Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.78 KB, 2 trang )
- Nhà, cơng trình thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp tại địa bàn
thường xuyên xảy ra bão, lụt;
- Tài sản kết cấu hạ tầng tại địa bàn thường xuyên xảy ra bão, lũ, lụt.
Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục tài sản cụ
thể phải mua bảo hiểm cho rủi ro bão, lũ, lụt và lộ trình thực hiện.
Đối với các trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại khoản 2 Điều 135,
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quyết định việc mua bảo hiểm
căn cứ vào thực trạng sử dụng tài sản và nguy cơ chịu rủi ro do thiên tai gây ra đối với tài
sản công.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định việc mua bảo hiểm tập trung cho các tài sản công thuộc phạm vi quản lý của
đơn vị.
1.1.1. Thực trạng tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai cho tài sản cơng tại Việt
Nam
Có thể thấy Việt Nam đã có những cam kết quan trọng trong việc giảm thiểu tác
động của biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai. Tài trợ cho rủi ro thiên tai đã được thừa
nhận là cơng cụ tiềm năng trong cả Luật Phịng chống thiên tai năm 2013 và “Kế hoạch
hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững”. Tuy
nhiên, bảo hiểm rủi ro thiên tai nói chung và rủi ro thiên tai đối với tài sản cơng nói riêng
vẫn cịn một chặng đường phía trước.
Các ngân hàng/tổ chức phát triển đa phương, bao gồm Ngân hàng Phát triển Châu
Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), UNDP cũng như các cơ quan song phương như
KFW hiện đang tích cực thúc đẩy áp dụng tài trợ rủi ro ở Việt Nam. Ngân hàng Thế giới,
UNDP đang triển khai các dự án hỗ trợ Chính phủ Việt Nam củng cố cơ sở pháp luật và
xây dựng hệ thống kiểm kê tài sản công. ADB thực hiện các nghiên cứu và tham vấn để
thí điểm các chiến lược tài trợ rủi ro thiên tai ở Huế và Cần Thơ. Tuy nhiên các hoạt động
này mới ở bước đầu và chưa có kết quả đánh giá chính thức.
Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm (ISA) của Bộ Tài chính (MOF) đang trong quá
trình soạn thảo các quy định về bảo hiểm thiên tai theo Luật phòng chống thiên tai năm
2013, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 đã được Quốc hội thơng qua trong đó một số
loại hình bảo hiểm như bảo hiểm vi mô được đưa vào Luật, bảo hiểm nông nghiệp kết