NGHIÊN CỨU
Quản lý vật phẩm ảo trong trò choi trực tuyến trong
các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam hiện nay
Trần Ngọc Diệp
Trường Đại học Thương Mại
Trong vài năm gần đây, vấn đề "tài sản ảo” đang rất được quan tâm ở Việt Nam cùng với trào lưu chơi
trò chơi trực tuyến. Trong thế giới game cũng giống như thế giới của con người cũng có những vật phẩm mà chúng ta còn gọi là các vật phẩm ảo, để phục vụ cho nhu cầu của nhân vật trong trò chơi. Việc mua bán,
trao đổi các vật phẩm ảo này đang ngày càng gia tăng cả về mặt số lượng và giá trị. Tuy nhiên hiện nay vẫn
chưa có những cơ chế thực sự hiệu quả để quản lý cũng như bảo vệ quyền lợi của các bên khi tham gia giao
dịch những vật phẩm ảo có trong các trò chơi trực tuyến.
1. Mở đâu
Sự thu hút của các trò chơi trực tuyến bắt nguồn
từ sự tương tác trực tiếp giữa những người chơi với
nhau. Vật phẩm ảo trong các trò chơi trực tuyến về
bản chất là những phần thưởng, tiền hay những vật
ảo mà người chơi có được khi tham gia trong trị
chơi. Những thứ này được hình thành trong môi
trường "ảo” và không tồn tại như một "vật" có
những đặc điểm vật lý, vì vậy thường được gọi
chung là những vật phẩm ảo. Đây là một dạng tài
nguyên máy tính, là những đoạn mã được thiết lập
bởi các cơng ty sản xuất trị chơi trực tuyến. Bản
thân người chơi cũng không thực sự sở hữu những
tài sản này mà chỉ sở hữu tài khoản chơi tạo ra nhân
vật và nhân vật đó có những vật phẩm trong trị chơi
đi kèm, được thiết lập theo trình tự, logic mà trị
chơi đưa ra. Như vậy, việc hình thành nên vật phẩm
ảo trong trò chơi trực tuyến về bản chất không phải
là một loại tài sản do người chơi tạo ra, nhưng lại do
người chơi trong quá trình chơi ngẫu nhiên hoặc
được sắp xếp để tài khoản chơi có được.
Những tài sản này cũng có thể có được khi người
chơi nạp tiền vào tài khoản (sử dụng đồng tiền thật
để chuyển đổi thành đồng tiền trong game) và dùng
tiền này để mua vật phẩm. Nói cách khác, vật phẩm
trong trị chơi là có thể chuyển giao giữa các chủ thể
và có thể giá trị được bằng tiền. Như vậy, nó có giá
trị và có thể được chuyển giao trong các giao dịch
nhưng việc chiếm giữ thực tế lại khơng hồn tồn
thuộc về người chơi mà phụ thuộc vào ý chí của
người sản xuất. Trong thực tế, các giao dịch liên
quan đến tài sản ảo được thực hiện khá phổ biến,
mặc dù pháp luật khơng chính thức thừa nhận và
bảo hộ loại tài sản này là đối tượng của giao dịch
dân sự nhưng giá trị của các loại tài sản ảo này rất
lớn và có thể lên tới hàng tỷ đổng.
130
Kinh tế Châu  - Thái Bình Dương (Tháng 5/ 2022)
2. Thực trạng các văn bàn quản lý của Nhà
nước đơì VỚI tài sản được hỉnh thanh trong
trò chơi trực tuyến hiện nay
Hiện nay, các văn bản quản lý của cơ quan Nhà
nước đối với các vật phẩm được hình thành trong
trò chơi trực tuyến còn tương đối rải rác. Khi xem
xét các giao dịch mua bán các vật phẩm giữa tổ chức,
cá nhân với nhau thì đây là một quan hệ hợp đồng
mang bản chất dân sự, được điều chỉnh bởi Bộ Luật
Dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Khi
xem xét đây là những giao dịch phát sinh từ hoạt
động kinh doanh đối với trò chơi trực tuyến thì nó
sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Giao dịch điện tử
2005. Ngồi ra, do tính chất và phạm vi ảnh hưởng
rất đặc thù của hoạt động này nên nó được quy định
rải rác trong nhiều văn bản hướng dẫn như: Thông
tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA
về Quản lý trị chơi trực tuyến, Thơng tư số
24/2014/TT-BTTTT quy định chi tiết về hoạt động
quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi điện
tử trên mạng, Nghị định số 27/2018/NĐ-CP về quản
lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và nội dung
thông tin trên mạng sửa đổi bổ sung Nghị định
72/2013/NĐ-CP, hay Nghị định 15/2020/ND-CP
được Chính phủ ban hành, quy định mức xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn
thơng, tần số vơ tuyển điện, cơng nghệ thông tin và
giao dịch điện tử. Tuy nhiên, phần lớn các văn bản
này đang tập trung điều chỉnh đối với việc phát
hành và quản lý hoạt động của các tổ chức, cá nhân
cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử, chứ chưa có
những quy định về những giao dịch xuất phát từ các
trò chơi này.
