịch ngày
14/12/2016, một euro đổi được 1,0536 USD, một bảng Anh đổi được 1,2563 USD.
Đáng chú ý, USD tăng khá cao so với yên Nhật với một USD đổi được 117,48 yên.
Sau khi tăng lên 53,41 USD/thùng trong phiên giao dịch trước đó (ngày 13/12), giá
dầu WTI giao sau của Mỹ giảm xuống 51,04 USD/thùng, mức giảm sâu nhất kể từ
giữa tháng 7 vừa qua do lo ngại lượng dầu lưu kho của Mỹ sẽ tăng mạnh. Tương
tự, giá dầu thô Brent giảm 53 xuống 54,90 USD/thùng.
Thị trường chứng khoán thế giới đồng loạt giảm, lãi suất trái phiếu giảm sâu khi
các nhà đầu tư tìm cách chuyển tài sản sang USD. Tại châu Âu, thị trường chứng
khoán mở cửa với mức giảm gần 0,3%. Tại châu Á, thị trường chứng khoán Nhật

Bản và Trung Quốc giảm nhẹ, trong khi những thị trường còn lại tại châu Á tăng
khoảng 0,1%, phản ánh xu hướng chuyển dịch của các nhà đầu tư sang thị trường
khu vực này do triển vọng kinh tế lạc quan trong dài hạn.
Nguồn: Bloomberg, NY. Times, WpS. Journal
2. Chính sách tiền tệ năm 2017: Fed tăng lãi suất lên 1,25%
Kết thúc cuộc họp diễn ra trong hai ngày 13-14/6/2017, Cục Dự trữ liên bang Mỹ
(Fed) đã quyết định tăng lãi suất cho vay qua đêm thêm 0,25% lên 1,0-1,25%. Đây
là lần thứ hai trong năm nay, sau đợt tăng lãi suất vào tháng 3 vừa qua, thể hiện


quan điểm đưa chính sách tiền tệ trở lại trạng thái bình thường sau thời gian nới
lỏng quá mức.
Trong bối cảnh lạm phát hiện hành 1,5%, quyết định tăng lãi suất được Chủ tịch
Fed - Janet Yellen lập luận cho rằng, lạm phát tại Mỹ đang ổn định và sẽ tăng dần
lên ngưỡng mục tiêu 2,0% trong giai đoạn trung hạn và Fed sẽ theo dõi chặt chẽ
diễn biến giá cả trong nền kinh tế. Cùng với quyết định tăng lãi suất, Fed sẽ bắt đầu
giảm danh mục các loại giấy tờ có giá trong năm nay xuống 4,2 nghìn tỷ USD.
Trong báo cáo riêng rẽ của Bộ Thương mại Mỹ, doanh số bán lẻ trong tháng 5 vừa
qua giảm 0,3% so với tháng trước do tiêu thụ xe hơi và chi tiêu tùy ý giảm, sau khi
tăng 0,4% trong tháng trước. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 01/2016, trong
khi kỳ vọng tăng 0,1%. So với cùng kỳ năm trước, doanh số bán lẻ tăng 3,8%,
phần nào phản ánh xu hướng giảm giá xăng dầu, ảnh hưởng đến khu vực dịch vụ,
doanh số các mặt hàng điện tử và linh kiện ghi nhận mức suy giảm sâu nhất kể từ
tháng 3/2010. Doanh thu thực phẩm và vật liệu xây dựng không thay đổi, sau khi
tăng 0,6% trong tháng trước. Doanh số bán lẻ tuy giảm trong tháng 5 vừa qua,
nhưng lạm phát thấp sẽ khuyến khích chi tiêu và tăng trưởng kinh tế do chi tiêu
dùng thường chiếm trên 2/3 GDP của Mỹ. Do chi tiêu dùng và tốc độ đầu tư hàng
tồn kho giảm, GDP quý I/2017 chỉ tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tại cuộc họp này, Fed đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2017 lên 2,2%, cao
hơn so với dự báo tăng 2,1% đưa ra trong cuộc họp tháng ba; tỷ lệ thất nghiệp dự

