Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

THUYẾT MINH DỰ ÁN KINH DOANH TAXI HÀ TIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 18 trang )

CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HÀ TIÊN
----------

DỰ ÁN ĐẦU TƯ

KINH DOANH TAXI HÀ TIÊN
ĐỊA ĐIỂM

: KHU PHỐ 3, PHƯỜNG PHÁO ĐÀI, THỊ XÃ HÀ TIÊN,
TỈNH KIÊN GIANG

CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HOA LƯ

NAÊM 2011


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN ............................................................... 2
1.1. Thông tin chung về dự án ............................................................................................ 2
1.2. Giới thiệu địa điểm đầu tư dự án .................................................................................. 2
1.2.1.
Tỉnh Kiên Giang .................................................................................................. 2
1.2.2.
Thị xã Hà Tiên ..................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2. SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ DỰ ÁN .................................... 5
2.1. Cơ sở pháp lý lập dự án: .............................................................................................. 5
2.2. Sự cần thiết đầu tư dự án ............................................................................................. 6
2.2.1.
Nhu cầu di chuyển bằng taxi trên địa bàn thị xã Hà Tiên ...................................... 6
2.2.2.
Mục tiêu của Dự án .............................................................................................. 6


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ............................................................ 7
3.1. Phương án kinh doanh ................................................................................................. 7
3.1.1.
Ban giám đốc điều hành: .................................................................................... 11
3.1.2.
Bộ phận kinh doanh, kế tốn: ............................................................................ 11
3.2. Giải pháp phịng cháy, chữa cháy .............................................................................. 11
3.3. Kế hoạch sửa chữa, bảo trì xe và các phương tiện phục vụ kinh doanh....................... 12
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MƠI TRƯỜNG .................. 13
4.1. Các vấn đề mơi trường tiềm tàng của dự án ............................................................... 13
4.2. Các quy chế về mơi trường ........................................................................................ 13
4.3. Nguồn gây ơ nhiễm khơng khí ................................................................................... 13
4.4. Sự cố trong quá trình hoạt động của dự án ................................................................. 13
4.5. Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người ........................................................................... 13
4.6. Các biện pháp giảm trừ ô nhiễm ................................................................................ 13
CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN ..................... 15
5.1. Hiệu quả xã hội của dự án.......................................................................................... 15
5.2. Hiệu quả kinh doanh của dự án .................................................................................. 15
5.2.1.
Doanh thu của dự án .......................................................................................... 15
5.2.2.
Căn cứ tính tốn hiệu quả tài chính dự án ........................................................... 15
5.2.3.
Hiệu quả kinh doanh của dự án .......................................................................... 16

1/17


CHƯƠNG 1.


GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN

1.1. Thông tin chung về dự án
Tên dự án: Dự án kinh doanh Taxi Hà Tiên.
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Hà Tiên
Quy mô dự án:
Cho đến nay, taxi Hà Tiên đã đi vào hoạt động được 1 năm, dưới sự quản lý
của công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Hà Tiên.
Hiện tại Taxi Hà Tiên hoạt động với 10 xe. Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển
Hà Tiên đã đầu tư các hạng mục như văn phịng điều hành, hệ thống trạm thu phát
sóng, xưởng sửa chữa và bảo dưỡng xe, bãi đỗ xe.
Nắm bắt được nhu cầu đi lại bằng taxi của người dân địa phương và qua
nghiên cứu, phân tích thị trường. Cơng ty quyết định đầu tư mở rộng thêm 10 xe
taxi, hoạt động trên hệ thống điều hành đã có sẵn.
Nguồn vốn đầu tư dự án: Vốn đầu tư cho dự án chỉ tính trên nhu cầu vốn đầu tư
mua mới 10 xe taxi 7 chỗ. Tỷ lệ vốn đầu tư như sau:
 Vốn Chủ sở hữu: 30%
 Vốn vay Ngân hang: 70%
1.2. Giới thiệu địa điểm đầu tư dự án
Dự án taxi Hà Tiên được đầu tư và hoạt động tại thị xã Hà Tiên và các vùng
lân cận. Trụ sở tổng đài đặt tại Khu phố 3, phường Pháo Đài, thị xã Hà Tiên, tỉnh
Kiên Giang; số lượng nhân viên điều hành làm việc tại văn phòng: 10 nhân viên.
1.2.1. Tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sơng Cửu Long - phía Tây Nam của
Tổ quốc: phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và
Bạc Liêu; phía Đơng và Đơng Nam giáp tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh
Hậu Giang; phía Tây giáp Vịnh Thái Lan.
Vị trí địa lý của Kiên Giang có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội
tổng hợp, là cửa ngõ hướng ra biển Tây của tỉnh cũng như của vùng đồng bằng
sông Cửu Long, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, đảo và giao lưu