Trước tiên, việc các vật phẩm ảo trong trò chơi là
một đối tượng của các hợp đồng dân sự giữa các chủ
thể là một thực tế không thể bàn cãi. Mà hợp đồng
Asia - Pacific Economic Review
RESEARCH
dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về các quyền và
nghĩa vụ xoay quanh đối tượng của hợp đồng (điều
385- Bộ Luật dân sự 2015). Trong quan hệ này, rất
rõ ràng có thể thấy sự thỏa thuận của các bên về việc
một bên sẽ trả tiền, và bên kia sẽ cung cấp quyền
truy cập hoặc chuyển giao vật phẩm ảo. Quan hệ này
mang bản chất của một hợp đồng mua bán, nhưng
cũng theo quy định tại Bộ luật dân sự thì tài sản mới
là đối tượng của hợp đồng mua bán: "Tài sản được
quy định tại Bộ luật này đều có thể là đối tượng của
hợp đồng mua bán" (khoản 1, điều 431). Như vậy,
cần xem xét các vật phẩm trong trị chơi này liệu có
phải là một loại tài sản hợp pháp theo quy định của
pháp luật hay khơng mới có thể xem xét được tính
hợp pháp của các giao dịch mua bán này. Tuy nhiên,
hiện nay vẫn còn tương đối nhiều quan điếm gây
tranh cãi về việc các vật phẩm ảo liệu có được coi là
một loại tài sản hay khơng. Thơng tư liên tịch số
60/20Ĩ6/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA về Quản ìý trị
chơi trực tuyến có quy định rõ: "Doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ trị chơi trực tuyến khơng được khởi tạo
các tài sản có giá trị trong trị chơi với mục đích kinh
doanh thu lợi”. Điều này đồng nghĩa việc các nhà sản
xuất trò chơi sáng tạo ra vật phẩm chỉ được phép
nhằm mục đích trao thưởng cho người chơi (ví dụ
như khi đạt tới một ngưỡng nhất định thì sẽ có một
vật phẩm nào đó), chứ khơng được phép bán những
vật phẩm cho người chơi (bằng cách người chơi
chuyển đổi tiền thật thành đồng tiền ảo trong game
và mua vật phẩm đó). Các doanh nghiệp khơng thừa
nhận việc họ phát hành các vật phẩm nhằm mục
đích thu lợi nhuận, nhưng khơng có bất cứ động thái
ngăn cản nào đối với những hành vi trao đổi các vật
phẩm. Như vậy, việc tồn tại sự trao đổi về mặt giá trị
của các vật phẩm ảo là một thực tế mà nếu pháp luật
khơng có hành lang đế kiểm sốt thì sẽ dẫn tới việc
lạm dụng chúng cho những mục đích phi pháp.
Tuy nhiên, khi mang so sánh bản chất của các vật
phẩm này với khái niệm về tài sản của Bộ luật dân
sự 2015, ta rất dễ dàng nhận ra được những điểm
"vênh", hay nói cách khác là những vật phẩm này
chưa đáp ứng đủ các điều kiện để được công nhận là
một loại tài sản. Tại khoản 1 điều 105 BLDS 2015:
"Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản".
Đối chiếu với các khái niệm thì các vật phẩm ảo
khơng phải là vật, tiền và cũng khơng phải là một
loại giấy tờ có giá. Có ý kiến cho rằng nên coi đây là
một loại quyền tài sản do nó có thể trị giá được bằng
tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự,
tuy nhiên dễ dàng nhận thấy vật phẩm chỉ có giá trị
trong chính trị chơi đó, đối với những trị chơi khác
nó lại hồn tồn khơng có giá trị và khơng chuyển
giao được. Vì vậy vật phẩm trong trị chơi trực
tuyễn không giống với các loại quyền tài sản khác và
khó có thể coi là một loại quyền tài sản.