kiến sẽ giảm xuống 4,3 %, thấp hơn dự báo trước đó là giảm xuống 4,5%; chi tiêu
cá nhân dự báo chỉ tăng 1,6 %, thấp hơn so với dự báo tăng 1,9%; lạm phát lõi
(không bao gồm giá lương thực và giá năng lượng) chỉ tăng 1,7%, thấp hơn dự báo
trước đó là tăng 1,9%.
Cũng tại cuộc họp này, tất cả các thành viên Ủy ban Thị trường mở liên bang
(FOMC) đã nhất trí mở rộng Kế hoạch và Ngun tắc Bình thường hóa chính sách
tiền tệ, cụ thể hóa những vấn đề liên quan đến cách tiếp cận mục tiêu giảm dần
lượng trái phiếu kho bạc và trái phiếu của các cơ quan chính phủ khi bảng tổng kết
tài sản của Fed trở lại trạng thái bình thường. Cụ thể là, FOMC có ý định giảm dần
lượng giấy tờ có giá của Fed bằng cách giảm dần nghiệp vụ tái đầu tư vốn nếu
những khoản thanh toán này được chuyển về tài khoản của hệ thống thị trường mở.
Cụ thể là, những khoản thanh toán này sẽ chỉ được tái đầu tư nếu từng bước vượt
năng lực vốn: (i) để thanh toán tiền vốn mà Fed thu được từ trái phiếu kho bạc.
FOMC kỳ vọng, năng lực vốn này bước đầu sẽ đạt 6 tỷ USD/tháng và sau 12 tháng


có thể lên tới 30 tỷ USD/tháng; (ii) để thanh toán tiền vốn mà Fed thu được từ việc
nắm giữ nợ của các cơ quan chính phủ và chứng khốn cầm cố. FOMC kỳ vọng,
năng lực tiền vốn này bước đầu sẽ đạt 4 tỷ USD, và sau 12 tháng có thể lên tới 20
tỷ USD/tháng.
Đà tăng của năng lực vốn này sẽ dừng lại khi đã đạt được mức tối đa, và lượng
chứng khoán do Fed nắm giữ sẽ tiếp tục giảm xuống mức cần thiết, đảm bảo hiệu
quả và hiệu lực của chính sách tiền tệ.
Việc giảm dần lượng chứng khoán do Fed nắm giữ sẽ làm giảm khả năng cung ứng
tiền tệ từ Fed. Tuy nhiên, FOMC kỳ vọng, động thái này tuy giảm lượng tài sản
nắm giữ xuống mức thấp hơn so với những năm gần đây, nhưng vẫn lớn hơn so với
trong thời kỳ trước khủng hoảng. Lượng tài sản này sẽ phản ảnh nhu cầu về cân
đối tài sản trong hệ thống ngân hàng và nâng cao hiệu quả của các quyết định
chính sách tiền tệ trong tương lai. Fed kỳ vọng sẽ nắm được nhu cầu cơ bản về dự
trữ tiền tệ trong quá trình đưa bảng cân đối tài sản trở lại trạng thái bình thường.

FOMC khẳng định, việc thay đổi lãi suất chính sách là cơng cụ chủ yếu để điều
chỉnh lập trường chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, FOMC sẽ chuẩn bị khôi phục lại
các hoạt động tái đầu tư vào những khoản thanh toán chứng khoán do Fed nắm giữ,
nếu những tài sản này bị tổn hao vật chất, qua đó sẽ đảm bảo mục tiêu điều hành
lãi suất. Ngoài ra, FOMC cũng sẽ chuẩn bị sử dụng hàng loạt công cụ khác, kể cả
việc thay đổi quy mô và cơ cấu bảng tổng kết tài sản, nếu điều kiện kinh tế trong
tương lai đảm bảo cho việc thực thi chính sách tiền tệ thích hợp hơn so với kết quả
đạt được từ động thái giảm lãi suất đơn thuần.
Thông tin thu được kể từ sau cuộc họp tháng 5 của FOMC cho thấy, thị trường lao
động tiếp tục cải thiện và các hoạt động kinh tế có dấu hiệu tăng nhẹ so với đầu
năm. Từ đầu năm nay, số lượng việc làm chỉ tăng khiêm tốn, nhưng khá bền vững,
tỷ lệ thất nghiệp giảm dần. Trong những tháng gần đây, chi tiêu của các hộ gia đình
tăng tốc, hoạt động đầu tư vào tài sản cố định tiếp tục mở rộng. So với cùng kỳ
năm trước, lạm phát giảm và thấp hơn ngưỡng mục tiêu 2%, các biện pháp thị
trường để bù đắp lạm phát vẫn ở mức thấp, lạm phát được kỳ vọng ít thay đổi trong
dài hạn, nhưng cân bằng.
Phù hợp với thẩm quyền quy định, FOMC theo đuổi mục tiêu ổn định giá cả và
tăng việc làm cho người lao động. FOMC tiếp tục kỳ vọng, với việc điều chỉnh dần
vị thế của chính sách tiền tệ, hoạt động kinh tế sẽ tăng nhẹ, thị trường lao động tiếp
tục cải thiện. Lạm phát so với cùng kỳ những năm trước sẽ dao động dưới 2%