với các nước trong khu vực và quốc tế với các ngành mũi nhọn như du lịch, thương
mại, dịch vụ công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản…
Kiên Giang có tổng diện tích tự nhiên 6.346,27 km2, dân tộc chủ yếu là người
Kinh, Khmer, Hoa. Dân số của tỉnh phân bố không đều, thường tập trung ở ven
trục lộ giao thơng, kênh rạch, sơng ngịi và một số đảo, quy mô dân số đến năm
2010 khoảng 1,8 triệu người.
Tiềm năng du lịch: Kiên Giang có nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử nổi
tiếng như: Hịn Chơng, Hịn Trẹm, Hịn Phụ Tử, núi Mo So, bãi biển Mũi
Nai,Thạch Động, Lăng Mạc Cửu, Đơng Hồ, Hịn Đất, rừng U Minh, đảo Phú
Quốc… Để khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch, Kiên Giang đã xây
dựng 4 vùng du lịch trọng điểm như:
2/17


* Phú Quốc: có địa hình độc đáo gồm dãy núi nối liền chạy từ Bắc xuống
Nam đảo, có rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú, có nhiều bãi tắm
đẹp như Bãi Trường (dài 20 km), Bãi Cửa Lấp – Bà Kèo, Bãi Sao, Bãi Đại, Bãi
Hòn Thơm... và xung quanh cịn có 26 đảo lớn nhỏ khác nhau. Theo chủ trương
của Chính phủ đảo Phú Quốc được xây dựng thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng
quốc tế chất lượng cao. Phú Quốc và hai quần đảo An Thới, Thổ Châu là vùng lý
tưởng cho việc phát triển du lịch biển đảo như: tham quan, cấm trại, tắm biển, nghỉ
dưỡng, du lịch sinh thái, các lọai hình thể thao nước. Phú Quốc có truyền thống
văn hóa lâu đời và nhiều đặc sản nổi tiếng, như: nước mắm phú Quốc, hồ tiêu,
ngọc trai, rượu sim, cá trích, nấm tràm... Chính từ sự phong phú, đa dạng của Phú
Quốc, hàng năm khách du lịch đến Phú Quốc tăng nhanh, năm 2008 đã thu hút trên
200.000 lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế trên 55.000 lượt.
* Vùng Hà Tiên – Kiên Lương: Nhiều thắng cảnh biển, núi non của Hà Tiên
– Kiên Lương như: Mũi Nai, Thạch Động, núi Tơ Châu, núi Đá Dựng, đầm Đơng
Hồ, di tích lịch sử văn hố núi Bình San, chùa Hang, hịn Phụ Tử, bãi Dương, núi
MoSo, hòn Trẹm, quần đảo Hải Tặc và đảo Bà Lụa rất thích hợp cho phát triển du