Mặt khác, muốn hợp đồng được thực hiện hợp
pháp, một nguyên tắc cơ bản là người chuyển giao
phải có quyền sở hữu đối với tài sản. Theo quy định
của Bộ luật dân sự 2015, quyền sở hữu bao gồm
quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định
đoạt tài sản (điều 158). Đối với người chơi, họ phải
bỏ công sức, thời gian, tiền bạc... để có thể có được
vật phẩm trong trị chơi đó, thế nhưng trên thực tế
cả quyền chiếm hữu và quyền định đoạt đối với vật
phẩm này họ đều không thể thực hiện một cách triệt
để. Nhà sản xuất có thể viện dẫn các quy định hoặc
sử dụng các biện pháp kỹ thuật để thu hồi hoặc giảm
bớt các tính năng của vật phẩm theo ý chí của họ hay
như khi cơng ty sản xuất trị chơi phá sản hoặc
ngừng sản xuất trị chơi đó thì vật phẩm cũng sẽ
khơng cịn tồn tại, trong khi đối với những tài sản
thơng thường, việc tiêu hủy cần phải có sự đồng ý
của chủ sở hữu hoặc bằng một quyết định của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền. Điều này chứng
minh các vật phẩm ảo khơng chỉ chưa có đủ căn cứ
pháp lý của một loại tài sản, mà người chơi cũng
chưa có cơ sờ để thực hiện các quyền sở hữu một
cách thực sự đối với chúng. Cả hai vấn đề này đều
khiến cho việc các hợp đồng mua bán vật phẩm
trong trị chơi trực tuyến khó có thể được coi là hợp
pháp, và vì vậy cũng khó có cơ chế bảo vệ quyền cho
các bên liên quan.
Cũng theo Thông tư số 24/2014/NĐ-CP thì
doanh nghiệp được phép khởi tạo vật phẩm ảo theo
đúng nội dung trong trị chơi do mình phát hành và
người chơi được dùng điểm thưởng hoặc giá trị
trong tài khoản trị chơi của mình để đổi lẩy vật
phẩm ảo do doanh nghiệp phát hành trò chơi khởi
tạo. Tuy nhiên, việc kinh doanh vật phẩm ảo này chỉ
được diễn ra trong trị chơi trực tuyến và nó vẫn
khơng được cơng nhận là tài sản và khơng có giá trị
quy đổi ngược lại thành tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ
hình thức nào. Điều này đồng nghĩa với việc luật chỉ
cấm người chơi quy đổi từ vật phẩm ảo sang tiền
thật, nhưng không ngăn cấm việc dùng tiền thật để
nạp vào tài khoản nhằm mua các vật phẩm từ nhà
sản xuất trò chơi. Điều này một mặt khiến cho việc
cấm hành vi trao đổi, kinh doanh giữa những người
chơi theo luật chỉ mang tính hình thức, vì người chơi
hồn tồn có thể thỏa thuận bên ngồi để chuyển
giao cho nhau những vật phẩm này. Mặt khác,
những thu nhập mà nhà sản xuất có được từ những
vật phẩm này và những thu nhập nói chung từ việc
phát hành trị chơi sẽ trở nên khó kiểm sốt hơn,
dẫn tới hiện tượng trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế từ
các doanh nghiệp này.
Cuối cùng, việc chính bản thân các nhà sản xuất
trị chơi, người trực tiếp tạo ra và nắm quyền kiểm
Kinh tế Châu Ả - Thái Bình Dương (Tháng 5/ 2022)
131
NGHIÊN CỨU
RESEARCH
soát đối với sự tồn tại của các vật phẩm ảo cũng
không thừa nhận về giá trị pháp lý của chúng, dẫn
tới việc họ sẽ tun bố khơng có trách nhiệm với tất
cả các giao dịch mua bán, mặc dù chúng được thực
hiện thông qua các tài khoản người chơi- điều mà
các nhà sản xuất hồn tồn có thể quản lý được.
Điều này trực tiếp dẫn tới việc các hành vi lừa đảo,
hoặc lạm quyền của nhà sản xuất khi tự ý khóa tài
khoản của người chơi, xóa bỏ nhân vật trong trò
chơi... đã trở thành một thực tế khơng thể khơng
nhắc tới. Nhiều doanh nghiệp sản xuất trị chơi trực
tuyến khơng có đủ cơ chế để thành lập và kinh
doanh hoạt động sản xuất trò chơi điện tử trực
tuyến (hiện các văn bản chỉ điều chỉnh hoạt động
kinh doanh dịch vụ, tức là điều hành trị chơi, chứ
khơng phải sản xuất, lập trình ra trị chơi đó), khiển
cho nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam phải tìm tới
những quốc gia láng giềng để có thể thành lập tổ
chức kinh doanh mặt hàng này. Điều này khiến cho
Nhà nước rất khó có thể quản lý được về những
nghĩa vụ tài chính, cũng như khó có thể u cầu các
nhà sản xuất này siết chặt sự giám sát của mình đối
với những người chơi, điều mà họ có thể dễ dàng
thực hiện được.
thường cho những giá trị của vật phẩm mà người
chơi đang sở hữu, như một dạng chủ nợ của doanh
nghiệp khi phá sản.
