Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.32 KB, 2 trang )
PHẦN 2
BẢO HIỂM RỦI RO THIÊN TAI TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC NƯỚC
1.1. Tổng quan về bảo hiểm rủi ro thiên tai cho tài sản công tại các nước
Bảo hiểm rủi ro thiên tai đã được công nhận là công cụ quan trọng phục vụ cho
hoạt động quản lý rủi ro khí hậu, nếu được thực hiện thận trọng, có thể giúp tăng khả
năng phục hồi của các chủ thể được bảo hiểm. Bảo hiểm được là công cụ đối phó với các
rủi ro thiên tai có tần suất xuất hiện thấp nhưng tổn thất mang tính thảm họa (hình 2.1).
Các giải pháp bảo hiểm ngày càng được thử nghiệm và áp dụng tại nhiều quốc gia mà
trước đây họ khơng có kinh nghiệm về bảo hiểm hoặc khơng có thị trường hiện có về bảo
hiểm rủi ro thiên tai. Cộng đồng quốc tế và rất nhiều quốc gia đã và đang nỗ lực tìm kiếm
và triển khai các mơ hình bảo hiểm thiên tai. Các đánh giá về các chương trình này được
thực hiện một cách thường xuyên bởi các tổ chức quốc tế và quốc gia để có được những
mơ hình/biện pháp hiệu quả đáp ứng mục tiêu phục hồi sau thảm họa thiên tai tại mỗi
nước, đặc biệt là các quốc gia đang pháp triển.
Hình 2.1. Đánh giá rủi ro thiên tai tài khóa và các Lựa chọn tài trợ rủi ro
Nguồn: WB (2016) từ Swenja Surminski, Architesh Panda & Peter John Lambert (2019,
trang 4)
Đối với các tài sản công, việc tham gia bảo hiểm rủi ro thiên tai cho các tài sản
này tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Ví dụ, tại rất nhiều nước phát triển, việc tham gia
bảo hiểm cho các tài sản công thường không tồn tại ở cấp quốc gia (tại một nước như
Mỹ, Canada, Úc điều này có xảy ra tại cấp bang). Tại Thụy Điển, tham gia bảo hiểm cho
tài sản công là bất hợp pháp (Joanne Linnerooth-Bayer & Reinhard Mechler, 2008). Lý
giải cho tình huống này tại các nước giàu/phát triển có hai lý do: thứ nhất, chính phủ
khơng phải là chủ thể lo sợ rủi ro (risk averse) như các cá nhân, rủi ro đã được phân tán
cho các công dân thông qua thuế; thứ hai, tồn thất do rủi ro thảm họa của chính phủ sẽ là
tương đối nhỏ khi chính phủ sở hữu danh mục đầu tư lớn và có sự danh mục đa dạng các
tài sản độc lập.
Ngược lại, các nước nhỏ, các nước đang phát triển và có nguy cơ rủi ro thiên tai
cao thường có sự hạn chế và quá tải về hệ thống thuế, ngoài ra tổn thất đối với cơ sở hạ
tầng do thiên tai thường là tổn thất lớn so với khả năng của chính phủ. Chính vì vậy bảo