lịch tham quan thắng cảnh, nghỉ dưỡng. Những thắng cảnh như núi Tô Châu, đầm
Đông Hồ, sông Giang Thành, khu du lịch Núi Đèn đang được đưa vào khai thác du
lịch chính thức. Hà Tiên có truyền thống lịch sử văn hóa, văn học - nghệ thuật, với
những lễ hội cổ truyền như Tết Nguyên tiêu, kỷ niệm ngày thành lập Tao đàn
Chiêu Anh Các, lễ giỗ Mạc Cửu, chùa Phù Dung, đình Thành Hồng… Hiện nay,
Kiên Giang đã có tour du lịch đến nước bạn Campuchia qua đường cửa khẩu Quốc
tế Hà Tiên. Đây là cánh cửa mở ra để vùng Kiên Lương - Hà Tiên nối liền với các
nước Đông Nam Á; đồng thời mở tuyến du lịch xuyên ba nước, từ Phú Quốc đến
Shianouk Ville (Campuchia) và tỉnh Chanthaburi (Thái Lan) bằng đường biển và
đường bộ.
* Thành phố Rạch Giá và vùng phụ cận: Thành phố Rạch Giá là trung tâm
hành chính của tỉnh Kiên Giang, có bờ biển dài 7 km, giao thơng thủy, bộ và hàng
khơng rất thuận tiện. Rạch Giá có cơ sở hạ tầng tốt, nhiều di tích lịch sử văn hóa, là
điểm dừng chân để đi tiếp đến Hà Tiên, Phú Quốc và các vùng khác trong tỉnh. Do
đó, có lợi thế trong phát triển các dịch vụ như: lưu trú, ăn uống, các dịch vụ vui
chơi giải trí về đêm; có 2 hệ thống siêu thị quy mơ lớn đảm bảo nhu cầu mua sắm
của người dân thành phố và du khách (siêu thị Citimart khu lấn biển và siêu thị
Co.op Mart Rạch Sỏi). Thành phố Rạch Giá là nơi đầu tiên ở Việt Nam tiến hành
việc lấn biển để xây dựng đô thị mới. Khu lấn biển mở rộng thành phố thành một
trong những khu đô thị mới lớn nhất vùng Tây Nam bộ. Hiện tại thành phố đang và
chuẩn bị đầu tư nhiều cơng trình quan trọng như: khu đô thị mới Vĩnh Hiệp, khu
đô thị phức hợp lấn biển, 2 cầu nối liền khu lấn biển và khu 16 ha, cầu Lạc Hồng....
Một số khu vực phụ cận của Rạch Giá như huyện đảo Kiên Hải, Hòn Đất, U Minh
Thượng cũng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Kiên Hải đang khai thác các
tour khám phá biển đảo đi - về trong ngày. Đây là vùng thắng cảnh biển - đảo với
đặc thù nghề truyền thống đi biển, làm nước mắm, chế biến hải sản, tạo thành nét
sinh hoạt văn hóa riêng biệt. Khu du lịch Hịn Đất đang hồn chỉnh và hồn thiện
những cơng trình văn hóa tại khu mộ Anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng (chị Sứ), xây
dựng khu trưng bày một số hiện vật chứng tích chiến tranh tại khu phát sóng truyền
hình của tỉnh trên đỉnh Hịn Me…

3/17


* Vùng U Minh Thượng: Với đặc thù sinh thái rừng tràm ngập nước trên đất
than bùn, Vườn Quốc gia U Minh Thượng – khu căn cứ địa cách mạng, khu dự trữ
sinh quyển thế giới, đã mở cửa phục vụ khách tham quan du lịch sinh thái. Khu du
lịch Vườn Quốc gia U Minh Thượng phục vụ khách tham quan du lịch sinh thái kết
hợp với tìm hiểu văn hóa nhân văn sơng nước vùng bán đảo Cà Mau và du lịch
nghiên cứu di chỉ khảo cổ Ốc Eo – Phù Nam (Cạnh Đền, Nền Vua, Kè Một). Quần
thể di tích căn cứ địa cách mạng U Minh Thượng với di tích Ngã Ba Cây Bàng,
Ngã Ba Tàu, Thứ Mười Một, Rừng tràm Ban Biện Phú, khu tập kết 200 ngày kinh
xáng Chắc Băng, là điểm thu hút du khách tìm hiểu lịch sử cách mạng… đồng thời,
tỉnh vừa khởi cơng xây dựng một số cơng trình theo Đề án phục dựng Khu căn cứ
Tỉnh uỷ trong kháng chiến tại huyện Vĩnh Thuận.
Ngoài 4 vùng du lịch trọng điểm, Kiên Giang hiện có khu Dự trữ sinh quyển
với diện tích hơn 1,1 triệu ha. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang chứa đựng sự
phong phú, đa dạng và đặc sắc về cảnh quan và hệ sinh thái, có giá trị lớn về mặt
nghiên cứu, cũng như du lịch. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang trùm lên địa phận
các huyện Phú Quốc, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Kiên Lương và
Kiên Hải, gồm 3 vùng lõi thuộc Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Vườn Quốc gia
Phú Quốc và rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương, Kiên Hải.
1.2.2. Thị xã Hà Tiên
Hà Tiên là thị xã mới thuộc đất liền cực Bắc của tỉnh Kiên Giang, là nơi tập
trung nhiều tiềm năng kinh tế, du lịch của tỉnh. Nơi đây có nhiều danh lam thắng
cảnh đẹp nổi tiếng.
Thị xã Hà Tiên cịn là nơi có bề dày lịch sử, hội tụ tinh hoa của 3 nền văn hoá
Việt, Khmer và Hoa, do vậy đây là vùng đất có một bản sắc văn hoá rất đặc thù và
đa dạng, điều này làm cho Hà Tiên ln có sức thu hút khách du lịch.
Về vị trí, Hà Tiên là khu kinh tế mở nên cửa khẩu nằm ở phía Tây Nam của
đất nước, trong vùng tứ giác Long Xuyên, có đường biên giới với Campuchia cả