Thứ ba, nhà sản xuất cần có cơ chế để kiểm soát
người chơi qua các tài khoản cá nhân được sử dụng
trong trò chơi trực tuyến. Hiện nay, Thơng tư số
24/2014/TT-BTTTT có quy định: Khi tạo tài khoản
sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử, người chơi phải
cung cấp những thông tin cá nhân, bao gồm số
chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, ngày cấp,
nơi cấp... vốn là những thơng tin mang tính chất
định danh các cá nhân. Ngồi ra, doanh nghiệp cung
cấp trị chơi điện tử phải triển khai hệ thống thiết bị
kỹ thuật nghiệp vụ sẵn sàng kết nối với cơ sở dữ liệu
chứng minh nhân dân hoặc hệ thống mã số cá nhân
quốc gia theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để
xác thực thông tin của người chơi. Như vậy, doanh
nghiệp kinh doanh trị chơi trực tuyến hồn tồn có
khả năng và cơ sở để kiểm sốt tính hợp pháp của
những đối tượng là người chơi hoặc tài khoản chơi,
thông qua đó cũng có thể dễ dàng thực hiện các biện
pháp quản lý Nhà nước đối với những tài khoản này,
tránh thất thu về thuế, cũng như ngăn chặn tình
trạng lừa đảo, mạo danh trong các giao dịch này.
Công nhận tài sản ảo là một xu hướng mới, do đó,
3. Một sô' kết luận và kiến nghị để quản lý vật
vấn
đề này cũng cịn gặp phải rất nhiều tranh cãi
phẩm hình thành từ trò chơi trực tuyến
trên thực tế. Tuy nhiên, đây là một địi hỏi của thực
Qua những phân tích trên, có thể thấy rằng tiềm tế cuộc sống, dù muốn hay khơng thì các giao dịch về
năng của ngành kinh doanh trò chơi trực tuyến là tài sản ảo vẫn diễn ra. Trên thế giới, các nước cũng
rất lớn. Tuy nhiên, lĩnh vực này cũng đang phải đối chưa chính thức thừa nhận tài sản ảo trên các văn
mặt với rào cản, nhất là vấn đề pháp lý, trong đó các bản pháp luật, nhưng đã có những hành vi thực tế để
doanh nghiệp quan tâm tới các vấn đề đăng ký hoạt dần "luật hóa” tài sản ảo. Chính vì vậy, vấn đề này
động, về tài sản số, thuế... Thực trạng khung pháp cần được nghiên cứu và xem xét để phù hợp với
luật hiện nay về vật phẩm ảo trong trò chơi trực pháp luật và đời sống của nước Việt Nam./.
tuyến ở Việt Nam vẫn chưa đủ để theo kịp thực tế
Tài liệu tham khảo
phát triển.
Đầu tiên, cần nhận định rõ, việc giao dịch mua
bán các vật phẩm trong trò chơi trực tuyến là một
thực tế cần được điều chỉnh bởi các văn bản pháp
luật, vì vậy cần có sự sửa đổi hoặc ban hành các văn
bản mới để điều chỉnh trực tiếp đối với vấn đề này.
Tuy nhiên, việc ban hành một văn bản độc lập là
không thực sự cần thiết khi những giao dịch này
hoàn toàn mang bản chất của một quan hệ hợp đồng
và có thể được điều chỉnh hiệu quả bởi các quy định
tại Bộ luật dân sự 2015. Thay vào đó, chỉ cần sửa đổi
cách thức tiếp cận đối với vấn đề này, để các vật
phẩm ảo trở thành một loại tài sản là đối tượng
trong các giao dịch mua bán.
/>
Thứ hai, cần có những quy định để người chơi có
quyền sở hữu đối với các vật phẩm này, độc lập với
quyền can thiệp của các nhà sản xuất trò chơi, ví dụ
như khi nhà sản xuất muốn dừng phát hành trị chơi
hay bị buộc dừng hoạt động thì họ phải có sự bồi
Thơng tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTTBBCVT-BCA về Quản lý trò chơi trực tuyến
132
Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (Tháng 5/ 2022)
/> />
Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp,
sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
Thông tư số 24/2014/NĐ-CP quy định chi tiết về
hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ trò
chơi điện tử trên mạng