trong ngắn hạn, nhưng sẽ ổn định quanh ngưỡng mục tiêu 2% trong giai đoạn trung
hạn. Rủi ro kinh tế ngắn hạn về cơ bản là cân bằng, nhưng FOMC sẽ theo dõi chặt
chẽ diễn biến lạm phát.
Từ diễn biến thực tế và triển vọng lạm phát cũng như thị trường lao động, FOMC
quyết định tăng lãi suất cho vay qua đêm thêm 0,25% lên 1,0-1,25%. Lập trường
chính sách tiền tệ vẫn phù hợp, tiếp tục hỗ trợ thị trường lao động và đảm bảo đưa
lạm phát tiến tới mục tiêu 2% do FOMC đề ra.
Để quyết định thời điểm và mức điều chỉnh lãi suất chính sách, FOMC sẽ đánh giá

thực trạng và triển vọng kinh tế theo mục tiêu lạm phát 2% và tăng việc làm lên
mức tối đa. Đánh giá này sẽ được thực hiện dựa trên hàng loạt thông tin, bao gồm
các biện pháp trên thị trường lao động, chỉ số về áp lực lạm phát và kỳ vọng, diễn
biến tài chính và tình hình quốc tế. FOMC kỳ vọng, điều kiện kinh tế sẽ tiến triển
khả quan, đảm bảo thực hiện tăng lãi suất theo lộ trình đề ra. Trong dài hạn, lãi suất
chính sách của Fed sẽ đứng ở mức thấp. Tuy nhiên, quyết định tăng lãi suất sẽ phụ
thuộc vào triển vọng kinh tế, đặc biệt là dữ liệu kinh tế sắp tới.
FOMC đang duy trì chính sách hiện tại về hoạt động tái đầu tư những khoản thanh
toán tiền vốn thu được từ các cơ quan chính phủ và chứng khốn cầm cố và gia hạn
trái phiếu kho bạc đã đến hạn dưới hình thức đấu giá. Trong năm nay, FOMC kỳ
vọng sẽ bắt đầu thực hiện chương trình đưa bảng tổng kết tài sản về trạng thái bình
thường, nếu nền kinh tế tiến triển như kỳ vọng. Chương trình này sẽ giảm dần
lượng chứng khoán do Fed nắm giữ bằng cách giảm dần hoạt động tái đầu tư
những khoản tiền vốn thanh tốn thu được từ những chứng khốn đó, được mơ tả
trong Ngun tắc và Kế hoạch Bình thường hóa chính sách của FOMC.
Sau quyết định của Fed, USD giảm giá xuống mức thấp nhất trong 7 tháng qua, trái
phiếu chính phủ tăng giá, thị trường chứng khốn Phố Wall tăng nhẹ. Giá vàng
giao trong tháng 8 giảm khoảng 0,07% xuống cịn 1.268,6 USD/oz. Đầu phiên, giá
vàng có lúc tăng 1% lên 1.284,6 USD/oz. Giá bạc tăng 1,47% lên 17,108 USD/oz
sau khi chạm đáy gần 1 tháng trong phiên giao dịch trước, giá bạch kim tăng
2,05% lên 942,4 USD/oz.
3. Chính sách tiền tệ năm 2018: Fed hạ lãi suất xuống 1,5-1,75%
Sau hai ngày nhóm họp, ngày 30/10/2019, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiến
hành đợt cắt giảm lãi suất thứ ba trong năm nay nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
trong bối cảnh kinh tế toàn cầu giảm tốc, nhưng phát tín hiệu có thể khơng cắt


giảm thêm lãi suất trong thời gian tới trừ phi kinh tế Mỹ diễn biến theo chiều
hướng xấu.
Phát biểu tại buổi họp báo sau khi Fed tuyên bố giảm lãi suất chính sách thêm