trên đất liền và biển, cách tỉnh Campốt của Campuchia 60km và cảng Kép của
thành phố Kép 20km, rất thuận lợi trong việc phát triển kinh tế cửa khẩu với
Campuchia, tạo mối quan hệ với Thái Lan qua mạng lưới đường thuỷ, hàng không:
cách Bãi Thơ - đảo Phú Quốc 40km, cách khu công nghiệp Kiên Lương – Ban Hịn
– Hịn Chơng 25km, cách thị xã Rạch Giá và thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang xấp xỉ
100km. Điều kiện này làm cho Hà Tiên có vị trí đặc biệt quan trọng trong vùng
tam giác phát triển du lịch trọng điểm của quốc gia: Phú Quốc – Rạch Giá – Hà
Tiên
Ngồi ra, Hà Tiên cịn là cửa ngõ ra biển của một số tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long đến một số nước trong khu vực. Từ đó, Kiên Giang nói chung và Hà Tiên nói
riêng rất thuận lợi trong việc phát triển nội địa và kinh tế hướng ngoại.

4/17


CHƯƠNG 2.

SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ DỰ ÁN

2.1. Cơ sở pháp lý lập dự án:
- Căn cứ Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
- Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 về hướng dẫn chi tiết và thi hành
một số điều của Luật Đầu tư.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính Phủ Nước
Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về việc quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính Phủ Nước
Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về

việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường.
- Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 quy định về cấp phép thăm dò,
khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Thông tư số 05/2006/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ
sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài
Nguyên Và Môi Trường về việc hướng dẫn thực hiện nghị định số
149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp
phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Thông tư 07/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
ngày 03/07/2007 về việc hướng dẫn phân loại qui định danh mục cơ sở gây ô
nhiễm môi trường phải xử lý.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT, ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về
môi trường.
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại.
- Căn cứ một số văn bản mà Chủ đầu tư sau khi trình các sở ban ngành chủ trương
đầu tư sẽ được cập nhật vào hồ sơ dự án.

5/17


2.2. Sự cần thiết đầu tư dự án
2.2.1. Nhu cầu di chuyển bằng taxi trên địa bàn thị xã Hà Tiên

 Kiên Giang là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, với nhiều địa danh du lịch nổi
tiếng như: Thắng cảnh Hà Tiên, núi Ngũ Hổ và Đông Hồ, lăng họ Mạc, Đảo Phú
Quốc, thắng cảnh Hòn Tre, Suối Tranh, Thạch Động, Hịn Phụ Tử,… Khơng
những thế Hà Tiên cịn là cửa ngõ giao thương với nước bạn Campuchia qua cửa
khẩu Xà Xía.
 Khơng những thế, Hà Tiên cịn nằm trong khu vực trọng điểm du lịch vùng
tứ giác Long Xuyên với nhiều lễ hội nổi tiếng như tết nguyên tiêu, kỷ niệm thành
lập Tao Đàn Chiêu Anh Các, chùa Phù Dung, đình Thành Hồng, Chùa Bà (Châu
Đốc)…
 Chính những điều kiện thuận lợi này đã thu hút được một lượng du khách
lớn đến với Hà Tiên. Đi đôi với việc thu hút lượng khách là việc tăng nhu cầu đi lại
tham quan. Đây là cơ hội tiềm năng cho việc phát triển kinh doanh phương tiện di
chuyển đường bộ trên địa bàn khu vực và các vùng lân cận.
 Nắm bắt được nhu cầu của người dân và cơ hội phát triển mở rộng thị
trường kinh doanh, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Hà Tiên đã tiến hành đầu tư
mở rộng hệ thống kinh doanh taxi trên địa bàn.
2.2.2. Mục tiêu của Dự án
- Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của người dân và du khách trong địa bàn
thị xã Hà Tiên đồng thời nắm bắt được chủ trương, định hướng của nhà nước về
phát triển phương tiện vận tải công cộng. Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Hà
Tiên quyết định đầu tư mở rộng hệ thống kinh doanh taxi Hà Tiên đã và đang hoạt
động tại thị xã Hà Tiên.