0,25% xuống 1,5-1,75%, Chủ tịch Fed - Jerome Powell cho rằng, chính sách tiền tệ
đang đi đúng hướng, mục tiêu của động thái chính sách lần này là duy trì tính bền
vững của nền kinh tế Mỹ trong bối cảnh kinh tế toàn cầu giảm tốc và ngăn ngừa
những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.
Diễn giải của Chủ tịch Jerome Powell trái ngược với đề nghị của Tổng thống
Donald Trump là Fed cần mạnh tay cắt giảm lãi suất nhằm thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, chứ không dừng lại ở mức tăng trưởng 1,9% trong quý III/2019 - mức tăng
trưởng thấp xa so với kỳ vọng tăng 3% của Tổng thống Donald Trump sau đợt cắt
giảm thuế quy mô lớn tiến hành từ đầu năm 2018. Tuy nhiên, lập trường mới của
Fed cũng đảm bảo khả năng duy trì tính bền vững của nền kinh tế Mỹ vốn đang
trong giai đoạn tăng trưởng cao và dài nhất trong lịch sử.
Chủ tịch Jerome Powell cũng điểm lại những yếu tố được cho là đang gây tác động
tích cực cho nền kinh tế Mỹ và Fed có thể sẽ duy trì chính sách tiền tệ hiện hành
theo hướng tiếp tục khuyến khích chi tiêu dùng và mua sắm nhà cửa, giá tài sản
tăng cao nhưng không quá mức. Do một số rủi ro mới phát sinh trong những tuần
lễ gần đây đã buộc các quan chức Fed phải kịp thời giảm lãi suất.
Chủ tịch Powell nhận định, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang hy vọng sẽ
diễn biến theo chiều hướng tích cực, nguy cơ Brexit cứng đã hạ nhiệt, kinh tế Mỹ
tiếp tục tăng nhẹ, thị trường lao động bền vững, lạm phát được kỳ vọng sẽ tăng trở
lại và tiến sát mục tiêu 2%. Vì thế, diễn biến về các chỉ tiêu vật chất sẽ là căn cứ
duy nhất để Fed cân nhắc điều chỉnh các mức lãi suất chính sách trong thời gian
tới.
Trong tuyên bố cắt giảm lãi suất, Fed đã bỏ qua cụm từ vốn được sử dụng trong
thời gian trước đây là “có hành động thích hợp” để duy trì tăng trưởng kinh tế ngôn ngữ mà Fed thường dùng tại những cuộc họp gần đây nhằm phát tín hiệu về
khả năng giảm lãi suất trong thời gian tới. Thay vào đó, Fed sẽ theo dõi tác động
của thơng tin kinh tế trong thời gian tới đến triển vọng kinh tế Mỹ để đưa ra hướng
đi phù hợp về lãi suất - được cho là khơng quyết đốn như cụm từ “sẽ hành động
phù hợp.”



Cùng ngày 30/10/2019, Bộ Thương mại Mỹ cũng đã đưa ra báo cáo về tình hình
kinh tế quý III/2019 với mức tăng trưởng GDP đạt 1,9%, hoạt động đầu tư suy
giảm, nhưng được bù đắp phần nào nhờ chi tiêu dùng tăng cao và xuất khẩu tăng
trở lại, góp phần trấn an thị trường về nguy cơ suy thoái kinh tế. Mức tăng trưởng
GDP này giảm nhẹ so với kết quả tăng 2% trong quý trước, nhưng cao hơn dự báo
của các chuyên gia kinh tế và một số quan chức Fed là chỉ tăng 1,6%. Tuy nhiên,
hoạt động kinh tế trầm lắng trong những tháng gần đây vẫn là yếu tố cần quan tâm,
chủ yếu là do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã đẩy các mức thuế tăng cao,
kinh tế tồn cầu tăng chậm, khơng đảm bảo để các doanh nghiệp có thể mở rộng
đầu tư dài hạn. Trong bối cảnh đó, lợi nhuận doanh nghiệp trong quý III/2019 đã
giảm nhẹ, mặc dù vẫn lạc quan, và sẽ tiếp tục giảm trong quý IV.
Quyết định cắt giảm lãi suất lần này nhận được sự đồng thuận khá cao, chỉ có hai
quan chức đề nghị tiếp tục duy trì mức lãi suất 1,75-2,0% hiện hành với lập luận
cho rằng, những đợt cắt giảm lãi suất là không cần thiết.
Đợt cắt giảm lãi suất lần này đã đáp ứng mong đợi của các thị trường tài chính,
mặc dù kỳ vọng về khả năng Fed hạ lãi suất đã giảm mạnh trong những tuần lễ gần
đây. Với thơng điệp chính sách và diễn biến kinh tế hiện hành, Fed có thể sẽ tiến
hành thêm một đợt giảm lãi suất trong năm 2020.
Sau quyết định của Fed, thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm. Tại Phố
Wall, chỉ số công nghiệp Dow Jones đóng cửa với mức tăng 0,43% (115,54 điểm)
lên 27.186,96 điểm; chỉ số S&P 500 tăng 0,33% (9,92 điểm) lên 3.046,81 điểm; chỉ
số công nghệ Nasdaq composite tăng 0,33% (27,12 điểm) lên 8.303,98 điểm. Lợi
suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm ổn định quanh mức 1,642%. Trong khi đó, lợi suất trái
phiếu kỳ hạn 10 năm và kỳ hạn 30 năm lần lượt giảm 2,8 điểm xuống 1,807% và
4,3 điểm xuống 2,288%. Trên thị trường hàng hóa, giá dầu WTI giao tháng 12
giảm 48 cents (0,9%) xuống 55,06 USD/thùng, giá dầu Brent giao tháng 12 giảm
98 cents (1,6%) xuống 60,61 USD/thùng, chủ yếu là do sản lượng dầu tại Mỹ tăng
cao; giá vàng giao tháng 12 tăng 0,13% lên 1.490,40 USD/oz.
Nguồn: Fed, Market watch, Reuters, WS. Journal