6/17


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
3.1. Phương án mua xe
Xe được mua từ các cơ sở kinh doanh xe theo hợp đồng mua bán của bên mua
và bên bán theo đúng quy định của Pháp Luật. Các điều kiện thanh toán, điều kiện

giao nhận xe, thời gian – địa điểm giao nhận xe, chế độ bảo hành, bảo dưỡng xe;
trách nhiệm của mỗi bên được quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán xe.
Theo tham khảo giá của đơn vị bán xe, dự kiến vốn đầu tư mua xe mới như
sau:
 Đơn giá (theo niêm yết của toyota Việt Nam 1/03/2011):715.000.000
VNĐ/xe
 Số lượng xe: 10 xe
 Giảm giá: 200.000.000 VNĐ
 Tổng giá bán: 6.950.000.000 VNĐ
 Các khoản chi phí để đưa xe vào hoạt động: Dự trù bằng chi phí đưa xe
vào hoạt động của các xe đang hoạt động: 63.000.000 VNĐ/xe
 Tổng vốn đầu tư mua mới 10 xe taxi:
6.950.000.000 + 10 x 63.000.000 = 7.580.000.000 VNĐ
3.2. Phương án kinh doanh
Trước khi tiến hành hoạt động, cơng ty phải lên phương án kinh doanh trình
cơ quan quản lý nhà nước duyệt. Phương án kinh doanh của Taxi Hà Tiên được kê
khai như sau:
Kê khai danh sách các phương tiện dùng cho hoạt động kinh doanh taxi, danh
sách phải đầy đủ thông tin phương tiện như: Biển số xe, loại xe, nhãn hiệu, số chỗ
ngồi, năm sản xuất của xe, đặc điểm màu sơn, đặc điểm vị trí gắn hộp đèn, nội
dung phía ngồi xe....
Đặc điểm của Taxi Hà Tiên:
Đặc điểm và vị trí gắn hộp đèn taxi: Hộp đèn có chữ “TAXI” bằng chữ in
hoa, nhìn rõ cả phía trước và phía sau. Hộp đèn được gắn trên nóc xe, được bật
sáng đồng thời với hệ thống đèn chiếu sáng của xe.
Nội dung ghi phía ngồi xe: phía ngồi thành xe có tên, số điện thoại của
doanh nghiệp, biểu trưng logo của doanh nghiệp, số thứ tự xe taxi (theo số thứ tự
của doanh nghiệp quản lý)
Đồng hồ tính tiền:
Đồng hồ tính tiền được tính bằng tiền Việt Nam (VNĐ), đơn giá trên số ki lô

mét lăn bánh.
Trung tâm điều hành:
Địa chỉ trung tâm điều hành: khu phố 3, phường Pháo Đài, thị xã Hà Tiên,
tỉnh Kiên Giang.
Số lượng nhân viên điều hành: 10 người
Điểm tập kết và bãi đậu xe:

7/17


Các địa điểm tập kết taxi của doanh nghiệp: khu phố 3, phường Pháo Đài, thị
xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa: khu phố 3, phường Pháo Đài, thị xã Hà
Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Kê khai giá cước taxi:
Doanh nghiệp căn cứ vào các yếu tố chi phí cấu thành giá cước; giá cước hiện
hành của các doanh nghiệp đã và đang tham gia hoạt động vận tải hành khách bằng
taxi trên địa bản tỉnh và các tỉnh lân cận để tính giá.
Trước khi có sự thay đổi, điều chỉnh về giá, doanh nghiệp sẽ thông báo tới cơ
quan quản lý. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký giá cước với Cục thuế địa
phương và chịu trách nhiệm nộp thuế theo quy định của nhà nước.
Phương án tính cước được kê khai như sau:

8/17


BẢNG GIÁ CƯỚC TAXI
STT
I


1

2

II

1

2

LOẠI XE
Loại xe 4 chỗ
- Giá mở cửa (km đầu tiên)
- Km thứ 2 đến km thứ 30
- Từ km thứ 31 trở đi
Đi đường 2 chiều trong ngày (cự ly cả đi và về
>60km)
- Chiều đi tính theo giá cước 1 chiều
- Chiều về được giảm giá 60%
- Miễn phí tiền chờ đợi nếu cự ly cả đi và về
>200km
Đi thuê bao nhiều ngày
- Cự ly <200 km/ngày
- Cự ly >200 km/ngày
- Tiền lưu xe qua đêm
Loại xe 7 chỗ
- Giá mở cửa (km đầu tiên)
- Km thứ 2 đến km thứ 30
- Từ km thứ 31 trở đi
Đi đường 2 chiều trong ngày (cự ly cả đi và về

>60km)
- Chiều đi tính theo giá cước 1 chiều
- Chiều về được giảm giá 60%
- Miễn phí tiền chờ đợi nếu cự ly cả đi và về
>200km
Đi thuê bao nhiều ngày
- Cự ly <200 km/ngày
- Cự ly >200 km/ngày
- Tiền lưu xe qua đêm

ĐVT
Đồng
Đồng/km
Đồng/km

ĐƠN GIÁ
10,000
13,500
10,000

Đồng/km

Đồng/ngày
Đồng/km
Đồng/đêm
Đồng
Đồng/km
Đồng/km

1,180,000

5,500
150,000
10,000
13,500
10,000

Đồng/km

Đồng/ngày
Đồng/km
Đồng/đêm

1,300,000
6,000
150,000

Các quy định đối với lái xe:
Các tiêu chuẩn tuyển dụng lái xe:
 Có giấy phép lái xe hạng B2;
 Có sức khỏe tốt;
 Có lý lịch rõ ràng, có chính quyền địa phương xác nhận;
 Có hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Các quy định đối với lái xe:
 Có thái độ phục vụ hành khách tận tình, chu đáo, văn minh, lịch sự;
 Khơng có hành vi gian lận cước taxi với khách hàng.
 Nghiêm túc thực hiện các quy định, quy chế về hoạt động kinh doanh taxi của
công ty đề ra.
Các quyền lợi của lái xe:
Lái xe được ăn chia theo doanh thu, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, doanh
nghiệp có đầy đủ các chế độ theo Luật Lao động.

9/17


Sẽ bố trí 2 lái xe/ 1 xe taxi để đảm bảo khơng có xe phải chờ vì khơng có lái xe,
cũng để đảm bảo cho lái xe có thời gian nghỉ ngơi.

10/17


Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bộ máy quản lý
BAN GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH

PHỊNG KINH DOANH

BỘ PHẬN
TỔNG ĐÀI

PHỊNG KẾ TỐN,
THỦ QUỸ

BỘ PHẬN
KINH DOANH

3.2.1. Ban giám đốc điều hành:
-

Giám đốc điều hành do người có chức vụ cao nhất trong cơng ty bổ nhiệm, có
trách nhiệm điều hành tồn bộ hoạt động kinh doanh của dự án và chịu trách
nhiệm về hiệu quả hoạt động.


3.2.2. Bộ phận kinh doanh, kế tốn:
+ Phịng kinh doanh: Chịu trách nhiệm tiếp thị, đề xuất phương án kinh doanh
trong từng thời kỳ luôn đảm bảo yêu cầu đầu ra của sản phẩm, quảng cáo tiếp
thị sản phẩm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Chịu trách nhiệm tiếp xúc
khách hàng, thương thảo hợp đồng.
+ Bộ phận tổng đài: Theo dõi tình trạng taxi đang có khách hay không thông qua
hệ thống tổng đài theo dõi trung tâm để có kế hoạch điều hành lái xe đến các
địa điểm hành khách yêu cầu; Tiếp nhận các phản ánh từ khách hàng, báo cáo
lên Ban giám đốc điều hành để có kế hoạch điều tiết phù hợp.
+ Phịng kế tốn – thủ quỹ: phụ trách cơng tác sổ sách chứng từ kế toán đảm bảo
đúng quy định của pháp luật, đồng thời tham mưu cho Ban giám đốc về tình
hình tài chính để có những quyết định hợp lý nhằm làm tăng hiệu quả hoạt động
tài chính của dự án.
Toàn bộ Bộ máy điều hành được làm việc tại văn phịng điều hành, tạo mơi
trường làm việc chuyên nghiệp, tiện nghi cho cán bộ công nhân viên, với đầy đủ
các phòng chức năng chuyên trách được làm việc riêng biệt.
3.3. Giải pháp phòng cháy, chữa cháy
Trong quá trình đưa đự án vào khai thác, hoạt động, phải đảm bảo cơng tác
phịng cháy chữa cháy theo quy định.
Văn phòng điều hành được trang bị đầy đủ các thiết bị chữa cháy như bình cứu
hỏa, dây ống cứu hỏa,... ngoài ra, các biển tiêu lệnh PCCC được gắn trong văn
phịng điều hành, đề phịng khi có sự cố cháy nổ thì có biện pháp cứu chữa tức
thời.
11/17


Phát hiện kịp thời sự cố về cháy nổ, và có lực lượng chuyên nghiệp đến ứng
cứu và sửa chữa kịp thời tại chỗ.
Phải kiểm tra định kỳ các xe theo quy định của nhà sản xuất.