4. Chính sách tiền tệ năm 2019: Fed không tăng lãi suất trong năm 2019


Sau hai ngày nhóm họp, ngày 20/3/2019, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết
định giữ nguyên mức lãi suất hiện hành, đồng thời cho biết sẽ không tăng lãi suất
trong năm nay.
Tại cuộc họp này, Chủ tịch Fed - Jerom Powell cho biết, Fed sẽ duy trì mức lãi suất
ổn định trong một thời gian do kinh tế tăng chậm và áp lực lạm phát tăng thấp.
Với động thái hạ dự báo tăng trưởng GDP và lạm phát, thị trường lao động kém lạc
quan hơn so với kỳ vọng, các quan chức Fed dự định sẽ duy trì mức lãi suất chính
sách 2,25-2,5% trong năm 2019 hoặc lâu hơn, nhưng có khả năng sẽ tăng nhẹ mức
lãi suất này lên 2,6% vào một thời điểm nào đó trong năm 2020.
Tại cuộc họp này, các quan chức Fed cũng dự kiến sẽ hạn chế tiến độ và quy mô
cắt giảm bảng cân đối tài sản, vốn đã giảm từ 4,5 nghìn tỷ USD từ cuối năm 2017
xuống 4,2 nghìn tỷ USD hiện nay. Theo đó, Fed vẫn duy trì quy mơ chương trình
mua trái phiếu trị giá 50 tỷ USD/tháng cho đến tháng 5/2019, sau đó sẽ giảm dần
và chấm dứt từ tháng 9/2019 kết thúc đòn bẩy thứ hai trong cơng cụ chủ yếu để
thắt chặt chính sách tiền tệ.
Sau ba năm thắt chặt, nhất là 4 đợt tăng lãi suất trong năm 2018, chính sách tiền tệ
của Fed bắt đầu có một số thay đổi cơ bản, bỏ qua những đề án tăng lãi suất trong
năm 2019, đồng thời tạm dừng chương trình mua trái phiếu. Chính sách tiền tệ
cũng thận trọng hơn, thấp hơn so với kế hoạch trước đây. Trong năm 2020, Fed dự
kiến sẽ tăng lãi suất chính sách lên 2,6%, thấp hơn khoảng 1% so với mức trung
bình lịch sử. Đây là tín hiệu cho thấy, kinh tế Mỹ đang bước vào thời kỳ tăng
trưởng chậm.
Về lãi suất, đề án mới của Fed đã ngừng tăng lãi suất trong năm nay, từ dự kiến
tăng hai lần (được đưa ra tại cuộc họp tháng 12/2018). Tuy nhiên, chính sách của
Fed cũng thận trọng hơn do phải đối mặt với những rủi ro kinh tế, khi đa số thành
viên của Fed đều hạ dự báo tăng lãi suất cho đến khi triển vọng lạm phát và việc
làm rõ rệt hơn.

Dự báo tại cuộc họp cho thấy, GDP năm 2019 của Mỹ sẽ chỉ tăng 2,1%, thấp hơn
mức tăng trung bình 3,1% trong năm 2018, có thể buộc chính quyền của Tổng
thống Donald Trump phải tiếp tục tung ra những nỗ lực mới. Trong năm 2019, tỷ lệ
thất nghiệp dự báo ở mức 3,9%, tăng nhẹ so với dự báo cách đây ba tháng; lạm
phát tăng 1,8%, thấp hơn dự báo đưa ra vào tháng 12/2018 là tăng 1,9%.