3.4. Kế hoạch sửa chữa, bảo trì xe và các phương tiện phục vụ kinh doanh.
Doanh nghiệp phải lên kế hoạch bảo trì phương tiện để đảm bảo các phương
tiện hoạt động được lâu dài và an tồn.
Đồng hồ tính tiền và đồng hồ đo ki lô mét phải được kiểm định theo đúng
định kỳ đảm bảo tính chính xác của thiết bị.

12/17


CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
ĐẾN MÔI TRƯỜNG
4.1. Các vấn đề môi trường tiềm tàng của dự án
Hiện nay, môi trường là một vấn đề quan trọng và thiết yếu, ln được đưa ra
trong q trình quy hoạch xây dựng. Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2009
do Bộ tài nguyên và môi trường công bố ngày 1/6/2010, Việt Nam đang phải đối
mặt với nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường, nếu không được giải quyết
tốt sẽ gây ra thảm họa về môi trường và biến đổi khí hậu, tác động nghiêm trọng
đến đời sống, sức khỏe cộng đồng hiện tại và tương lai, phá hỏng những thành tựu
cơng nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội nói chung ở Việt Nam.
4.2. Các quy chế về môi trường
Cơ cấu pháp luật về bảo vệ môi trường cấp quốc gia và cấp thành phố đã được
ấn hành trong trương trình quy hoạch quốc gia Việt Nam về môi trường và duy trì
phát triển (1991). Tài liệu này vạch ra mục tiêu chính về phát triển quốc gia liên
quan đến mơi trường. Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường chịu trách nhiệm
về quản lý bảo vệ mơi trường trong tồn quốc. Sau đây là một số tiêu chuẩn được
tham khảo khi tiến hành lập dự án.
TCVN 5937- 2005: Tiêu chuẩn chất lượng khơng khí xung quanh.
TCVN 5948- 1995: Tiếng ồn xe cộ tối đa cho phép.
4.3. Nguồn gây ô nhiễm không khí
Nguồn gây ơ nhiễm khơng khí chủ yếu do khí thải của động cơ xe trong quá

trình vận chuyển hành khách
4.4. Sự cố trong quá trình hoạt động của dự án
Trong q trình kinh doanh có thể xảy ra một số sự cố sau:
Cháy nổ do bất cẩn của cán bộ- nhân viên trong lúc làm việc
Tai nạn lao động do vận hành thiết bị khơng đúng quy trình
Tai nạn khơng mong muốn trong q trình vận chuyển hành khách như tai
nạn giao thông, cháy nổ; tai nạn do lỗi của nhà sản xuất xe.
Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng này chỉ mang tính cục bộ vì vậy cần chú ý cơng tác
an tồn và vệ sinh lao động.
4.5. Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
- Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là do khí thải của phương tiện trong q trình hoạt
động, tuy nhiên điều này khó tránh khỏi trong quá trình hoạt động. Hơn nữa do
số lượng xe đưa vào hoạt động tương đối ít và các xe đều được mua mới nên
lượng khí thải là tương đối thấp so với hệ thống xe đang hoạt động trong địa
bàn.
4.6. Các biện pháp giảm trừ ô nhiễm
Nguồn ô nhiễm do khí thải của động cơ xe có thể giảm thiểu bằng cách doanh
nghiệp lựa chọn nhà sản xuất ô tơ uy tín, ít khí thải gây ơ nhiễm để đưa vào hoạt
13/17


động. ngoài ra doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về bảo trì, sửa chữa của nhà
sản xuất để giảm thiểu nguồn khí thải do xe nhanh xuống cấp.Khống chế và giảm
thiểu tác động do vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị.

14/17


CHƯƠNG 5.


PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ
XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN

5.1. Hiệu quả xã hội của dự án

Dự án sẽ đáp ứng một phần nhu cầu di chuyển của người dân trong vùng
và du khách, từ đó góp phần nâng cao mức sống của người dân.
Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ thuế với nhà nước
sẽ đóng góp một phần vào sự phát triển của địa phương.
Doanh nghiệp sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương và
vùng lân cận.
Ngoài ra, sự phát triển mở rộng dự án kinh doanh taxi Hà Tiên sẽ góp phần
phát triển các ngành nghề liên quan như du lịch, kinh doanh xăng dầu, các
ngành nghề dịch vụ thương mại khác.
5.2. Hiệu quả kinh doanh của dự án
a) Gía cả và tiền tệ: Dự án được tính tốn bằng tiền đồng Việt Nam.
b) Tiến trình huy động vốn đầu tư.
Vốn đầu tư dự kiến:
- Vốn tự có của doanh nghiệp: 30%
- Vốn vay ngân hàng: 70%
c) Thuế và nghĩa vụ tài chính
- Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 14/2008/QH12
và nghị định 124/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp, thông tư 130/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế
thu nhập doanh nghiệp và hướng dân thi hành nghị định 124/2008/NĐ-CP. Mức
thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay là 25%.
- Thuế giá trị gia tăng.
Theo nghị định số 123/2008/NĐ-CP của chính phủ “ Qui định chi tiết thi hành
luật thuế giá trị gia tăng” dự án tính thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%