Rủi ro từ những khó khăn sau khi Vương quốc Anh rời EU, căng thẳng thương mại
Mỹ - Trung Quốc, kinh tế Mỹ tăng chậm. Trong số này, quan hệ thương mại với
Trung Quốc là yếu tố khó định đốn. Bloomberg trích dẫn một số nguồn tin về diễn
biến đàm phán thương mại cho biết, các nhà đàm phán của Mỹ đang lo ngại rằng
Trung Quốc sẽ khơng sẵn lịng đáp ứng các yêu cầu của Mỹ, ngay cả khi Tổng
thống Donald Trump có vẻ lạc quan về khả năng đạt được thỏa thuận.
Nhìn chung, dự báo về các chỉ số kinh tế chủ chốt đều kém lạc quan hơn so với
trước đây. Trong đó, GDP trung bình được dự báo tăng 2,1% trong năm nay, sau đó
giảm xuống mức tăng 1,9% trong năm 2020 và 1,8% trong năm 2021, thấp hơn dự
báo tháng 12/2018 với mức tăng tương ứng 2,3%; 2,0%; và 1,8%. Tỷ lệ thất nghiệp
trung bình được dự báo ở mức 3,7% trong năm 2019; sau đó tăng lên 3,8% vào
năm 2020 và 3,9% vào năm 2021, cao hơn dự báo tháng 12/2018 với mức tăng
tương ứng 3,5%; 3,6%; và 3,8%. Lạm phát cơ bản được dự báo ở mức 1,8% trong
năm 2019; sau tăng lên 2,0% vào năm 2020 và 2,1% vào năm 2021; trong khi dự
báo tháng 12 lần lượt là 1,9%; 2,1%; và 2,1%. Trong dài hạn, GDP được dự báo
tăng trở lại ở mức 1,9%; tỷ lệ thất nghiệp là 4,3%; lạm phát cơ bản 2,0%.
Sau thông báo của Fed, thị trường chứng khốn Mỹ cuối ngày 20/3 đã quay đầu
giảm, xóa nhịa kết quả tăng điểm trước đó, khi các nhà đầu tư lạc quan về khả
năng Fed sẽ có quan điểm và động thái mềm mỏng hơn về chính sách tiền tệ. Chỉ
số công nghiệp Dow Jones giảm 141,71 điểm (0,55%) xuống 25.745,67 điểm; chỉ
số S&P 500 giảm 8,34điểm (0,31%) xuống 2.824,23 điểm. Tuy nhiên, nhờ tăng cao
trong buổi sáng, nên chỉ số công nghệ Nasdaq tăng nhẹ 5,02 điểm (0,065%) lên
7.728,97 điểm. Lợi suất trái phiếu kho bạc cũng quay đầu giảm, lợi suất trái phiếu

kỳ hạn 10 năm giảm xuống 2,532%, chạm đáy 1 năm và là mức thấp nhất kể từ đầu
tháng 01/2019, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm giảm xuống 2,4%.
Tại Phố Wall, chỉ số USD index giảm xuống 89,09 điểm. Trong đó, đồng euro tăng
0,14% lên 1.1427 USD, bảng Anh phục hồi với mức tăng 0,11% lên 1,3211 USD
sau khi Thủ tướng Anh - Theresa May đề nghị Liên minh châu Âu (EU) lùi thời
hạn VQ Anh rời EU đến ngày 30/6/2019. Trái lại, nhân dân tệ giảm mạnh xuống
6,6945 USD do phía Trung Quốc bất ngờ quay lưng với đề những đề xuất của Mỹ
trong quá trình đàm phán thương mại. USD suy yếu đã hỗ trợ vàng tăng giá, trên
sàn giao dịch New York, giá vàng giao ngay tăng 6,4 USD lên 1.312,4 USD/oz; giá
vàng giao sau tăng lên 1.312,80 USD/oz. Tuy nhiên, thông tin không mấy lạc quan
về kinh tế tại Mỹ và trên thế giới đã khiến giá dầu WTI giảm nhẹ xuống 60,17
USD/thùng, giá dầu brent giảm xuống 50,0 USD/thùng.


Nguồn: Fed, Bloomberg, Reuters, WS. Journal



×