- Các nghĩa vụ tài chính và các khỏan chi phí khác.
Các nghĩa vụ tài chính và các khoản chi phí khác liên quan tới q trình chuẩn
bị và thực hiện đầu tư áp dụng theo đúng chế độ hiện hành.
5.2.1. Doanh thu của dự án
Doanh thu của dự án từ tiền cước của hành khách.
5.2.2. Căn cứ tính tốn hiệu quả tài chính dự án
Hiệu quả tài chính của dự án thể hiện qua các chỉ tiêu: Giá trị hiện tại thuần
của dự án (NPV); suất sinh lợi nội tại của dự án(IRR); Thời gian hoàn vốn và tỷ lệ
hiện giá dòng tiền thu vào so với tỷ lệ hiện giá dòng tiền chi ra.
15/17


Dòng chi: là dòng tiền mà chủ đầu tư bỏ ra ban đầu để đưa dự án vào vận
hành khai thác. Gồm các thành phần sau:
 Đối với các phần đã đầu tư, giá trị cịn lại được tính tốn trên cơ sở các
hạng mục đã đầu tư và số năm đã khấu hao của dự án. Giá trị còn lại được
đưa vào dòng chi của dự án.
 Khoản đầu tư mới: là khoản tiền nhà đầu tư mua sắm thêm phương tiện xe
taxi để đưa vào kinh doanh.
5.2.3. Hiệu quả kinh doanh của dự án
-

Theo kết quả phân tích hiệu quả tài chính của dự án, dự án kinh doanh taxi Hà
Tiên đạt được các chỉ tiêu tài chính như sau:

NPV = 7.931.392.049 đồng
IRR = 30 %, đây là suất chiết khấu lớn nhất mà dự án có thể chịu được. So với
tỷ suất chiết khấu của dự án và lãi suất ngân hàng thì suất thu hồi nội bộ này là
khá cao.
- Thời gian hoàn vốn của dự án là 4 năm 11 tháng, so với vòng đời hoạt động

của dự án là 8 năm thì đây là kết quả tương đối tốt.
- Tỷ suất lợi nhuận (Benefit) / chi phí (cost): là tỷ số giữa tổng hiện giá của lợi
ích rịng của dự án với tổng hiện giá chi phí đầu tư của dự án với một suất chiết
khấu của dự án. B/C = 1,52 như vậy 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu về 1,52 đồng.
Qua các kết quả phân tích như NPV, IRR, Thv, B/C thì các chỉ tiêu đều thể
hiện dự án Kinh doanh taxi Hà Tiên nên được đầu tư sớm.
-

16/17


KẾT LUẬN
Thơng qua việc phân tích hiệu quả xã hội đầu tư, dự án sẽ có tính khả thi và
mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cho thị xã Hà Tiên và khu vực như sau:
- Tạo ra công ăn việc làm lâu dài cho người lao động tại địa phương, góp phần
làm phát triển kinh tế trong khu vực.
- Dự án sẽ đáp ứng một phần nhu cầu di chuyển của người dân trong vùng và
du khách, từ đó góp phần nâng cao mức sống của người dân.
- Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ thuế với nhà nước sẽ
đóng góp một phần vào sự phát triển của địa phương.
- Ngoài ra, sự phát triển mở rộng dự án kinh doanh taxi Hà Tiên sẽ góp

phần phát triển các ngành nghề liên quan như du lịch, kinh doanh xăng
dầu, các ngành nghề dịch vụ thương mại khác
Thông qua các chỉ số NPV, IRR, thời gian hoàn vốn, tỷ lệ B/C, bảng hệ số trả
nợ vay. Dự án đảm bảo hiệu quả đầu tư, hoàn vốn và lãi cho Ngân hàng và đem
lại hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư.
CHỦ ĐẦU TƯ

17/17




×